Văn hóa Nhật Bản và những nét ĐẶC TRƯNG chỉ có tại “xứ sở Phù Tang”

Là sự kết hợp hài hòa của văn hóa hiện đại với những giá trị truyền thống, văn hóa Nhật Bản đa dạng với nhiều nét đặc trưng riêng. Vậy nền văn hóa “xứ Phù Tang” có gì đặc biệt? Điều gì làm nên sức hấp dẫn của văn hóa Nhật? hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu những nét riêng độc đáo trong văn hóa Nhật qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

TÌM HIỂU CHUNG về văn hóa Nhật Bản

Nguồn gốc của văn hóa Nhật Bản bắt nguồn từ thời đại Jomon. Tổ tiên của người Nhật thời đó sống trong tự nhiên và không bao giờ đi ngược lại điều đó. Nguyên nhân là do sức mạnh thiên nhiên cao hơn con người rất nhiều. Họ quan niệm rằng ý trời, giáo lý nhà Phật đã xây dựng nền văn hóa Nhật Bản. Mặt khác, ở phương Tây, linh hồn con người đã xây dựng một nền văn hóa tìm kiếm một cơ thể vĩnh cửu. Do đó, đã có ý tưởng tái sinh cái chết bằng cách tạo ra một xác ướp hoặc một nghĩa địa đá khổng lồ.

Ngay từ đầu, văn hóa Nhật Bản được cho là ra đời bởi vì người Nhật khẳng định rằng “chúng tôi là người Nhật” đối với các nước khác, và nó đã xâm nhập chủ yếu từ cuối thời kỳ Edo đến thời kỳ Minh Trị ở Nhật Bản.

Sự giao thoa giữa văn hóa hiện đại và truyền thống tạo nên nét đẹp đặc trưng trong văn hóa của người Nhật. Điều này được lý giải do nước Nhật được bao quanh bởi biển đảo và chưa hề có cuộc chiến tranh xâm lược nào. Điều này tạo ra một sự thống nhất về văn hóa.

Mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng, chính điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và nhiều thiên tai đã tạo nên một ý chí, nghị lực kiên cường và tinh thần đoàn kết chống lại thiên tai của người Nhật.

Những nét văn hóa Nhật Bản đặc trưng – Chỉ có tại “đất nước mặt trời mọc”

Văn hóa thưởng trà của người Nhật

Xuất hiện khoảng cuối thế kỷ thứ VII, trà đạo trở thành một loại hình thưởng thức của người Nhật, nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản. Văn hóa thưởng trà của người Nhật phát triển mạnh mẽ và lan rộng trong cộng đồng, mở ra trong tâm hồn họ một chân trời rộng lớn.

Người Nhật gắn văn hóa thưởng trà với triết lý nhân sinh “hòa” – “kính” – “thanh” – “tịch”. Đây cũng chính là tinh thần cốt lõi của trà đạo Nhật Bản. Thưởng trà, vì thế, không đơn thuần là việc uống trà, mà còn là thưởng thức và nâng cao giá trị tinh thần. Trong đó, “Hòa” chính là là hòa bình; “Kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu; “thanh” là thanh tịnh, thanh khiết; còn “tịch’ tức là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.

Kimono – trang phục truyền thống của người Nhật

Trong tiếng Nhật, từ “kimono” có nghĩa là “đồ để mặc” – còn được gọi là hòa phục hay y phục của Nhật. Cũng như áo dài của Việt Nam, kimono là quốc phục của Nhật Bản, được sử dụng phổ biến trong suốt vài trăm năm.

Ngày nay, cùng với quá trình hội nhập quốc tế cùng tính chất cuộc sống nên Kimono không còn được sử dụng như thường phục mà chỉ được dùng trong những dịp lễ tết, trong đám tiệc hay các lễ hội. Ở Nhật Bản, phụ nữ mặc Kimono phổ biến hơn nam giới.

Geisha

Nhắc đến đặc trưng văn hóa Nhật Bản, không thể không nhắc đến Geisha. Đây là một nét đẹp văn hóa độc đáo của xứ Phù Tang.

Các nghệ sĩ Geisha Nhật Bản xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ 17 tại những thành phố lớn của Nhật.Điều đặc biệt chính là tất cả đều là nam giới chứ không phải là nữ giới như hiện tại. Sau thời gian phát triển, phụ nữ tham gia trở thành Geisha nhiều hơn.

Người phụ nữ đầu tiên tự nhận mình là Geisha là vào năm 1750 tại Fukugawa. Người phụ nữ này đã có một màn trình diễn về ca hát và tài năng của mình. Bà cũng được xem là một trong những người đóng vai trò quan trọng cho nét văn hóa Geisha ở Nhật Bản. Cho tới nay, văn hóa Geisha đã ăn sâu vào xã hội Nhật và là một phần được yêu thích kể cả với khách du lịch.

