Tìm hiểu chi tiết về những chấn thương đầu gối thường gặp nhất | Phòng Khám Maple

Chấn thương đầu gối là một trong số những chấn thương thường gặp trong lao động, sinh hoạt và thể thao. Nếu không được điều trị kịp thời, những tổn thương này có thể ảnh hưởng không tốt đến vận động và khả năng di chuyển của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về tình trạng chấn thương ở đầu gối cũng như cách điều trị và khắc phục.

Cấu tạo giải phẫu khớp gối

Đầu gối là một trong số những khớp gối lớn nhất trên cơ thể, được cấu tạo từ 3 xương: xương bánh chè, xương cẳng chân, xương đùi. Các xương này được nối với nhau nhờ một mạng lưới gồm các cơ, sụn, dây chằng. 

Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển và chịu sức nặng nên bệnh nhân cần hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng đầu gối đồng thời cách chăm sóc tốt nhất để phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

Cấu tạo giải phẫu khớp gốiCấu tạo giải phẫu khớp gối

Một số chấn thương ở đầu gối thường gặp

Rách sụn chêm

Sụn chêm là hai mấu sụn có hình cái nêm đảm nhiệm chức năng giảm sóc, là đệm lót cho khớp và duy trì sự ổn định cho đầu gối. Nếu bệnh nhân vặn gối quá mạnh hay chuyển hướng đột ngột khi đang chạy có thể khiến sụn chêm bị rách. Bên cạnh đó, sự lão hóa cũng là nguyên nhân khiến sụn chêm rách. 

Đây là loại chấn thương thường gặp ở những người cao tuổi chạy bộ hay tham gia các môn thể thao va chạm mạnh. 

Thông thường những người bị chấn thương ở sụn chêm thường là rách sụn chêm phía trong (bên trong gối) hơn là sụn chêm phía bên ngoài (bên ngoài gối). Khi đó bệnh nhân thường xuất hiện một số triệu chứng như sưng, đau đầu gối, cứng khớp, khó duỗi hay co chân lên, khi di chuyển có cảm giác lạo xạo ở đầu gối. Nếu không được điều trị kịp thời, đầu gối của bệnh nhân có thể bị khóa cứng lại do mảnh sụn di chuyển ra phía ngoài và đi vào phía ổ khớp. 

Gãy xương bánh chè

Đây là dạng bị rách dây chằng đầu gối gặp phải do ngã từ trên cao xuống hay do va chạm xe,…Khi đó, bạn sẽ cảm thấy sưng, đau vùng xương bị gãy và gặp nhiều khó khăn trong khi di chuyển. Trong trường hợp này, bạn cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu nhẹ, bạn có thể bó bột trong khoảng 6 tuần giúp cố định vị trí gãy xương. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân nặng có thể tiến hành phẫu thuật giúp chỉnh lại và ổn định các xương bị gãy. 

Tổn thương dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước chính là dây chằng chạy chéo từ trên xuống ở trong khớp gối, dây chằng này có nhiệm vụ ổn định khớp. Chúng thường bị tổn thương nếu bạn nhảy từ trên cao xuống nhưng tiếp đất không đúng cách hay xoay chuyển hướng một cách đột ngột. Dựa vào mức độ tổn thương, độ lỏng gối có thể phân chia thành nhiều cấp độ khác nhau:

  • Cấp độ 1: Dây chằng chéo trước bị giãn nhưng gối còn vững
  • Cấp độ 2: Dây chằng chéo trước bị đứt 1 phần, gối bắt đầu mất vững
  • Cấp độ 3: Dây chằng chéo trước bị đứt hoàn toàn, khớp gối lỏng lẻo khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn. 

