Vùng văn hóa Trường Sơn Tây Nguyên – Tài liệu text

Vùng văn hóa Trường Sơn Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.76 KB, 26 trang )

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Mơn Đại cương Văn hóa Việt Nam
ĐỀ BÀI: VÙNG VĂN HÓA TRƯỜNG SƠN – TÂY NGUYÊN

1

MỤC LỤC

2

I.

1.

KHÁI QUÁT CHUNG
Giới thiệu

Vùng văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên vẫn cịn lưu giữ được truyền thống văn hóa bản địa đậm
nét, gần gũi với văn hóa Đơng Sơn đó là nét hoang sơ, nguyên hợp và cộng đồng. Vùng văn hóa
này khơng thể khơng được nhắc tới với nhiều nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu, rất đặc sắc và mang
đậm chất riêng.

2. Tổng quan
2.1 Vị trí địa lý

Vùng văn hố Trường Sơn – Tây Ngun bao gồm tồn bộ bốn tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai,
Kon Tum, Đắc Lắc và Lâm Đồng, vùng núi của các tỉnh Huế – Thừa Thiên, Quảng Nam,
cùng với các khu vực kế cận thuộc vùng núi Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hồ, Ninh
Thuận và Bình Thuận.
Với diện tích tự nhiên là gần 5,5 triệu ha, chiếm khoảng 16,4% diện tích cả nước. Ngoại
trừ vùng núi Trường Sơn ở phía bắc, cịn lại Tây Ngun là vùng sơn nguyên, xen cài giữa
các dãy núi cao trung bình với các cao nguyên đất đỏ.
Nơi đây tiếp giáp với:
+ Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam
+ Phía Đơng giáp với các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh
Thuận, Bình Thuận
+ Phía Tây có Kom Tum giáp với tỉnh Attapeu (Át Ta Pư) của Lào cùng với tỉnh
Ratanakiri và Mondulkiri của đất nước Campuchia
+ Phía Nam giáp với Đồng Nai và Bình Phước
3

Đường biên giới chung Việt Nam – Lào – Campuchia qua các tỉnh Kon tum, Gia Rai, Đắk
Lắk và Đắk Nông được bao bọc bởi những dãy núi và khối núi cao Trường Sơn Nam.
Cảnh quan tự nhiên này cùng với khí hậu phân thành hai mùa nóng khơ và mùa mưa, tạo nên
những đặc trưng nổi bật của Tây Nguyên so với các vùng địa lý khác trong nước. – Vùng rừng
núi gồm nhiều cao nguyên hoặc sơn nguyên tạo nên địa hình phức tạp, trắc trở.
Với các đặc điểm về địa hình cũng như khí hậu, nơi đây được chia thành bốn tiểu vùng văn hóa,
bao gồm:
+ Tiểu vùng Trường Sơn
+ Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên
+ Tiểu vùng Trung Tây Nguyên
+ Tiểu vùng Nam Tây Nguyên

2.2 Lịch sử hình thành

Trước thế kỷ XIX
Từ xa xưa, nơi đây vốn là vùng đất tự trị, là địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số,
chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh mà chỉ là những quốc gia hết sức sơ khai
của người Êđê hay là Giarai…
+ Đã co rất nhiều cuộc xung đột diễn ra của nhiều tiểu quốc và vương quốc như Lâm Ấp
và Phù Nam hay Chiêm Thành và Chân Lạp. Chiêm Thành vào thế kỷ 12, sau khi đánh
bại nước Chân Lạp, đô hộ tồn vùng Tây Ngun.
+ Vua Lê Thánh Tơng vào năm 1471 sau khi phá được thành Đồ Bàn và bắt được vua
Chiêm Thành là Trà Tồn, thì tách miền bắc Tây Nguyên khỏi Chiêm Thành thành lập
nước Nam Bàn.
+ Sau khi Chúa Nguyễn Hồng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các Chúa Nguyễn ra sức
loại trừ các ảnh hưởng còn lại của Champa và cũng phái một số sứ đoàn để thiết lập
quyền lực ở khu vực Tây Nguyên. Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyển sang chịu
sự bảo hộ của người Việt. Tuy nhiên, các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêu
của các chúa Nguyễn nhắm trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyền lực
rất lỏng lẻo ở đây.
+ Do đất rộng, người thưa nên các bộ tộc thiểu số sống ở đây đã trở thành nạn nhân của
các cuộc tấn công của vương quốc Chămpa nhằm cướp bóc nơ lệ . Các chúa Nguyễn ra
sức loại trừ các ảnh hưởng còn lại của vương quốc Chămpa và thiết lập quyền lực ở khu
vực này . Tuy có sự ràng buộc lỏng lẻo nhưng trên danh nghĩa, Tây nguyên vẫn thuộc
phạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn.

+ Vào thời kỳ Tây Sơn (1771-1786), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn
Lữ đồng minh với các bộ tộc vùng bắc Tây Nguyên nhằm tạo một hậu cứ vững chắc,
đồng thời mộ quân và tài lực phục vụ cho chiến tranh và đã có rất nhiều chiến binh
thuộc các bộ tộc thiểu số ở Tây Nguyên gia nhập vào quân đoàn Tây Sơn. Nhờ vậy,
cuộc khởi nghĩa thành công. Miền bắc Tây Nguyên trở thành hậu cần và một người
vợ của Nguyễn Nhạc thuộc dân tộc Ba Na.
Thời nhà Nguyễn
+ Ở triều Nguyễn, các quy định dành cho Tây Ngun khơng thay đổi nhiều.
+ Người Việt khi đó chú tâm khai thác vùng đồng bằng nhiều hơn, điều này đã khiến các
dân tộc thiểu số sống bán sơn địa bị đẩy lên hẳn vùng núi, cao nguyên Tây Nguyên.
Thời Pháp thuộc
+

4

+

+

+

Các giáo sĩ Thiên chúa giáo vào những năm 1840 – 1850 đã truyền đạo tại miền bắc
Tây Nguyên. Hai linh mục Pháp và 7 thầy giảng người Việt đặt cơ sở tôn giáo tại đây
vào năm 1850. Hai trung tâm truyền giáo đầu tiên: Kon Kơ Xâm (do linh mục Combes
phụ trách truyền giáo bộ tộc Bahnar-Jơlơng) và Kon Trang (do linh mục Dourisboure

phụ trách truyền giáo bộ tộc Sêđăng).
Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra Cao nguyên
Lang Biang (chính là Đà Lạt ngày nay). Ơng đã đề nghị với Chính phủ thuộc địa xây
dựng một thành phố nghỉ mát tại đây. Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai thác
kinh tế đối với vùng đất này.
Thực dân Pháp vào thời gian 1900-1917 đã đặt cơ sở hành chính tại đây. Năm 1900,
Tồn quyền Paul Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm thành
phố nghỉ mát.Năm 1907, thành lập các trung tâm hành chính Kontum và Cheo Reo, bắt
đầu xây dựng các đồn điền. Năm 1917, thị xã Đà Lạt được thành lập.

Thời Việt Nam độc lập
+ Vào năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên cả vùng Tây Nguyên là Cao nguyên
Trung Bộ. Kể từ năm 1950 Quốc trưởng Bảo Đại đổi tên Cao nguyên Trung Bộ là
Hoàng triều Cương thổ. Tại vùng này thì Quốc trưởng Bảo Đại vẫn giữ vai trị là Hồng
đế.
– Thời Việt Nam Cộng Hịa:
+ Năm 1955, Chính phủ Ngơ Đình Diệm sát nhập Hồng triều cương thổ vào Trung phần
và được gọi là vùng Cao nguyên Trung phần.
+ Từ thế kỷ XX đến nay, Người Việt đã sinh cơ lập nghiệp tại Tây Nguyên và hòa nhập
vào cùng với các dân tộc nơi đây.

II.

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1 Địa hình
Địa hình Tây Ngun khá đa dạng, ngồi những núi cao thung lũng sâu hiểm trở cịn có
những cao ngun, bình sơn nguyên lớn, những miền trũng và đồng bằng khá rộng,
những thung lũng giữa núi và những dải bồi tích các sơng lớn.

Địa hình núi cao, bao bọc cả 3 mặt bắc, đơng và nam của vùng.
+ Phía bắc là dãy núi Ngọc Linh
+ Phía đơng là những dãy núi An Khê, dãy Vọng Phu, dãy Tây Khánh Hòa nối tiếp nhau
thành một bức tường ngăn cách Tây Nguyên với dải đồng bằng ven biển duyên hải
Nam Trung Bộ.
+ Phía nam, được bao bọc bới những dãy của Trường Sơn Nam.
Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt của vùng.
Địa hình thung lũng chiếm diện tích khơng lớn; chủ yếu phát triển cây lương thực, thực
phẩm và ni cá nước ngọt.
1.2 Khí hậu
Chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo; nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 0C điều
hồ quanh năm biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,5 0C.
Khí hậu Tây Ngun có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa.
5

Mùa khơ nóng hạn, thiếu nước trầm trọng
Mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm.
1.3 Tài ngun nước
Tây Ngun có 4 hệ thống sơng chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông Srêpok,
thượng sông Ba và sông Đồng Nai.
Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét khối. Chế độ dịng chảy chịu tác động của khí hậu.
Nguồn nước ngầm tương đối lớn nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100 mét.
1.4 Đất đai
Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hố dày, địa hình lượn sóng nhẹ tạo
thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Plâycu, Đăk Nông, Kon
Tum.
 Rất thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu,
điều… và rừng.
Đất Feralit kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp.

Ngồi ra cịn có đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng,
đất phù sa ven sơng.
 Thích hợp trồng cây lương thực.
1.5 Tài nguyên rừng
Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại.
Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học. Có tới 32 lồi động
vật q hiếm như voi, bị tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi…
 Tây nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt
Nam
1.6 Tài ngun khống sản
Chủng loại khống sản ít.

