Trạng nguyên tiếng việt lớp 4 – Hệ thống tài liệu, đề thi và bảng xếp hạng

Trạng nguyên tiếng việt lớp 4 là cuộc thi nhằm rèn luyện kiến thức cho học sinh lớp 4. Trong bộ đề thi bao gồm các câu đố cơ bản và nâng cao nhằm rèn luyện tư duy ghi nhớ và sáng tạo cho các em học sinh trong bộ môn tiếng việt.

Tổng hợp đề thi trạng nguyên tiếng việt lớp 4 năm học 2021-2022

Bộ đề thi tổng hợp toàn bộ các câu hỏi trong 19 vòng thi của các năm trước đây. Các em có thể tham khảo, dùng để luyện tập để làm quen với các dạng bài và có kỹ năng làm bài thi thuần thục nhất.

Đề thi trạng nguyên tiếng Việt lớp 4 vòng 1

Bài 1: Trâu vàng uyên bác: (Điền chữ hoặc từ thích hợp)

Câu 1: Sự tích hồ ……….bể.

Câu 2: Đ…..àn kết.

Câu 3: Nhâ….. đạo.

Câu 4: Lá trầu khô giữa ……….trầu.

Câu 5: Dế ……….bênh vực kẻ yếu.

Câu 6: Một cây làm chẳng nên ……….

Câu 7: Nh….. n ái.

Câu 8: Ở ………. gặp lành.

Câu 9: Nhân …..ậu.

Câu 10: Thương người như thể ……….thân.

Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn. Nếu CHỌN đáp án em hãy click chuột vào ô tròn trước đáp án. Nếu ĐIỀN vào chỗ trống, em hãy ĐIỀN chữ cái, từ, số, ký hiệu toán học, hoặc phép tính. Chú ý, phân số em ĐIỀN theo dạng a/b. Nếu là số thập phân em dùng dấu chấm, ví dụ 1.25 và sau khi làm xong 10 câu hỏi em ấn nút nộp bài.

Câu hỏi 1: Tiếng “ăn” có cấu tạo gồm những bộ phận nào?

a. âm đầu, vần ;

b. âm chính ;

c. âm đệm ;

d. âm chính, thanh điệu

Câu hỏi 2: Trong tiếng “hoàng” có âm đệm nào?

a. h ;

b. a ;

c. o ;

d. ng

Câu hỏi 3: Trong câu “Tháp Mười đẹp nhất bông sen.” có mấy tiếng?

a. tám

b. ba

c. chín

d. sáu

Câu hỏi 4: Từ “Tiếng Việt” gồm có mấy dấu thanh?

a. năm

b. sáu

c. ba

c. bốn

Câu hỏi 5: Từ “máy vi tính” do mấy tiếng tạo thành?

a. ba

b. hai

c. bốn

c. một

Câu hỏi 6: Từ “Tiếng Việt” gồm có mấy thanh?

a. bốn

b. năm

c. sáu

d. bẩy

Câu hỏi 7: Trong tiếng “tâm” có âm cuối là chữ nào?

a. â

b. t

c. m

d. âm

Câu hỏi 8: Thủy tộc là loài vật sống ở đâu?

a. trên trời

b. trên cây

c. trên mặt đất

d. dưới nước

Câu hỏi 9: Thuyền độc mộc là thuyền làm bằng vật liệu gì?

a. sắt

b. cây gỗ

b. xi măng

c. thép

Câu hỏi 10: Trong cấu tạo của tiếng không thể thiếu bộ phận nào?

a. âm chính, vần

b. vần, âm đầu

c. âm chính, thanh điệu

d. âm đầu, âm chính

Bài 3 : Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn. Nếu CHỌN đáp án em hãy click chuột vào ô tròn trước đáp án. Nếu ĐIỀN vào chỗ trống, em hãy ĐIỀN chữ cái, từ, số, ký hiệu toán học, hoặc phép tính. Chú ý, phân số em ĐIỀN theo dạng a/b. Nếu là số thập phân em dùng dấu chấm, ví dụ 1.25 và sau khi làm xong 10 câu hỏi em ấn nút nộp bài.

Câu hỏi 1: Trong bài thơ “Nàng tiên Ốc” thì bà già đã nhặt được con ốc có vỏ màu…… biêng biếc.

