Thiết kế ứng dụng là gì? Hướng dẫn quy trình thiết kế ứng dụng từ A-Z

Thiết kế app đang trở thành xu hướng nhằm tiếp cận khách hàng với hầu hết các ngành nghề hiện nay. Trong bài viết này, Bizfly sẽ cùng bạn tìm hiểu thiết kế ứng dụng là gì, tầm quan trọng của thiết kế ứng dụng trong thời đại 4.0 và hướng dẫn cách thiết kế ứng dụng mobile từ A – Z mới nhất.

Thiết kế ứng dụng là gì?

Thiết kế ứng dụng là cách sử dụng các phần mềm thiết kế giao diện UI/UX và các ngôn ngữ lập trình để tạo ra một ứng dụng sử dụng trên điện thoại di động, nhằm mục đích giải quyết những nhu cầu cũng như mong muốn của doanh nghiệp như bán hàng, cung cấp thông tin, dịch vụ,vv… Các ứng dụng di động này thường được sử dụng trên các thiết bị di động chạy trên hệ điều hành iOS, Android, Windows Phone.

Thiết kế app mobile là gì

Thiết kế ứng dụng là gì?

Người dùng có thể tải và truy cập vào ứng dụng di động này để xem các thông tin mà doanh nghiệp xây dựng trên đó. Một số ứng dụng phổ biến thuộc lĩnh vực thương mại điện tử có thể kể đến như là lazada, tiki, shopee,…

Tầm quan trọng của thiết kế ứng dụng trong thời đại bùng nổ thiết bị di động

Trong thời kỳ phát triển công nghệ nhanh chóng như hiện nay, hầu như mọi hoạt động mua bán, sử dụng dịch vụ và cập nhật thông tin đều đã và đang được tối ưu hoá trên nền tảng công nghệ internet và các thiết bị điện thoại di động thông minh.

Theo báo cáo về “Thị trường ứng dụng di động 2021” do Appota phát hành, Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, 95% trong đó sử dụng internet qua di động và dành trung bình hơn 3 giờ để sử dụng Internet qua di động. Khảo sát của của PwC năm 2021 cho biết, 41% người tham gia khảo sát thường xuyên mua sắm hàng ngày hoặc hàng tuần trên điện thoại di động.

Báo cáo thị trường ứng dụng di động 2021 - theo Appota

Báo cáo thị trường ứng dụng di động 2021 – theo Appota

Có thể thấy, thiết kế ứng dụng đã và đang mang đến rất nhiều tiềm năng và lợi ích không thể bỏ qua bao gồm:

  • Giúp xây dựng uy tín và thương hiệu: Một giao diện ứng dụng mobile chuyên nghiệp, đẹp mắt, cùng với công cụ hỗ trợ mua sắm tiện lợi nhằm giúp khách hàng có thêm tin tưởng khi mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ. Điều này giúp thương hiệu được đánh giá cao hơn trong mắt khách hàng.
  • Đơn giản hóa chăm sóc khách hàng sau bán hàng: Sở hữu một nền tảng ứng dụng mobile giúp bạn đơn giản hoá quy trình sau bán hàng. Khách hàng có thể xem và đặt hàng trên ứng dụng bất cứ lúc nào trong ngày. Bạn có thể tư vấn trực tiếp 24/7 cho khách hàng ngay trên ứng dụng. Kết hợp với chính sách đổi trả linh hoạt, ưu đãi cho khách hàng lâu năm, dễ dàng lấy ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm vv… Từ đó tạo được lượng khách hàng trung thành và gia tăng doanh số bán hàng.
  • Gia tăng chuyển đổi, tăng hiệu quả bán hàng: Việc thiết kế ứng dụng riêng là một kênh tham khảo và mua hàng sẽ giúp bạn tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
  • Tăng hiệu quả quảng cáo và các chiến dịch tiếp thị lại: Quảng cáo và tiếp thị trên ứng dụng mobile trở nên tiết kiệm và hiệu quả hơn, chỉ với một thông báo đẩy trên ứng dụng sẽ dễ dàng tiếp cận hàng ngàn khách hàng một cách nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện các chiến dịch remarketing qua các sự kiện, chương trình khuyến mãi được đẩy lên ứng dụng. Từ những thông tin cơ bản của người dùng như tên, tuổi, ngày sinh, sở thích vv… Bạn có thể dựa vào đó để lên kế hoạch tiếp thị phù hợp.
  • Quản lý, đo lường hiệu quả: Những số liệu đo lường người dùng trên ứng dụng sẽ được  thống kê cụ thể và chi tiết. Điều này giúp bạn dễ dàng quản lý thông tin khách hàng và có thể tận dụng chúng phục vụ các hoạt động marketing hoặc chăm sóc khách hàng.

