Văn hóa dân tộc là gì? Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc

Trên thế giới, mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc sẽ có những văn hóa riêng và hình thành nên nét đặc trưng của từng dân tộc. Văn hóa dân tộc chính là niềm tự hào và là món ăn tinh thần của người dân cả nước. Vậy văn hóa dân tộc là gì? Làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

Văn hóa dân tộc là gì?

Khái niệm dân tộc

Dân tộc là một thuật ngữ có nguồn gốc xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại – “ethos”. Thuật ngữ này dùng để đề cập đến những cộng đồng người hình thành và phát triển trong quá trình tự nhiên lịch sử. Theo đó, mỗi dân tộc sẽ được phân biệt với nhau qua những đặc trưng riêng biệt riêng như: tiếng nói, lối sống, văn hóa, ý thức tự giác dân tộc và lãnh thổ.

Văn hóa dân tộc là gì?

Tìm hiểu thêm: Văn hóa học

Khái niệm văn hóa

Ở phương Đông cổ đại, từ “văn hóa” đã có mặt trong đời sống ngôn ngữ Trung Hoa từ rất sớm. Theo đó, Văn là đẹp, Hóa là trở thành, biến cải, Văn hóa là làm cho cái gì đó trở nên có giá trị.

Ở phương Tây cổ đại, thuật ngữ văn hóa (cultural) là sự giáo dục làm cho phong phú tinh thần và trí tuệ của con người.

Định nghĩa của Edward Burnett Tylor trong cuốn Văn hóa nguyên thủy, xuất bản ở Luân Đôn năm 1871, được xem là định nghĩa đầu tiên có tính kinh điển về văn hóa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực cũng như thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là thành viên trong xã hội”

Như vậy có thể khái quát rằng: Văn hoá là toàn bộ những giá trị liên quan đến vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn, xã hội – lịch sử của mình trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần.

Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc:

Biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam rất phong phú với tổng cộng 54 dân tộc khác nhau, những phong tục tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau.

Cụ thể, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được biểu hiện với 3 tầng kết cấu khác nhau như sau:

Biểu hiện 1

Thể hiện qua bản chất văn hóa, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan. Biểu hiện này nằm ở tầng thấp nhất trong kết cấu của bản sắc văn hóa.

Biểu hiện 2

Thể hiện qua cách tư duy, lối sống, lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người. Biểu hiện này nằm ở tầng giữa trong kết cấu của bản sắc văn hóa.

Biểu hiện của văn hóa dân tộc

Xem thêm: Văn hóa an toàn là gì?

Biểu hiện 3

Thể hiện qua phong tục tập quán, ngôn ngữ, trang phục, nghi lễ đặc trưng, kiến trúc, ca dao tục ngữ, kho tàng văn học nghệ thuật… Đây là biểu hiện nằm ở tầng cao nhất trong kết cấu của bản sắc văn hóa.

Ý nghĩa của văn hóa dân tộc là gì?

– Văn hóa dân tộc là gốc rễ hình thành nên nền văn hóa đặc trưng của một dân tộc từ lâu đời.

– Văn hóa dân tộc luôn tồn tại vĩnh viễn, trường tồn và không thay đổi theo thời gian.

– Văn hóa dân tộc đại diện cho một dân tộc, tạo nên những nét đặc trưng về mọi mặt như tín ngưỡng, tính cách dân tộc, phong tục tập quán, tính cách…

– Văn hóa dân tộc là tài sản vô giá cần được giữ gìn của một dân tộc.

– Văn hóa dân tộc là một biểu hiện đa dạng và phong phú.

Trên đây bài viết vừa gửi tới bạn đọc bài viết Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc, biểu hiện và đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa dân tộc nhé

Xổ số miền Bắc