Top 6 mẫu đánh giá nhân viên bằng Excel chuyên nghiệp nhất hiện nay

Trong quá trình hoạt động và làm việc, doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá, nhận xét năng suất, tác phong, hiệu quả của từng nhân sự. Vì vậy, bảng đánh giá nhân viên đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp. Thông qua bảng đánh giá, doanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn hiệu suất của từng thành viên trong tổ chức. Nếu đang quan tâm đến chủ đề này, hãy cùng Tino Group điểm qua 6 mẫu đánh giá nhân viên bằng Excel qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu đôi nét về mẫu đánh giá nhân viên bằng Excel

Bảng đánh giá nhân viên là gì?

Bảng đánh giá nhân viên được hiểu đơn giản là một biểu mẫu khảo sát thông tin nhằm đo lường, đánh giá hiệu quả, năng suất làm việc của từng nhân sự trong doanh nghiệp. Tùy vào tính chất, đặc thù của mỗi doanh nghiệp, bảng đánh giá nhân viên sẽ khác nhau.

mau-danh-gia-nhan-vien-bang-excelmau-danh-gia-nhan-vien-bang-excel

Có thể nói, bảng đánh giá nhân viên rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Thông qua các bảng đánh giá, doanh nghiệp có thể kiểm soát hiệu quả năng suất lao động của từng thành viên trong tổ chức. Bảng đánh giá nhân viên được thực hiện theo tháng, quý hoặc năm hoặc theo định kỳ riêng của mỗi bộ phận/tổ chức

Ngoài ra, việc đánh giá định kỳ còn là “chiếc chìa khoá” để nhân viên tự nhìn nhận lại bản thân. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ tự rút ra kinh nghiệm, phát huy điểm mạnh và khắc phục hạn chế của mình.

Tầm quan trọng của bảng đánh giá nhân viên

Như đã chia sẻ, đánh giá nhân viên là một hoạt động cực kỳ quan trọng đối với tổ chức, doanh nghiệp. Trên thực tế, mỗi cá thể chính là một tế bào trong tổ chức, tế bào có khoẻ mạnh, doanh nghiệp mới có thể phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, ban quản lý, cấp lãnh đạo cần thường xuyên đánh giá nhân viên để cải thiện “sức khỏe” của mỗi “tế bào”.

Ngoài ra, bảng đánh giá nhân viên còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực như:

  • Giúp doanh nghiệp nhân thấy được sự thiếu hụt, hạn chế của mỗi nhân sự và tìm cách khắc phục nhanh chóng.
  • Giúp nhân viên nhận diện được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và luôn nỗ lực phát triển.
  • Cải thiện mức độ hài lòng và năng suất của nhân viên.
  • Tăng tính gắn kết giữa nhân viên với tổ chức, đồng nghiệp, góp phần tạo ra môi trường làm việc tốt.
  • Duy trì và cải thiện tỷ lệ nhân viên trung thành.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi, kiểm tra hiệu quả công việc, tạo tiền đề thưởng/phạt rõ ràng cho từng nhân sự.

Top 6 mẫu đánh giá nhân viên bằng Excel chuyên nghiệp

#1. Mẫu đánh giá nhân viên bán hàng

Mẫu đánh giá này sẽ dựa trên một số tiêu chí cụ thể. Thông qua đó, người quản lý có thể nhìn nhận hiệu quả làm việc của nhân viên bán hàng. Đồng thời, mẫu đánh giá này cũng giúp người quản lý đưa ra mức lương và khen thưởng hợp lý hơn.

mau-danh-gia-nhan-vien-bang-excelmau-danh-gia-nhan-vien-bang-excel

#2. Mẫu đánh giá nhân viên cuối năm

Đây là mẫu đánh giá được sử dụng để đánh giá kết quả công việc của mỗi nhân viên sau một năm. Mẫu đánh giá này sẽ là nền tảng để đánh giá mức độ xuất sắc của nhân viên trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đây còn bảng điểm ghi nhận và tổng hợp toàn bộ đóng góp của nhân viên. Dựa trên bảng đánh giá này, doanh nghiệp có thể đưa ra mức khen thưởng hợp lý, công bằng.

mau-danh-gia-nhan-vien-bang-excelmau-danh-gia-nhan-vien-bang-excel

#3. Mẫu đánh giá nhân viên dựa trên ngành nghề

Thông thường, mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có bảng đánh giá nhân viên khác nhau. Vì vậy, tùy vào tính đặc thù của từng ngành nghề, lĩnh vực, người quản lý có thể điều chỉnh khung năng lực khác nhau.

mau-danh-gia-nhan-vien-bang-excelmau-danh-gia-nhan-vien-bang-excel

#4. Mẫu đánh giá nhân viên thử việc

Mẫu đánh giá nhân viên thử việc sẽ được thực hiện sau 2 – 3 tháng sau khi ứng viên hoàn thành quá trình thử việc. Nội dung cốt lõi của mẫu đánh giá này bao gồm các mục: nhiệm vụ, hệ thống mục tiêu, nhu cầu đào tạo của cá nhân,… Thông qua mẫu đánh giá này, người quản lý có thể đưa ra quyết định, phương án và kế hoạch phát triển phù hợp với từng ứng viên.

