Văn hóa doanh nghiệp là gì? Xây dựng văn hóa thế nào cho hiệu quả?

Bước 5: Thu hẹp khoảng cách giữa những gì chúng ta hiện có và những gì chúng ta đang mong muốn

Bước 4: Đánh giá hiện tại văn hóa doanh nghiệp là gì và xác định những yếu tố nào cần thay đổi

Văn hóa doanh nghiệp được ví như đời sống tinh thần của một tổ chức, doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển về hình ảnh thương hiệu, một doanh nghiệp phải xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp phù hợp, hoàn thiện và thực hiện nó một cách hoàn chỉnh, biến văn hóa doanh nghiệp trở thành tài sản vô hình của tổ chức.

Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì, đóng vai trò vai quan ra sao trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi khám quá quả bài viết này nhé!

Định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa là một khái niệm rất rộng, hiểu đơn giản thì văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm do con người tạo ra trong cuộc sống. Văn hóa thường tồn tại và gắn bó trong một phạm vi nhất định: văn hóa dân tộc, văn hóa gia đình … Trong một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế, hay đơn giản là một đơn vị, một hiệp hội tập thể thì văn hóa cũng tồn tại.

Văn hóa doanh nghiệp là tất cả những giá trị văn hóa được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trở thành những quy tắc, thói quen đã ăn sâu và quen thuộc trong hoạt động của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, cách nghĩ và hành vi của tất cả các thành viên của doanh nghiệp.

Theo đuổi và đạt được mục tiêu. Văn hóa doanh nghiệp làm cho một doanh nghiệp trở nên độc đáo. Để có được tác động này, các công ty phải xây dựng văn hóa dựa trên hai yếu tố:

  • Định hướng và chiến lược của công ty (sứ mệnh, tầm nhìn)
  • Công ty có những giá trị nào (giá trị)

Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp

Mỗi biểu hiện thế hiện từng cấp độ của văn hóa công ty. Vậy văn hóa doanh nghiệp sẽ có các cấp độ nào ?

  • Cấp độ 1, cấp độ cơ bản nhất là những biểu hiện hữu hình.
  • Cấp thứ 2 là các giá trị về tinh thần xác định công việc phải thực hiện, hành động của doanh nghiệp đúng hay sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung cho tổ chức hay không.
  • Cấp thứ 3 là nền tảng cho các hành động chính là  nhận thức, niềm tin, suy nghĩ và xúc cảm ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Mỗi cá nhân cần được lĩnh hội từng bước để đạt được mức độ cao nhất.

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong tổ chức

Thu hút Ứng viên

Hầu hết chuyên gia nhân sự đều nhận định rằng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh tuyệt vời để thu hút nhân viên tiềm năng. Tất cả nhân viên đều muốn làm việc cho một doanh nghiệp có danh tiếng tốt trên thị trường, và điều này càng đáng tin cậy hơn đối với các nhân viên hiện tại và trước đây. Các doanh nghiệp có nền văn hóa tích cực sẽ dễ dàng  thu hút những nhân tài đã sẵn sàng về làm việc ở doanh nghiệp của họ.

Tạo ra những nhân viên trung thành

Mang đến nền văn hóa tích cực không chỉ hỗ trợ tốt cho quá trình tuyển dụng mà còn giúp các công ty giữ chân những nhân tài hàng đầu, điều này đặc biệt liên quan đến tình trạng chảy máu chất xám đang phổ biến. Vì khi  đạt được mức thu nhập cố định, mọi người sẵn sàng làm việc trong môi trường xã hội, thoải mái và minh bạch để đổi lại mức thu nhập thấp hơn,  “Mỗi ngày  làm việc là một ngày vui”.

Hạn chế xung đột nội bộ

Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ làm giảm đáng kể căng thẳng tại nơi làm việc và là chất keo gắn kết các thành viên trong tổ chức lại với nhau. Văn hóa doanh nghiệp giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, lựa chọn, đánh giá và hướng dẫn hành động. Khi nhân viên phải đối mặt với những khuynh hướng xung đột, văn hóa chính là thứ giúp mọi người hòa nhập và đoàn kết.

Thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên

Khi nhân viên cảm nhận được họ đang làm công việc có ý nghĩa, cam kết thực hiện một sứ mệnh chung và tự hào là một phần của tổ chức, họ sẽ gắn bó và làm việc hiệu quả, tận tâm và hết mình hơn . Văn hóa doanh nghiệp cũng có thể làm giảm căng thẳng, do đó có thể giúp cải thiện sức khỏe và hiệu suất của nhân viên.