Thiết kế ứng dụng mobile giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quá trình chăm sóc khách hàng

Thiết kế ứng dụng giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quá trình chăm sóc khách hàng

Nên chọn nền tảng iOS hay Android để thiết kế ứng dụng?

Lựa chọn nền tảng thiết kế ứng dụng giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí, tập trung vào người dùng mục tiêu và tối ưu trong các chiến dịch mobile marketing. Khi đã có tiềm lực lớn mạnh, bạn hoàn toàn có thể phát triển cả 2 nền tảng iOS và Android và xây dựng chiến lược song song 2 nền tảng đó. 

Dưới đây là so sánh thiết kế ứng dụng iOS và Android:

Thiết kế UI/UX trên iOS và Android

Kích thước màn hình là yếu tố quan trọng trong thiết kế giao diện ứng dụng cho iOS và Android.

  • Với iOS: Có 4 size màn hình bạn cần quan tâm đó là: 640 x 960 px (iPhone 4/4S) 3.5’‘ 326 ppi; 640 x 1136 px (iPhone 5/5S) 4’‘ 326 ppi; 750 x 1334 px (iPhone 6/6S/7) 4.7’‘ 326 ppi; 1242 x 2208 px (iPhone 6+/6S+/7+) 5.5’‘ 401 ppi.
  • Với Android: Màn hình đa dạng hơn và được phân chia thành: Nhỏ – Dưới 3 inch; Bình thường (đường cơ sở) – 3 đến 4,5 inch; Lớn – 4,5 đến 10 inch; Cực lớn – trên 10 inch. Tương ứng độ phân giải màn hình: ldpi 120 dpi; mdpi 160 dpi (đường cơ sở); HDpi 240 dpi; Xhdpi 320 dpi.

iOS và Android sử dụng các đơn vị đo lường và định cỡ khác nhau: Với iOS là pt (1 pixel = 0.75 pt), còn đối với Android là dp (1 pixel = 1 dp). Bên cạnh đó, kích thước mục tiêu nhấn (Tap target) cũng khác nhau giữa các nền tảng: Với iOS là 44×44 pt (hoặc 59×59 px), còn với Android là 48×48 dp (hoặc 48×48 px).

Ngoài ra, kiểu chữ cũng khác nhau trên 2 hệ điều hành. Theo đó, San Francisco là kiểu chữ hệ thống trong iOS, còn Roboto là kiểu chữ tiêu chuẩn trong Android.

Kích thước nhấn - Tap target trên iOS

Kích thước nhấn – Tap target trên iOS

SDK và ngôn ngữ lập trình

iOS sử dụng ngôn ngữ Objective-C do chính Apple biên soạn để xây dựng giao diện người dùng, đồ họa, các thư viện,… Chính sự độc quyền này đôi lúc sẽ gây khó khăn cho bạn nếu không quá thành thạo về ngôn ngữ lập trình này. Apple cũng cung cấp bộ công cụ Xcode, là bộ phát triển phần mềm tích hợp được Apple phát triển chạy trên hệ điều hành Mac để các lập trình viên có thể phát triển phần mềm chạy trên hệ điều hành Mac và iOS.

Còn với Android, Google cung cấp bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) miễn phí. Các ứng dụng điện thoại trên hệ điều hành Android sử dụng ngôn ngữ lập trình Java là chủ yếu. Đây là ngôn ngữ khá phổ biến nên được rất nhiều nhà phát triển sử dụng, rất dễ dàng với hầu hết lập trình viên.

iOS và Android đều cung cấp các công cụ phát triển phần mềm riêng biệt

iOS và Android đều cung cấp các công cụ phát triển phần mềm riêng biệt

Tối ưu hóa trên App Store và Google Play

Tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng App Store và Google Play là giúp tăng khả năng hiển thị và lượt tải ứng dụng. Thuật toán xếp hạng của 2 nền tảng này là cũng khác nhau. Do đó bạn cần nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật phù hợp theo từng nền tảng ứng dụng.