Câu hỏi 2: Điền từ còn thiếu vào câu thơ: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh.

Non xanh …..ước biếc như tranh họa đồ”.

Câu hỏi 3: Ở hiền…… gặp có nghĩa là khuyên người ta sống nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn.

Câu hỏi 4: Trái nghĩa với từ nhân hậu hoặc yêu thương là từ độc á….

Câu hỏi 5: Từ “hoài” có âm đầu là h, vần là oai, vậy có thanh là thanh ……uyền.

Câu hỏi 6: Trái nghĩa với từ đùm bọc hoặc …..úp đỡ là từ ức hiếp.

Câu hỏi 7: Hãy chỉ ra vần của tiếng “lành”? Vần của tiếng “lành” là…… .

Câu hỏi 8: Điền từ còn thiếu vào câu ca dao:

“Anh em như thể chân tay.

Rách ……ành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.

Câu hỏi 9: Bài thơ “Truyện cổ nước mình” do nhà thơ Lâm Thị ……Dạ viết.

Câu hỏi 10: Điền từ còn thiếu vào câu ca dao:

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài.

Gà cùng một mẹ chớ hoài ……..nhau”.

Đáp án đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 vòng 1

Bài 1: Trâu vàng uyên bác: (Điền chữ hoặc từ thích hợp)

Câu 1: ba

Câu 2: o

Câu 3: n

Câu 4: cơi

Câu 5: mèn

Câu 6: non

Câu 7: â

Câu 8: hiền

Câu 9: h

Câu 10: thương

Bài 2:

Câu hỏi 1: Tiếng “ăn” có cấu tạo gồm những bộ phận nào?

d. âm chính, thanh điệu

Câu hỏi 2: Trong tiếng “hoàng” có âm đệm nào?

c. o

Câu hỏi 3: Trong câu “Tháp Mười đẹp nhất bông sen.” có mấy tiếng?

d. sáu

Câu hỏi 4: Từ “Tiếng Việt” gồm có mấy dấu thanh?

b. sáu ; c. ba ; d. bốn

Câu hỏi 5: Từ “máy vi tính” do mấy tiếng tạo thành?

a. ba

Câu hỏi 6: Từ “Tiếng Việt” gồm có mấy thanh?

c. sáu

Câu hỏi 7: Trong tiếng “tâm” có âm cuối là chữ nào?

c. m

Câu hỏi 8: Thủy tộc là loài vật sống ở đâu?

d. dưới nước

Câu hỏi 9: Thuyền độc mộc là thuyền làm bằng vật liệu gì?

b. cây gỗ

Câu hỏi 10: Trong cấu tạo của tiếng không thể thiếu bộ phận nào?

c. âm chính, thanh điệu

Bài 3:

Câu 1: xanh

Câu 2: n

Câu 3: lành

Câu 4: c

Câu 5: h

Câu 6: gi

Câu 7: anh

Câu 8: l

Câu 9: Mỹ

Câu 10: đá

Trạng Nguyên tiếng Việt lớp 4 Vòng 18

Bài 1. Nối 2 ô với nhau để được cặp từ đồng nghĩa

word image 21741 1word image 21741 1

Bài 2. Sắp xếp lại vị trí các ô để được câu đúng.

Câu 1. học/ hậu/ Tiên/ lễ,/ học/ . / văn

-> ……………………………………………………………………..

Câu 2. nặng. / cá/ kéo/ Ta/ tay/ xoăn/ chùm

-> ……………………………………………………………………..

Câu 3. nh/ i / ục/ ch/ ph

-> ……………………………………………………………………..

Câu 4. ui/ v/ iề/ m/ n

-> ……………………………………………………………………..

Câu 5. mưa/ đổ/ nay/ Sáng/ trời/ rào

-> ……………………………………………………………………..

Câu 6. bay/ Nắng/ trái/ chín/ trong/ hương. / ngào/ ngọt

-> ……………………………………………………………………..

Câu 7. làm/gối/gầy/nhô/nhấp/ Vai/mẹ

->……………………………………………………………………..

Câu 8. đưa/ lời. / và/ nôi/ tim/ hát/ thành/ Lưng

-> ……………………………………………………………………..

Câu 9. Mẹ/ con. / là/ tháng / ngày/ của/ đất / nước

-> ……………………………………………………………………..

