VĂN HÓA CỔ Việt Nam – Bắc Sơn – Quỳnh Văn – Đa Bút – NÂNG CÁNH ƯỚC MƠ

 

HANG ĐÁ

 

 

RÌU ĐÁ MÀI

 

 

VỎ SÒ

Văn hóa Bắc Sơn – Quỳnh Văn –

 

 

Đa Bút

TRẦN KIÊM ĐẠT

 

Văn hoá Bắc Sơn

Nối tiếp văn hoá Hoà Bình là văn hoá Bắc Sơn và văn hoá Quỳnh Văn thuộc vào thời đại sơ kỳ đồ đá mới. Những di tích thuộc văn hoá Bắc Sơn được phát hiện đầu tiên trong những hang động vùng núi đá vôi Bắc Sơn và phụ cận.

Những di tích thuộc văn hoá nầy cũng đã phát hiện ở khu vực đã tìm thấy văn hoá Hoà Bình như Hoà Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình. Một số ở miền TrungVN. Cũng tương tự như những vùng núi đá vôi khác ở VN, vùng đá vôi Bắc Sơn có nhiều loại hang động thuận lợi làm chỗ cư trú cho bầy người nguyên thủy.

 Hang Bó Man ở  Kéo Phầy (Lạng Sơn) là một loại hang đẹp, rộng  khoảng 15m, ăn sâu vào trong núi 11m, cửa hang cao khoảng 6,50m. Hang Thẩm Khoách ở huyện Bình Gia là một di chỉ nổi tiếng của văn hoá Bắc Sơn, rông 60m, dài 100m, cao đến 40m. Qua khảo sát, tầng văn hoá trong những loại hang động Bắc Sơn là lớp đất xốp, đa phần là 1 lớp đá vôi lẫn nhiều vỏ nhuyễn thể, xen  lẫn lớp tro xám. Dưới tầng văn hoá nầy là lớp đất sét trắng hayvàng, nâu. Người ta tìm thấy trong tầng văn hoá nầy những công cụđá của chủ nhân Bắc Sơn.

Kỹ thuật chế tác:  Trong văn hóa Bắc Sơn, kỹ thuật mài đã khá phổ biến. Tuy nhiên bên cạnh những công cụ mài, trong một số địa điểm của văn hoá Bắc  Sơn vẫn còn thấy những  công cụ đẽo  theo kiểu văn  hoá Hoà Bình trước đó. Đó  là những công cụ bằng  đá cuội được ghè đẽo  trên 1 mặt, còn mặt kia thì để nguyên. Đa phần đều có hình dáng bầu dục,  hạnh nhân hay hình đĩa.

Người nguyên thủy đã dùng những công cụ nầy để chặt. Ngoài ra còn có những công cụ bằng cuội đẽo, có hình bán viên, lưỡi tròn đốc dày và thẳng ngang, dùng làm lao hay nạo.

Công cụ:   Những công cụ tiêu biểu nhất của văn hoá Bắc Sơn là chiếc rìu chỉ mài ở  lưỡi. Loại rìu  nầy thường thấy  ở mọi di chỉ của văn hoá nầy; khác  hẳng với loại  rìu ngắn của  văn hoá Hoà  Bình. Rìu có  chiều ngang hẹp hơn và chiều  dài dài hơn loại  rìu ngắn của văn hoá Hoà Bình.

Người nguyên  thủy đã chế  tác rìu Bắc  Sơn bằng cách  chọn những viên cuội dài và dẹp, đẽo qua loa  trên cả 2 mặt và rìa cạnh, làm sao cho  viên cuội được cân xứng.  Cũng có một số rìu làm bằng  những hòn  cuội để nguyên, đem  mài một đầu làm  lưỡi. Những phần  khác không sửa sang gì. Rìu Bắc Sơn được lắp bằng cán tre hay cán gỗ, nhưng vì thời gian qua đã hư hỏng mất.

