VĂN HOÁ NHẬT BẢN pdf

Ngày đăng: 25/07/2014, 01:20

Để việc làm ăn với thị trường Nhật Bản thu được kết quả cao, một trong những yếu tố không kém phần quan trọng là phải tìm hiểu và nắm được tập quán, văn hoá giao tiếp kinh doanh của họ. Sau đây là một số nét để bạn đọc tham khảo: 1. Đừng quá vội vàng bắt tay với doanh nhân Nhật Bản. Nói chung, người Nhật tránh sự tiếp xúc quá thân mật trong kinh doanh. Vỗ vai khách từ phía sau để kết thúc một sự giao dịch được xem là bất lịch sự. Nhưng nếu một người Nhật thiện chí đưa tay ra trước thì bạn cũng đáp lại bằng việc bắt tay họ để thể hiện thiện chí của mình. Phong tục của người Nhật Khi giao tiếp, người Nhật luôn ý thức rất rõ vị trí của mình. Là chủ nhà, sau những lời chào hỏi xã giao, họ thường chủ động đi vào vấn đề bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng, nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp, nhưng nên đúng lúc. Không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Nếu không, bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ. Một điều rất quan trọng là người Nhật không muốn bị lãng quên, họ thích lễ độ và sự kiềm chế. Khi muốn làm quen, giao dịch, trước tiên nên trao danh thiếp để tự giới thiệu mình, khi trao dùng cả hai tay, chiều danh thiếp hướng về khách. Lúc trao đổi không nên nói to, gây tiếng ồn ầm ỹ. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật bản rất thích đúng giờ và ngắn gọn. Đừng sai hẹn, cũng đừng bắt người Nhật vòng vo, nhất là phải trả giá nhiều lần (vì vậy cần cân nhắc, tính toán khi đàm phán vấn đề liên quan đến giá cả). Người Nhật thích chụp ảnh có hình mình trong đó. Bởi vậy, khi đi tham quan một nơi nào đó mà lúc về họ được tặng một bức ảnh chụp trong tư thế tự nhiên thì không gì bằng. Các thương nhân Nhật thích chụp hình trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình quốc huy, quốc kỳ và lãnh tụ của nước sở tại. Họ kiêng chụp ảnh 3 người. Khi giao tiếp, nên hướng chủ đề câu chuyện theo hướng không ở đâu kiêng kỵ như thể thao, thời tiết, kinh tế, chứng khoán. Không vỗ vào vai của người Nhật, không kéo dài mọi hình thức tiếp xúc cơ thể. Người Nhật rất thích tặng quà vào các dịp lễ tết, các dịp có tin vui Cần chú trọng đến nghệ thuật gói quà nếu bạn muốn tặng quà cho người Nhật. Không nên tặng quà có số lượng là 4, 9, những vật nhọn, những tặng vật có màu tím hoặc xanh là cây vì với họ, đây là những thứ tượng trưng cho đau buồn và không may mắn. Họ không mở quà ngay trước mặt người tặng. 2. Sẵn sàng tôn trọng sự khác biệt về văn hoá. Khi gọi tên người Nhật bạn nhớ bỏ từ “Mr” ở đằng trước và thêm từ “san”- nghĩa là Ông, Bà, Anh, Chị… vào sau Họ của người đó để thể hiện sự kính trọng. Ví dụ : Mr. Fujita được gọi là Fujita-san. Mr. Jones được gọi là Jones-san. Không gọi “Mr. Fujita-san” hay “Mr. Jones-san”. Lưu ý là người Nhật gọi Họ chứ không gọi tên. Gọi tên được xem là thiếu lịch sự. 3. Khi kết thúc câu chào hỏi, đừng bao giờ quên trao “card visit”, đây là điều quan trọng