Câu 10. ra/ Người/ bừng/ ấp/ chợ/ tưng/ Tết./ các

-> ……………………………………………………………………..

Trắc nghiệm 1

Câu 1. Nhận định nào dưới đây đúng nhất với bài tập đọc “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận?

A. Bài tập đọc miêu tả sự thay đổi màu sắc của nước biển trong một ngày.

B. Bài tập đọc miêu tả vẻ đẹp huy hoàng của biển cả sau cơn bão.

C. Bài tập đọc ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả và vẻ đẹp người lao động.

D. Bài tập đọc ca ngợi những ngư dân đã kiên cường chống lại bão biển.

Câu 2. Xuân Quỳnh là tác giả của bài thơ nào sau đây?

a. Chợ Tết b. Tre Việt Nam c. Quê hương d. Tuổi Ngựa

Câu 3. Nhóm từ nào sau đây có từ viết sai chính tả?

A. giòn giã, rộng rãi, trạm trổ, rành rọt

B. chăn chiếu, nghiêng ngả, phố xá, dỗ dành

C. trơn tru, diễn xuất, chậm rãi, rải rác

D. xuất chúng, giữ gìn, chậm trễ, rả rích

Câu 4. Nhận xét nào đúng về khổ thơ sau?

“Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể

Núi dựng cheo leo, hồ lặng im

Lá rừng với gió ngân se sẽ

Hoạ tiếng lòng ta với tiếng chim.”

(Hoàng Trung Thông)

A. Các từ “thuyền, ta, dựng, hồ” là danh từ.

B. Các từ “chầm chậm, cheo leo, se sẽ” là tính từ.

C. Các từ “vào, dựng, ngân, họa, tiếng” là động từ.

D. Các từ “thuyền, Ba Bể, tiếng chim, lặng im” là danh từ chung.

Câu 5. Câu nào dưới đây được tách đúng thành phần chủ ngữ và vị ngữ?

A. Những người/ xa lạ cũng bùi ngùi xúc động trước cảnh tượng đó.

B. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non/ xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài.

C. Tiếng cá quẫy / xôn xao mạn thuyền.

D. Nhành đào thắm tươi sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc / cho mọi người.

Câu 6. Những dòng thơ nào dưới đây có biện pháp nhân hoá và so sánh?

Bắp ngô vàng ngủ trên nương

Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh.

(Quang Huy)

Chị tre chải tóc bên ao

Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương.

(Trần Đăng Khoa)

Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay.

(Trần Đăng Khoa)

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

(Trần Quốc Minh)

Câu 7. Những câu nào dưới đây là tục ngữ?

(1) Chớp tây nhay nháy, gà gáy thì mưa

(2) Quạ tắm thì ráo, cáo tắm thì khô

(3) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

(4) Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa

a. (1), (2) b. (2), (3) c. (1), (3) d. (3), (4)

câu 8. Với 3 tiếng “non, núi, sông”, em có thể tạo được bao nhiêu từ ghép?

a. 3 từ b. 4 từ c. 5 từ d. 6 từ

Câu 9. Nhận xét nào đúng về đoạn văn sau?

“(1) Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. (2) Những đồi đất đỏ như vung

úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. (3) Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc

đảo nổi lên giữa thảo nguyên. (4) Những đồn điền cà phê, chè,… tươi tốt mênh mông.

(5) Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối,

hoặc quây quần trên những ngọn đồi.”

(Theo Ay Dun – Lê Tấn)

A. Các từ in đậm trong đoạn văn trên là từ láy.

B. Các từ in đậm trong đoạn văn trên là từ ghép.

C. Câu (2), (3) sử dụng biện pháp so sánh.

D. Câu (1), (2) và (3) thuộc câu kể “Ai làm gì?”

Câu 10. Những câu ca dao sau nhắc đến thành phố nào?

“Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre

Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà

Quanh quanh về đến Hàng Da

Trải xem phường phố thật là đẹp xinh.”

a. Hải Phòng b. Hồ Chí Minh c. Hà Nội d. Đà Nẵng

Do nội dung rất dài, mời các bạn tải Đề thi trạng nguyên Tiếng việt lớp 4 vòng 18 năm học 2021-2022 để xem đầy đủ nội dung.