Rượu Sake

Sake là loại rượu đặc trưng của Nhật Bản có từ lâu đời, được ví như “quốc tửu” của Nhật Bản. Rượu sake là một loại rượu nhẹ truyền thống nấu từ gạo qua nhiều công đoạn lên men của người Nhật và đi kèm với khá nhiều quy tắc.

Tùy vào từng thời điểm khác nhau mà người Nhật cũng sẽ sử dụng các loại rượu khác nhau. Trong văn hóa Nhật, người trẻ phải rót rượu cho người già nhất trước va khi có người rót rượu sake cho bạn, bạn cần phải giữ cốc rượu bằng 1 tay và tay kia kê phía dưới cốc để thể hiện phép lịch sự

Tinh thần võ sĩ đạo

Gắn liền với lịch sử Nhật Bản, những người võ sĩ đạo trở thành biểu tượng cho lối sống đầy nghị lực, quyết tâm mà người Nhật luôn hướng đến. Đây cũng là tinh thần Nhật Bản – thể hiện ý chí và lòng tự hào của người Nhật.

Để trở thành một võ sĩ đạo chân chính phải rèn luyện được các tính căn: Ngay thẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, tự kiểm soát bản thân, lòng trung thành và danh dự. Dựa vào những đức tính tốt đẹp này mà một quốc gia nghèo ở Đông Á, hứng chịu nhiều tổn thất từ chiến tranh thế giới thứ 2 và thiên nhiên khắc nghiệt tàn phá, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong những nước có nền công nghiệp và kinh tế phát triển hàng đầu thế giới.

Sự phổ biến của Manga – Anime

Nếu Hollywood là vũ trụ của phim Marvel, Disneyland là thế giới thần tiên thu nhỏ thì ở châu Á mà cụ thể là Nhật Bản nổi tiếng với Manga và Anime. Manga là bộ truyền tranh với những khái niệm thú vị và cốt truyện độc đáo. Những câu truyện được thể hiện trên Manga mang đậm giá trị về văn hóa và tinh thần của xứ sở Phù Tang.

Anime là một biến thể của Manga. Những nhà làm phim Nhật Bản đã đưa các tài liệu Manga vào phim ảnh, biến các nhân vật trở nên sống động với những chuyển động và âm thanh khác nhau. Anime có nhiều tập hơn Manga và nó thay đổi dựa trên sự điều chỉnh của tác giả. Tuy không chiếm phần lớn sự yêu thích trên thế giới, nhưng Manga và Anime lại có ảnh hưởng lớn tới xã hội Nhật Bản đương đại.

Văn hóa chào hỏi của người Nhật

Người Nhật có văn hóa chào hỏi rất đặc biệt. Không giống như các quốc gia phương Tây, khi gặp nhau họ thường bắt tay hay ôm hôn, thay vào đó người Nhật tỏ lòng hiếu khách và lịch sử bởi những cái cúi đầu. Đây là một nét văn hóa tiêu biểu của xứ sở hoa anh đào và cũng là điều mà bạn nên tìm hiểu trước khi đi du học Nhật Bản.

Hành động cúi người chào hỏi ở Nhật phụ thuộc vào đối tượng mà bạn gặp gỡ. Thông thường sẽ có 3 kiểu cúi đầu được sử dụng là cúi người 15 độ áp dụng cho giao tiếp hàng ngày với những đối tượng là bạn bè, đồng nghiệp,… Cúi đầu 30 độ thường để thể hiện thái độ trang trọng, lịch sự, được áp dụng trong lần gặp đầu và cúi 45 độ khi muốn tỏ lòng biết ơn với người đã chào đón bạn bằng cả trái tim.

Cởi giày trước khi vào nhà

Đây là phép lịch sử tối thiểu, cũng là văn hóa ứng xử lâu đời của Nhật Bản. Tuy nhiên sẽ khó để biết được liệu có thực sự cần tháo giày ra trước khi vào một tòa nhà, đền thờ, chùa hay nhà hàng ở Nhật hay không. Chính vì thế, việc tìm hiểu một số yếu tố về nét văn hóa này sẽ giúp bạn không gặp phải rắc rối về vấn đề giày dép khi đi du học Nhật hay đến đi du lịch tại đây.

Bạn có thể nhận diện địa điểm mình tới có cần cởi giày hay không bằng cách quan sát. Chẳng hạn như nếu dép được đặt xung quanh lối vào thì đó là dấu hiệu thể hiện rằng khách nên tháo giày ra ngoài và mang dép vào. Nếu sàn nhà cao hơn ở lối vào thì nó cũng có ý nghĩa là khách nên cởi giày trước khi bước vào bên trong.

Nét đẹp văn hóa của người Nhật qua phong tục truyền thống

Bên cạnh những nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử và đời sống, người Nhật cũng có rất nhiều phong tục truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của “xứ Phù Tang”. Cụ thể:

Tiệc Bonenkai

Bonenkai là tiệc mừng năm mới của người Nhật.  Mục đích của bữa tiệc này là để tạm biệt những buồn phiền, xui xẻo của năm cũ. Hầu hết các công ty đều tổ chức ít nhất một bữa tiệc truyền thống này.