2. Đặc điểm về xã hội
II.1
Dân cư
– Tập trung gần 20 dân tộc. Nếu khơng kể mấy dân tộc phía Bắc và người Kinh di cư đến

thì các dân tộc lâu đời ở đây thuộc về hai nhóm ngơn ngữ chủ yếu: Nhóm Mơn-Khơme
và Nhóm Mã Lai – Đa Đảo. “Văn hóa Tây Nguyên” bao gồm văn hóa của các dân tộc
thuộc hai nhóm này
II.2
Xã hội
Cơ cấu xã hội theo kiểu bn, bon, làng. Đây là nơi thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng quan trọng
của buôn làng.
Làng Tây Nguyên là một tổ chức xã hội truyền thống, được hình thành, phát triển gắn với vai trị
của khua bn (trưởng bn) và Hội đồng làng trên cơ sở của luật tục. Làng được xác định về
mặt lãnh thổ và mang tính tự quản rất cao, được xem là tài sản chung, cộng đồng có nghĩa vụ
bảo vệ và được hưởng các quyền lợi như nhau, được các làng lân cận công nhận và thừa nhận,
trở thành “không gian xã hội” bất khả xâm phạm.
Hiện nay, ở Tây Nguyên có ba kiểu làng:
+ Làng thuần nhất của cộng đồng Tây Nguyên
+ Làng sống đan xen giữa cộng đồng tại chỗ và cộng đồng di cư
+ Làng của cộng đồng thiểu số di cư và làng của người Kinh.
Tuy nhiên ngày nay mơ hình làng tự quản theo luật tục ở Tây Nguyên gần như bị phá vỡ, kiểu
làng sống thuần nhất còn tồn tại rất ít ở các vùng xa, vùng sâu, vùng khó khăn. Những vùng đất
6

thuận lợi xuất hiện kiểu làng sống đan xen, cộng cư giữa các dân tộc di cư và nhóm dân tộc tại
chỗ. Một số làng đan xen, cộng cư tạo ra sự đa dạng văn hóa, phần nào đồng hóa văn hóa, khó
nhận diện tính đặc trưng văn hóa của từng dân tộc, làm mai một giá trị văn hóa truyền thống của
làng ở Tây Nguyên.
II.3

Văn hóa
1. Giá trị văn hóa hữu hình ở Tây Ngun đến nay vẫn giữ ngun giá trị của nó. Đó
là những ngơi nhà rơng, nhà sàn của người Bana, Gialai, Êdê, Mnơng.
Bên cạnh đó là về trang phục. Hoa văn trang phục Tây Nguyên gắn bó với dáng vóc, thân thể
của con người Tây Nguyên, với cuộc sống hàng ngày, với thiên nhiên của núi rừng Tây Nguyên,
mang lại giá trị thẩm mỹ tuy giản dị nhưng lại đậm đà tinh tế. Hoa văn Tây nguyên chủ yếu là
hoa văn hình họa.
Trang phục của phụ nữ Tây Ngun rất đẹp, vì có nhiều hoa văn và làm nổi lên một cách kín
đáo đường nét của cơ thể.
Nhưng nét đặc sác nhất của các dân tộc Tây Nguyên là ở trang phục của nam giới. Họ đúng khố
mặc áo, quấn khăn có cải lỗng chim q nhiều màu. Đây là cả một cơng trình dệt và thêu và là
cả một nghệ thuật trang trí phục sức
2. Giá trị văn hóa tinh thần của Tây Nguyên hội tụ đậm nét ở lê hội. Lễ hội là một

hình thái sinh hoạt tinh thần mang đậm đà bản sắc dân tộc Tây nguyên, thường được
tổ chức sau những ngày lao động mệt nhọc.
Mùa lễ hội Tây Nguyên kéo dài suốt mấy tháng 1, 2, 3 dương lịch. Hầu như không gian không
mấy lúc văng tiếng chiêng cồng “Ninh Nơng ! Ninh Nơng”
Con người muốn cảm ơn, trả ơn, chia phần thu hoạch cho những lực lượng vơ hình đã “phù hộ”
cho họ một năm mưa thuận gió hịa, người yên vật thịnh; đồng thời họ cũng nhắc nhở chúng
rằng họ khơng qn cơng lao của chúng, rằng vì thế chúng có nhiệm vụ phải tiếp tục giúp đỡ họ
vào năm tới.
 Như vậy, trong các nghi lễ và thái độ ứng xử với thiên nhiên, siêu nhiên (đã được

“nhân hóa”), người Tây Ngun đi tìm đồng minh, đi tìm bạn, chứ khơng đi tìm
các vị Thánh, càng khơng đi tìm Đức Chúa. Cảm ơn và chia sẻ với “bạn bè” là đạo
lí của đồng bào
 Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Cồng chiêng được coi như ngôn ngữ để con người giao tiếp với thiên nhiên. Trong mỗi cái
chiêng lại có Thần chiêng (Yang chéng). Có lẽ vì thế tiếng chiêng có ý nghĩa thiêng liêng và
then tập quán cổ truyền, chỉ được dùng trong các nghi lễ, lễ hội cần thiết.
Trong văn hóa phần lớn các dân tộc Tây Ngun, cồng chiêng đóng vai trị qn xuyến cuộc
sống con người. Người có nhiều cồng chiêng được tơn trọng khơng phải trước hết vì có nhiều
của cải vật chất, mà chính là người ấy có trong nhà nhiêu Thần chiêng. Vì thế ơng ta (hay bà ta)
có bên mình nhiều bạn bè ở thế giới vơ hình với quyền năng lớn lao.
Theo đồng bào, trống là thần Sấm, biểu tượng cho Trời, tính Nam. Cồng chiêng biểu tượng cho
Đất, tính Nữ. Người Giẻ (Triêng) cho rằng trống là Mặt trời, tính Nam, cồng chiêng là Mặt
trăng, tính Nữ.
Bất kể cồng chiêng và trống được gắn cho biểu tượng cụ thể gì ở đâu cũng thấy ẩn dấu một quan
niệm lưỡng hợp ngun sơ về một q trình sinh sơi nảy nở của cư dân nông nghiệp. Nếu bộ
chiêng chỉ có ba chiếc thì thường đó là ba cái cồng (có núm). Âm thanh của chúng cách nhau
7

một quãng năm và một quãng bốn. Đó là những quãng cơ bản trong hệ âm thanh thiên nhiên.
Cần nói về ba “phong cách âm nhạc” lớn, mỗi “phong cách” lấy một dân tộc làm ví dụ và gọi
tên:
+ Cồng chiêng Êdê nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh, cường độ lớn

+ Cồng chiêng M’nông cường độ không lớn mặc dù tốc độ khá nhanh
+ Cổng chiêng Bana – Giarai thiên về tính chất chủ điệu (homophonie) của âm nhạc
Giá trị văn hóa tinh thần ở Tây ngun cịn được thể hiện ở những kinh nghiệm thuần dưỡng
voi, ở những bài thuốc gia truyền chữa bệnh,ở kỹ thuật đúc đồng để chế tạo ra đàn đá và nhạc
khí Cồng Chiêng, là các nghệ nhân điêu khắc qua các tượng nhà mồ của các dân tộc Gia Rai,
Bana, Êđe,Mnông, là kỹ thuật trang trí dệt nên những hoa văn của các trang phục các dân tộc, là
tinh thần anh dũng, mưu trí tuyệt vời qua truyền thuyết Đam San, Xing Nhã, Đia Đon,
 Vùng văn hóa Tây Ngun hay cịn có thể gọi là vùng hậu duệ rõ nét nhất của văn
hóa Đơng Sơn ở Việt Nam
3. Đặc điểm kinh tế

Nếp sống nương rẫy : bao trùm lên toàn bộ các tộc người trong vùng. Đó là truyền thống canh
tác nương rẫy trên vùng đất khô của sơn nguyên . Là phương thức canh tác bắt con người hoàn
toàn phụ thuộc vào hồn cảnh tự nhiên , thích ứng nhạy bén với những thay đổi điều kiện tự
nhiên và khí hậu . Kinh tế nương rẫy là nền kinh tế ở trình độ thấp , đời sống con người thường
thiếu thốn và bấp bênh
Các hình thái kinh tế chiếm đoạt (săn bắt, hái lượm) cịn chiếm vị trí chủ

Nơng nghiệp : canh tác ruộng khô và nương rẫy

Do làm xen canh gốc vụ trên đất rẫy , các cư dân ở đây khơng chỉ trồng lúa mì mà cịn
trồng xen kẽ với các loại : kê, cà, ớt….cộng thêm các rẫy đã đem đủ cho người dân các
nhu cầu yếu phẩm hàng ngày
+ Hiện nay, kinh tế các dân tộc vùng Trường Sơn – Tây Nguyên đã vượt qua giai đoạn
kinh tế chiếm đoạt và đã tiến sâu vào giai đoạn kinh tế sản xuất với nền nông nghiệp lệ
thuộc vào thiên nhiên
+

Một số dân tộc như Cơ ho , xơ đăng, Giẻ Triêng, Hre ,Bana… đã làm ruộng nước do
tiếp thu của người Chăm ,Khmer, người Việt.
Chăn nuôi
+ Do điều kiện kinh tế khá phong phú và trong trồng trọt cịn nhiều sản phẩm thừa nên
ngành chăn ni ở các dân tộc này khá phát triển.
+ Trâu được nuôi nhiều nhất ở Bắc Bộ. Phát huy lợi thế của vùng có nhiều diện tích rừng,
đất rừng, đồng cỏ tự nhiên, các tỉnh Tây Nguyên khuyến khích, tạo điều kiện cho các
thành phần kinh tế đầu tư phát triển đàn trâu bị hàng hố. Ngồi việc tạo điều kiện cho
các gia đình đồng bào các dân tộc vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển đàn bị hàng hố,
các tỉnh Tây Nguyên cũng đã vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tự nguyện
hỗ trợ hàng chục ngàn con bò giống cho các gia đình đồng bào các dân tộc thiểu số
nghèo ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa phát triển chăn ni để từng bước thốt nghèo
+

+

Voi thuần dưỡng và chăn nuôi. Ban đầu, voi được nuôi dưỡng để giúp đỡ những cơng
việc gia đình như thồ củi, lấy nước, chở người và lương thực. Trong thời kỳ kháng
chiến, voi cịn tham gia làm “dân cơng tiếp vận” và dần dần trở thành phương tiện
8

chuyên chở thân thuộc của người dân Buôn Đôn và du khách thập phương mỗi lần ghé
thăm Buôn . Trước đây Đăk Lắk là nơi cung cấp voi cho toàn Đông Dương. Voi là tài
sản quý biểu tượng cho niềm kiêu hãnh và sức mạnh. Các vật như lợn, gà dùng để làm
vật tế sinh.

Nghề thủ công: dệt thổ cẩm, trao đổi hàng hóa.
+
Người Cơ Tu ln xem nghề đan lát là một trong những nghề thủ công truyền thống có
tầm quan trọng trong đời sống hằng ngày, vì nó giúp người Cơ Tu giảm bớt sức lao
động để vận chuyển lương thực, thực phẩm về nhà

+

Đối với các tộc người, thổ cẩm là đồ vật quan trọng để duy trì cuộc sống, đảm bảo cái
ăn cái mặc hằng ngày, làm nên sắc phục cổ truyền. Sau mùa nương rẫy hay những lúc
nhàn rỗi, họ luôn cần mẫn bên xa quay sợi và khung dệt làm ra những sản phẩm phục
vụ cho nhu cầu của gia đình, bn làng, sáng tạo nên những bộ trang phục với nhiều
kiểu hoa văn mang đậm dấu ấn văn hoá tộc người

+

Những cư dân ở Bắc Tây Nguyên như Tà Ôi, Giẻ Triêng, làm nghề gốm không dùng
bàn xoay mà nặn đất thành các băng dài, rồi quấn chồng lên đáy thành hình trụ tùy theo
nồi. => Trước đây kinh tế mang tính tự cấp, tự túc trong từng buôn làng hiện đời sống
từng bước thay đổi.
Hiện nay, Trường Sơn Tây Nguyên đã có các loại hình kinh tế trang trại, hoạt động
dịch vụ chủ yếu của người Việt.