Bảng xếp hạng trạng nguyên tiếng việt lớp 4 năm học 2021-2022

word image 21741 2word image 21741 2

Tài liệu trạng nguyên tiếng việt lớp 4

Các em có thể tham khảo các bài tập sau trong quá trình luyện tập cho kỳ thi trạng nguyên tiếng Việt lớp 4.

Bài 1. Trâu vàng uyên bác. Điền chữ hoặc từ thích hợp vào chỗ trống.

Câu 1. Sự tích hồ ……… bể.

Câu 2. Đ……àn kết

Câu 3. Nhâ…….. đạo

Câu 4. Lá trầu khô giữa ……. trầu.

Câu 5. Dế ………. bênh vực kẻ yếu.

Câu 6. Một cây làm chẳng nên ………….

Câu 7. Nh…..n ái

Câu 8. Ở ……… gặp lành.

Câu 9. Nhân ………….ậu

Câu 10. Thương người như thể …………… thân.

Câu 11. Trong tiếng “hoài” thì âm đầu là chữ ………….

Câu 12. Điền từ còn thiếu vào câu thơ:

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh …………..ước biếc như tranh họa đồ”

Cấu 13. Điền từ còn thiếu vào câu ca dao:

“Anh em như thể chân tay Rách ………….ành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.

Câu 14. Bài thơ “Truyện cổ nước mình” do nhà thơ Lâm Thị ……… Dạ viết.

Câu 15. Trong bài thơ “Nàng tiên Ốc” thì bà già đã nhặt được con ốc có vỏ màu biêng biếc ……….

Câu 16. Điền từ còn thiếu vào câu ca dao:

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài …………… nhau”.

Câu 17. Từ “hoài” có âm đầu là h, vần là oai, vậy có thanh là thanh ………….uyền.

Câu 18. Hãy chỉ ra vần của tiếng “lành”: Vần của tiếng “lành” là …………….. anh

Câu 19. Trái nghĩa với từ đùm bọc hoặc ………….úp đỡ là từ ức hiếp.

Câu 20. Trái nghĩa với từ nhân hậu hoặc yêu thương là từ độc á……………..

Câu 21. Non ……………nước biếc

Câu 22. Một ……….. ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Câu 23. Quê Hương là chùm …………….ngọt.

Câu 24. Thương người như thể …………..thân.

Câu 25. Lá lành đùm lá………….

Cấu 26. Cây …………không sợ chết đứng.

Câu 27. Câu “ Ở hiền gặp ………” khuyên người ta sống nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn.

Câu 28. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Từ trái nghĩa với từ “đùm bọc” hoặc “ ……….. đỡ” là từ “ức hiếp”

Câu 29. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm:

“Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì ………….ca”. (Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa)

Câu 30. Trong tiếng “tâm” thì âm đầu là chữ ……….

Câu 31. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Thuyền dài và hẹp, làm bằng một cây gỗ to khoét trũng gọi là thuyền độc…………

Câu 32. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Nhân vật trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối, ….. được ……….hóa.

Câu 33. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: “Mai …………” nghĩa là nấp sẵn ở nơi kín đáo để đánh bất ngờ.

Câu 34. Giải câu đố:

Bình minh tôi hót tôi ca

Thêm huyền thành chữ phong ba dập vùi?

Chữ thêm huyền là chữ gì? Trả lời: Chữ ………….

Câu 35. Giải câu đố:

Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây

Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào?

Đố là cái gì? Trả lời: cái ………bàn.

Câu 36. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một …………..phải thương nhau cùng.

Câu 37. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Uống nước …………….nguồn.

Câu 38. Môi hở ………….lạnh.

Câu 39. Bầu ơi thương ……………bí cùng

Câu 40. Nhường ………….sẻ áo

Câu 41. Ngựa chạy có bầy…………….bay có bạn.

Câu 42. Thuận buồm…………….gió

Câu 43. Thức khuya dậy…………..

Câu 44. Vần của tiếng “lành” là vần……………

Câu 45. Điền từ còn thiếu: Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật được gọi là…………truyện. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.

Câu 46. Từ có chứa tiếng “nhân” chỉ lòng thương người là từ nhân ………ĩa

Câu 47. Điền từ còn thiếu trong câu thơ sau:

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ giờ mẹ lại gần giường tập………….

Câu 48. Trong bài thơ: “Nàng tiên Ốc”, bà già đã nhặt được con ốc có vỏ màu biêng biếc ……….

Câu 49. Trái nghĩa với từ “nhân hậu” hoặc “yêu thương” là từ “ độc…………”

Bài 2. Chọn đáp án đúng

Câu 1. Tiếng “ăn” có cấu tạo gồm những bộ phận nào?

a. âm đầu, vần b. âm chính c. âm đệm d. âm chính, thanh điệu (vần)

Câu 2. Từ trong tiếng Việt gồm có mấy dấu thanh?

a. năm b. sáu c. ba d. bốn

Câu 3. Trong cấu tạo của tiếng không thể thiếu bộ phận nào?

a. âm chính, vần b. vần, âm đầu

c. âm chính, thanh điệu d. âm đầu, âm chính

Câu 4. Từ “máy vi tính” do mấy tiếng tạo thành?

a. ba b. hai c. bốn d. một

Câu 5. Trong tiếng “tâm” có âm cuối là chữ nào?

a. â b. t c. m d. âm

Câu 6. Trong câu “Tháp Mười đẹp nhất bông sen.” có mấy tiếng?

a. tám b. ba c. chín d. sáu

Câu 7. Thủy tộc là loài vật sống ở đâu?

a. trên trời b. trên cây c. trên mặt đất d. dưới nước

Câu 8. Trong tiếng “hoàng” có âm đệm nào?

a. h b. a c. o d. ng

Câu 9. Thuyền độc mộc là thuyền làm bằng vật liệu gì?

a. sắt b. cây gỗ c. xi măng d. thép

Câu 10. Từ trong tiếng Việt gồm có mấy thanh?

a. bốn b. năm c. sáu d. bẩy

Câu 11. Tiếng “ơn” có cấu tạo gồm những bộ phận nào?

a. âm đầu, vần b. âm chính c. âm đệm d. vần, thanh điệu

Câu 12. Trong tiếng “sấm” có âm cuối là chữ nào?

a. a b. s c. m d. âm

Câu 13. Tiếng “hiền” có chứa thanh gì?

a. thanh huyền b. thanh ngang c. thanh sắc d. thanh hỏi

Câu 14. Tiếng “phận” có âm đầu là chữ gì?

a. ph b. p c. h d. âm

Câu 15. Từ nào viết sai chính tả?

a. run rẩy b. dàn dụa c. rung rinh d. dào dạt

Câu 16. Trong tiếng “hoàng” có âm đệm nào?

a. h b. o c. a d. ng

Câu 17. Từ “nhà chung cư” do mấy tiếng tạo thành?

a. ba b. bốn c. năm d. sáu

Câu 18. Trong bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: (SGK, TV4 tập 1), Dế Mèn đã bênh vực ai?

a. Chị Nhà Trò b. Dế Trũi c. Kiến d. ong

Câu 19. Từ nào có chứa tiếng “nhân” dùng để chỉ người?

a. nhân duyên b. nhân viên c. nhân đạo d. nhân dịp

Câu 20. Từ nào có chứa tiếng “nhân” dùng để chỉ lòng thương người?

a. nhân chứng b. nhân quả c. nhân tố d. nhân hậu

Câu 21. Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n:

Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây

Nhìn mặt tôi, sẽ xem ngay hướng nào?

a. la bàn b. bản đồ c. cái làn d. cái lá

Câu 22. Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca trong câu chuyện “Ba anh em” (SGK, TV 4, tập 1, tr.13) đã về thăm ai?

a. ông nội b. bà nội c. bà ngoại d. ông ngoại

Câu 23. Mỗi tiếng thường có mấy bộ phận?

a. ba b. bốn c. năm d. sáu

Bài 3. Phép thuật mèo con. Hãy ghép 2 ô trống chưa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành cặp đôi.

word image 21741 3word image 21741 3

Kết luận

Cuộc thi trạng nguyên tiếng Việt lớp 4 thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các em học sinh và các bậc phụ huynh. Để các em có thể hoàn thành tốt 19 vòng thi, Kiến Guru mong bài viết trên là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và vượt qua được cuộc thi này.

 

Xổ số miền Bắc