Rìu Bắc Sơn thường có lưỡi mài cân ở giữa, chứ không mài vẹt một bên. Những lưỡi  rìu nầy chạy dọc song song với cán như kiểu rìu chặt hiện nay. Đốc rìu được để đẽo và tu sửa cho thon, tra cán dễ dàng. Những công cụ  ghè đẽo thường được chế tác bằng loại đá Riolit;  còn công cụ mài lưỡi thường làm bằng loại đá Flanit hay đá xanh  thường thấy hiện nay. Những loại đá nầy rất dẻo và rắn chắc. Đây là bước  tiến quan trọng trong cách chế tác dụng cụ, so với các văn hoá trước đó.

Phiến thạch:  Trong hầu hết các hang động Bắc Sơn,  có rất nhiều viên cuội phiến  thạch nhỏ, có những dáu mài  hai rãnh song song.

Những phiến thạch nầy rất nhiều đến nỗi người ta xem là dấu hiệu của văn hoá  Bắc Sơn. Đó là loại bàn mài nhỏ, dùng để mài những công cụ nhỏ. Những dụng cụ nhỏ đến nay đã không tìm thấy, chỉ còn vết tích những viên cuội phiến  thạch mà thôi. Tại vết tích Bình Long đã phát  hiện được thỏi xương tròn có  lưỡi vụm. Đó là chiếc đục nhỏ, đã để lại những dấu mài có 2 rãnh trên những viên phiến thạch.

Trong những  di tích thuộc  văn hoá Bắc Sơn còn tìm  thấy một số công cụ  bằng xương, như: rìu,  mũi dùi, đục. Có  những rìu xương rất lớn, dài đến 18cm.

Đồ gốm:  Đồ gốm cũng đã được chế tác  trong giai đoạn nầy. Trong hang động Bắc Sơn đã tìm thấy những mảnh gốm. Một số mảnh còn dấu vết đan.  Căn cứ  vào dấu đan trên gốm, cho  thấy kỹ thuật đan trong giai đoạn nầy đã khá phát triển. Người  nguyên thủy thời Bắc Sơn đã có thể đan những đồ đựng dày và đều. Họ cũng đã biết cách nặn những đồ gốm mà không cần đến khuôn đan.  Hoa văn  trên những đồ  gốm nầy thường đơn giản, như vạch chéo,  răng  lược, văn  sóng nước. 

Xem xét  những hoa  văn nầy cho biết  ngườỉ nguyên thủy tạo hoa văn khi đồ gốm còn ướt. Một số hoa văn khác cho thấy người nguyên thủy đã  dùng đến bàn dập để in hoa văn lên bề mặt gốm. Một số hoa văn khác thì do người nguyên thủy đã dùng  que nhọn để điểm xuyết thêm trên gốm ướt.  Đồ gốm Bắc Sơn  thường có miệng loe và đáy hình  tròn. Một số hòn đá trong hang động có dấu vết khói đen, đó là những hòn đá kê lên để nấu những thức ăn. Về kỹ thuât nung của những loại gốm nầy vẫn chưa cao. Người nguyên thủy đã biết cách nhào đất sét lẫn với cát  và tro để khi nung thì đồ vật không vỡ hay bị rạn nứt.

Xem như thế,  đồ gốm trong văn hoá  Bắc Sơn đã đánh dấu  một bước  tiến  lớn trong  đời sống  của cư  dân nguyên thủy. Tuy nhiên số lượng những  mảnh gốm tìm thấy  vẫn còn ít ỏi; điều nầy chứng tỏ việc chế tác đồ gốm chưa phát  triển mạnh trong giai đoạn văn hoá Bắc Sơn.

Bên cạnh đồ gốm dùng trong nấu nướng, lại còn thấy vết tích  của những  vỏ cây,  ống tre để nấu  nướng hay dùng làm đồ  đựng. Trong các  hang động văn hoá Bắc Sơn còn tìm thấy xương và  răng thú trong tầng văn hoá. Trong một  số hang động khác, tìm thấy xương gấu, xương cầy cáo, xương nhím và  xương khỉ. lại còn tìm thấy được xương và răng  tê ngưu. Như thế  nghề săn cũng khá  phát triển. 