+

Các tỉnh Tây Nguyên ( Gia Lai, Kon Tum , Đắk Lak , Đắk Nông , Lâm Đồng ) với thế
mạnh của một vùng có điều kiện đất đai , khí hậu thích hợp với nhiều cây trồng , nhất là
các cây công nghiệp dài ngày , cây hàng năm nên từ sau năm 1975 đến nay , các tỉnh Tây
Nguyên đã hình thành các vùng chun canh tập trung có quy mơ lớn về cây cà phê . cao
su , điều , chè , ngô lai , sắn ( mì)….

Phương tiện vận chuyển : chủ yếu là gùi
+
Người Tây Nguyên ra khỏi nhà là thấy mang theo cái gùi , nó là vật bất ly thân , trong
mỗi gia đình , từng người có gùi riêng của mình , là vật dụng đã được “cá thể hóa“ .
Gùi có nhiều loại , dùng vào nhiều công việc khác nhau như cất trữ đồ đạc ,mang đồ vật
từ nơi này tới nơi khác , dùng khi săn , đi chợ , đi thăm hỏi , đi nương rẫy ….
+
Gùi không chỉ là vật mang vác , cịn là đồ mỹ thuật , trên đó trang trí hoa văn đẹp , làm
tăng thêm nét duyên dáng cho các cô gái , chàng trai . Tùy theo từng tộc người mà hình
dáng , đế gùi cấu tạo khác nhau , màu sắc và trang trí hoa văn có nét riêng .
+ Nét chung của gùi ở Trường Sơn – Tây Nguyên là gùi quai đeo qua vai , chứ quai gùi
không tỳ vào trán như nhiều dân téc ở miền núi phía Bắc.

III. TỔNG QUAN VỀ VĂN HĨA
9

1. Đời sống vật chất
1.1
Văn hóa trang phục :

Các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên mang nhiều nét độc đáo trong trang phục và trang trí
thực dụng. Điều dễ nhận thấy hơn cả là ở đây, không kể dân tộc nào, đều ưa mặc y phục thuộc
loại choàng quấn, mét loại trang phục khá cổ sơ, rất đặc trưng cho trang phục các tộc bản địa
Đông Nam Á, mà ngày nay khơng cịn thấy ở các tộc người ở vùng khác trên đất nước ta. Đó là
các loại khố, váy mảnh (váy khơng khâu thành ống), tấm chồng, các loại áo chui đầu (ponxo)
… Trang trí trên cơ thể vừa cho đẹp, vừa mang tính nghi lễ như xăm mình, cà răng, căng tai, đeo
các loại vịng, kể cả vòng ống ở tay, chân, cổ.
Nét chung nhất trong trang phục truyền thống của tộc người Trường Sơn–Tây Nguyên đó
là đàn ơng đóng khố, mặc áo chui đầu hoặc áo choàng quấn, phụ nữ mặc áo, váy tấm …
Sử dụng hai gàm màu chủ đạo là đỏ đen hay xanh đậm, trắng.
Cũng như nhiều tộc người thiểu số khác , họ ưa thêu và dệt hoa văn trên váy , khố , tấm choàng ,
áo …tuy nhiên, phong cách trang trí hoa văn , bố cục và hoạt tiết trang trí có nhiều nét khác với
trang trí của người Thái , Mường , Hmong , Dao.
Văn hóa cư trú:
Người Tây Ngun có một nền nghệ thuật tạo hình và kiến trúc mang sắc thái riêng và
khá độc đáo.
1.2

Ở Trường Sơn, người ta thường thấy các ngôi nhà công cộng (Gol) với mái trịn khum mu rùa, đầu hồi
trang trí con chim thần mang phong cách Đông Sơn.

Ở Bắc Tây Nguyên là những ngôi nhà rông (nhà rông trống và nhà rơng mái): dáng mái cao vót hình
lưỡi rìu, vượt hẳn lên trên mái các ngôi nhà sàn trong làng, trên mái nhà rơng, cầu thang len xuống,
trong nhà trang trí nhiều mơ típ hoa văn.

Ở Trung và nam Tây Ngun thì đặc trưng bởi các ngơi nhà dài , xưa kia có ngơi nhà dài hàng trăm mét
, “dài như một tiếng chiêng ngân “ ,” dài hơn một thôi ngựa chạy”, trong đó sinh sống nhiều gia đình và
một phần của ngôi nhà (gar) dành cho sinh hoạt cộng đồng. Ngơi nhà của Ê-đê mang hình dáng con
thyền, trên cột nhà, cầu thang lên xuống trang trí hình cối , chày, mặt trăng, bầu sữa …

Văn hóa nhà mồ:
Có lẽ nhiều tài năng sáng tạo nghệ thuật và kiến trúc người Tây Nguyên dành cho ngôi
nhà mồ.
1.3

Nhà mồ và trang trí nhà mồ là đặc trưng chùng của hầu hết các tộc sinh sống ở Trường Sơn -Tây
Nguyên, tuy nhiên ở mỗi vùng, mỗi tộc cũng có sắc thái riêng, trong đó nhà mồ vùng bắc Tây
Nguyên là đặc trưng và phong phú hơn cả, với kiến trúc nhà mồ, tượng nhà mồ, trang trí nhà
mồ. Đó cũng là đặc trưng của các tộc người Tây nguyên trong quan hệ giữa người sống và người
chết.
10

Ngồi nghệ thuật trang trí nhà mồ, tượng nhà mồ, thì nhiều bài dân ca, điệu múa, một số nhạc cụ chỉ
được dùng khi tiến hành các nghi lễ ở nhà mồ, cấm dùng trong làng, trong nhà.

Trang trí và tượng nhà mồ rất đa dạng về kiểu loại, đó là những hình khối, những hình trang trí, những

tượng gỗ. Hai bên cửa vào nhà mồ thấy tượng cặp nam nữ, thường là khỏa thân, mô tả các bộ phận sinh
dục, những tượng ngồi xổm, hai tay ôm má, mang tính sầu tư, giống như tư thế đứa trẻ ngồi trong bào
thai; nhưng tượng ở các ngôi mộ của tù trưởng, giống như tượng nô lệ đi hầu hạ người đã chết, sau này
cịn có cả tượng hình lính Mỹ – Ngụy ….
1.4

Văn hóa ẩm thực:

Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng và hàng năm đều có tổ chức những ngày lễ Tết
cho buôn làng sau khi gặt hái đã hoàn tất. Những ngày lễ Bỏ Mả, lễ Đâm trâu xây cột, Tết Cơm
mới, Tết Giọt nước, Tết Lửa… diễn ra nhộn nhịp suốt mùa hanh khô. Đây là mùa lễ Tết ở Tây
Nguyên. Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên đều giống nhau, từ món thịt nướng
cho đến rượu cần. Cịn cách ăn uống và nấu nướng thế nào, thì đó là đặc điểm của mỗi dân tộc
và của mỗi địa phương.

Ngày thường, đồng bào Tây Nguyên ăn cơm gạo tẻ với thức ăn nấu từ các loại rau rừng, mộc nhĩ, các
loại củ, măng le. Thỉnh thoảng mới kiếm được con cá dưới sông, con thú từ trong rừng để cải thiện
thêm bữa ăn. Còn các loại gia súc, gia cầm nhà nào cũng có, họ ni bằng cách thả rong vào rừng, ra
bờ sông, bờ suối, và chỉ làm thịt để dùng vào việc cúng tế thần linh hay để thiết đãi khách quí đến thăm
làng.

Vào các ngày lễ Tết, cơm nếp được thay cơm gạo tẻ và được nấu theo cách thức của tổ tiên: Cơm Lam.
Hương vị nếp quyện với hương thơm của tre tươi qua lửa làm cho cơm lam có một hương vị đặc biệt,
hơn hẳn cơm nếp nấu trong chõ, trong nồi.

Thịt là thực phẩm chủ yếu trong các món ăn ngày Tết. Người Tây Ngun làm lơng con vật
bằng cách thui đốt.

Trong khơng khí cộng đồng ngày lễ Tết, việc ăn uống diễn ra với nhiều ý nghĩa, nó khơng chỉ
đáp ứng nhu cầu no bụng, ngon miệng mà còn đáp ứng nhu cầu về tình nghĩa chịm xóm láng
giềng trong bn làng, quan hệ giữa con người với nhau. Vượt lên trên thực đơn vừa kể, món ăn
trong ngày lễ Tết khơng tách khỏi phần tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, kết nối giữa người sống kẻ
chết, giữa con người với thần linh. Chính vì vậy mà các món ăn thức uống vào ngày lễ Tết của
họ mang ý nghĩa thiêng liêng và hết sức trang trọng.

Hàng ngày, nguồn nước chính của đồng bào ở đây sử dụng là nước suối

Vào những dịp lễ tết hay hội mùa thì họ cịn uống rượu cần , một đặc trưng văn hóa nổi bật của người
đồng bào

Ở Tây Nguyên rượu Cần được xem là sản vật, lễ vật, có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống
sinh hoạt văn hóa xã hội. Khơng có rượu Cần thì khơng có các lễ cưới xin, ma chay, sum họp
cộng đồng, … Rượu Cần giữ vai trò là lễ vật khi kính dâng lên các Thần linh, giao tiếp với các
11

đấng siêu hình. Với bạn bè, rượu Cần là phương tiện chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giao kết tình
duyên đơi lứa. Trước khi thực hiện giao lưu tình cảm, rượu Cần làm nghĩa vụ thông báo, dâng
mời, cầu xin các vị thần linh chứng giám hoặc ban phước. Dù sử dụng trong dịp nào, tục uống
rượu Cần cũng vẫn là một nét văn hóa đẹp trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc
Tây Nguyên.
2. Đời sống tinh thần
2.1
Văn hóa dân gian