Phần lớn thường gặp tổn thương ở mức độ 2 và 3. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường gặp các chấn thương khác như bong sụn khớp, rách sụn chêm hay tổn thương các dây chằng khác,…

Khi gặp chấn thương, bạn có thể cảm nhận thấy tiếng “rắc” khiến đầu gối cảm thấy đau, sưng. Việc di chuyển, đi lại dường như trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, nếu đùi ở phía dây chằng bị tổn thương sẽ dần teo nhỏ, chân dần yếu đi. 

Một số chấn thương ở đầu gối thường gặpMột số chấn thương ở đầu gối thường gặp

Tổn thương dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau có tác dụng nối phần xương chày và xương đùi lại với nhau đồng thời giữ xương chày không lệch quá xa ra khỏi vị trí ban đầu. Nếu va đập mạnh trong tư thế gấp đầu gối sẽ khiến dây chằng chéo sau bị tổn thương. Khi đó, bệnh nhân cảm thấy một số các triệu chứng giống với tổn thương dây chằng chéo trước như teo cơ, sưng đau. 

Nếu tình trạng này không được điều trị sẽ dẫn đến các tổn thương thứ phát như thoái hóa khớp gối, tổn thương sụn chêm…

Tổn thương dây chằng bên mác

Tổn thương này khiến vị trí bám của dây chằng vào chỏm xương mác bị bong ra. Bệnh nhân có thể bị đau mặt ngoài khớp gối hay tụ máu bên trong khớp. Bên cạnh đó, tổn thương này có thể kèm theo một số tổn thương khác như tổn thương gân cơ khoeo…

Dây chằng trong bị tổn thương

Tổn thương dây chằng trong thường liên quan đến cơ chế vặn xoắn hay có thể do dạng cẳng chân quá rộng. Khi gặp chấn thương này, bệnh nhân có thể bong điểm bám ở đùi, điểm bám chày của dây chằng. Nếu gặp tổn thương, cơn đau xuất hiện mặt trong khớp gối. Ở bệnh nhân nặng có thể khiến tràn dịch khớp gối, hạn chế di chuyển. 

Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là lớp đệm nằm giữa mô mềm như dây chằng, cơ, gân và phần xương. Chúng có nhiệm vụ giúp khớp cử động linh hoạt hơn và nuôi dưỡng phần sụn khớp. Khi gặp chấn thương bao hoạt dịch dễ bị viêm gây đau nhức, sưng viêm tại vùng khớp. 

Bong gân

Tình trạng này xảy ra chủ yếu khi chơi thể thao hay lao động nặng…Nguyên nhân là do một lực tác động đột ngột khiến một hoặc nhiều dây chằng bị kéo giãn quá mức gây rách. Mức độ bong gân có thể khác nhau ở mỗi người: từ nhẹ, trung bình đến nặng.

Đối tượng dễ mắc chấn thương ở đầu gối

Những chấn thương ở đầu gối có thể gặp ở bất kỳ đối tượng, lứa tuổi nào. Phần lớn xảy ra ở đối tượng thường xuyên chơi thể thao, nhất là những môn vận động mạnh hay cần thay đổi tư thế đột ngột. Bên cạnh đó, chấn thương này cũng có thể xảy ra ở những người bị tai nạn giao thông,…

Phương pháp chẩn đoán chấn thương gối 

Sau khi gặp chấn thương, bệnh nhân nên đến trực tiếp các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định một số xét nghiệm giúp xác định vị trí và mức độ tổn thương. Cụ thể như:

Đối tượng dễ mắc chấn thương ở đầu gốiĐối tượng dễ mắc chấn thương ở đầu gối

Chụp phim X-quang

Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được thực hiện ngay sau khi gặp chấn thương khớp gối. Xét nghiệm này giúp đánh giá mức độ tổn thương của xương khớp.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Không giống với chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ được chỉ định 2-3 tuần sau chấn thương. Khi đó, đầu gối đã hết sưng phù và không còn máu tụ lại trong khớp.

Kết quả xét nghiệm giúp các bác sĩ phát hiện các tổn thương xung quanh đầu gối như dây chằng, sụn, gân và cơ. 

