Vì sao lựa chọn y tế Nhật Bản – IIMS

Nếu bạn muốn điều trị y tế ở nước ngoài, bạn sẽ chọn quốc gia nào? Nên đi các nước Âu – Mỹ, hay đến các nước lân cận có nền y tế phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc,…? Chọn nền y tế phát triển hay chọn nơi có chi phí phù hợp?

Đó là những câu hỏi, mọi người nên suy nghĩ trước khi đưa ra bất kỳ sự lựa chọn nào. Một nơi để bạn đặt niềm tin và sức khỏe, bạn cần tìm hiểu kỹ càng từ nhiều nguồn thông tin (báo chí, mạng xã hội, người thân,…) trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Hàng năm, Việt Nam có hơn 40.000 người ra nước ngoài để điều trị bệnh. Một phần không nhỏ lựa chọn Nhật Bản để khám và điều trị. Nhu cầu khám chữa bệnh tại Nhật Bản, những năm gần đây được người Việt nam rất quan tâm. Không phải tự nhiên, y tế đất nước hoa anh đào lại được chú ý đến vậy. 

Bốn lý do chính lý giải tại sao y tế Nhật Bản được nhiều người lựa chọn là:

1. Nền y tế phát triển

Nhật Bản là nước được xếp hạng chăm sóc sức khỏe số 1 thế giới. Nhật Bản chi 11% GDP cho bảo hiểm y tế hàng năm. Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến y tế và an sinh nên họ rất tập trung nghiên cứu y học, tìm kiếm các phương pháp, thuốc chữa bệnh thế hệ mới. Vì vậy, Nhật Bản luôn luôn là nước đi đầu trong các công nghệ mới về điều trị ung thư, điều trị Ngoại khoa Thần kinh, Tim mạch, Phục hồi chức năng…

Bảng xếp hạng chăm sóc sức khỏe

Bảng số liệuBảng số liệu

2. Chăm sóc sức khỏe toàn diện

Nhật Bản rất chú trọng công tác phát triển đồng đều từ y tế dự phòng, chăm sóc cấp tính đến điều trị bệnh. Chất lượng chăm sóc y tế tại đây luôn được xếp hạng cao trên thế giới. Độ tuổi trung bình của người dân cũng cao hơn các nước phát triển khác: tuổi trung bình ở Nữ là 86.6 và Nam là 80.6.

Việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng được chú ý nên tình trạng bệnh viện quá tải, thiếu nhân sự y tế: bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên là điều không bao giờ có tại Nhật Bản.

Bảng xếp hạng chăm sóc sức khỏe các nước phát triển

Bảng tỷ lệ tử vong từ nhiều nguyên nhân bệnh của quốc giaBảng tỷ lệ tử vong từ nhiều nguyên nhân bệnh của quốc gia

Số máy quét MRI gấp 4 đến 6 lần số lượng máy quét CT trên đầu người, so với quy định trung bình của châu Âu. Bệnh nhân Nhật Bản trung bình đến bác sĩ 13 lần một năm – nhiều hơn gấp đôi mức trung bình của các nước OECD (bao gồm Mỹ, Canada, Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,…)

Tầm soát ung thưTầm soát ung thư

Hệ thống máy CT và MRI hiện đại tại hệ thống bệnh viện thuộc Tập đoàn IMS Nhật Bản

Thêm vào đó,  Bác sĩ và y tá tại Nhật Bản luôn nghiêm túc suy nghĩ về bệnh nhân và chăm sóc người bệnh bằng sự đồng cảm và tình yêu thương. Y đức không phải là trách nhiệm mà là phẩm chất, xuất phát từ tâm của mỗi nhân sự y tế tại đây. Đó cũng là phẩm chất của con người Nhật Bản.

3. Tỉ lệ thành công trong điều trị ung thư cao nhất thế giới

Trường hợp sinh tồn sau 5 năm điều trị của bệnh nhân ung thư được coi là thành công trong điều trị. 

Kết quả điều trị y tế Nhật Bản về sức khỏe thể chất luôn đạt thứ hạng cao so với các quốc gia có nền y tế phát triển như Mỹ, Canada, Hàn Quốc,… So sánh hai báo cáo trên Tạp chí Y học New England của McDonald (2001) và Sakuramoto và cộng sự (2007) cho thấy rằng kết quả điều trị ung thư dạ dày thực quản ở Nhật Bản tốt hơn ở Hoa Kỳ ở cả hai trường hợp được điều trị bằng phẫu thuật và phẫu thuật sau đó là hóa trị.

Nhật Bản vượt trội về tỷ lệ sinh tồn sau 5 năm của ung thư ruột kết, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy và ung thư gan dựa trên so sánh báo cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và một báo cáo khác của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Nhật Bản. 

Cùng xem biểu đồ thể hiện tỉ lệ điều trị thành công 4 loại ung thư phổ biến hiện nay:

Biểu đồ sinh tồn sau 5 năm điều trị ung thư nãoBiểu đồ sinh tồn sau 5 năm điều trị ung thư não

Biểu đồ sinh tồn sau 5 năm điều trị ung thưBiểu đồ sinh tồn sau 5 năm điều trị ung thư

Tỷ lệ sinh tồn sau 5 năm điều trị ung thư vú cao nhất thế giới

Biểu đồBiểu đồ

 

Tỷ lệ sinh tồn sau 5 năm điều trị ung thư buồng trứng cao nhất thế giới

Biểu đồBiểu đồ

Ngoài ra, Nhật Bản cũng được đánh giá cao trong phẫu thuật ghép tạng và chạy thận lọc máu. 

Theo Hiệp hội Ghép tim và Phổi Quốc tế, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người được ghép tim trên khắp thế giới đã được ghép tim từ năm 1992 đến 2009 là 71,9%  trong khi tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người được ghép tim ở Nhật Bản là 96,2% theo báo cáo của Đại học Osaka. 

 Tỷ lệ sinh tồn sau 5 năm của bệnh nhân được lọc máu là 59,9% tại Nhật Bản.

4. Chi phí khám chữa bệnh tại Nhật không cao so với các nước có nền y tế tiên tiến

Đa số mọi người đều biết, chi phí sinh hoạt ở Tokyo rất đắt đỏ. Đối với những người bệnh, khi nghĩ đến Nhật Bản, phần đông đều lo ngại chi phí nếu muốn chữa bệnh tại đây.

Thực tế, điều trị y tế ở Nhật Bản rẻ hơn so với các nước tiên tiến khác trên thế giới. Chi phí khám chữa bệnh tại Nhật chỉ bằng một nửa, hoặc ⅓ so với các nước Anh, Đức, Mỹ, chất lượng y tế thì không hề kém hơn, thậm chí về điều trị ung thư, Nhật Bản còn được xếp hạng cao hơn (về điều trị ung thư đường ruột, ung thư não, ung thư vú, ung thư buồng trứng).

Chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến bổ sung thêm, để lý giải việc lựa chọn y tế Nhật Bản. Hy vọng 4 quan điểm trên đây có thể trả lời cho câu hỏi “Vì sao lựa chọn y tế Nhật Bản” của mọi người. Trong trường hợp, có thắc mắc về Điều trị ung thư tại Nhật Bản, bạn có thể liên hệ :

Văn phòng đại diện Tập đoàn Y tế IMS Nhật Bản

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam

Liên hệ: 024 3944 0914

Địa chỉ: 11-01 tầng 11, Tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Xổ số miền Bắc