Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại

Sự phát triển của xã hội hiện đại khiến cho nhiều nền văn hóa du nhập vào nước ta có sự đan xen, pha trộn. Tuy vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc vẫn là nét đặc trưng của người dân Việt Nam. 

    1. Dàn ý trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại: 

    1.1. Mở bài:

    – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại

    1.2. Thân bài:

    Giải thích văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại là gì? 

    – Văn hóa truyền thống là những giá trị bao gồm cả vật chất và tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử, được vun đắp qua bao thế hệ cha ông ta và được lưu truyền đến ngày nay. 

    2/ Chứng minh biểu hiện văn hóa truyền thống trong xã hội hiện nay

    – Ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc của thanh niên Việt Nam hiện nay được biểu hiện qua nhiều phương diện: phong cách sống, ăn mặc, cư xử,…

    – Sự du nhập, pha trộn của nhiều nền văn hóa nhưng đại bộ phận vẫn giữ được những nét truyền thống văn hóa, tinh hoa mà ông cha ta để lại.

    – Nhiều ngày lễ lớn để tưởng nhớ các bậc anh hùng, công lao dựng xây đất nước: Giỗ tổ Hùng Vương ( 10/3 âm lịch) , Ngày lễ Quốc Khánh ( 2/9), Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước ( 30.4)…

    – Các lễ hội truyền thống du xuân mang nét đặc trưng của từng vùng miền: Lễ Tết, Du xuân, Hội Lim,…

    – Mọi người không những giữ gìn mà còn trân trọng, phát huy và tự hào về những nét đẹp đó và có nhiều nơi đã phát triển trở thành điểm du lịch được nhiều bạn bè biết đến. 

    – Tuy nhiên không phải văn hóa truyền thống nào cũng tốt đẹp, cần phải biết chọn lọc để tránh bị một số người lợi dụng điều đó để chuộc lợi cho bản thân. 

    3/ Phản đề

    – Phê phán một số bộ phận bạn trẻ đã bị những văn hóa du nhập làm biến đổi bản chất văn hóa truyền thống hay có những suy nghĩ rằng những nét văn hóa ấy cổ hủ, lạc hậu.

    4/ Rút ra bài học cho bản thân

    – Chúng ta ở mỗi vị trí khác nhau thì cần làm gì để giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp trong xã hội hiện đại ngày nay

    1.3. Kết bài:

    – Bản thân mỗi người cần biết trân trọng và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp

    – Qua đó thì càng thêm yêu và tự hào về đất nước. 

    2. Bài văn mẫu trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại số 1: 

    Sự đa dạng về văn hóa ngày nay do sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam, nhiều nền văn hóa được du nhập, đan xen và pha trộn lẫn nhau: văn hóa Phương Đông và văn hóa Phương Tây. Do đó, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay đã có nhiều sự lựa chọn, lối sống và cách nhận thức khác nhau về văn hóa truyền thống. 

    Như đã trình bày ở trên, văn hóa truyền thống bao gồm tư tưởng tình cảm, phong tục, tập quán, lối sống và cách ứng xử,… được hình thành trong những điều kiện thời gian nhất định, được bảo tồn qua năm tháng trong đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng xã hội khác nhau, được hình thành từ lâu đời và có thể chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác. 

    Trong xã hội hiện đại, văn hóa truyền thống tốt đẹp đã được lưu giữ, truyền đạt cho thế hệ con cháu sau này. Mặc dù được tiếp cận với nhiều nền văn hóa hiện đại từ các nước trên thế giới nhưng đại bộ phận giới trẻ Việt Nam vẫn luôn giữ trong mình bản sắc dân tộc. Đó là những ngày lễ kỷ niệm lớn như: Quốc Khánh 2/9, Giỗ tổ Hùng Vương 10/3, Ngày giải phóng dân tộc 30/4,… trở thành những ngày đại lễ để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến các vị anh hùng vĩ đại của dân tộc. Đó là những viện bảo tàng, di tích lịch sử,… được lưu giữ vẹn nguyên để con cháu biết được những quá khứ hào hùng của ông cha ta. Đó là những nét đẹp truyền thống, những văn hóa phi vật chất mang đậm bản sắc dân tộc được người dân các vùng miền coi là ” đặc sản”. Có thể thấy, dù sống trong xã hội phát triển nhưng những văn hóa truyền thống không hề bị mai một mà nhân dân chúng ta coi là những giá trị tinh thần cốt lõi hướng về cội nguồn, để ” uống nước nhớ nguồn”/ ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. 