Khả năng chi tiêu mua hàng trong ứng dụng

Theo một thống kê của Statista, chi tiêu trong ứng dụng trung bình toàn cầu cho mỗi người dùng trên mỗi ứng dụng vào năm 2022 đối với người dùng Android là 0,47 đô la và 1 đô la cho người dùng iOS. Nếu bạn muốn kiếm tiền từ ứng dụng của họ bằng cách sử dụng các mô hình đăng ký hoặc mua hàng trong ứng dụng (In-App Purchase), việc phát triển ứng dụng iOS dường như là lựa chọn tối ưu hơn.

Tích hợp chiến dịch mobile app marketing trong thiết kế ứng dụng

Việc lựa chọn nền tảng thiết kế ứng dụng là yếu tố để bạn thực hiện các chiến dịch mobile app marketing được đồng bộ và tối ưu hơn.

Theo báo cáo năm 2021 của Airship, các ứng dụng Android có xu hướng hoạt động tốt hơn ứng dụng iOS khi nói đến mức độ tương tác của người dùng từ thông báo đẩy (push notification). Tỷ lệ phản hồi cho Android là 4,6% so với 3,4% cho iOS. Điều này có nghĩa là người dùng Android nhấp vào thông báo đẩy của thường xuyên hơn so với người dùng iPhone.

Người dùng Android cũng có tỷ lệ lựa chọn tham gia hoặc nhận thông báo đẩy cao hơn là 81% so với người dùng iOS là 51%. Một điều bạn cần biết đó là iOS không cho phép các ứng dụng tự động chọn người dùng để đẩy thông báo, trong khi Android thì có.

Số liệu thống kê cho thấy độ tương tác từ thông báo đẩy của người dùng trên Android cao hơn iOS

Số liệu thống kê cho thấy độ tương tác từ thông báo đẩy của người dùng trên Android cao hơn iOS

Hướng dẫn quy trình thiết kế ứng dụng từ A-Z mới nhất

Sau đây là quy trình thiết kế ứng dụng mới nhất từ A-Z mà Bizfly muốn giới thiệu đến quý bạn đọc: 

Bước 1: Xây dựng chiến lược phát triển ứng dụng

Để bắt tay vào việc xây dựng một chiến lược phát triển ứng dụng di động, điều đầu tiên mà bạn cần làm trong quy trình thiết kế ứng dụng đó là cần có một chiến lược rõ ràng, một kế hoạch cụ thể. Do đó, bạn cần nghiên cứu kỹ những vấn đề sau đây:

a. Xác định ý tưởng thiết kế ứng dụng

Có vô vàn ý tưởng kinh doanh được thực hiện mỗi ngày trên thế giới, ý tưởng của bạn có thể không phải là duy nhất. Do đó, bạn nên xem xét các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng của bạn. Bạn có thể tự đặt và trả lời những câu hỏi sau đây:

  1. Có bất kỳ ứng dụng nào trên thị trường phục vụ cùng mục đích với bạn hay không?
  2. Cách mà những ứng dụng này thực hiện như thế nào?
  3. Những ứng dụng này có lượt tải như thế nào? Có được đánh giá tích cực không?
  4. Chúng có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Bằng việc nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh trong quy trình thiết kế ứng dụng, bạn sẽ giảm thiểu được những sai lầm có thể sẽ mắc phải khi thiết kế ứng dụng trong tương lai. Hơn nữa, bạn sẽ có ý tưởng về bối cảnh hiện tại của các ứng dụng tương tự với bạn và có thể xác định cách bạn có thể tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

b. Xác định đối tượng mục tiêu

Dù cho bạn có ý định phát triển một ứng dụng dành cho người dùng hay doanh nghiệp, thì bạn vẫn phải bắt đầu bằng việc xác định các mục tiêu chính của nó. Theo đó, ở bước này trong quy trình thiết kế ứng dụng, bạn nên bắt đầu bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  • Ứng dụng của bạn sẽ giải quyết vấn đề gì? (Nó mang lại điều gì, tiện ích gì đối với người dùng?)
  • Người dùng mục tiêu của ứng dụng là ai? (Xác định đối tượng mà ứng dụng hướng đến)
  • Bạn muốn ứng dụng của mình sẽ đạt được những kết quả gì? (Mục tiêu mà bạn muốn đạt được khi phát triển ứng dụng)

Có thể bạn sẽ không phải suy nghĩ quá nhiều về những câu hỏi phía trên, vì trước khi bắt tay vào thực hiện thiết kế ứng dụng thì bạn đã có sẵn ý tưởng ban đầu rồi. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ghi lại các mục tiêu chính để luôn có thể tham khảo lại, và tập trung các mục tiêu quan trọng mà bạn đang phấn đấu.