Những xương thú nầy  đều vỡ từng mảnh. Người nguyên thủy đã ăn thịt, vứt xương hay đập nát xương để hút tủy. Như thế,  tuy đã chế tạo đồ gốm nhưng họ vẫn thích nấu nướng như trong giai  đoạn trước.

Hái lượm   Ngành hái lượm vẫn tiếp tục phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc tìm thực phẩm nuôi sống. Họ đi bắt ốc ở sông suối đem về ăn. Vỏ trai ốc chất lại thành từng đống lớp dày trong các hang động có người ở. Trong số ốc  vặn tìm thấy nhiều nhất; đó là loài ốc nước ngọt, sống ở các sông sưới. Ngoài ra còn có ốc đất và các loài trai ốc khác.

Ở hang Làng Cườm (Lạng Sơn) lóp vỏ ốc nầy chấtcao lên đến 3m.  Họ cũng  dùng vỏ trai để làm công cụ thường  dùng. Những vỏ trai lớn và cứng  có thể dùng làm dao,  nạo thay thìa. Ở di tích Đồng  Lầy, còn tìm thấy mảnh vỏ trai hình tam giác, 1 đầu mài vẹt thành lưỡi sắc. Trong những  hang động nầy, không  tìm thấy được các  công cụ liên quan đến  nghề đánh cá.  Xương cá cũng không thấy. Như vậy nghề  đánh cá không phát triển trong thời đại văn hoá Bắc Sơn.

Như thế,  chủ nhân Bắc  Sơn sinh sống chính yếu là săn bắt, hái lượm. Vũ khí dùng săn bắt bằng tre gỗ; các công cụ đá thì dùng để chặt để chế tác đồ tre gỗ.  Những mầm mống  nông nghiệp phát sinh trong thời đại văn hoá Hoà  Bình trước đó  đã được phát triển thêm một  bước. Đã tìm thấy rìu  mài lưỡi chắc, để phát rừng làm rẫy. Con người  thời văn hoá Bắc Sơn sống trong các  hang động và mái đá. Những nơi nầy để che mưa nắng và tránh thú dữ. Họ làm các đồ nạo, dũa  vỏ trai dùng trong việc chế tác da  thú. Chưa tìm thấy được những mũi kim có lỗ khoan, nhưng đã  thấy những mũi dùi nhỏ bằng xương,  khá tinh tế.

 Có thể con  người thời nầy  chế tác áo quần bằng da thú.  Họ cũng dùng vỏ cây để làm quần  áo che thân. Đồ đan đã thấy phát triển, tuy nhiên chưa có dấu vết chứng tỏ nghề dệt đã phát sinh.

Đồ trang sức Trong các di  tích Bắc Sơn, đã tìm thấy những đồ trang sức. Trang  mái đá Bình Gia, đã tìm thấy được nhiều loại vỏ ốc biển Cypraea.   Họ khoét một lỗ lớn trên lưng vỏ ốc, xâu một sợi dây qua miệng ốc để làm đồ trang sức. Những vỏ ốc khoét lỗ nằm gần nhau trong tầng văn hoá nầy có thể đoán định  là một xâu chuỗi dùng làm vật trang sức đeo  ở cổ. Trong  một số địa điểm khác, đã tìm thấy được đồ trang sức bằng phiến thạch  mỏng, có lỗ đeo và những hạt chuỗi bằng đất nung, hình trụ hay hình thoi, có khoen lỗ ở chính giữa.

Qua những  đồ trang sức  đó cho  thấy  khả năng mỹ  thuật của con  người thời nầy đã phát triển hơn các giai đoạn trước.  Trong một  số hang động  của văn hoá  Bắc Sơn, cũng  đã phát hiện những  vật bằng đất sét  hay bằng  phiến thạch,  trên đó có vạch  những đoạn  thẳng song song ở rìa cạnh  làm thành từng  nhóm. Có những mảnh phiến thạch khắc hình rẻ quạt, đường tròn, sóng nước.  Đây là những biểu thị siêu  linh. Những nghệ phẩm  nầy mang tính huyền bí, khiến cho người ta nghĩ đến tín ngưỡng tôn giáo của họ.