Không chỉ giới hạn trong phạm vi công sở, người Nhật còn tổ chức Bonenkai với bạn bè của họ. Phong tục này thường được tổ chức từ trung tuần tháng 12 đến hết năm và không có một ngày cố định nào.

Cành tre may mắn Fukusasa

Fukusasa là cành tre may mắn của người Nhật, được bán vào khoảng tháng 1 hàng năm tại các đền thờ ở Nhật. Fukusasa được quan niệm như một vật trang trí đem đến may mắn cho các doanh nghiệp địa phương.

Sự kiện lớn nhất phải nhắc đến lễ hội Toka Ebisu tại Osaka. Theo thống kê, có đến hơn 1 triệu người đổ về nơi đây để mua Fukusasa. Vào những ngày này, hầu hết các đền thờ tại Osaka đều chật kín người. Sẽ phải rất vất vả nếu như bạn muốn có cho mình một cành tre may mắn ưng ý.

Lễ hội đốt núi Yamazaki

Trong tiếng Nhật có một từ riêng dành cho việc đốt một ngọn núi là Yamazaki. Đây là nghi lễ được tổ chức hàng năm trước khi mùa xuân tới. Tại lễ hội này, người Nhật sẽ đốt cháy cỏ trên sườn đồi núi Wakakusayama Nara. Lễ hội đốt núi này thường được kết hợp với một màn bắn pháo hoa rất đẹp mắt. Rất nhiều câu chuyện được kể lại rằng nguồn gốc của lễ hội này bắt nguồn từ các cuộc xung đột biên giới giữa các đền lớn của Nara. Một số khác lại cho rằng việc đốt núi này để ngăn chặn việc tấn công của heo rừng. Lễ hội đến nay vẫn được duy trì tổ chức vào thứ 7 tuần thứ 4 của tháng 1 hàng năm.

Ném đậu Mamemaki

Setsubun là lễ hội ném đậu truyền thống Nhật Bản được tổ chức vào mùng 3 tháng 2 hàng năm. Trong tiếng Nhật, setsubun có nghĩa là “tiết phân”, thường dùng để chỉ ngày đầu tiên của mùa xuân (lập xuân). Mặc dù không được coi là ngày quốc lễ, những lễ hội setsubun vẫn được tổ chức rộng rãi tại các đền và chùa tại Nhật.

 Vào ngày này, những bậc phụ huynh trên khắp cả nước thường đeo mặt nạ quỷ Oni để dọa con của họ. Những đứa trẻ này sẽ ném những hạt đậu nành rang vào mặt nạ để dọa đuổi quỷ đi. Đặc biệt, người Nhật còn ăn số hạt đậu nành tương ứng với số tuổi của mình cộng thêm một hạt để có nhiều may mắn trong năm mới.

Làm bánh Mochi

Mochi là một loại bánh gạo ngọt của Nhật. Gạo được sử dụng để làm loại bánh này thường được ngâm qua đêm sau đó đặt trong một hộp gỗ “seiro” hấp trên lửa rồi nghiền thành bột mịn trong bát đá “usu”.

Nguyên liệu để làm bánh mochi rất đơn giản và phổ biến. Mặc dù rất phổ biến và được bán rộng rãi ở Nhật nhưng lễ hội làm bánh mochi là một sự kiện rất có ý nghĩa. Các gia đình thường tự tay làm ra những chiếc bánh này trong mỗi dịp Tết nguyên đán.

Ném muối sumo

Nhắc đến sumo là nhắc đến niềm tự hào của thể thao Nhật, là một biểu tượng của tinh hoa văn hóa Nhật Bản.

Trước mỗi trận đấu, các đấu sĩ thường thực hiện nghi thức tung muối để xua đuổi ma quỷ và chứng minh mình trong sạch. Một vài đấu sĩ còn rất giỏi trong việc thể hiện bằng cách ném muối cao đến tận trần nhà. Đây là phong tục có liên quan đến một nghi thức được biết đến với cái tên Harae.

Với những thông tin trên, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, đặc biệt là cho những bạn du học sinh Nhật Bản, giúp bạn tìm hiểu những nét đặc trưng trong đời sống văn hóa Nhật Bản. Điều này sẽ giúp bạn thích nghi với cuộc sống ở Nhật trong quá trình sinh sống và làm việc tại đây.

CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ

Chat trực tiếp cùng Thanh Giang 

Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc

>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233

>>> Link fanpage

  • DU HỌC THANH GIANG CONINCON.,Jsc

    : https://www.facebook.com/duhoc.thanhgiang.com.vn

  • XKLĐ THANH GIANG CONINCON.,Jsc

    : https://www.facebook.com/xkldthanhgiangconincon

Bài viết cùng chủ đề Đất nước Nhật Bản

Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn