Tìm hiểu về áp xe cạnh hậu môn

Áp xe cạnh hậu môn là bệnh xảy ra phổ biến ở nhiều lứa tuổi đã có nhiều người nhầm lẫn bệnh với mụn nhọt thông thường vì đều là bệnh lý xảy ra tại vùng da quanh hậu môn. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu khi mắc khiến người bệnh luôn bồn chồn, mệt mỏi, không thể tập trung đã ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để tránh những ảnh hưởng không tích cực, việc cập nhật, tìm hiểu những thông tin liên quan áp xe cạnh hậu môn là điều cần thiết.

(ST)

1. Áp xe cạnh hậu môn là gì?

Áp xe cạnh hậu môn là một ổ nhiễm khuẩn có chứa mủ nằm ở cạnh hậu môn hoặc trực tràng. Mủ, vi khuẩn, xác bạch cầu và các mảnh vụn tế bào tích tụ lại và được bao bọc bởi lớp da màu đỏ hoặc hồng gọi là ổ áp – xe.

2. Dấu hiệu nhận biết áp xe cạnh hậu môn

– Hậu môn đau nhức: Người bệnh thấy hậu môn đau nhức, khó chịu ở vị trí xuất hiện áp xe. Cơn đau tăng lên khi đi đại tiện, khi đứng hoặc ngồi lâu.

– Xuất hiện khối sưng tấy: ban đầu xuất hiện khối sưng hoặc cứng nhỏ quanh hậu môn khiến người bệnh thấy căng tức, đau nhức.

– Chảy mủ: các khối sưng phát triển to dẫn đến vỡ và chảy mủ. Ở áp xe mới hình thành có mủ, mùi hôi, màu vàng đặc. Khi viêm nhiễm nặng, ổ mủ sẽ vỡ ra, chảy rất nhiều mủ. Những vị trí bị chảy mủ thường có vết loét sâu và rộng rất khó liền lại, tình trạng này có thể diễn ra rất nhiều lần tại một vị trí.

– Ngứa hậu môn: dịch mủ chảy ra khiến vùng da xung quanh hậu môn ẩm ướt gây ngứa ngáy khó chịu.

– Sốt mệt mỏi: tình trạng sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy vào tình trạng bệnh bên cạnh đó người bệnh còn mệt mỏi chán ăn, ớn lạnh, mất ngủ, suy giảm sức khỏe rõ rệt.

3. Biến chứng của áp xe cạnh hậu môn

Người bệnh khi phát hiện các biểu hiện bất thường trên không nên chủ quan, xem nhẹ hoặc tự dùng những phương pháp không có cơ sở từ đó có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng như:

Áp xe gây nhiễm trùng, chảy mủ nghiêm trọng. Phạm vi tổn thương ngày càng phát triển rộng hơn khiến cho quá trình hỗ trợ điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn.

Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đi đại tiện, cảm giác đau đớn, đại tiện ra máu khiến cho tinh thần suy giảm. Nhịn ăn để không đi đại tiện, lâu ngày dẫn đến chán ăn, sức đề kháng giảm sút dễ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Khi các áp xe phát triển nặng có thể vỡ ra và chảy nhiều mủ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh rò hậu môn gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Những ổ áp xe này sẽ phá dần ra ngoài và hình thành các đường rò thông từ tuyến bã bị nhiễm trùng (lỗ trong của đường rò) với da bên ngoài hậu môn (lỗ ngoài của đường rò). Hiện tượng hình thành đường rò này thường xảy ra ở 50% bệnh nhân có ổ áp xe cạnh hậu môn. Khi đã hình thành đường rò rồi, mà lỗ ngoài liền lại (đóng lại) thì hiện tượng áp xe sẽ lại xuất hiện.

Tâm lý lo lắng, e ngại, mất tự tin, dễ nổi cáu, hay khó chịu khiến cho chất lượng cuộc sống giảm sút, đời sống sinh hoạt và công việc cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Áp xe dễ lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, gây viêm nhiễm phụ khoa ở nữ, ảnh hưởng đến các chức năng sinh sản.

4. Các phương pháp chuẩn đoán áp xe cạnh hậu môn

– Khi đến khám điều trị tại bệnh viện người bệnh sẽ được tiến hành khám và tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.

– Chụp X-quang đánh giá đường rò hậu môn

– Siêu âm qua đường hậu môn-trực tràng: được chỉ định khi không tìm thấy lỗ trong hay nghi ngờ đường rò đi cao (trên cơ thắt, ngoài cơ thắt).

– Chụp cộng hưởng từ: Được xem như là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán rò hậu môn và các biến chứng hiện nay trên thế giới. Cộng hưởng từ cho hình ảnh chi tiết về giải phẫu vùng hậu môn (hệ thống cơ thắt, cơ nâng…), đánh giá tổng quan giữa đường rò và cấu trúc lân cận, xác định lỗ trong và các tổn thương phối hợp.

5. Điều trị bệnh áp xe cạnh hậu môn như thế nào?

– Trường hợp người bệnh có rò hậu môn cách điều trị duy nhất và hiệu quả nhất là phẫu thuật. Phẫu thuật có thể thực hiện cùng lúc với việc mổ mở, dẫn lưu áp xe cạnh hậu môn, nhưng đôi khi đường rò chỉ xuất hiện sau vài tuần đến vài tháng sau khi áp xe đựơc dẫn lưu.

6. Biện pháp phòng tránh bệnh áp xe cạnh hậu môn

– Giữ gìn vệ sinh bộ phận hậu môn và các vùng lân cận sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là sau khi đi tiểu tiện, đại tiện.

– Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và hợp lý, bổ sung vào bữa ăn hàng ngày nhiều rau xanh, thực phẩm chứa chất xơ và nhất là cần uống nhiều nước để tránh tình trạng bị táo bón.

– Cần hạn chế các loại thực phẩm có tính cay nóng, thuốc lá, rượu bia, cafe,… để tránh gây nên hội chứng ruột kích thích.

– Rèn luyện thể dục thể thao nâng cao thể lục đều đặn hàng ngày, để giúp cho khí huyết được lưu thông dễ dàng, tăng cường khả năng của hệ miễn dịch và giúp cho các cơ ở vùng hậu môn có điều kiện được thư giãn.

– Rèn cho mình thói quen không nhịn đi đại tiện, đại tiện đúng giờ, không ngồi lâu, không làm các việc riêng khi đại tiện.

 

Xổ số miền Bắc