– Văn hố dân tộc Tây Nguyên cơ bản là văn hoá dân gian, sinh hoạt văn hoá nghệ thuật

cũng là văn hoá nghệ thuật dân gian mang tính cộng đồng cao.
Văn học: một số dân tộc Tây Nguyên đã sáng tạo và lưu giữ cho đến nay những tác phẩm
trường ca- một loại hình tự sự trường thiên mà người Êđê gọi hình thức diễn xướng này
là Khan, người Mnơng gọi là Ĩt Ndrơng, người Bana gọi là Hơmon, Gia rai gọi là Hơri,
người Mạ gọi là Nôtông, người Raglai gọi là Akha Juka…
Các tác phẩm sử thi đã phát hiện được ở các tộc người sinh sống trên đất nước ta đều
thuộc loại sử thi cổ sơ, phân khác với sử thi cổ đại. Ngay trong loại sử thi cổ sơ đó, cũng
có thể phân chia thành hai dạng, sử thi sáng thế, mà tiêu biểu là Ot Ndrông của người
Mnông và sử thi anh hùng, đại diện là sử thi Êđê. Đề tài và cốt truyện thường nói về
những anh hùng thuở khai sáng, những nhân vật cứu loài người, dân tộc khỏi những mối
nguy lớn. Đây cũng là một trong những hiện tượng văn hoá nổi bật và đặc trưng nhất của
Tây Nguyên mà chúng ta đã biết tới qua các sử thi anh hùng đã xuất bản, như Đăm Săn,
Khinh Dó, Xinh Nhã, Dông Tư, Đămte Plan…
Hơn thế nữa, sử thi Tây ngun là sử thi “sống”, tức là nó cịn được truyền tụng và diễn
xướng trong sinh hoạt.Điều đáng nhấn mạnh là, sử thi Tây Nguyên không chỉ là hiện
tượng thuần tuý văn học dân gian, mà còn là hiện tượng văn hố dân gian nữa. Trong
bn làng các dân tộc Tây Nguyên có những nghệ nhân kể Khan, kể Ĩt Nrơng, họ có trí

nhớ đặc biệt, có thể thuộc hàng nghìn câu thơ, có giọng kể hay. Vào những dịp lễ hội,
mừng nhà mới, cưới xin, ma chay… người ta thường tổ chức hát kể sử thi, đêm hát kể có
thể kéo dài suốt tới sáng, có khi liên tục nhiều đêm. Mọi người trong buôn, từ già tới trẻ
tập trung ở nhà Rông hay phần công cộng của nhà dài say mê ngồi nghe, dõi theo từng
lời, thưởng thức giọng ngâm của nghệ nhân. Đó là sinh hoạt kể Khan, một hình thức sinh
hoạt văn hố cộng đồng tiêu biểu của người Êđê và các hình thức diễn xướng hát kể khác
của các dân tộc Tây Nguyên.
Nói về văn hóa Tây Ngun mà qn mất cồng chiêng thì thật là một thiếu sót lớn.
Cồng chiêng được coi như ngôn ngữ để giao tiếp với thiên nhiên. Trong mỗi cái chiêng
lại có thần chiêng (Yang chiêng). Có lẽ vì thế mà tiếng chiêng có ý nghĩa đặc biệt thiêng
liêng và chỉ được được dùng trong các ngày lễ, lễ hội cần thiết
Hầu như trong mọi hoạt động văn hóa đều có cồng chiêng. Khi đứa trẻ Gia Rai đầy cữ,
người lớn đem cái chiêng quý đến bên nó. Già làng dóng lên ba hồi chiêng theo nhịp
xung trân nếu là bé trai, nhịp mùa gặt nếu là bé gái. Hồi chiêng đó được đồng bào gọi là
chiêng “thổi tai”
Một bộ cồng chiêng có từ ba đến mười lăm cái, trong đó có cồng( loại có núm) và
chiêng( loại khơng có núm), cịn có trống và ở một số nơi cịn có cả hai cặp chũm chọe
Cồng chiêng Ê đê nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh, cường độ lớn. Cồng chiêng M’nông
cường độ không lớn dù tốc độ khá nhanh và giàu chất tự sự. Cồng chiêng Bana – Giarai
thiên về tính chủ điệu của âm nhạc, bè trầm của cồng với ấm sắc đầy đặn, hùng tráng, bè
trên của chiêng lại thánh thót đanh gọn.
12

Ngày 25-11-2005, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO
chính thức cơng nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

2.2
Tín ngưỡng
Bao bọc xung quanh thế giới thực của con người Tây Nguyên là một thế giới huyền ảo, ở
đó ngự trị các thần linh, ma quỷ, các linh hồn . Đó là một quan niệm vạn vật có linh hồn,
một quan niệm tín ngưỡng sơ khai của lồi người trong xã hội nguyên thuỷ. Ở Tây
Nguyên, tiêu biểu nhất cho quan niệm đó là mọi vật xung quanh con người đều có Yang
(hồn, thần), từ các vật dụng như chiêng, ché, ghế ngồi (kpan), đến cây cỏ, sông suối, đồi
núi, các con vật… Có yang tốt phù hộ cho con người, có yang xấu, nếu con người làm
chúng khơng vừa lịng thì có thể làm hại. Con người có thể nhận biết Yang qua giấc mơ
và báo mộng, nếu Yang báo mộng tốt thì người ta tin tưởng làm theo, cịn nếu báo mộng
xấu thì phải bỏ dở. Chính quan niệm Yang của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã tạo
ra những giao cảm tinh tế giữa người và vật, nó nhân hố mọi hiện tượng tự nhiên xung
quanh mình, tạo ra những xúc cảm, những tưởng tượng ảnh hưởng đáng kể tới đời sống
văn hoá và những sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, quan niệm vạn vật có yang (thần linh)
như thế này, cũng tạo ra những lớp bao quanh con người những hồn, ma, khiến con người
luôn lo sợ trước lực lượng siêu nhiên.
Lễ hội
Lễ hội là sinh hoạt tín ngưỡng – văn hố thường thấy ở tất cả các dân téc Tây Nguyên, nó
là mốc đánh dấu những hoạt động sản xuất nương rẫy từ chặt cây, gieo hạt tới khi thu
hoạch mang lúa về kho; là mốc đánh dấu những sinh hoạt đời sống con người, từ khi đẻ,
cưới xin, mừng sức khoẻ, tới lúc chết; là sinh hoạt cộng đồng, từ gia tộc tới cả làng
buôn, như nghi lễ cúng bến nước, lễ cầu no đủ và sức khỏe, lễ lên nhà mới….
Giống như người Kinh ăn tết Nguyên đán, ở các dân tộc vùng Tây Nguyên sau mùa thu
hoạch, cũng trùng vào dịp cuối năm âm lịch, tổ chức lễ ăn cơm mới. Hằng năm, sau khi
thu hoạch, người ta tổ chức lễ ăn cơm mới, vừa để tạ ơn thần, vừa để vui mừng chung
hưởng kết quả của một công đoạn lao động nhọc nhằn, vất vả.
Tuy cách tổ chức cùng vài nghi thức tiến hành của từng tộc người có những nét khác
nhau, tuy nhiên đều mang chung một ý nghĩa : tạ ơn thần một khi kết thúc một chu kỳ sản
xuất chính của năm.Người dân khắp bản làng sẽ vui ca, ăn uống tưng bừng vào những
ngày lễ. Lễ hội thường rơi vào cuối năm theo lịch âm, đây chính là lúc người dân thu

hoạch xong lúa (khoảng cuối tháng 11 tới tháng 1 năm sau theo lịch dương). Lễ diễn ra
khắp các buôn làng trên địa bàn Tây Nguyên.
Cũng là một lễ hội truyền thống lâu đời ở Tây Nguyên với nét đặc trưng riêng biệt mà
không nơi nào có được, đó là lễ bỏ mả. Theo như quan niệm của một số dân tộc ở Tây
Nguyên thì người đã mất khơng thực sự về thế giới bên kia sau khi chết mà họ có thể sẽ
quay lại và nhập vào cơ thể của trẻ em nên họ mới tổ chức lễ bỏ mả để đưa linh hồn của
người đã mất về với tổ tiên một cách hồn tồn.
Lễ bỏ mả có thể kéo dài 3, 4 ngày hay 7 ngày, có khi nửa tháng, tuy nhiên theo ba bước
tuần tự như sau: dựng nhà mả, làm lễ bỏ mả và làm lễ giải phóng cho người sống. Bước
làm lễ bỏ mả là quan trọng nhất. Khi dân làng, họ hàng và khách các nơi đã đến đơng đủ
thì lễ thức tiễn đưa linh hồn người chết được tổ chức.
Lễ bỏ mả thường diễn ra vào buổi chiều, đó là một cuộc trình diễn lớn quanh nhà mồ.
Sau khi già làng làm lễ cúng xong, thân nhân của người quá cố vào nhà mồ khóc than lần
2.3

13

2.4

cuối với người đã chết. Tiếng cồng chiêng, tiếng trống nổi lên tiễn đưa người chết đi về
thế giới bên kia,
Luật tục
Một hiện tượng đặc sắc nữa của văn hoá Tây Nguyên, vừa mang tính xã hội vừa mang
tính văn hoá là luật tục. Cơ cấu xã hội các dân tộc Tây Nguyên là cơ cấu công xã láng
giềng kiểu bn, bon, play (làng), trong đó bao gồm các gia tộc phụ hệ hay mẫu hệ, tàn
dư gia đình lớn còn thấy rõ nét ở nhiều tộc người. Xã hội xây dựng trên cơ sở công hữu
và cộng đồng, điều hành xã hội theo luật tục. Ở các tộc Giarai, Êđê, Mnơng, luật tục đã
định hình, lưu truyền dưới hình thức văn vần. Bộ luật Êđê đã được người Pháp sưu tầm
và dịch ra tiếng Pháp với 236 điều (Ngô Đức Thịnh,1996, 2001), bé luật Giarai cũng
được người Pháp sưu tầm và dịch (Phan Đăng Nhật, 1999). Riêng bộ luật Mnơng thì
những năm gần đây mới được tác giả của cơng trình này sưu tầm và cơng bố (Ngơ Đức
Thịnh,1997). Trong bon, bn, plây có những người thơng thuộc luật tục, mà người Việt
thường gọi là người xử kiện. Người Êđê gọi luật tục là Phạt kđi, người Mnông gọi là Phạt
ktuôi. Trong khi xử kiện, các bước luận tội, gỡ tội đều được đọc lên thành văn vần, giọng
như giọng ngâm, trầm hùng, đầy tính thuyết phục. Sau khi xử kiện xong, đều có nghi lễ
cúng thần để hồ giải hai bên, tạo nên hồ khí trong sinh hoạt cộng đồng

IV. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA CÁC TIỂU VÙNG

1. Tiểu vùng văn hóa Trường Sơn – Bắc Tây Nguyên
1.1
Tiểu vùng văn hóa Trường Sơn
Tiểu vùng kéo dài từ Tây Bình Trị Từ tây Bình Trị Thiên đến phía tây Đà Nẵng và Quảng
Nam với đặc trưng văn hóa của các tộc người nói các ngơn ngữ hệ Nam Á: Bru (Vân
Kiều), Tà Ơi (Pa Cơ), Cơ Tu (Ca Tu, Phương).
a. Người Bru Vân Kiều

Luật tục
+ Với người Bru Vân Kiều, Chủ làng tồn tại theo nguyên tắc cha truyền con nối (Chủ làng
và chủ đất là một). Họ coi việc chọn đất để dựng bản làng là việc cực kỳ quan trọng.
+ Công việc này được Già làng quyết định, dựa vào các yếu tố thực tế (bảo đảm các yếu tố
thuận lợi cho sản xuất, cư trú, gần nguồn nước…) và yếu tố tâm linh (tức là phải được
thần linh – Yàng đồng ý). Khi được Yàng đồng ý (thơng qua việc xem chân giị gà), “Già
làng chọn 8 hạt gạo tốt (hạt gạo nguyên, lành lặn, không sứt mẻ) bỏ vào 1 ống tre, chôn
nằm ngang xuống chỗ đất đã chọn. Sau 3 ngày đêm đào lên, nếu 8 hạt gạo cịn ngun
vẹn, khơng xê dịch, có nghĩa Yàng báo cho biết đây là chỗ đất tốt lành… bấy giờ mới
tiến hành dựng bản làng” (Bản làng truyền thống của người Bru Vân Kiều).
– Hôn nhân
+ Trong phong tục đám cưới của người Bru-Vân Kiều, nhà trai trao cho nhà gái một thanh
kiếm. Cô dâu khi về nhà chồng thường trải qua nhiều nghi lễ phức tạp: bắc bếp, rửa
chân… Trong họ hàng, ơng cậu có quyền quyết định khá lớn đối với việc lấy vợ, lấy
chồng cũng như khi làm nhà, cúng bái của các cháu.
– Âm nhạc
+ Nhạc cụ truyền thống Bru-Vân Kiều có nhiều loại: trống, thanh la, chiêng núm, kèn
(amam, ta-riềm, Khơ-lúi, pi), đàn (achung, pơ-kua…). Dân ca của dân tộc này có nhiều
làn điệu như “chà chấp”, lối vừa hát vừa kể rất phổ biến, hay “sim”, hình thức hát nam
nữ. Ca dao, tục ngữ, truyện cổ các loại của người Bru-Vân Kiều rất phong phú.