Về niên đại   Đã có nhiều  ý kiến khác nhau về việc xác định niên đại  của văn hoá Bắc Sơn. Hai  mẫu vỏ ốc trong hang Bó Nam  (Kéo Phẩy) đã được định niên  đại bằng phương pháp  C.14 vào khoảng 7,900 năm cách ngày nay. Hai mẫu vỏ ốc khác ở  hang Thẩm Hai có niên đại C.14 là  9,700 năm  cách ngày nay  mẫu ốc trong hang Bó Lùm  (Còn Khẻ) có niên đại C.12 là 8,010 năm cách ngày nay.  Nhìn chung, tính niên đại tổng quát, văn hoà Bắc Sơn cách nay vào  khoảng từ 1 vạn năm đến 8,000 năm.

Như thế văn  hoá Bắc Sơn là sự  tiếp nối kế thừa của  văn hoá Hoà Bình; sự phát triển đó mang tính  liên tục, liên hệ, dồi dào hơn  lên. Những di  tích văn hoá  Bắc Sơn cũng  đã tìm thấy được nhiều nơi vùng Đông Nam Á: Lào, Thái Lan ,  Malaysia , Indonésia.

 

Mục lục bài viết

Văn hoá Quỳnh Văn

Đại cương   Cùng với văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Quỳnh Văn cũng thuộc vào sơ kỳ thời đại đồ đá mới ở VN, nhưng  lại được phân bố ở vùng ven biển.

Tiêu biểu cho văn hoá nầy là  di chỉ Quỳnh Văn ở huyện Quỳnh Lưu,  tỉnh Nghệ An.  Chủ nhân văn hoá Quỳnh Văn là những người hầu như chủ yếu sống bằng vào kinh tế khai thác nhuyễn thể và các hải sản biển.

 Hơn 20  di chỉ cồn sò đập ven biển Quỳnh Lưu (Nghệ An) và Thanh Hà  (Hà Tĩnh) đã  không chỉ phản ánh định hướng khai thác biển một cách toàn diện, mà còn chứng tỏ văn hoá Quỳnh Văn là văn hoá có quy  mô lớn nhất vùng duyên hải,  độc đáo trong bình tuyến trung tâm văn hoá đá mới ven biển VN sau thời văn hóa Hoà Bình.  

Văn hoá cồn sò đập Quỳnh Văn cho đến nay đã trải qua hơn 60 được  các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước phát hiện, nghiên cứu.Quá trình và thành tựu nghiên cứu trong hơn nửa thế kỷ được nhiều nhà khảo cổ học triển khai  qua những luận chứng  khác nhau.

Qua  đặc điểm môi trường phân bó các di chỉ, khảo cổ, cấu tạo tầng văn  hóa, các  dấu tích hoạt  động của  chủ  nhân văn hoá  nầy, các mộ táng, nơi cư trú, qua đặc trưng  của tổ hợp di vật bằng đá, xương răng, động  vật, vỏ nhuyễn  thể, cơ cấu  khai thác kinh  tế biển, nguồn gốc và quá trình phát  triển… cho chúng ta thấy: chủ nhân  văn hoá  Quỳnh Văn là một  trong số những đại  diện tiêu biểu cho  trình độ khai thac biển của VN thời đồ đá mới.

Di chỉ Quỳnh Văn    Đặc điểm của sự phân bố các di  chỉ cồn sò điệp văn hoá Quỳnh Vănlà phân bố  tập trung chung quanh đồng bằng  Quỳnh Lưu. Hình thái phân bố chia thành hai tuyến: phía bồ đông và phía bờ tây của sông Quèn.Tuyến bờ tây: có 8 địa điểm: Cồn Hang Thờ, Cồn Lẹp, Cồn Rườn, Rú Cửa Gan, Quỳnh Văn, Cồn Đề,  Đông  Hà Nam , Đông Hà Bắc.