Top 6 mẫu đánh giá nhân viên bằng Excel chuyên nghiệp nhất hiện nay 2Top 6 mẫu đánh giá nhân viên bằng Excel chuyên nghiệp nhất hiện nay 2

QUẢNG CÁO

mau-danh-gia-nhan-vien-bang-excelmau-danh-gia-nhan-vien-bang-excel

#5. Mẫu đánh giá nhân viên theo KPI

Có thể nói, đây là mẫu đánh giá nhân viên phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Với mẫu đánh giá này, người quản lý sẽ dựa trên thái độ làm việc, kỹ năng, hệ thống mục tiêu, doanh số,…, của mỗi cá nhân để nhận định. Ví dụ, 1 nhân viên SEO có KPI trong quý 1 năm 2023 có lưu lượng truy cập tăng 10% so với năm 2021 với lượt truy cập trung bình mỗi ngày là 1500 traffic.

mau-danh-gia-nhan-vien-bang-excelmau-danh-gia-nhan-vien-bang-excel

#6. Mẫu đánh giá nhân viên dựa trên đội/nhóm

Việc đánh giá nhân viên không chỉ thực hiện trên từng cá nhân mà còn áp dụng cho cả đội/nhóm. Thông thường, doanh nghiệp sẽ nhận xét từng thành viên rồi xếp hạng khung đánh giá năng lực. Cách thức này giúp doanh nghiệp đánh giá các thành viên trong nhóm chính xác và minh bạch hơn.

mau-danh-gia-nhan-vien-bang-excelmau-danh-gia-nhan-vien-bang-excel

Phương pháp xây dựng mẫu đánh giá nhân viên chuẩn

Trên thực tế, không có một quy định chung nào về việc xây dựng mẫu đánh giá nhân viên. Các mẫu đánh giá sẽ khác nhau tùy vào mỗi doanh nghiệp, đặc thù ngành nghề/lĩnh vực và vị trí nhân sự. Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng cần đảm bảo những nội dung căn bản sau để xây dựng một mẫu đánh giá nhân viên chuẩn nhất, cụ thể là:

  • Họ và tên nhân viên.
  • Chức vụ hoặc vị trí mà nhân viên đảm nhiệm.
  • Mã số nhân viên.
  • Họ và tên người đánh giá.
  • Chức vụ, vị trí và phòng ban mà người đánh giá đảm nhiệm.
  • Các tiêu chí đánh giá nhân viên.
  • Mục trống để nhân viên đưa ra ý kiến.
  • Mục trống để người đánh giá đưa ra nhận xét cụ thể.

Tuỳ vào từng thời điểm và quy mô của mỗi doanh nghiệp, nhà quản lý có thể bổ sung hoặc loại bỏ một số nội dung trong biểu mẫu. Ngoài ra, nhà quản lý cũng cần đảm bảo một vài quy tắc khi xây dựng mẫu đánh giá nhân viên như sau:

  • Cần nêu rõ thời gian xem xét và ngày tổ chức đánh giá nhân viên.
  • Trình bày rõ ràng, cụ thể các tiêu chí được đưa ra để đánh giá nhân viên. Việc này giúp nhân viên dễ nhận định và đối với.
  • Cuộc đánh giá phải được thực hiện giữa hai chiều để tránh tình trạng chủ quan hoặc cảm tính của người quản lý và cả nhân viên.
  • Luôn đảm bảo có đủ chữ ký của cả người đánh giá lẫn nhân viên để thể hiện sự đồng thuận về kết quả đánh giá.

mau-danh-gia-nhan-vien-bang-excelmau-danh-gia-nhan-vien-bang-excel

Nhìn chung, việc xây dựng mẫu đánh giá nhân viên là hoạt động cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Thông qua các mẫu đánh giá, nhân viên sẽ rút ra những kinh nghiệm quý báu để từ đó cải thiện bản thân mình tốt hơn. Đồng thời mẫu đánh giá nhân viên còn là “chiếc chìa khóa” giúp doanh nghiệp nâng cấp đội ngũ nhân sự của mình ngày một hoàn thiện.

Hy vọng bài viết trên sẽ là nguồn tham khảo hữu ích đối với bạn. Đừng quên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay nhất nhé! Chúc bạn thành công.

Những câu hỏi thường gặp

Vì sao nên đánh giá nhân viên bằng Excel?

Excel là một trong những ứng dụng phổ biến và quen thuộc của mọi doanh nghiệp. Không chỉ hỗ trợ rất tốt người dùng đánh giá nhân viên, Excel còn là ứng dụng miễn phí, tính hiệu quả cao và tương đối dễ sử dụng.

Có công cụ hỗ trợ đánh giá nhân viên không?

Câu trả lời là “Có!”. Hiện tại, bên cạnh Excel, doanh nghiệp còn có thể đánh giá nhân sự bằng các phần mềm thông minh. Một số phần mềm giúp doanh nghiệp đánh giá nhân viên phổ biến là:

  • Fast HRM online.
  • Geckoboard.
  • Zoho.
  • Bitrix24.
  • SimpleKPI.
  • Testcenter.

Làm thế nào để xây dựng mẫu đánh giá nhân viên hiệu quả?

Khi xây dựng mẫu đánh giá nhân viên, bạn cần lưu ý:

  • Điều chỉnh các biểu mẫu đánh giá tương đồng với từng vị trí, bộ phận, phòng ban và đặc trưng của tổ chức.
  • Đảm bảo tính định lượng và cụ thể khi thiết lập hệ thống tiêu chí để đánh giá.
  • Luôn đảm bảo tính thực tế, không để ảnh hưởng bởi cảm xúc cá nhân.

Đánh giá nhân viên cần dựa trên những tiêu chí nào?

Để đánh giá nhân viên chuẩn xác, bạn cần dựa trên một số tiêu chí như:

  • Thái độ và phong cách làm việc.
  • Khả năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc.
  • Tinh thần cầu tiến và thái độ giải quyết công việc.
  • Tính thận trọng trong công việc.
  • Năng lực chuyên môn.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: [email protected]
  • Website: www.tino.org

Xổ số miền Bắc