nhất. Hầu hết người Mỹ nhận card của đối phương liếc nhìn rất nhanh rồi cất vào túi áo vét trong khi người Nhật xem card rất cẩn thận cả mặt trước và mặt sau. Họ giới thiệu, chứ không chỉ đơn thuần đưa cho bạn, và cầm card với dòng chữ in xuôi chiều về phía bạn để bạn dễ nhìn. Có thể kèm theo một cái cúi đầu nhẹ và nhanh. Chiếc card của người Nhật to hơn card của người Mỹ một chút và được in trên giấy chất lượng tốt hơn. Việc in có thể bằng tiếng Anh một mặt và mặt kia in bằng tiếng Nhật. 4. Vị trí ngồi vào bàn làm việc Dọc theo bàn hội nghị, khác với khá nhiều công ty Mỹ là thường ngồi xen kẽ giữa người của bên này với người của bên kia, người Nhật thường ngồi một bên, đối phương ngồi một bên, trưởng đoàn hoặc người có chức vụ cao nhất ngồi ở giữa. 5. Trường hợp bạn nhận được nhiều card visit một lúc: Đặt card visit mà đoàn doanh nhân Nhật Bản vừa trao cho bạn lên mặt bàn theo đúng thứ tự của doanh nhân Nhật ngồi đối diện với bạn. Người Nhật cũng sắp xếp card visit mà đoàn của bạn trao cho họ lên bàn theo thứ tự của người ngồi đối diện tương tự như vậy. Bạn có thể nhìn vào card visit để nhớ tên của người đó. Điều này có thể chấp nhận được. Tên của người Nhật Bản có thể khó nhớ, nhưng tên của người nước ngoài cũng khó nhớ đối với người Nhật. 6. Khi bạn là khách ở các văn phòng của người Nhật bạn sẽ được mời uống trà xanh, đây là truyền thống của người Nhật. Nhưng người Nhật cũng uống cafe. 7. Nói chậm và đúng sự thật Những lời giới thiệu bóng bẩy sẽ không gây được ấn tượng. Những từ và cụm từ hay được dùng như “chất lượng”, “công việc theo nhóm”, “danh dự”, “sự hài hoà”, “không thành vấn đề”, và “những lựa chọn khác” . 8. Trong đàm phán, học cách chấp nhận sự im lặng trong 30 giây hoặc lâu hơn Đây là thời điểm then chốt để người Nhật đưa ra quyết định. Người Nhật nghiền ngẫm những gì bạn nói và đưa ra các câu hỏi. Bạn cũng không nên bối rối trước những giây phút im lặng trong đàm thoại của họ như vây. 9. Tránh dùng từ “no” (không), vì được xem là thiếu lịch sự . Thay vào đó, hãy nói: “Chúng ta hãy xem xét lựa chọn khác” hay “Có lẽ đây là cách làm tốt hơn”. 10. Cuối cùng, bạn có thể mời doanh nhân Nhật Bản đến nhà, hoặc là thử chơi với họ một ván gôn. Người Nhật thích chơi gôn và sẵn sàng đàm phán tiếp sau khi cùng chơi môn thể thao tạo sự thân thiện này . chấp nhận được. Tên của người Nhật Bản có thể khó nhớ, nhưng tên của người nước ngoài cũng khó nhớ đối với người Nhật. 6. Khi bạn là khách ở các văn phòng của người Nhật bạn sẽ được mời uống trà. nhân Nhật Bản. Nói chung, người Nhật tránh sự tiếp xúc quá thân mật trong kinh doanh. Vỗ vai khách từ phía sau để kết thúc một sự giao dịch được xem là bất lịch sự. Nhưng nếu một người Nhật. một lúc: Đặt card visit mà đoàn doanh nhân Nhật Bản vừa trao cho bạn lên mặt bàn theo đúng thứ tự của doanh nhân Nhật ngồi đối diện với bạn. Người Nhật cũng sắp xếp card visit mà đoàn của bạn

– Xem thêm –

Xem thêm: VĂN HOÁ NHẬT BẢN pdf, VĂN HOÁ NHẬT BẢN pdf,

Xổ số miền Bắc