Xác định mục tiêu quan trọng trong quy trình thiết kế ứng dụng giúp bạn luôn tập trung vào những điều cốt lõi

Xác định mục tiêu quan trọng trong quy trình thiết kế ứng dụng giúp bạn luôn tập trung vào những điều cốt lõi

c. Tìm hiểu thông tin về thị trường ứng dụng

Bạn sẽ cần quyết định xem đâu sẽ là nền tảng phát triển chính mà mình sẽ hướng tới. Bạn nên cân nhắc giữa việc lựa chọn thiết kế ứng ụng bằng Android hay iOS dựa trên những nghiên cứu trước đó về mục tiêu, đối tượng khách hàng, thị trường và đối thủ.

Hoặc bạn có thể muốn phát triển trên cả hai nền tảng bằng việc xây dựng một ứng dụng đa nền tảng. Tuy vậy, việc hạn chế về khả năng linh hoạt và khó khăn trong đảm bảo chất lượng là vấn đề mà bạn cần quan tâm khi phát triển ứng dụng đa nền tảng.

d. Lên kế hoạch thiết kế ứng dụng

Mục tiêu cuối cùng mà bạn nhắm tới khi phát triển ứng dụng là có thể kiếm tiền từ ứng dụng bằng cách này hay cách khác, có thể là kinh doanh, có thể là quảng cáo, thu phí người dùng,… Có nhiều lựa chọn để kiếm tiền trong ứng dụng như:

  • Mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ trong ứng dụng (In-app purchases)
  • Quảng cáo trong ứng dụng (In-app advertising)
  • Đăng ký
  • Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing)
  • Ứng dụng trả phí

Phương thức kiếm tiền sẽ tùy thuộc mục tiêu ban đầu và loại ứng dụng mà bạn đang tạo. Ví dụ: Nếu bạn thiết kế ứng dụng trò chuyện – hẹn hò, hoặc ứng dụng game online ở Việt Nam, bạn không nên tính phí tải xuống. Thay vào đó, bạn nên tận dụng quảng cáo trong ứng dụng, kết hợp mua hàng trong ứng dụng hoặc đăng ký và tiếp thị liên kết.

Có thể bạn chưa biết, theo “Khảo sát các nhà phát triển ứng dụng” của Statista – một nền tảng trực tuyến chuyên về dữ liệu thị trường và người tiêu dùng, mô hình kiếm tiền từ đăng ký trong ứng dụng là phổ biến nhất với 56% nhà phát triển tham gia khảo sát sử dụng mô hình này.

Quảng cáo trong ứng dụng (In-app advertising)

Quảng cáo trong ứng dụng (In-app advertising)

Bước 2: Thành lập nhóm phát triển ứng dụng

Để thiết kế ứng dụng mobile bạn sẽ cần có một team phát triển ứng dụng. Một nhóm phát triển sẽ gồm các cá nhân có kiến ​​thức và chuyên môn khác nhau, và cần tối thiểu những vị trí sau đây:

  • Giám đốc sản phẩm (Product manager): Lên các tài liệu thông số kỹ thuật, lộ trình, thời hạn, yêu cầu và hướng dẫn nhóm.
  • Thiết kế UI/UX (UX/UI designer): Thiết kế đồ hoạ, icon, các animations. UX/UI designer giúp đảm bảo ứng dụng vừa hấp dẫn vừa có tính trực quan cao.
  • Developer (Dev): Viết code và tích hợp API, cơ sở dữ liệu, v.v..
  • Quality Assurance Analyst (QA): Kiểm tra ứng dụng để đảm bảo ứng dụng chạy trơn tru trên mọi thiết bị. Họ chịu trách nhiệm tìm ra các bugs, lỗi UX, v.v..
  • Digital marketer: Giúp ứng dụng của bạn phát hành thành công bằng cách sử dụng tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng (ASO), công cụ tìm kiếm (SEO) và các phân tích Marketing trên di động.

Bước 3: Phác thảo các tính năng cốt lõi

Sau khi bạn đã hiểu những gì còn thiếu trên thị trường và những gì người dùng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm, bạn có thể phát triển các tính năng chính mà đối thủ đã bỏ qua.

Nguyên tắc hàng đầu khi thiết kế ứng dụng đó là trực quan, dễ điều hướng, có thể cá nhân hóa và sử dụng đơn giản. Ngoài ra, hãy liệt kê các tính năng tiềm năng có thể khiến ứng dụng của bạn khác biệt với đối thủ. Một số tính năng phải có bao gồm tính đơn giản, tốc độ và độ phân giải hình ảnh tốt. Đây đều là các tính năng cần thiết để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt.