14

Kiến trúc
Người Bru-Vân Kiều ở nhà sàn nhỏ, phù hợp với quy mơ gia đình thường gồm cha, mẹ
và các con chưa lập gia đình riêng.

+ Nhà của người Bru-Vân Kiều là nhà sàn có hai mái, thường lợp bằng lá mây hoặc lá cọ.
Chiều dài của ngôi nhà dài – ngắn bao nhiêu tùy thuộc vào số lượng người trong gia
đình, hoặc tùy thuộc vào kinh tế. Nhưng dù nhà dài hay ngắn, đều cũng chỉ có hai cửa
chính, một cửa chủ yếu dành cho nữ, còn một cửa chỉ dành cho nam và khách nam. Hai
bên đầu hồi có những hình trang trí bằng gỗ theo kiểu sừng trâu hoặc đôi chim, vừa đỡ
bị tốc lá, vừa mang tính thẩm mỹ
– Trang phục
+ Một số đồ dùng của người Vân Kiều trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
+ Nam giới Bru-Vân Kiều để tóc dài, búi tóc, ở trần, đóng khố. Trước đây, họ thường lấy
vỏ cây sui làm khố, áo.
+ Phụ nữ Bru-Vân Kiều mặc áo và váy. Áo nữ có đặc điểm xẻ ngực màu chàm đen và
hàng kim loại bạc trịn đính ở mép cổ và hai bên nẹp áo. Có nhóm mặc áo chui đầu,
khơng tay, cổ kht hình trịn hoặc hình vng. Váy trang trí theo các mảng lớn trong
bố cục dải ngang. Gái chưa chồng búi tóc về bên trái, sau khi lấy chồng búi tóc trên
đỉnh đầu. Trước đây phụ nữ Bru-Vân Kiều ở trần, mặc váy. Váy trước đây không dài
thường qua gối 20 đến 25 cm.
b. Người Cơ Tu
– Luật tục
Làng là một đơn vị dân cư trên một địa vực nhất định và riêng biệt, tự quản dựa vào tập tục,
đứng đầu là ông “già làng” được nể trọng. Sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc. Gia tài được
xác định bằng chiêng ché, trâu, đồ đeo trang sức, vải.
– Trang phục
Người Cơ Tu ưa chuộng nhất bộ y phục bằng vải dệt nền đen có hoa văn bằng chì, thứ đến
hoa văn bằng cườm trắng. Ðàn ông quấn khố, thường ở trần. Ðàn bà mặc váy ống. Nếu váy
dài thì che từ ngực trở xuống, nếu váy ngắn thì thân trên mặc áo khơng ống tay; ngày lễ hội
có thêm thắt lưng nền trắng mộc. Loại vải tấm lớn dùng để choàng, quấn và đắp.
– Kiến trúc
Họ ở nhà sàn, mái uốn khum ở hai hồi tựa dáng mai rùa. Ðầu đốc nhà thường nhô lên một
đoạn khau cút đơn giản. Trước kia trong nhà có nhiều cặp vợ chồng và con gái cùng sinh
sống, thường là các gia đình của những anh em trai với nhau. Toàn bộ nhà ở trong làng dựng

thành một vòng, quây quanh khoảng trống ở giữa. Mỗi làng có ngơi nhà chung gọi là Gươl,
cao lớn và đẹp nhất. Ðó là nơi hội họp và sinh hoạt cơng cộng.
– Hôn nhân
Nhà trai phải tốn của cải nộp cho nhà gái và tổ chức cưới. Việc lấy vợ phải trải qua các bước
nghi thức: Hỏi, đính hơn, lễ cưới và sau này, khi đã khá giả thường tổ chức thêm lễ cưới lần
nữa. Phổ biến hình thức con trai cơ lấy con gái cậu, vợ gố lấy anh hoặc em chồng quá cố.
Quan hệ hôn nhân một chiều: Nếu nhà A đã gả con gái cho nhà B thì nhà B không được gả
con gái cho nhà A.
– Nhạc cụ
+ Người Cơ tu có nhiều sáng tạo trong việc chế tác ra các loại nhạc cụ truyền thống khác
nhau như: Cồng chiêng, trống lớn kèn Kooc, sáo A lươt, sáo Cr’toot, sáo Tơret, sáo
Rahel, L’hel Ống tiêu Cr’ toot, Mỗi loại nhạc cụ Cơtu gắn liền với một chức năng và
cách trình tấu khác nhau, tuỳ thuộc vào việc làng hay trong dịng tộc, gia đình, sử dụng
trong các lễ hội hoặc trong sinh hoạt hằng ngày, các buổi biểu diễn dân ca, múa.

+

15

+

Hệ thống nhạc cụ Cơtu khá đa dạng, gồm bộ gõ, bộ hơi, bộ dây, với khoảng gần 20 loại.

c. Người Tà Ơi

Hơn nhân
Thanh niên nam nữ Tà Ơi tự do tìm hiểu nhau qua tục đi “sim” tình tự nơi chòi rẫy. Họ
trao vật làm tin cho nhau, rồi nhà trai nhờ người mai mối. Sau lễ cưới, cô dâu trở thành
người nhà chồng. Việc kết hôn giữa con trai cơ với con gái cậu được khuyến khích,
nhưng nếu trai họ A đã lấy vợ ở họ B, thì trai họ B không được làm rể họ A mà phải tìm
vợ ở họ C.
Kiến trúc
Nhà ở của người Tà Ôi là nhà sàn dài phổ biến tại nhiều vùng Trường Sơn – Tây Ngun.
Nhìn bề ngồi, nhà Tà Ơi kể cả nhà sàn và nhà đất đều có nó hình mai rùa và đều có
“sừng” trang trí hình hai đầu chim cu tượng trưng cho tình yêu quê hương và tâm tính
hiền hịa của dân tộc.
Tổ chức mặt bằng sinh hoạt của nhà ở thống nhất trong toàn dân tộc. Trung tâm của ngôi
nhà là căn mong: nơi thờ tự, tiếp khách, hội họp chung của mọi thành viên trong nhà.
Diện tích cịn lại được ngăn thành từng buồng (bài hát của a): chỗ ở và sinh hoạt của các
gia đình. Thơng thường thì các buồng được bố trí thành hai hàng theo chiều dọc. Ở giữa
là hành lang dành để đi lại. Đến nay ở những nhà đất người ta vẫn duy trì bố cục bên
trong nhà như vậy.

Trang phục
Cá tính tộc người khơng rõ nét, nổi bật mà có sự giao thoa của nhiều yếu tố văn hóa khác
trên trang phục. Đồ trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm, xương là phổ biến. Tục cà răng,
căng tai, xăm mình, để tóc lá bài trước trán đã phai nhạt đi.
Trang phục nam: Nam giới đóng khố, mặc áo hoặc ở trần.
Trang phục nữ: Phụ nữ có áo, váy, có nơi dùng loại váy dài kéo lên che ngực thay áo.
1.2
Tiểu vùng bắc Tây Nguyên
– Vùng bắc Gia Lai, Kon Tum và phía tây Quảng Ngãi, Quảng Bình. Đặc trưng văn hóa cả
các ngơn ngữ hệ Nam Á: Ba Na, B’râu, Co, H’rê, Giẻ Triêng, R’Măm, Xơ Đăng.
a. Văn hóa dân tộc Xơ Đăng
– Kiến trúc

+ Mỗi làng có một nhà rơng, được dựng ở cạnh cơng chính ra vào làng. Đây là nơi tiến
hành các nghi lễ tôn giáo, nơi hội họp của cả làng, nơi trai làng tập trung ngủ đêm, học
nghề nghe kể chuyện và vui chơi giải trí.
+ Nhà rơng của người Xơ Ðăng là ngơi nhà sàn rộng, mái cao, nhìn từ xa như lưỡi rìu
dựng ngược. Đồng bào Xơ Đăng quan niệm nhà Rơng phải cao, vươn lên trời để hội tụ
khí thiêng của trời đất bởi đó là cầu nối giữa con người và thần linh

Trang phục truyền thống
+ Trang phục của người Xơ Đăng chủ đạo là màu đen chàm, trang trí bằng các hoa văn
màu trắng, đỏ.
+ Trang phục đậm chất Tây Nguyên của dân tộc Xơ Đăng là các loại khố, áo của đàn ông;
áo chui đầu tay áo được khoét sát nách và váy quấn của phụ nữ, khăn đội đầu, tấm
choàng, tấm địu trẻ em. Trang phục truyền thống của đồng bào Xơ Đăng thì nam giới
đóng khố, cởi trần. Khố là một tấm vải dài, khổ hẹp luồn qua háng, quấn quanh thắt
16

lưng, thả mành mành hai đầu buông dài trước và sau đến gần cổ chân. Trong các lễ hội,
trang phục của người đàn ông quấn thêm một tấm vải quấn chéo trên ngực, nhìn như một
chiến binh đang ra trận.
+ Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xơ Đăng gồm có: áo, váy và tấm chồng
(khăn vai). Áo là kiểu áo chui đầu, khơng có tay. Tấm chồng hay còn gọi là khăn vai
của phụ nữ Xơ Đăng được dệt từ những sợi bông với nhiều màu sắc khác nhau, chủ yếu
là màu đen.

