Thép là gì? Tính chất và ứng dụng của thép ngày nay

Thép có dẫn điện không, tính dẫn điện của thép có tốt không?

Thép có bị oxy hóa trong điều kiện môi trường khắc nghiệt không?

Định nghĩa thép là gì?

Thép là một hợp kim được tạo thành từ các nguyên tố cơ bản như sắt, cacbon kết hợp cùng đồng, chì, mangan, crom… Những nguyên tố này được điều chỉnh linh hoạt nhằm tăng giảm độ cứng, tính dẻo của thép khi sử dụng. Đồng thời còn giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa theo từng dòng khác nhau. Chính vì thế trên thế giới hiện nay có 3.000 loại thép khác nhau.

Đây cũng là loại có độ cứng cao bởi hàm lượng thành phần cacbon trong thép dao động từ 0.02% đến 2.14% tùy thuộc vào trọng thép. Tỷ lệ cacbon càng cao thì độ cứng càng lớn nhưng độ lại giòn và dễ bị gãy. Chúng có tính ứng dụng cao và được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề khác nhau. Vì lẽ đó mà ngành công nghiệp chế tạo luôn được nhà nước chú trọng phát triển và đầu tư.

Tính chất của thép như thế nào?

Thép có những tính chất như thế nào trong thực tiễn, về tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có màu ánh kim.

Ở nhiệt độ 500 đến 600 độ C thép sẽ trở nên dẻo dai hơn và ngược lại khi ở nhiệt độ -10 độ C tính dẻo giảm xuống và khi đạt ở nhiệt độ -45 độ C thì thép dễ giòn hơn và dễ nứt hơn.

Thép là dạng vật liệu dễ định hình, tính tổng hợp cao với công dụng đa dạng, tính ứng dụng vật liệu trong thực tiễn đa lĩnh vực, đặc biệt là phải kể đến trong ngành công nghiệp, ngành cơ khí, xây dựng, chế tạo máy móc.

Nếu hàm lượng C càng cao thì độ cứng của thép càng cao và độ bền càng cao nhưng lại giòn hơn, khó gia công trong lĩnh vực uốn nắn thép. Ngược lại lượng C càng thấp thì tính dẻo tăng lên.

Phân loại thép gồm những loại nào?

Thép có những phân loại gồm những loại nào? Thép là vật liệu cực đa dạng, dưới đây chúng ta cùng xem một số phân loại chính của thép gồm những loại nào nhé.

Thép cacbon:

Với thành phần chính là cacbon nhưng không vượt quá 1.8%. Ngoài ra hợp kim này cũng chứa một số nguyên tố hóa học khác như mangan, lưu huỳnh, phốt pho, silic… Nhằm tăng độ bền và khả năng chịu tải lực của thép hiệu quả hơn. Trong thép cacbon người ta lại chia thành những phần nhỏ như

Thép cacbon thấp: Trong thành phần chính của loại thép này chỉ có một lượng nhỏ 0.25% lượng cacbon. Vì thế sản phẩm có tính dẻo dai tốt, sử dụng để uôn nắn vô cùng phù hợp.

Thép cacbon trung bình: Hàm lượng cacbon trung bình trong sắt dao động từ 0.25 đến 0.6% vừa đảm bảo được độ bền cao, độ cứng tốt và được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp chế tạo sản xuất.

Thép có hàm lượng cacbon cao: Đây là dòng thành phẩm chiếm 0.6% chúng có độ cứng cao nên được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất khuôn, đo lường…

Thép hợp kim

Ngoài hàm lượng cacbon thường thấy trong sắt thì hàm lượng hợp kim cứng có chứa thêm một vài nguyên liệu kim loại đặc biệt khác như Niken, chì, Molipden, crom, tungsten… Trong quá trình sản xuất thép tồn tại ở trạng thái lỏng người ta sẽ cho thêm các nguyên liệu này vào để tăng khả năng chịu nhiệt cao hơn, tăng cường khả năng chống mài mòn, và đảm bảo được độ cứng cao nhất.

