Thị trường vốn là gì? So sánh thị trường tiền tệ và thị trường vốn?

Thị trường vốn là gì? Thị trường vốn tại Việt Nam hiện nay? Thị trường tiền tệ là gì? So sánh thị trường tiền tệ và thị trường vốn?

    Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội thị trường tài chính là thị trường mà nhà đầu tư quan tâm đến bởi thị trường tài chính cung cấp phương tiện có thể thực hiện việc phân bổ tiết kiệm nhằm mục đích đầu tư. Thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Thực tế, nhiều quý bạn đọc chưa thực sự hiểu rõ về thị trường vốn là gì? thị trường tiền tệ và thị trường vốn có sự giống và khác nhau như thế nào? Vậy, Thị trường vốn là gì? Thị trường vốn tại Việt Nam hiện nay? Thị trường tiền tệ được hiểu như thế nào? So sánh thị trường tiền tệ và thị trường vốn?

    1. Thị trường vốn là gì?

    Thị trường vốn là thị trường tài chính trong đó chứng khoán của công ty, chứng khoán của doanh nghiệp được tạo ra, và giao dịch nhằm mục đích nâng cao tài chính dài hạn từ đó có thể đáp ứng được yêu cầu về vốn. 

    Hiện nay, các loại chứng khoán được giao dịch phổ biến bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, ghi nợ,…. Các loại chứng khoán này có thời gian đáo hạn không giới hạn đến 1 năm hoặc không có kỳ hạn. 

    Thị trường vốn có vai trò quan trọng trong việc luân chuyển vốn giữa nhà cung cấp tiền đối với người sử dụng trong nền kinh tế, đặc biệt thị trường vốn hoạt động dưới sự kiểm soát của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch từ đó có thể đảm bảo được quyền lợi của nhà đầu tư. 

    Thị trường vốn bao gồm có thị trường đấu giá và thị trường đại lý sẽ được chia thành hai loại: 

    i) Thị trường thứ cấp: Được hiểu là thị trường chứng khoán đã phát hành và được giao dịch đối với các nhà đầu tư với nhau.

    ii) Thị trường sơ cấp: Được hiểu là thị trường chứng khoán mới được cung cấp cho công chúng, mọi người đăng ký thì được gọi là thị trường chính. 

    2. Thị trường vốn tại Việt Nam hiện nay:

    Cách đây hơn 70 năm, thị trường vốn Việt Nam được hình thành với dấu mốc đầu tiên là Sắc lệnh số 15 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành, ra đời Ngân hàng Nhà nước. Đến năm 2000, Chính phủ quyết định mở cửa thị trường chứng khoán tại Việt Nam, chức năng huy động vốn cho nền kinh tế mới bắt đầu được san sẻ sang hệ thống thị trường chứng khoán. 

    Đến nay thị trường chứng khoán đã có bước phát triển và có thể phát huy vai trò dẫn vốn hữu hiệu trong nền kinh tế của Việt Nam qua các năm: 

    – Năm 2000, thị trường chứng khoán mới mở cửa, vốn hóa thị trường chỉ đạt 986 tỷ đồng, tương đương 0,28% GDP; Các doanh nghiệp hầu như phải huy động vốn qua kênh tín dụng ngân hàng; 

    – Đến cuối năm 2020, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu Việt Nam tương đương 83% GDP của năm 2019. Các doanh nghiệp, các ngân hàng huy động qua thị trường chứng khoán hàng trăm nghìn tỷ đồng đã tạo nên sự cân đối trong thị trường vốn Việt Nam. Thị trường chứng khoán năm 2020 của Việt Nam đã có một năm tăng trưởng ấn tượng và được đánh giá là 1 trong 10 thị trường có sức chống chịu và phục hồi tốt nhất thế giới trong đại dịch. Căn cứ theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê: 

    + Năm 2020 tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán đã đạt 383,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; 

    + Giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 10.247 tỷ đồng/phiên, tăng 11,3%; 

    + Giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 7.056 tỷ đồng/phiên, tăng 51,5% so với bình quân năm 2019; 

    + Khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán phái sinh đạt 157.314 hợp đồng/phiên, tăng 77%. 

    +  Số tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới trên thị trường Việt Nam đạt gần 394 nghìn tài khoản, tăng 109% so với số lượng tài khoản mở mới trong năm 2019; khối ngoại mở mới 2.856 tài khoản,…

    – Tính riêng trong quý I năm 2021, thị trường chứng khoán đã tăng trưởng khá với tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khóa ước tính đạt 55.562 tỷ đồng; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 12.433 tỷ đồng/phiên, tăng 19,6%; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 18.907 tỷ đồng/phiên, tăng 155% so với bình quân năm trước; khối lượng giao dịch bình quân trên TTCK phái sinh đạt 174.324 hợp đồng/phiên, tăng 11%; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 12.433 tỷ đồng/phiên, tăng 19,6%,….