Phong tục
+ Hơn nhân:

• Trai gái lớn lên, được tự do tìm hiểu, yêu nhau. Lễ cưới hỏi của đồng bào Xơ Đăng
khá đơn giản và khi cưới, vợ chồng có thể ở bên nhà trai hoặc nhà gái.
• Sau hơn nhân, người Xơ Đăng có tục lệ cư trú hai bên: bên vợ và bên chồng. Cư trú
luân phiên, bên vợ một thời gian, lại cư trú bên chồng một thời gian, cho đến khi
cha mẹ một bên qua đời hết, mới cư trú hẳn ở bên cịn cha mẹ.
• Trong đám cưới có tục lệ, cô dâu, chú rể đưa đùi gà cho nhau ăn, đưa rượu cho
nhau uống, cùng ăn một nắm cơm… Tục lệ này tượng trưng sự gắn kết hai người
bền chặt, thuỷ chung lâu dài.
• Tang ma: Người chết được “chia của”, bỏ trong tài độc mộc, chôn trong bãi mộ
chung của làng, khơng có lễ bỏ mả.
– Tín ngưỡng
+ Dân tộc Xơ Đăng tin theo tôn giáo đa thần, quan niệm vạn vật hữu linh, mọi vật đều có
linh hồn: núi, sơng, cây cổ thụ, cây lúa,… đều có hơn và hơn đó gắn với cuộc sống của
cây, cỏ, núi, sông.
+ Người Xơ Đăng quan niệm ngày lẻ là ngày tốt đối với cuộc sống bên dương – Cuộc
sống đời thường, còn ngày chắn là ngày tốt đối với cuộc sống bên âm – cuộc sống tâm
linh. Chính vì vậy, khi đưa đón hồn lúa cũng như tổ chức các nghi lễ, các hoạt động
sản xuất và chiến đấu, người ta kiêng ngày chẵn, vì đó là ngày xấu, ngày ma đi. Mọi
hoạt động cho con người, cho cuộc sống đời thường đều tổ chức vào ngày lẻ. Ngày lẻ
là ngày tốt, ngày cho người đi. Trong khi ăn uống, chỉ được dùng tay phải, không dùng
tay trái. Đồng bào quan niệm, tay trái là tay của ma. Đó cũng là quan niệm chung của
hầu hết các dân tộc nói ngơn ngữ Mơn – Khmer ở Tây Ngun.
– Lễ hội
+ Lễ cúng máng nước:
+ là lễ hội cúng Yàng Đak, vị thần cai quản nguồn nước của dân làng. Theo quan niệm
của người Xơ Đăng, nếu một làng mới được lập ra, việc đầu tiên của người Xơ Đăng
là phải tìm được nguồn nước (hoặc mạch nước), sau đó tiến hành cúng Yàng Đak,
hay đồng bào cúng Yàng Đak hằng năm sau mỗi lần sửa sang máng nước. Hoặc nếu
trời không mưa là do là thần sấm, thần sét đã lãng quên. Do đó, họ cần làm lễ để cầu
xin, nhắc nhở để ông trời trút mưa xuống. Ngày diễn ra lễ cúng, tất cả người dân

trong buôn tập trung tại nhà Rông dự lễ.
+ Lễ vật gồm những chum rượu cần, một con gà hoặc một con lợn. Đầu tiên, thầy cúng
sẽ làm lễ khấn, mời tổ tiên, ông bà và các thần linh cùng về dự lễ. Tiếp đó, mọi người
di chuyển ra dịng suối đầu buôn. Tại đây, thầy cúng sẽ làm lễ cảm tạ thần nước, cầu
an cho buôn làng và cúng sức khỏe chủ bến nước.

17

+

Lễ mừng nhà rông mới: Tuy không tổ chức thường xuyên, chỉ thực hiện mỗi khi sửa
chữa, nâng cấp nhà rông, nhưng lễ hội này thường được tổ chức rất lớn. Mỗi khi làng
dự định tu sửa nhà rông, đều phải báo trước cho bà con khoảng thời gian dài, để bà
con tiết kiệm, dành dụm tiền mua trâu, heo tổ chức lễ hội. Khi việc sửa chữa nhà rông
được phát động, dân làng đều hăng hái tham gia. Không phân biệt tuổi tác, giới tính,
mỗi người đều phải có trách nhiệm trong việc góp phần xây dựng “hồn” của làng.
+ Lễ hội mừng lúa mới: được tổ chức riêng theo từng hộ. Lễ hội diễn ra khi lúa đã được
gặt, phơi xong, và được cất vào bao.
– Âm nhạc
+ Ca hát là sinh hoạt phổ biến trong đời sống tinh thần của đồng bào Xơ Đăng.
Tiếng hát được cất lên khi đi làm nướng rẫy, trong lễ hội, cưới hỏi, khi ru trẻ em
ngủ hay khi trai gái hẹn hị
+ Đồng bào Xơ Đăng cịn có những bài hát ru với giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu
nhưng lời ca gắn liền với đời sống lao động sản xuất của đồng bào.
+ Dân tộc Xơ Đăng sử dụng nhiều loại nhạc cụ dân tộc phục vụ cho nhu cầu ca múa
hát. Đời sống gắn liền với núi rừng nên những nhạc cụ của đồng bào, ngoài cồng
chiếng, đều được làm từ các loại cây của rừng như tre nứa, gỗ.
+ Bo đơ là một loại trống có hai mặt bịt bằng da sơn dương

– Sáo Kvôh, Ka lieu
+ Chinh, Guông: người Xơ đăng gọi chiêng bằng là chinh, chiêng núm là guông.
Chinh, guông là nhạc cụ tự thân vang, chi gõ, đấm, là nhạc cụ dành cho nam giới sử
dụng và thường chỉ dùng trong những ngày lễ của cộng đồng.
– Brâng là nhạc cụ dây, chi gẩy.

2. Tiểu vùng trung Tây nguyên
– Vùng Đắc Nông, Đắc Lắc, nam Gia Lai.Đặc trưng văn hóa của các tộc người nói các ngôn

ngữ hệ Nam Đảo: Ê Đê, Gia Rai và H’Roi; Nam Á: M’Nơng.
2.1 Văn hóa dân tộc Ê Đê
a. Kiến trúc
Nhà dài không chỉ là biểu tượng vật chất của những gia đình theo mẫu hệ mà cịn là nơi để
lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần. Nhà dài là được xem là một cơng trình độc đáo,
nhằm thích ứng với mơi trường tự nhiên, tranh thú dữ và thiên tai ập đến. Đồng thời, những
ngôi nhà dài tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt văn hóa truyền thống trong gia đình.
Nhà sàn được làm bằng tre, nứa, mặt sàn được làm bằng gỗ và bao quanh nhà được làm
bằng thân cây bương hoặc thân cây tre già đập dập. Phần mái được che phủ bằng những lớp
cỏ tranh. Các cột chống đỡ được làm bằng gỗ tốt và được chạm trổ rất nhiều hoa văn như
hình mặt trăng, ngơi sao, ngà voi để thể hiện tín ngưỡng sâu sắc.
là nơi cư trú của nhiều thế hệ khi một thành viên nữ trong gia đình lấy chồng thì ngơi nhà lại
được nối dài ra và sinh sống tại đó. Điều đặc biệt là số cửa sổ của ngôi nhà sẽ tương ứng với

số người con gái sinh sống trong gia đình đó. Cửa sổ nào được đóng kín nghĩa là cơ gái ấy
chưa lấy chồng cịn cửa sổ được mở có nghĩa là cơ gái đó đã lấy chồng.
Bậc thang thường được thiết kế bậc lẻ vì người Ê đê tin rằng số lẻ là số của con người và số
chẵn là số ma quỷ. Để vào được nhà, sẽ có hai loại cầu thang, cầu thang đực sẽ cho những
thành viên nam trong gia đình đi còn cầu thang cái sẽ cho những thành viên nữ và khách đi.
18

b. Trang phục

– Trang phục truyền thống của nữ giới
– Áo của phụ nữ Ê đê có tên gọi là Ao mniê. Chiếc áo này có thiết kế khá đặc biệt, nó được xẻ

ngang từ bờ vai trái sang vai phải và được mặc bằng cách chui. Khi mặc lên, áo ơm sát vào
thân mình của các cơ gái và được buông xuôi dài tới phần thắt lưng. Hai vạt trước và sau
của áo có chiều dài bằng nhau. Chiếc áo này khơng có thiết kế hở tà. Ngồi ra, tùy vào nhu
cầu và từng mùa mà áo của người phu nữ dân tộc Ê đê dài tay hoặc ngắn tay.
Người phụ nữ Ê đê mặc váy tấm, là các tấm vải chồng được quấn quanh eo thành nhiều
vịng và được cố định lại với nhau bằng các sợi dây.
Trang phục truyền thống của nam giới
Trang phục truyền thống của nam giới Ê đê đó là đóng khố và mặc vải tấm.Chiếc áo này
cũng có thiết kế như áo của nữ tuy nhiên nó có phần rộng và dài hơn. Phần cổ áo có xu
hướng nghiêng về phía trước và được xẻ thành một đường ở trước ngực. Chiếc áo lễ phục
của nam giới Ê đê thường có phần tay áo khá dài. Cùng với đó là vạt sau dài hơn vạt trước.
Vạt trước có thể che hết được phần bụng dưới cịn vạt sau thì che hết mơng của người mặc.
Còn 1 loại áo khác phần áo là áo dài tay, chui đầu, cổ áo hình chữ V, trước ngực có đính

hàng khuy áo bằng đồng và bện bằng chỉ đỏ.

c. Phong tục

Hơn nhân
+ Để tỏ lịng mong muốn cầu hôn hay hứa hôn, nhiều dân tộc ở Việt Nam thường có tục lệ
trao vịng. Q nhất là vịng bằng vàng, hay bằng bạc, rồi mới đến vòng đồng…
+ Vì dân tộc Ê Đê cịn theo phong tục mẫu hệ nên bên nữ trao vòng, bên nam nhận vòng.
Nhận vòng là bằng lòng, phải giữ lòng chung thủy.
+ Sau đó, nhà trai tổ chức bữa cơm rượu mời bên nhà gái. Đến hôm cưới, bên nhà gái lại
đưa sang nhà trai vịng có kèm đồ sính lễ và các thứ như trâu, bò, lợn, gà, rượu, quần
áo… Nếu nhà gái nghèo thì chỉ nộp một phần, phần cịn lại hai vợ chồng cùng làm nộp
dần sau. Lễ cưới tổ chức hai ngày liền.
– Lễ bỏ mả
+ Là một trong những nghi lễ lớn mang tính tang lễ mà người sống tổ chức để vĩnh biệt
người chết, “tiễn” người chết về nơi vĩnh hằng (làng ma). Và đây cũng là dịp sinh hoạt
văn hóa cổ truyền với nhiều hoạt động như: hiến tế bằng súc vật, lễ cúng và chia của cải
cho người đã khuất, trình diễn âm nhạc, múa hát, …
+ Điều đặc biệt, chỉ có những người khi chết đều cịn thân xác ngun vẹn thì mới được làm
lễ bỏ mả.
+ Người Ê đê quan niệm rằng, vòng đời của mỗi con người luôn được luân hồi. Họ đã quan
niệm khi con người chết đi phải qua lễ bỏ mả thì linh hồn của người chết mới về với thế
giới tổ tiên và sau khi linh hồn phải qua 7 lần chết nữa thì mới có thể mang linh hồn tổ
tiên trở lại thế giới trên mặt đất đầu thai vào đứa trẻ.
+ Lễ bỏ mả là một lễ hội gắn với việc tang lễ nhưng lại rất vui vẻ, hào sảng như một ngày
hội. Bởi vì sau lễ này, linh hồn người chết sẽ siêu thoát chuyển sang kiếp khác. Họ quan
niệm, nếu nghi lễ bỏ mả càng sớm thì linh hồn người chết càng sớm được nhập hồi sinh
mà quy về dương thế, sống với đồng tộc.