Dòng thép này cũng có 3 loại khác nhau trong đó có:

Thép hợp kim thấp: Loại có nguyên tố hàm lượng khá nhỏ chỉ dưới 2.5% là loại có độ dẻo cao, sử dụng nhiều trong uốn nắn.

Thép hợp kim trung bình: Tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại trong thép dao động từ 2.5% đến 10% là loại có độ bền cao, độ cứng ổn định và có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thép hợp kim cao: Cũng là loại có độ bền cao, độ cứng cao và có khả năng chịu được hàm lượng oxy hóa tốt, độ mài mòn cực tốt với hàm lượng nguyên tố kim loại chỉ khoảng 10%.

Thép không gỉ

Đây là dòng sản phẩm có tên gọi khác là inox, một dạng hợp kim khác của sát có chứa 10.5% hàm lượng Crom trong thành phần.

Thép không gỉ có những đặc tính nổi bật như khả năng oxy hóa mạnh mẽ, chống ăn mòn, và có khả năng biến đổi màu sắc khi tiếp xúc với điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Thép được ứng dụng làm gì trong thực tiễn

Thép ra đời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người hơn, chúng là nguyên liệu chính trong các lĩnh vực như:

Trong ngành xây dựng: Đóng vai trò là vật liệu chính trong mọi công trình dùng làm bê tông, tăng độ kiên cố và vững chãi cho ngôi nhà. Chúng cũng được sử dụng hiệu quả để xây cầu đường, nâng cao giao thông vận tải, đèn đường và hệ thống điện.

Trong ngành công nghiệp: Hợp kim này được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp đóng tàu. Chúng có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt và độ mài mòn cao. Trong ngành công nghiệp đóng tàu sản phẩm này có khả năng chống oxy hóa, đảm bảo được độ bền cho thiết bị.

Trong đời sống hàng ngày: Loại vật liệu này được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau từ các vật dụng như dao, dĩa, đồ cắt gọt, hệ thống lan can, cánh cửa, tường rào, tủ, bàn ghế…

Thép có bị oxy hóa trong điều kiện môi trường khắc nghiệt không?

Thép là một trong những loại hợp kim có thành phần chủ yếu từ cacbon và sắt. Trong đó sắt là nguyên tố hóa học dễ bị oxy hóa khi tác dụng với môi trường không khí ẩm, nước mưa hoặc môi trường kiềm. KHi sử dụng chúng ở điều kiện ngoài trời lâu dài sẽ xuất hiện một lớp gỉ sét bên bề mặt thép.

Nguyên nhân chính của dấu hiệu này là do nước xâm nhập trực tiếp vào các lỗ liti hoặc vết nứt trên thép tạo ra phản ứng ăn mòn sắt thép.\

Việc này hiện đang xuất hiện nhiều trong thực tiễn, đặc biệt là ở những môi trường nước biển, có khả năng ăn mòn cực cao. Chính vì thế những công trình xây dựng ngoài biển hoặc hệ thống tàu thuyền đều phải sử dụng các nguyên liệu cao cấp không gỉ.

Thép có dẫn điện không, tính dẫn điện của thép có tốt không?

Thép là vật liệu có độ bền lớn được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực thực tế hiện nay. Ở môi trường nông thôn thì thép được dùng để kéo hệ thống điện cho bà con nông dân. Sắt nguyên chất có khả năng dẫn điện kém do điện trở suất lớn lên tới 0.13Q.mm2/m. Hàm lượng cacbon trong thép càng cao thì kha rnawng dẫn điện của thép càng kém.

Chưa kể đến việc sử dụng sản phẩm ngoài trời lâu dài thì thép càng dễ bị ăn mòn và trở thành sản phẩm dẫn điện tốt nhất.

Sắt thép là vật dụng luôn tồn tại ở bất kỳ nơi nào, mọi lúc mọi nơi và giúp ích cho cuộc sống con người. Chính vì thế bạn nên hiểu về đặc tính cấu tạo của thép để biết cách phát huy ưu điểm của nó, giảm thiểu nhược điểm, giúp vật dụng trở nên bền bỉ hơn, an toàn hơn trong sử dụng.

5/5 – (1 bình chọn)

Xổ số miền Bắc