Tinh hoa ẩm thực 3 miền trong dòng chảy văn hóa, lịch sử Việt Nam

Ẩm thực 3 miền Việt Nam chịu ảnh hưởng của các yếu tố phong tục, tập quán, khu vực địa lý, điều kiện khí hậu, thói quen sinh hoạt của con người, do đó mang những nét đặc trưng riêng biệt. Dọc theo chiều dài đất nước, xuyên suốt các tỉnh thành là nền văn hóa ẩm thực đa dạng, hài hòa.

Tinh hoa ẩm thực 3 miền trong dòng chảy văn hóa, lịch sử Việt Nam - Ảnh 1.

Không gian trưng bày món ăn 3 miền tại sự kiện công bố kết quả “Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực Việt 2022” (Ảnh: VCCA)

Nhắc đến miền Bắc là nhắc đến sự quy củ, ôn hòa, truyền thống. Nơi đây chứa đựng nhiều món ăn mang đậm hương sắc dân tộc Việt, được gìn giữ và lưu truyền cẩn thận. Điều này được thể hiện rõ nét trong mâm cỗ miền Bắc vào các dịp lễ, Tết hay trong mâm cơm cúng tổ tiên ở những dịp đặc biệt. Ẩm thực Bắc Bộ với các món như phở Nam Định, bún chả cá Hà Nội, Xôi cá rô đồng, chả cá Lã Vọng, chả giò … mang hương vị thanh nhẹ mà tinh tế rất riêng của người Bắc.

Tinh hoa ẩm thực 3 miền trong dòng chảy văn hóa, lịch sử Việt Nam - Ảnh 2.

Món ăn miền Bắc tinh tế, nhẹ nhàng (Ảnh: VCCA)

Miền Trung lại là vùng đất với những món ăn mang hương vị đậm đà cùng vị cay nồng nàn. Người miền Trung có thói quen ăn cay và hầu hết trong những bữa ăn của họ luôn có một chén nước mắm ớt tỏi đi kèm. Cái khắc nghiệt của khí hậu, của mưa, nắng, gió đã tạo nên những con người miền Trung chất phát cùng phong cách ăn uống giản dị nhưng không kém phần đậm đà.

Nói về ẩm thực miền Trung thì không thể bỏ qua sự nhã nhặn, tỉ mỉ của món ăn xứ Huế, sự dân dã của món ăn miền biển hay nét hoang dã của ẩm thực Tây Nguyên. Các món Bún bò Huế, Nem công chả phụng Huế, Mì Quảng, Bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng, Súp lươn Nghệ An, Lẩu gà lá sâm Kon Tum … luôn là những món ăn hấp dẫn, níu chân du khách khi đến nơi đây.

Tinh hoa ẩm thực 3 miền trong dòng chảy văn hóa, lịch sử Việt Nam - Ảnh 3.

Chả ram tôm đất Bình Định (Ảnh: VCCA)

Nói đến con người miền Nam là nói đến sự phóng khoáng, chân chất, ngọt ngào. Do đó mà ẩm thực xứ Nam Kỳ cũng mộc mạc, gần gũi và bình dị. “Dưới sông có cá, trên bờ có rau”, người miền Nam có gì dùng đấy, tận dụng những gì thiên nhiên ban tặng để sáng tạo nên những món ăn độc đáo, hấp dẫn như Lẩu cá linh bông điên điển, Cá lóc nướng, Cuốn SG, Chả giò rế lưới, Canh xiêm lo, …

Ẩm thực miền Nam là sự hòa trộn từ văn hóa miền Bắc, Trung lẫn các dân tộc khác như Chăm, Khmer và người Hoa, được du nhập và biến tấu phù hợp với khẩu vị. Khẩu vị của con người nơi đây rất rõ ràng, vị ngọt là nêm thêm đường, vị mặn đều dùng nước mắm nguyên chất, ví như trong các món kho quẹt. Còn nếu nhắc đến vị cay thì đôi khi người miền Trung cũng phải nhường 1 bậc.