– Chế độ mẫu hệ
19

+

+

+

Người mẹ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý, chia bơi lương thực, thực
phẩm hay nói cách khác họ nắm giữ sự ăn (sao cho đủ đầy) và mặc (che đậy thân thể)
hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, trong một gia đình. Do vậy, việc trong nhà do người
đàn bà cai quản, còn giao tiếp với xã hội và cộng đồng do người đàn ông nhận lãnh
(thậm chí thay mặt vợ kế nhiệm chủ bến nước). Cũng từ tập quán của tộc người mà các
đặc trưng văn hóa riêng dần trở thành truyền thống. Dân tộc Ê Đê vẫn bảo lưu những
đặc trưng cơ bản của chế độ mẫu hệ.
Khi hỏi chồng cho con gái hoặc gả con trai về nhà vợ, chính là người mẹ phải tính tốn
hốn đổi những hiện vật như trâu, bị, heo, thổ cẩm, rượu cần, ching chiêng, vòng
đồng… truyền thống trước kia thành vật chất hiện tại (tiền, vàng, chăn mền, heo, gà,
chai rượu…) làm của hồi môn để mang sang nhà trai hoặc ngược lại làm lễ vật dẫn cưới
cho nhà gái. Trong hôn nhân, đàn ông cư trú bên vợ và con cái sinh ra mang họ mẹ.
Thậm chí nếu vợ qua đời trước, người chồng có thể phải trở về nhà mình với 2 bàn tay
trắng nếu khơng có sự tái hơn với người trong dịng họ vợ
Trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống mẹ là người đầu tiên cùng các con lưu truyền,
duy trì ngơn ngữ của tộc người. họ cũng là người gìn giữ và truyền dạy nghề dệt thổ cẩm
cho phụ nữ các thế hệ sau của gia đình. Tất nhiên những người đàn ông cũng tham gia
vào việc gìn giữ, lưu truyền văn hóa truyền thống nhưng quán xuyến hơn cả vẫn là
người phụ nữ.
d. Tín ngưỡng

Dân tộc Ê đê có niềm tin vào vạn vật hữu linh. Điều này có nghĩa là tất cả mọi thứ xung
quanh cuộc sống của con người đều có linh hồn và có liên quan đến thần linh.
Thần đất: có tên gọi là Jang lăn có nhiệm vụ trông nom và bảo vệ đất đai cho các bản làng.
Giúp cho đất trở nên màu mỡ, đầy sức sống, chứa nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng cây cối
cũng là ni dưỡng cho chính cuộc sống của con người. Dân làng Ê đê thường sẽ tiến
hành làm các lễ cúng thần Jang lăn với tất cả sự nghiêm túc và tôn trọng nhất, mong muốn
thần phù hộ cho vụ mùa, cho cuộc sống của dân làng.
Thần nước: mang đến cho dân làng Ê đê nguồn nước sạch, không bị pha lẫn với tạp chất,
tạp hóa, phục vụ cho đời sống của con người và vạn vật nơi đây.
Thần gió: trong tín ngưỡng của người Ê đê có tên là Kăm Angin. Dân làng Ê đê sẽ tổ chức
lễ cúng thần gió để cầu xin ngài che chở, giúp dân làng thoát khỏi những cơn bão lớn gây
hại đến mùa màng.
Thần thiện – thần ác: Khi vào mùa vụ thu hoạch, người dân Ê đê sẽ làm lễ tế thần thiện
hay còn gọi là thần Aê Điê, mong ngài ban phước và chở che cho mùa vụ của dân làng. Sự
che chở của ngài sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng và tác động của thần ác (thần Jang Liê),
tránh cho thú rừng, sâu bọ hay chim chuột tàn phá ruộng nương, hoa màu của người dân.
e. Lễ hội
Lễ cúng cơm mới: để tạ ơn các vị thần (thần trời đất, thần sông suối, thần núi, thần mưa,
thần sấm…) đã phù hộ cho buôn làng được mùa vụ lúa bội thu. Đồng thời xin thần linh

phù hộ cho vụ mùa tiếp theo mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt. Người dân cịn cầu
mong sức khỏe cho gia đình và mọi người vui vẻ với nhau sau thành quả của quá trình lao
động vất vả.
Lễ đâm trâu: là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có cơng chủ trì
thành lập bn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự
kiện quan trọng khác. Con trâu sẽ là vật hiến tế để cầu thần phù hộ cho buôn làng được
khỏe mạnh, ấm no, để mừng ngày mùa hay để mừng chiến thắng.
20

f. Nhạc cụ
Được làm từ những chất liệu đơn giản từ thiên nhiên nhưng các sản phẩm nhạc cụ đều rất
phong phú và đa dạng
Tù Và: được làm bằng sừng trâu, sừng bò hoặc sừng con sơn dương, chỉ phát ra một âm
duy nhất, dùng để tập trung hiệu lệnh khi muốn kêu gọi đánh dấu ngày lễ xuống đồng hoặc
dùng để đuổi muông thú.

Kèn Đinh Năm
Đàn T’ rưng: Đàn được làm bằng gỗ hoặc những ống nứa to được xếp theo thứ tự nhất
định.
Cồng chiêng: cồng chiêng là linh hồn của sự sống. Bất cứ lễ hội nào đều khơng thể thiếu
tiếng cồng chiêng.

g. Tiểu vùng văn hóa nam Tây Ngun
Vùng Bình Phước, đơng và bắc Đồng Nai, Lâm Đồng, vùng phía tây Phú Khánh, Khánh
Hịa và Thuận Hải. Đặc trưng văn hóa của các tộc người nói các ngôn ngữ hệ Nam Á:
Ch’ro, K’ho, Mạ, S’Tiêng; và hệ Nam Đảo: Ra G’lai, Chu Ru.
2.2 Văn hóa dân tộc Cho Ro
a. Kiến trúc
Người Chơ Ro trước đây ở nhà sàn. Sàn nhà cao, cách mặt đất khoảng 2m, thang lên nhà
bắc ở phía đầu hồi. Gầm sàn được sử dụng làm nơi nhốt gia súc, gia cầm.
Ngày nay xu hướng chuyển sang làm nhà trệt.
b. Trang phục
Trang phục truyền thống của người Châu Ro gồm có váy dành cho nữ, khố dành cho nam
giới. Váy và khố được dệt từ sợi bông hoặc được làm bằng vỏ cây rừng nên có hoa văn dọc
ngang kiểu carơ. Người Châu Ro chỉ mặc khố hoặc váy, để ngực trần, chỉ trừ những khi trời
q lạnh thì có thêm áo chui đầu buộc dây. Ngồi trang phục chính, người Châu Ro cịn
trang sức bằng nhiều hình thức khác như vịng kiềng, vịng cườm, căng tai bằng gỗ hoặc ngà
voi, dây thổ cẩm cuốn quanh trán cho các chàng trai trẻ, khăn bịt đầu cho đàn ông trưởng
thành…Ngày nay, người Châu Ro mặc như trang phục giống người Kinh trong vùng. Trang
phục truyền thống được sử dụng trong các dịp lễ, tết truyền thống của đồng bào.

c. Phong tục

Hôn nhân: Kiêng kỵ lớn nhất của người Châu Ro là hơn nhân cùng dịng họ. Trong hôn
nhân, tuy nhà trai hỏi vợ cho con, nhưng lễ cưới tổ chức tại nhà gái, chàng trai phải ở rể vài
năm rồi vợ chồng làm nhà ở riêng. Người Châu Ro thường có tục chia của cho con cái khi
ra ở riêng, do đó chàng trai sẽ được một phần của cải của gia đình. Chế độ một vợ một
chồng đã được thiết lập từ lâu trong xã hội người Châu Ro và vợ chồng chung sống với
nhau hoà thuận.

Tang ma: Theo quan niệm của người Châu Ro, bên cạnh thế giới của người sống cịn có thế
giới của người chết. Người Châu Ro theo tập quán thổ táng. Mộ phần được đắp lên cao theo
hình bán cầu. Trong ba ngày đầu, người ta gọi hồn người chết về ăm cơm; sau đó là lễ “mở
cửa mả” với 100 ngày cúng cơm.
21

d. Tín ngưỡng
Người Châu Ro ở Đồng Nai thờ đa thần. Họ tin mọi vật đều có “hồn” và các “thần linh” chi
phối vơ hình đối với con người, khiến con người phải kiêng kỵ và cúng tế. Yang bri (thần
rừng) được xem là vị thần tối cao. Đó chính là nguyên nhân của các kiêng kỵ và các lễ cúng
tế. Trong một dịng họ thường có một hoặc hai thầy bóng. Người làm nghề thầy bóng chủ
yếu là nữ.
e. Lễ hội
Lẽ cúng thần lúa (SaYangva): Già làng hoặc chủ nhà đảm trách việc đọc lời khấn, trình bày
tấm lịng thành của gia chủ, cầu mong được thần linh hộ trì cho sức khoẻ, ban cho mùa
màng tươi tốt, cây lắm trái, lúa nhiều hạt.

Lễ cúng thần rừng, lễ cầu mưa, …
f. Âm nhạc
Vốn văn nghệ dân gian của người Châu Ro phong phú, với nhiều thể loại: truyện kể, thơ ca
trữ tình, múa, lối hát đối đáp, nhiều loại nhạc cụ… Các câu tục ngữ, phương ngôn đúc kết

các kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm về thiên nhiên và cuộc sống xã hội.
Nhạc cụ của người Châu Ro gồm nhiều loại, trong đó nổi bật và cũng là phổ biến là bộ
chiêng 7 chiếc. Ngoài ra, người Châu Ro còn sử dụng nhiều loại nhạc cụ cổ truyền khác
như: trống, kèn, sáo…

V. CÁC KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TÂY NGUYÊN HIỆN NAY
1. Giao lưu và ảnh hưởng văn hóa

Đặc điểm: là một trong những khuynh hướng và tác nhân quan trọng đối với sự biến đổi văn hóa của
các dân tộc ở nước ta nói chung và Tây Nguyên nói riêng hiện nay.

Tuy nhiên khác với tất cả các giai đoạn lịch sử trước kia, quy mơ và cường độ của giao lưu ảnh hưởng
văn hóa đã mở rộng và mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Những giao lưu, ảnh hưởng này diễn ra giữa các tộc người trong vùng, giữa người Kinh và các
tộc người Tây Nguyên, giữa Tây Nguyên với các đô thị và xa hơn với quốc tế nữa.
Cường độ giao lưu diễn ra nhanh chóng, sơi động, thậm chí trở thành sức ép, khiến sự ảnh
hưởng và tiếp nhận mang tính “áp đặt” một chiều, khơng có điều kiện “ tiêu hóa”.
Cơ chế tự nhiên của quá trình tiếp nhận cái mới vào văn hóa tộc người là: đan xen, hỗn dung,
lựa chọn, tái tạo, liên kết hóa thì nay cũng bị đảo lộn và rút ngắn.

Nguyên nhân: do sự phát triển của giao thông, thông tin đã thực sự rút ngắn khoảng cách và phá bỏ mọi
biệt lập dân tộc. Đặc biệt, ở Tây Nguyên quá trình phân bố lại dân cư trên địa bàn lãnh thổ nửa thế kỷ
qua, nhất là từ sau 1975 tới nay, đã phá vỡ “lãnh thổ tộc người” truyền thống, tạo nên hình thái cư trú

xen cài giữa các tộc người, trong đó tỷ trọng người Kinh càng ngày càng chiếm tỷ lệ cao, đã là tác nhân
quan trọng nhất tạo nên diện mạo dân cư, dân tộc và q trình giao lưu ảnh hưởng văn hóa.