 Những vùng nầy sò điệp phân bố tản mạn, hầu hết là sò điệp bám dựa chân núi.Tuyến bờ  đông: gồm có:  Cồm Trạm Xá,  Cồn Lò Ngói, Cồn Đất, Cồn  Nghĩa Trang, Gò Lạp Nam, Gò Tùng Điệp, Gò Lạp Bắc, Gò Ong Lựu, Gò Mới, Gò Lăng và  Gò Trạm Máy Kéo. Sò điệp tập  trung dần từ trung lưu sông Quèn ăn ra biển.   Phía trên tằng văn hoá nầy là lớp vỏ nhuyễn thể bị mủm nát.

Thành phần chủ yếu là: vỏ điệp (placuna placenta lin), sò  nhẵn (areasabinze  lin), sò  gai (arccagranaca  lin)  ốc đinh  (tuvitellabacillum kienner),  ốc sắt (cerilicat),  ốc gai (murex), vỏ ngao (keretix)… Bên cạnh những  vỏ nhuyễn  thể,  còn  có  các loại: vụn cua bể (eriocheir), xương cá, mai rùa, ba ba, mực… xương răng động vật gồm: voi, trâu bò rừng, hươu, nai, tê giác.

Công cụ:   Trong tầng văn hoá và trong các mộ táng, đã tìm thấy nhiều công cụ đá  của người nguyên thủy. Ngoài một số ít  chày đá, hòn ghè,  hầu hết công cụ được chế tạc bằng “đá gốc”. Loại đá nầy dùng làm công cụ Keratophia – thạch anh.   Cũng tìm  thấy những loại nạo bằng đá. Nạo làm  bằng hạch đá hay mảnh tước, có loại thô những cũng có loại khá tinh tế. Con người  thời đó cũng sử dụng những  chiếc rìu to, nhỏ  khác nhau. Tất cả các loại rìu đều được  ghè cả hai  mặt.

Kỹ thuật  chế tác đá duy nhất ở đây là cách ghè đẽo. Trong những mảnh tước tìm thấy ở đây, bên cạnh  các mảnh tước có đặc trưng  Clacton , còn có  loại mảnh tước có mặt  ghè hẹp. Cũng có các hạch  đá kiểu Levaloa. Không có kỹ thuật mài và không tìm thấy bàn mài.Ngoài ra, người nguyên thủy Quỳnh Văn cũng dùng xương để kiến tạo  các công cụ.

 Ở  Quỳnh Văn còn tìm thấy 1 đoạn  xương ống, một đầu  được vót nhọn khá sắc và một  chiếc răng động vật cũng có dấu gọt  ở đầu nhọn của răng. Đây là những mũi dùi Trong các mộ táng, còn tìm thấy những chiếc đục bằng xương, có lưỡi mài sắc và xinh xắn.  Hầu hết những công cụ ở đây  được chế tác bằng cách ghè đẽo, chưa thấy cách mài đá,  nhưng khẳng định là văn hoá nầy  ở vào thời đồ đá mới.

Người Quỳnh  Văn cũng đã biết  làm đồ gốm. Gốm  Quỳnh Văn là loại gốm thô. Đất làm gốm còn trộn nhiều hạt cát to bê ngoài có phủ 1 lớp đất mịn.  Độ nung còn thấp cho  nên gốm thường bị nứt vỡ. Họ  làm gốm bằng tay, chưa có bàn xoay, nhưng gốm cũng có độ dày đều.  Mặt ngoài của gốm có trang trí hoa văn thô sơ. Một số mảnh gốm bị ám khói, chứng tỏ dùng để đun nấu.