    Từ những lối sống, cách cư xử lễ phép “kính trên nhường dưới”, văn minh, lịch sử đã được ông bà uốn nắm từ khi còn rất nhỏ đã hình thành lối sống tốt đẹp biết ơn về nguồn cội. Đó là những truyền thống quý báu được lưu giữ thể hiện nét đẹp tinh thần của dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ hơn tất cả, dân tộc Việt Nam ta luôn phải gìn giữ bản sắc dân tộc bởi đó là cốt lõi của mỗi con người. Xã hội càng hiện đại, chúng ta cần phải coi trọng việc giữ gìn những truyền thống tốt đẹp. Nó đóng vai trò quan trọng hình thành nên giá trị của một con người. Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước biết dung hòa và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi từ xa xưa, bản chất tạo nên giá trị bền vững.

    Hơn tất cả, mọi người dân Việt Nam chúng ta hãy chung tay cùng nhau gìn giữ những thành quả tinh thần và vật chất mà cha ông ta để lại. Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp là kho báu quý giá của nhân dân Việt Nam nói chung cần được lưu truyền, gìn giữ và phát triển trở thành bản sắc văn hóa dân tộc mà chỉ có Việt Nam mới có. 

    3. Bài văn mẫu trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại số 2: 

    Đất nước ta ngày nay đang trên đà phát triển với việc mở cửa hội nhập kinh tế. Điều này cũng dẫn đến những vấn đề liên quan đế giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Suy nghĩ của lớp thanh niên cũng như ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống đang là mối quan tâm hiện nay.

    Hầu hết đại bộ phận thanh niên Việt Nam đều có ý thức giữa gìn văn hóa truyền thống, điều này được biểu hiện qua nhiều phương diện. Về phương diện lối sống, từ bao đời nay, lối sống tình nghĩa, thủy chung cùng với ” kính trên nhường dưới” đã ăn sâu vào trong mỗi con người. Điều này cũng được biểu hiện tốt đẹp trong cuộc sống hiện đại. Tà áo dài người Phụ nữ Việt Nam phất phới bay trong gió đến nay vẫn là nét đặc trưng không thể có của chị em phụ nữ. Cùng với đó là cách cư xử lễ phép, hòa đồng, ăn mặc giản dị đã góp phần làm tăng vẻ đẹp của con người Việt Nam. Rõ ràng có thể thấy, văn hóa đất nước ta đã có sự pha trộn của nhiều nền văn hóa các quốc gia khác nhưng chúng ta vẫn biết cách giữ gìn những truyền thống đặc trưng mang đậm văn hóa bản sắc dân tộc, hòa nhập chứ không hòa tan. 

    Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thì nguy cơ bị phai mòn, bỏ quên những giá trị văn hóa tốt đẹp đáng lên án bởi do có quá nhiều sự pha trộn của nhiều nền văn hóa mà dẫn đến chúng ta dần bị lu mờ. Mỗi lớp thanh niên là thế hệ xung phong, mần non tương lai của đất nước. Bởi vậy, chúng ta có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của cha ông ta. Hơn tất cả, họ phải là những người đi đầu trong công cuộc đứng lên bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp ấy đến xa hơn với tất cả mọi người trên thế giới. 

    Để những văn hóa truyền thống được lưu giữ và được nhiều bạn bè quốc tế biết đến, mỗi người dân chúng ta phải có ý thức hơn nữa trong việc truyền bá nét đẹp tinh hóa của dân tộc. Đồng thời lên án những hành vi làm hủy hoại những nét đẹp tinh thần ấy. Bởi chúng như là minh chứng sống cho cả quá trình xây dựng của ông cha ta. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống ấy sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta luôn tự hào về một đất nước có bề dày truyền thống lịch sử lâu đời và hơn thế nữa là những truyền thống nét đẹp tinh thần ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt Nam.

    Như vậy, mỗi chúng ta luôn sống tự hào và biết ơn những nét đẹp văn hóa truyền thống ấy góp một phần tạo nên giá trị bản sắc riêng của người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Hãy trở thành lớp thế hệ trẻ đầy bản lĩnh đưa nét đẹp dân tộc ta vươn ra ngoài thế giới để nó những giá trị tốt đẹp ấy được lưu truyền đến mãi về sau. Trên đây là những quan điểm, nhìn nhận về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại. Cảm ơn các bạn đã ghé qua!