Điều trị chấn thương khớp gối như thế nào?

Xử lý ban đầu

Nếu bệnh nhân gặp chấn thương nhẹ, không quá nguy hiểm bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Hạn chế để đầu gối di chuyển hay cử động mạnh hay chịu bất kỳ tác động nào giúp giảm cơn đau. 
  • Chườm lạnh giúp giảm đau và sưng và thực hiện liên tục trong khoảng 2-3 ngày sau đó. Chú ý mỗi lần chườm lạnh khoảng 20-30 phút và mỗi lần cách nhau 3-4 giờ. 
  • Khi nằm, kê cao chân bằng chiếc gối để giảm đau hoặc có thể ngồi để giảm đau.
  • Nên mang theo nẹp đầu gối giúp cố định vùng bị tổn thương, hạn chế đầu gối chấn thương thêm.
  • Có thể sử dụng kèm thuốc giảm đau không kê đơn nhưng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không, có thể dẫn đến một số tác dụng phụ hay chấn thương sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. 

Sau hơn 1 tuần điều trị tại nhà, bệnh nhân không cảm thấy đỡ mà cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Điều trị chấn thương khớp gối như thế nào?Điều trị chấn thương khớp gối như thế nào?

Điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn được áp dụng khi mức độ tổn thương trung bình, bệnh nhân chưa cần đến phẫu thuật. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định:

  • 3 tuần đầu tiên, cố định đầu gối bị chấn thương bằng cách bó bột hoặc nẹp.
  • Tiếp đó, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện một số bài tập phù hợp để phục hồi chức năng đồng thời tăng sức mạnh cho các cơ để tránh tình trạng teo cơ. 

Phẫu thuật khớp gối

Khi bị chấn thương, sụn chêm hay dây chằng bị rách và không có khả năng tự hồi phục bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định phẫu thuật. Phương pháp thường được chỉ định là phẫu thuật nội soi được chỉ định khi đầu gối hết sưng cũng như biên độ khớp ổn định. 

Một số trường hợp được chỉ định phẫu thuật bao gồm:

  • Vỡ sụn khớp hay rách sụn chêm gây kẹt khớp
  • Dây chằng chéo trước bị tổn thương ở mức độ 2 và 3
  • Khớp gối bị lỏng lẻo do dây chằng chéo sau bị tổn thương.

Tập luyện giúp phục hồi chấn thương

Sau khi điều trị, tập luyện đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân bị chấn thương khớp gối dù có chỉ định phẫu thuật hay không. Những động tác tập luyện giúp nâng cao sức mạnh cho các cơ chi dưới, đảm bảo biên độ khớp gối, từ đó giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại cuộc sống thường ngày. 

Nếu bệnh nhân phẫu thuật, bác sĩ sẽ xây dựng những bài tập giúp phục hồi chức năng riêng giúp ổn định cấu trúc khớp và tăng khả năng vận động. Cường độ tập luyện tăng dần dựa theo mức độ hồi phục của bệnh nhân. 

Tập luyện giúp phục hồi chấn thương đầu gốiTập luyện giúp phục hồi chấn thương đầu gối

Một trong số nhiều phòng khám được bệnh nhân tin tưởng để giúp họ nhanh chóng hồi phục chính là phòng khám Maple. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn sẽ giúp bạn thăm khám, chẩn đoán kịp thời và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể nhất. Do vậy, tình trạng bị chấn thương ở đầu gối không còn quá lo ngại đối với bệnh nhân. 

Chấn thương đầu gối là tình trạng không quá nghiêm trọng nếu phát hiện và điều trị đúng cách. Dựa vào mức độ chấn thương và đặc điểm của khớp gối bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp nhất. Ngoài ra, bệnh nhân cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý kết hợp cùng tập luyện đều đặn để giúp khớp gối nhanh chóng phục hồi. 

Phòng khám Quận 2: số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112

Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P6, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088

Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100

Xổ số miền Bắc