Trong tầng văn hoá nầy tìm thấy các bếp của người nguyên thủy. Đó  là những đám tro than, có những hòn  đá ám khói. Một số bị nứt có  thể do lửa nung. Trong tro than  thường lẫn lộn xương cá và xương  thú. Đó là những thức ăn được nấu nướng.

Sinh hoạt  : Những dấu  vết hoạt động của  người cổ Quỳnh Văn còn lưu lại đếnnay theo 3 dạng thức:  – Các dấu vết bếp lửa  – Các hố đất đào  – Các mộ táng  Loại dấu vết  hố đào và một táng mối chỉ phát hiện được  ở những địa điểm Quỳnh Văn, còn dấu vết bếp lửa là hiện tượng phổ biến ở tất cả các địa điểm khác của văn  hoá nầy. Ở di chỉ Quỳnh Văn, đã  phát hiện được 11  hố đất ở lớp thứ 2 và lớp  thứ 9.

 Trong một số hố đất đã phát hiện được những  thể loại công cụ bằng đá và những  mảnh gốm.  Các dấu vết bếp đun nấu là hiện tượng phổ biến nhất.

 Đã phát hiện hàng trăm bếp lửa ở 4 địa  điểm khai quật. Những chiếc bép nầy có  diện tích rộng  hẹp khác nhau, đống than tro  dày mỏng khác nhau,  nhưng lại không có cấu trúc tiêu chuẩn nào. Hầu hết bếp là những vùng than tro  với vỏ sò điệp, xương răng,  than củi bị đốt cháy, cùng với những  hòn cuội làm đá kê  bắc bếp bị ám khói,  bên cạnh  những mảnh gốm và những công cụ  đá.

Cũng tìm thấy được những thể  loại đồ đá có đáy nhọn. Trừ một số ít có  lớp than tro dày, phần lớn các  bếp cho thấy việc  sử dụng chúng trong  khoảng thời gian  không lâu dài lắm.

 Tài liệu còn  cho thấy: chủ nhăn văn hoá Quỳnh Văn sử  dụng nguồn thức ăn  nhuyễn thể, hải sản  tại chỗ là chính  yếu; bên cạnh có một số lượng  nhỏ thịt rừng. Các nhà khảo cổ học  gọi đó là “đống rác bếp” (Kjokkenmbding).

Mộ táng:   Ở địa điểm Quỳnh  Văn trong cuộc khai quật năm  1963 đã phát hiện  được 31 ngôi mộ. các huyệt mộ đều hình  tròn hay gần tròn, đường  kính khoảng 70cm.  Đất xây dựng mộ màu nâu  lẫn vỏ sò điệp.

Những đồ tùy táng cũng khá phổ biến  trong những ngôi mộ nầy, như: công cụ đá, dao, đục  xũm bằng xương, ngà voi, vỏ ốc  xuyên lỗ. căn cứ vào huyệt  mộ, vào vị trí  xương cốt còn lưu  lại, cho thấy người  chết được chôn với táng  thứa nằm  co  hay ngồi bó  gối.  Cũng có   những khu chôn  tẫp thể được tìm thấy ở  địa điểm Quỳnh Văn.

Táng tục của chủ nhân văn hoá Quỳnh Văn có nhiều nét tương tự như táng tục của chủ  nhân văn hoá Đa Bút. Tính chất táng tục nầy  thấy ở văn hoá Hoà Bình trong các địa điểm khảo cổ: Hang Đắng, Mộc Long,  Con Moong (Ninh  Bình) Mai Đá Điều (Thanh Hoá), Hang Muối (Hoà Bình), Hang Chùa (Nghệ An)…

Điều nầy cho thấy có những liên hệ giữa văn hoá Hoà  Bình trước đó với văn hoá Quỳnh  Văn về sau. Do đó cũng có thể xác định thành phần nhân chủng  của chủ nhân văn hoá Quỳnh Văn thuộc đại chủng Australo – Negroid.

Di vật   Di vật của chủ nhân văn hoá Quỳnh Văn còn lại ở di chỉ sò điệp Quỳnh Lưu gồm: các công cụ bằng đá, bằng xương răng  động vật, bằng vỏ nhuyễn thể, đồ gốm.