Các bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

Bước 1: Tìm hiểu chiến lược và môi trường hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai

Giữa văn hóa và chiến lược kinh doanh luôn có mối liên hệ mật thiết. Là một nhà lãnh đạo, bạn cần dung hòa được hai yếu tố này. Nắm được các chính sách hoạt động của tổ chức trong tương lai như hoạt động tài chính, xây dựng nhân lực,chiến lược marketing,.. để tạo dựng lên môi trường văn hóa cho doanh nghiệp tốt đẹp trong tương lai.

Bước 2: Xác định yếu tố mang  giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công

Giá trị là tập hợp biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp, vậy xác định đâu là giá trị cốt lõi giúp công ty định hướng phát triển sâu rộng nguồn giá trị đó. Giá trị cốt lõi chính là thước đo, tiêu chuẩn để điều chỉnh tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Bước 3: Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp hướng tới

Bức tranh viễn cảnh của tổ chức, doanh nghiệp của bạn trong tương lai chính là định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ lúc bắt đầu. Từ điểm tựa tầm nhìn, công ty có chiến lược cũng như hành động cụ thể để hiện thực hóa chúng.

Bước 4: Đánh giá hiện tại văn hóa doanh nghiệp là gì và xác định những yếu tố nào cần thay đổi

Linh hoạt trong mọi hoạt động là điều cần có, văn hóa doanh nghiệp không tồn tại bất di bất dịch trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Qua từng giai đoạn cũng như xu hướng của thị trường, văn hóa doanh nghiệp cần được điều tiết để theo sát hành vi thị trường mà không hề dập khuôn cũ kỹ.

Bước 5: Thu hẹp khoảng cách giữa những gì chúng ta hiện có và những gì chúng ta đang mong muốn

Đây chính là bước hiện thực hóa giá trị doanh nghiệp. Những điều phác thảo, những tìm hiểu và nghiên cứu đang là bức tranh viễn cảnh. Việc của chúng ta là hiện thực hóa chúng bằng hành động cụ thể.

Bước 6: Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa

Lãnh đạo chính là người tiên phong khởi nguồn cho việc xây dựng cũng như thay đổi văn hóa. Điều này thể hiện hiển nhiên qua từng lãnh đạo ở mỗi quốc gia. Mỗi nhà cầm quyền sẽ có phong cách lãnh đạo riêng, và đó chính là người dẫn dắt thay đổi nền văn hóa của doanh nghiệp đi theo hướng tích cực hay tiêu cực. Đó có thể là phong cách dân chủ tạo sự thoải mái làm việc cho nhân viên hay độc đoán, bạo lực của nhà lãnh đạo luôn muốn nắm giữ quyền ra quyết định.

Bước 7:  Kế hoạch hành động

Kế hoạch là bản đề cương cụ thể hóa từng mục tiêu: thời gian, dấu mốc hành động, điều cần thực hiện, kết quả đặt ra, nguồn lực,… Những cụ thể chi tiết góp phần tạo nên văn hóa làm việc chuyên nghiệp.

Bước 8: Tạo động lực cho sự thay đổi

Mọi sự thay đổi tích cực đều sẽ đem lại hiệu quả vượt trội. Người lãnh đạo phải luôn khích lệ, động viên nhân viên thay đổi tích cực hơn để cống hiến hết mình cho công ty.

Bước 9: Khuyến khích động viên nhân viên trước những lợi ích của sự thay đổi văn hoá doanh nghiệp là gì?

Ông chủ Facebook – Mark Zuckerberg luôn khuyến khích nhân viên của mình hãy luôn sáng tạo, mạo hiểm, tư duy mới, phát huy tính năng hiện đại hơn cho mạng xã hội Facebook. Chính những yếu tố mới, bắt kịp thời đại sẽ tạo nên thành công cho mỗi doanh nghiệp.

Bước 10: Thiết lập hệ thống khen thưởng phù hợp với văn hoá doanh nghiệp

Các phần thưởng cho nhân viên là điều không thể thiếu trong việc tạo động lực, khen ngợi, trân trọng giá trị con người. Hệ thống khen thưởng phù hợp với nền văn hóa doanh nghiệp, không lạc lối, theo từng giai đoạn phát triển của công ty.

Bước 11: Đánh giá duy trì giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi là điều không thể thay đổi qua mọi giai đoạn thời kỳ, chỉ có thể phát huy, điều tiết và thay đổi những giá trị nhỏ hợp thành giá trị cốt lõi. Luôn giữ tinh thần giữ gìn, duy trì và phát huy giá trị đó giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài.

Kết luận

Văn hóa doanh nghiệp thật sự là một phần không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức, cơ quan nào, hiểu được vai trò cũng như các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng cho doanh nghiệp mình một nền văn hóa vững mạnh. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích.

Xổ số miền Bắc