Tinh hoa ẩm thực 3 miền trong dòng chảy văn hóa, lịch sử Việt Nam - Ảnh 4.

Ẩm thực miền Nam có sự hòa trộn văn hóa các vùng miền, dân tộc (Ảnh: VCCA)

Trong ăn uống, một điểm chung của cả 3 miền là gia vị và hương vị được người Việt rất ưa thích. Đây cũng là yếu tố quan trọng tạo nên vị ngon và độc đáo của món ăn. Các vị mạnh như chua, cay, đắng, chát, mặn chủ yếu được khai thác từ cây quả. Vị cay từ ớt, tiêu;  Vị đắng từ mướp đắng, quả núc nác… ngoài ra, các hương vị lấy từ các loại rau thơm: hành, tỏi, gừng, riềng, xả, tía tô, thì là, lá lốt, húng. Việc sử dụng gia vị của mỗi vùng miền cũng có sắc thái riêng, ví dụ người Bắc ít dùng vị đắng, ít dùng cây sả để nấu ăn, ít ăn cay so với miền Trung. Người dân Nam Bộ và Trung Bộ lại thích ăn chua, nhất là nấu canh chua, ưa ăn đắng, thích dùng sả để chế biến món ăn.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một quốc gia nổi tiếng với các loại mắm, nhất là nước mắm. Khi chế biến món ăn, người miền Bắc và miền Trung thường sử dụng nước mắm để nêm nếm, cho món ăn đậm đà hương vị và mùi hương “quyến rũ” khó cưỡng.

Tinh hoa ẩm thực 3 miền trong dòng chảy văn hóa, lịch sử Việt Nam - Ảnh 5.

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp Việt (Ảnh: VCCA)

Tại sự kiện công bố kết quả Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam năm 2022, Nhà nghiên cứu Lê Tân, Trưởng ban nghệ nhân, Tổng thư ký Hiệp hội ẩm thực Việt Nam (VCCA) chia sẻ: “Trong dòng chảy của văn hóa ẩm thực Việt Nam, nước mắm đóng vai trò rất quan trọng. Từ xa xưa, các đầu bếp đã lấy giá trị của biển, tạo nên những dòng nước mắm, trở thành nguồn gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn hàng ngày. Gia vị có nhiều loại như tiêu, muối, hành tỏi nhưng thứ gia vị đóng vai trò tăng cường hương sắc, thấm đẫm hương vị cho món ăn lại là nước mắm”.

Tinh hoa ẩm thực 3 miền trong dòng chảy văn hóa, lịch sử Việt Nam - Ảnh 6.

CHIN-SU đồng hành cùng VCCA, nâng tầm ẩm thực Việt (Ảnh: VCCA)

Cũng trong sự kiện, nhãn hàng gia vị CHIN-SU, đặc biệt là sản phẩm nước mắm CHIN-SU cá cơm biển Đông đã hân hạnh đồng hành cùng VCCA, ký kết hợp tác đề án Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 – 2024, góp phần thiết thực đưa nền văn hóa ẩm thực Việt Nam bước ra thế giới, trở thành thương hiệu quốc gia, thúc đẩy kinh tế.

“CHIN-SU đã đồng hành để cùng tìm ra chân, thiện, mỹ, và những giá trị chung của văn hóa ẩm thực Việt Nam”, ông Lê Tân cho biết.

Ra đời từ năm 2002, với 20 năm đồng hành cùng căn bếp gia đình Việt, CHIN-SU đã trở thành cái tên quen thuộc gắn liền với hàng triệu bữa ăn ngon của gia đình.

Giới thiệu Nước mắm CHIN-SU Cá cơm biển Đông với nguồn nước mắm 40N được kỳ công tuyển chọn chất lượng ngon hảo hạng, màu hổ phách óng ánh và hương vị đậm đà tinh tế thích hợp bữa ăn gia đình và cả những bữa tiệc sang trọng. Thông tin chi tiết sản phẩm tại link.

Xổ số miền Bắc