 Đồ đá  Phân loại, nghiên  cứu cho thấy: bộ sưu tập  đồ đá Quỳnh Văn gồm có: mảnh tước, các  loại hình công cụ đá ghè từ đá gốc, đá cuội, đá lăn, công cụ mài,  các loại công cụ không gia công hay cuội nguyên chày, hòn ghè, hòn kê, bàn nghiền, bàn mài.

Chủ nhân văn hoá Quỳnh Văn đã  chế tác và sử dụng những loại hình công cụ  vừa mang những  yếu tố  truyền thống Sơn Vi  – Hoà Bình  trước đó, vừa mang những đặc điểm riêng của Quỳnh Văn. Những công cụ nầy có hình bầu dục,  hình dĩa, hình khối tam giác, hình mai rùa, hình  quả trám, hình rìu  dài, hình rìu ngắn,  công cụ không  định hình, công cụ từ mảnh tước tu chỉnh. hầu hết công cụ ghè đẽo  Quỳnh Văn đều có 1 mặt phẳng, 1 mặt kum hay gần nhọn. Ở địa điểm Quỳnh Văn chỉ thu được hơn 100 mảnh gốm, còn ở các điạ điểm khác  thu được khoảng 5,000 mảnh gốm.

Những hiện tượng kể trên cho thấy nền kinh tế khai thác hải sản,  chủ yếu là nhuyễn thể sò, điệp, ốc; còn công cụ đá không giữ vai trò quan trọng như chủ nhân văn hoá Đa Bút   

 Công cụ bằng xương răng động vật   Cư dân  văn hoá Quỳnh Văn  cũng gia công một  số xương răng, sừng của  động vật để làm đục, làm mũi nhọn,  nhưng số  lượng không  nhiều.  Những công  trình khai quật của  bà Madeleine Colani tìm được hàng  chục đồ dùng  bằng vỏ sò,  vỏ ốc, vỏ  hà.

 Việc dùng vỏ nhuyễn thể  như trai, trục,  ốc, sò làm công cụ và  đồ trang sức  cũng là hiện tượng khá phổ biến trong những di chỉ hang động văn hoá Quỳnh Văn.

Đồ gốm   Đồ gốm là thành tố quan trọng và  cơ bản trong cơ cấu nền văn hóa vật chất ở Quỳnh Văn. Quỳnh Văn là 1 trong 3 trung tâm gốm sớm nhất, không những tại Việt Nam , mà của cả vùng Đông Nam Á lục địa  và hải đảo.

Đồ gốm tập trung tạp Quỳnh Văn phía Nam, Gò Lạp Bắc, Cồn Đất, tính ra có đến 17,000 mảnh gốm. Có  4 loại gốm: gốm văn chải đáy nhọn, gốm văn in dập kiểu nan rá có  đáy trò, gốm văn chải  mặt trong,  văn thừng  mặt ngoài, gốm văn  thừng đáy tròn. Hai  loại gốm kiểu  văn chải đấy  nhọn và văn in dập kiểu nan rá xuất hiện  sớm nhấttại Quỳnh  Văn.

Như thế, từ khi mới  đặt chân đến  bờ biển QuỳnhLưu, chủ nhân văn hoá Quỳnh Văn đã tạo đồ gốm để dùng. Hầu hết những mảnh gốm khai quật được tại Quỳnh  Văn là mảnh vỏ của nồi đun nấu; có vết  ám khói hay tro đen ở thân gốm  và đáy gốm, tức là dùng dụng cụ nấu nướng.

Những mảnh gốm khai quật được thường bị vỡ thành  từng bộ phận, cũng có chỗ lẫn  lộn với đồ đá, than tro, xác hải sản.   Gốm đáy nhọn  rất phổ biến trong vùng nầy.  Thân gốm thì cấu trúc theo  hình nón  hay hình  phễ; chất  liệu pha  nhiều cát  sạn, vỏ nhuyễn thể và xương gốm tán vụn tạo  thành độ cứng  chắt, diện  tích tiếp xúc với lửa nhiều hơn so với gốm đáy tròn. 