Một điều quan trọng mà bạn cần quan tâm đó là đa nền tảng, nghĩa là khả năng tương thích với nhiều hệ điều hành. Cuối cùng, hãy cân nhắc việc cho phép người dùng bật thông báo đẩy hoặc liên kết mạng xã hội. Đây là những cách tuyệt vời để cá nhân hóa người dùng ứng dụng, giúp họ luôn hoạt động và tương tác lâu dài.

Bước 4: Tạo Mockup

Khi đã có đủ các yêu cầu cần thiết và các tính năng chính đã được vạch ra, ứng dụng sẽ cần có giao diện người dùng (UI). UX designer sẽ tạo mockup (hiểu đơn giản đó là một mô hình ví dụ cho đối tượng hoặc thiết bị được tạo ra dựa trên một thiết kế cụ thể), tạo template (một bản mẫu), hoặc có thể là một bản tutorial (chỉ dẫn sơ bộ về ứng dụng).

Mockup là một phác thảo chi tiết về giao diện của ứng dụng. Thông thường, một mockup sẽ tuân theo bảng màu và kiểu chữ nhất quán, đồng thời bao gồm hình ảnh, bố cục cơ bản, v.v… Khi được thực thi chính xác, mockup sẽ cung cấp cho nhóm phát triển cái nhìn sơ lược về giao diện và hoạt động của ứng dụng. Một số ưu điểm của tạo mockup gồm:

  • Cho phép nhóm phát triển chỉnh sửa giao diện của ứng dụng.
  • Nếu bạn đang tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng, nó sẽ hiển thị cho họ trước khi nhóm phát triển bắt đầu code ứng dụng.
  • Giải thích những kỳ vọng cho nhóm phát triển.

Tạo mockup cho app

Tạo mockup cho ứng dụng

Bước 5: Lập trình ứng dụng và kiểm thử ứng dụng

Lập trình ứng dụng sẽ gồm có 2 phần: Front-end và Back-end. Front-end là phần giao diện của ứng dụng, là những phần mà người dùng nhìn thấy như font chữ, màu sắc, danh mục sản phẩm, menu, thanh trượt,… Back-end là mã code quy định cách ứng dụng hoạt động mà người dùng không thể nhìn thấy được.

Đảm bảo chất lượng (QA) là một trong những phần quan trọng trong việc thiết kế một ứng dụng thành công. Bằng cách thực hiện QA trong toàn bộ quá trình phát triển, nhóm của bạn có thể xác định bất kỳ lỗi nào và nhanh chóng cải thiện ứng dụng trước khi phát hành.

Bước 6: Phát hành ứng dụng

Cuối cùng, khi bạn đã sẵn sàng triển khai ứng dụng của mình, bạn sẽ cần nghiên cứu các mô hình phân phối khác nhau tùy thuộc vào nền tảng mà bạn đang phát triển.

Triển khai ứng dụng di động khá đơn giản. Bạn cần gửi ứng dụng của mình tới các chợ ứng dụng như App Store của Apple, Google Play Store của Google hoặc tự phân phối riêng. Cả hai chợ ứng dụng đều yêu cầu bạn điền vào một số biểu mẫu và gửi ứng dụng của bạn để xem xét. Thông tin thêm, App Store xem xét nghiêm ngặt hơn Google Play với các ứng dụng cho phép xuất hiện trên chợ ứng dụng. Vì vậy, bạn có thể gặp khó khăn nếu ứng dụng iOS của bạn không đạt tiêu chuẩn cao nhất.

Google Play Store và Apple App Store

Triển khai ứng dụng trên các chợ ứng dụng Google Play và App Store

Trên đây những kiến thức về thiết kế ứng dụng là gì và quy trình các bước thiết kế ứng dụng mới nhất mà Bizfly đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích, giúp bạn tạo nên một ứng dụng hoàn hảo cho mình.

Nếu bạn đang gặp vấn đề trong thiết kế app hoặc cần tổng thể về xây dựng và phát triển mobile app, hãy liên hệ ngay với Bizfly App qua hotline 1900 63 64 65 để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Bên cạnh đó, Bizfly App tặng ngay gói tối ưu app cho khách hàng đăng ký thành công dịch vụ thiết kế app qua website, giúp tăng khả năng hiển thị và cài đặt ứng dụng trên App Store. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Chi tiết xem trong: https://bizfly.vn/giai-phap/dich-vu-thiet-ke-app-mobile.html

Xổ số miền Bắc