    + Tại thị trường chứng khoán, năm 2021 chỉ số chứng khoán VN-Index tăng 35,7%; thanh khoản thị trường tăng 253%; vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 48,4%;…

    + Tại thị trường bảo hiểm có tổng doanh thu đạt 217 nghìn tỷ đồng, tăng gần 19% so với mức tăng 14% của năm 2020, lợi nhuận ròng của các công ty kinh doanh bảo hiểm niêm yết tăng 19%,…

    – Năm 2022, hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán và bảo hiểm tại Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng tích cực. Ngành ngân hàng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, lãi suất cho vay giữa tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế, người dân đã giảm khoảng 0,82%/năm. Mặc dù phải tiếp tục các chương trình cơ cấu lại nợ, hỗ trợ khách hàng chịu tác động bởi dịch Covid-19 khoảng 52.000 tỷ đồng và tỷ lệ bao phủ nợ xấu được đẩy lên mức 152% nhưng lợi nhuận trước thuế của 29 ngân hàng thương mại,….

    3. Thị trường tiền tệ là gì?

    Thị trường tiền tệ được hiểu là thị trường tài chính, trong thị trường tiền tệ có các công cụ ngắn hạn với kỳ hạn thanh toán dưới 1 năm sẽ được các nhà đầu tư mua bán với nhau. Trong thị trường tiền tệ có chứng khoán sẽ được mua bán rộng rãi và lớn hơn so với chứng khoán dài hạn (có tính thanh khoản cao) và có giao động giá trị nhỏ hơn chứng khoán dài hạn. 

    Đây là được xem là khoản đầu tư an toàn và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư về tiền tệ cùng với các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng khi nhận tiền gửi từ khách hàng, ngân hàng phát hành các loại phiếu, nổi bật như số tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi,…. hoặc ngân hàng bán ra các tín phiếu, kỳ phiếu,… từ đó sẽ thuận lợi cho việc mua bán, thanh toán, cất trữ sinh lời, chuyển dịch,…

    Thị trường tiền điện tử hiện nay chưa có hệ thống thống nhất, do đó các giao dịch được thực hiện hai bên thông qua việc sử dụng email, điện thoại, fax, trực tuyến,… quỹ hạn trong nền kinh tế hiện nay điều này giúp việc thực hiện yêu cầu vốn lưu động của các ngành công nghiệp ngày càng dễ dàng và nhanh chóng. 

    4. So sánh thị trường tiền tệ và thị trường vốn?

    4.1. Sự giống nhau giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn:

    Thị trường tiền tệ và thị trường vốn là yếu tố của thị trường tài chính. Cả thị trường tiền tệ và thị trường vốn đều thực hiện việc cung cấp vốn cho nền kinh tế. 

    Trong quá trình hoạt động thì thị trường tiền tệ và thị trường vốn luôn bổ sung, tác động hỗ trợ cho nhau, bởi: Việc phát hành và mua bán chứng khoán trên thị trường vốn chịu sự ảnh hưởng bởi lãi suất trên thị trường tiền tệ: Trường hợp lãi suất ngân hàng cao, người gửi tiết kiệm được hưởng lãi cao thì xu hướng thị trường gửi tiền vào ngân hàng lớn bởi lãi suất cao và tính rủi ro thấp. Đồng thời, đối với các biến đổi về lãi suất và giá cả trên thị trường tiền tệ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường vốn. 

    4.2. Sự khác nhau giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn:

    Thị trường tiền tệ và thị trường vốn có sự khác nhau thông qua các tiêu chí sau đây: 

    Tiêu chí 

    Thị trường tiền tệ

    Thị trường vốn

    Mục đích 

    Thị trường tiền tệ cung ứng nhu yếu tín dụng thanh toán thời gian ngăn của doanh nghiệp

    Thị trường vốn phân phối nhu yếu tín dụng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp

    Bản chất

    Không chính thức, thời gian ngắn hạn, tính thanh khoản cao, rủi ro thấp, thị trường tiền tệ ít biến động về giá, mang lợi nhuận thấp

    Thời gian dài hạn, tính thanh khoản thấp, tuy nhiên thị trường vốn có tính rủi ro cao, có sự biến động về giá, mang lại lợi nhuận cao. 

    Nơi giao dịch 

    Nơi giao dịch chứng khoán ngắn hạn được giao dịch được gọi là Thị trường tiền điện tử.

    nơi chứng khoán dài hạn được tạo ra và giao dịch được gọi là Thị trường vốn.

    Công cụ kinh tế tài chính 

    Hối phiếu kho bạc ,

    Giấy tờ thương mại ,

    Giấy ghi nhận tiền gửi ,

    Tín dụng thương mại,…

    Cổ phiếu, Khoản nợ, Trái phiếu, Thu nhập giữ lại, Chứng khoán hóa gia tài, Phát hành Euro,…

    Chủ thể tham gia 

    Ngân hàng Trung Ương, hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ, các trung gian tài chính

    Cổ phiếu, trái phiếu, CDs trung, CDs dài hạn, tín dụng trung và dài hạn

    Chức năng

    Thị trường tiền tệ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình, dòng vốn lưu động của công ty, doanh nghiệp,..

    Thị trường vốn đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn đối với hoạt động như đầu tư dự án,….

    Lợi nhuận

    Mang lại lợi nhuận thấp

    Mang lại lợi nhuận cao

      Xổ số miền Bắc