Thí sinh cần lưu ý gì nếu ‘chốt’ nguyện vọng trúng tuyển sớm?

Với quy chế tuyển sinh năm 2022 do Bộ GD&ĐT ban hành, thí sinh cần lưu ý khâu điều chỉnh nguyện vọng, đặc biệt với những sĩ tử đã xác định trúng tuyển bằng phương thức xét học bạ.

Năm 2022, Bộ GD&ĐT điều chỉnh quy chế tuyển sinh đại học. Theo đó, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển sớm tại các trường đại học, đồng thời tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống (cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc cổng thông tin dịch vụ công quốc gia) theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Thí sinh đăng ký nguyện vọng trên cổng thông tin của Bộ GD&ĐT ở tất cả phương thức, kể cả học bạ và đánh giá năng lực từ ngày 22/7 đến 17h ngày 20/8. Ngày 21-28/8, các thí sinh phải xác nhận số thứ tự nguyện vọng và nộp lệ phí xét tuyển.

Về vấn đề lọc ảo, các trường sẽ tiến hành lọc từ ngày 1/9 đến ngày 15/9 và công bố kết quả trúng tuyển nguyện vọng 1 trước 17h ngày 17/9. Trước 17h ngày 30/9, thí sinh cần xác nhận nhập học trên cổng thông tin của Bộ GD&ĐT mà không cần đến trực tiếp các trường đại học.

Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), cho biết với các thí sinh biết mình đủ điều kiện trúng tuyển bằng xét học bạ, đánh giá năng lực nhưng không xác nhận bằng cách đăng ký lại nguyện vọng đã trúng tuyển trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, xem như thí sinh đó không trúng tuyển. Ngoài ra, nếu thí sinh đã được thông báo trúng tuyển 1 nguyện vọng trên hệ thống, các nguyện vọng sau đó đều không còn giá trị.

“Thí sinh cần cân nhắc kỹ khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển và phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình đăng ký xét tuyển. Nếu bỏ dở quy trình, hệ thống sẽ không cập nhật và không nhận thông tin đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh”, bà Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh.

Khi thí sinh chưa xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng hoặc chưa nộp lệ phí xét tuyển, hệ thống chưa chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng của thí sinh.

Hiện nay, các trường đại học đã công bố điểm chuẩn của các phương thức xét tuyển bằng học bạ, đánh giá năng lực, ưu tiên xét tuyển hay xét tuyển kết hợp nhiều yếu tố. Sau khi trường đại học thông báo điểm chuẩn xét tuyển học bạ, sĩ tử cần đối chiếu lại điểm số của mình, tra cứu trên danh sách trúng tuyển sớm của trường để xác định trúng tuyển.

Nếu trúng tuyển sớm bằng phương thức xét tuyển học bạ, đánh giá năng lực và quyết định nhập học, thí sinh cần đặt nguyện vọng mình đã trúng tuyển thành nguyện vọng 1 để hệ thống lọc ảo của Bộ GD&ĐT xác định trúng tuyển. Trường hợp không thật sự yêu thích ngành mình đã trúng tuyển sớm, thí sinh đặt nguyện vọng 1 là những ngành, trường khác theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

uef anh 1

Thí sinh cần lưu ý thực hiện đầy đủ các bước theo yêu cầu của phương thức xét tuyển. Ảnh: UEF.

Vì cơ hội trúng tuyển đại học chỉ có một dù thí sinh xét tuyển nhiều phương thức, thí sinh cần lưu ý đảm bảo các điều kiện nếu đã trúng tuyển sớm bằng hình thức xét học bạ của các trường đại học.

Ví dụ, để đăng ký xét tuyển điểm học bạ năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn của ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF), thí sinh cần đảm bảo các điều kiện sau: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển từ 18 điểm trở lên đối với trình độ đại học.

uef anh 2

Thí sinh cần lưu ý kiểm tra hồ sơ xét tuyển đã đầy đủ những giấy tờ như trường yêu cầu. Ảnh: UEF.

Khi thí sinh đảm bảo các điều kiện để được xét tuyển, tổng điểm trung bình các môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên được tính để xét trúng tuyển. Quá trình xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu dự kiến.

Ngoài ra, thí sinh cũng cần lưu ý hồ sơ xét tuyển của mình đã đầy đủ những giấy tờ như các trường yêu cầu hay chưa. Thực tế, nhiều trường hợp thí sinh quên nộp bản photo công chứng giấy chứng nhận/bằng tốt nghiệp THPT hoặc các giấy tờ chứng nhận ưu tiên cộng điểm. Do đó, thí sinh cần lưu ý bổ sung và nộp đủ để đảm bảo cơ hội trúng tuyển của mình.

Ví dụ, UEF yêu cầu hồ sơ xét tuyển học bạ cần có đủ: Đơn đăng ký xét tuyển theo mẫu của trường; bản photo công chứng học bạ THPT; bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời; giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

Zing News phối hợp ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) thực hiện tuyến nội dung “Tiếp bước đại học, vững bước tương lai”, nhằm cung cấp cho các sĩ tử hành trang thi cử, tuyển sinh đại học trước thềm vượt vũ môn.

Năm 2022, UEF tiếp tục thu hút thí sinh xét tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT và trao nhiều suất học bổng tuyển sinh, tài năng cho tân sinh viên từ 25%, 50% đến 100% học phí. Bên cạnh đó, 17 chuyên ngành được doanh nghiệp tài trợ học bổng 30% toàn khóa học. Trường nổi bật với chương trình đào tạo song ngữ, học thực tế tại doanh nghiệp, trải nghiệm học kỳ quốc tế dành cho sinh viên trúng tuyển qua mọi phương thức. Thí sinh đăng ký tìm hiểu thông tin về trường tại đây.

Xổ số miền Bắc