Các loại  gốm Quỳnh Văn để  chế tác chủ yếu  bằng phương pháp nặn bằng tay, giải cuộn, kết hợp với thủ pháp kê, đập, chải. Điều nầy khác với gốm Đa Bút. Trên cổ và miệng của các loại gốm được khoét  những chiếc lỗ nhỏ chừng 3mm.  Lỗ nầy dùng để  luồn dây buộc chovững khi đun hay di chuyển. Như thế, sự xuất hiện của loại gốm  có văn in dập kiểu nan rá đáy tròn, văn chải  2 mặt, đáy nhọn, văn thừng  cổ thắt…  đều là nét  tiêu biểu nhất của văn hoá Quỳnh Văn.

Sinh hoạt kinh tế    Qua những dấu  tích của thức ăn, có thể  biết được hoạt động kinh tế của họ. Người nguyên thủy  Quỳnh Văn sinh sống  bằng cách bắt  điệp, sò, ốc ven sông biển. Người nguyên thủy Quỳnh Văn cũng sống  bằng nghề bắt cá. Trong tầng văn hoá, tìm thấy các đốt xương sống cá và vây  cá khá lớn. Tất nhiên  là họ dùng thuyền và  có thể ra  biển.

Nghiên cứu về môi trường, đặc điểm phân bố các di chỉ cồn sò điệp  và đặc biệt  là tầng văn hoá, loại  di tích nầy được cấu  cạo bởi chính vỏ, xác và tàn tích các loại nhuyễn thể.  Hầu hết là  điệp, ở ngay môi trường vịnh Quỳnh Lưu. Hơn thế nữa, các di tích sò điệp không những phong phú về số lượng, lại còn có  quy mô rất lớn, lớn hơn nhiều nếu đem so với mật độ và tổng số di vật trong một đơn vị diện tích khai quật.

Tuy nhiên,  trong khảo sát,  vẫn thấy một  số lượng rất  nhiều về những con  sò điệp vẫn còn  ngậm miệng, nghĩa là  không phải dùng  làm thức ăn. Từ thực tế cho thấy, khối lượng những di vật sò điệp  nầy tập trung do 2 nguồn gốc: (a) do hoạt động của con người; (b)do ảnh hưởng của thủy triều, sóng gió.  

Căn cứ  vào dấu vết tác  động lên những nhuyễn  thể, vào đặc điểm phân bố di tích và di vật cho thấy: chủ nhân văn hoá Quỳnh Văn đã thu lượm, đánh bắt nhuyễn thể và hải sản ở những giai đoạn, những   điều  kiện thuận lợi nhất  định, theo  vòng sinh  trưởng của các giống hải sản,  theo diễn biến của môi trường  chịu ảnh hưởng các đợt biển tiến và biển lùi.   Đó là cách khai thác theo từng mùa.

 Người nguyên  thủy Quỳnh Văn cũng làm nghề săn bắt. Trong  di chỉ, đã tìm thấy  xương và răng  hươu nai, trâu  bò, chó và  nhím. Đó là những thú rừng  săn bắt được. Cũng tìm thấy  có ngà voi. Như thế, con người Quỳnh Văn còn săn bắt  các thú lớn. Nhưng xương thú rất ít, có lẽ nghề  săn bắt đã không đóng vai trò  lớn bằng nghề sông biển.

Niên đại văn hoá Quỳnh Văn

      

Niên đại:  Văn hoá Quỳnh Văn thuộc thời đại sơ kỳ đá mới  để dần dà chuyển sang thời đại kim khí.  Giai đoạn nầy liên hệ với sự thành  lập đồng bằng
Nhắn tin cho tác giả

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ @ 10:33 11/07/2012
Số lượt xem: 2199

Số lượt thích:

0 người

Xổ số miền Bắc