Giao lưu ảnh hưởng văn hóa giữa các tộc người nội vùng Tây Ngun và với bên ngồi có
tác động nhiều mặt, cả tích cực và tiêu cực:
+ Tích cực:
 Góp phần thúc đẩy q trình xích lại gần nhau và hiểu biết giữa các dân tộc.

22

Là tác nhân quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình biến đổi văn hóa truyền thống
các dân tộc, khiến cho nhiều hiện tượng và giá trị văn hóa mới đã thâm nhập và
phát huy tác dụng trong đời sống như về ngôn ngữ, chữ viết, giáo dục …
+ Tiêu cực: do cường độ và phạm vi của giao lưu, ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng lớn nên
đã tạo sự choáng ngợp, nhiễu loạn giữa cái mới và cũ, cái hiện đại và cái cổ truyền;
khiến chủ thể tiếp nhận văn hóa khơng có điều kiện và thời gian để lựa chọn, tiếp thu
và tái tạo.
2. Đứt gãy giữa truyền thống và hiện đại trong q trình đổi mới văn hóa các tộc người
Khái niệm: là sự đổi mới văn hóa truyền thống diễn ra một cách bình thường có nghĩa là khơng
có kế thừa và phát triển , khơng có tiếp thu và loại bỏ, mà thường là sự đan xen hỗn loạn giữa
cái cũ và cái mới , không tạo nên sự liên kết hữu cơ giữa chúng với nhau, cái cũ mất đi, cái mới
chưa hình thành, tạo nên sự hụt hẫng trong đời sống văn hóa và hệ quả thường là đời sống văn
hóa của nhân dân bị suy kiệt và trở nên nghèo nàn.

Hậu quả: Nhiều truyền thống, giá trị và di sản văn hóa quý báu đã và đang bị mất đi nhanh
chóng, thậm chí ngộ nhận dẫn đến tình trạng chủ nhân của nó quay lưng lại chối bỏ cái
vốn có của dân tộc mình.

Nguyên nhân:
+

+

3.

Các tộc người bản địa Tây Nguyên từ một xã hội phát triển thấp nay tiếp cận với xã
hội kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng khiến họ chưa kịp tự bảo vệ nên dễ bị
tổn thườn và ngộ nhận.
Tình trạng dân cư ồ ạt , cư trú xen cài đã làm tăng lên ở mức cao quá trình giao lưu ,
đồng hóa văn hóa giữa các tộc người, nhất là giữa người Kinh với các dân tộc thiểu
số, dẫn tới tình trạng nhiễu loạn trong biến đổi văn hóa.

Khuynh hướng đồng hóa tự nhiên về văn hóa

Khái niệm: Đồng hóa tự nhiên là một q trình tiếp xúc, giao lưu ảnh hưởng văn hóa tự nhiên giữa các
tộc người, thường là giữa các tộc người có dân số lớn, trình độ phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa cao
hơn các tộc người hay nhóm nhỏ tộc người láng giềng.

Hậu quả: Các tộc người hay các nhóm nhỏ tộc người đó tiếp thu văn hóa của tộc người có trình độ phát

triển cao hơn, thậm chí các tộc người nhỏ Ey có thể bị đồng hóa một phần hay hoàn toàn vào các tộc
người lớn hơn và tự coi mình là thành viên của tộc người Ey.

Ở Tây Nguyên hiện nay đã và đang diễn ra hai q trình đồng hóa tự nhiên:
+

+

Các nhóm tộc người nhỏ bản địa (thường là các nhóm địa phương của các tộc hiện
đang sinh sống ở các cùng giáp ranh giữa các tộc người lớn): q trình đồng hóa giữa
họ không chênh lệch nhau lắm, nên không diễn ra mạnh mẽ và đặc trưng dao vậy
cũng không dẫn đến sự đảo lộn đáng kể nào về diện mạo văn hóa Tây Ngun.
Q trình đồng hóa tự nhiên giữa văn hóa người Kinh và các tộc người bản địa: diễn
ra khá mạnh mẽ và trên nhiều lĩnh vực, từ đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần.
Quá trình này được quan niệm đồng nhất với xu hướng hiện đại hóa của các tộc người
23

thiểu số, coi “Kinh hóa” tức là hiện đại hóa, nói cách khác, các tộc người thiểu số
muốn hiện đại hóa phải qua cửa “Kinh hóa”.
4. Xu hướng phục hồi văn hóa truyền thống

Với nhân dân các dân tộc Tây Nguyên, xu hướng này chưa thực sự là tự ý thức, là một nhu cầu tự thân,
mà chủ yếu là áp lực từ bên ngồi, từ những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; do có một
khoảng cách nào đó giữa tự ý thức và nhu cầu cấp thiết về việc bảo tồn văn hóa cổ truyên của người
dân Tây Nguyên nên đã bộc lộ nhiều vấn đề cần phải xem xét trong quá trình thực thi.

Nguyên nhân:
Căn nguyên của sự suy thoái hay phát triển của văn hóa trước nhất và sâu xa nhất là
từ nguồn cội tự nhiên.
+ Ví dụ: đối với Tây Nguyên mấy thập kỷ qua, rừng bị tàn phá, nguồn nước bị suy
giảm, đất bị thiếu hụt và ô nhiễm đã trực tiếp ảnh hưởng đến văn hóa.
Đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, cái khung xã hội buôn làng có vai trị rất quan
trọng đối với việc sản sinh, duy dưỡng nền văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc.Áp lực của quá
trình giao lưu, ảnh hưởng nội vùng và ngoại vùng, mà nhiều khi là “Kinh hóa” và “Tây hóa”
cũng tác động khơng nhỏ đến thực trạng và sự biến đổi văn hóa các dân tộc hiện nay.
+

VI. KẾT LUẬN

Tây Nguyên là một vùng đất đậm đà tính chất văn hóa truyền thống mà người đồng bào nơi đây gọi là
“văn hóa rừng”. Bên cạnh đó Trường Sơn Tây Nguyên vừa mang yếu tố kinh việt và bản địa góp phần
làm đa dạng nền văn hóa này theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên trên phương diện giao lưu ảnh
hưởng văn hóa của người Kinh và các dân tộc bản địa, cần phải hạn chế đánh mất những cái gọi là cốt
lõi văn hóa mang đậm tính truyền thống nơi đây.

24

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Đức Thịnh. Phân vùng văn hóa Việt Nam

Trần Quốc Vượng. Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trần Ngọc Thêm. Cơ sở văn hóa Việt Nam

25

Vùng văn hố Trường Sơn – Tây Ngun bao gồm tồn bộ bốn tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai,Kon Tum, Đắc Lắc và Lâm Đồng, vùng núi của các tỉnh Huế – Thừa Thiên, Quảng Nam,cùng với các khu vực kế cận thuộc vùng núi Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hồ, NinhThuận và Bình Thuận.Với diện tích tự nhiên là gần 5,5 triệu ha, chiếm khoảng 16,4% diện tích cả nước. Ngoạitrừ vùng núi Trường Sơn ở phía bắc, cịn lại Tây Ngun là vùng sơn nguyên, xen cài giữacác dãy núi cao trung bình với các cao nguyên đất đỏ.Nơi đây tiếp giáp với:+ Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam+ Phía Đơng giáp với các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, NinhThuận, Bình Thuận+ Phía Tây có Kom Tum giáp với tỉnh Attapeu (Át Ta Pư) của Lào cùng với tỉnhRatanakiri và Mondulkiri của đất nước Campuchia+ Phía Nam giáp với Đồng Nai và Bình PhướcĐường biên giới chung Việt Nam – Lào – Campuchia qua các tỉnh Kon tum, Gia Rai, ĐắkLắk và Đắk Nông được bao bọc bởi những dãy núi và khối núi cao Trường Sơn Nam.Cảnh quan tự nhiên này cùng với khí hậu phân thành hai mùa nóng khơ và mùa mưa, tạo nênnhững đặc trưng nổi bật của Tây Nguyên so với các vùng địa lý khác trong nước. – Vùng rừngnúi gồm nhiều cao nguyên hoặc sơn nguyên tạo nên địa hình phức tạp, trắc trở.Với các đặc điểm về địa hình cũng như khí hậu, nơi đây được chia thành bốn tiểu vùng văn hóa,bao gồm:+ Tiểu vùng Trường Sơn+ Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên+ Tiểu vùng Trung Tây Nguyên+ Tiểu vùng Nam Tây Nguyên2.2 Lịch sử hình thànhTrước thế kỷ XIXTừ xa xưa, nơi đây vốn là vùng đất tự trị, là địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số,chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh mà chỉ là những quốc gia hết sức sơ khaicủa người Êđê hay là Giarai…+ Đã co rất nhiều cuộc xung đột diễn ra của nhiều tiểu quốc và vương quốc như Lâm Ấpvà Phù Nam hay Chiêm Thành và Chân Lạp. Chiêm Thành vào thế kỷ 12, sau khi đánhbại nước Chân Lạp, đô hộ tồn vùng Tây Ngun.+ Vua Lê Thánh Tơng vào năm 1471 sau khi phá được thành Đồ Bàn và bắt được vuaChiêm Thành là Trà Tồn, thì tách miền bắc Tây Nguyên khỏi Chiêm Thành thành lậpnước Nam Bàn.+ Sau khi Chúa Nguyễn Hồng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các Chúa Nguyễn ra sứcloại trừ các ảnh hưởng còn lại của Champa và cũng phái một số sứ đoàn để thiết lậpquyền lực ở khu vực Tây Nguyên. Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyển sang chịusự bảo hộ của người Việt. Tuy nhiên, các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêucủa các chúa Nguyễn nhắm trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyền lựcrất lỏng lẻo ở đây.+ Do đất rộng, người thưa nên các bộ tộc thiểu số sống ở đây đã trở thành nạn nhân củacác cuộc tấn công của vương quốc Chămpa nhằm cướp bóc nơ lệ . Các chúa Nguyễn rasức loại trừ các ảnh hưởng còn lại của vương quốc Chămpa và thiết lập quyền lực ở khuvực này . Tuy có sự ràng buộc lỏng lẻo nhưng trên danh nghĩa, Tây nguyên vẫn thuộcphạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn.+ Vào thời kỳ Tây Sơn (1771-1786), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và NguyễnLữ đồng minh với các bộ tộc vùng bắc Tây Nguyên nhằm tạo một hậu cứ vững chắc,đồng thời mộ quân và tài lực phục vụ cho chiến tranh và đã có rất nhiều chiến binhthuộc các bộ tộc thiểu số ở Tây Nguyên gia nhập vào quân đoàn Tây Sơn. Nhờ vậy,cuộc khởi nghĩa thành công. Miền bắc Tây Nguyên trở thành hậu cần và một ngườivợ của Nguyễn Nhạc thuộc dân tộc Ba Na.Thời nhà Nguyễn+ Ở triều Nguyễn, các quy định dành cho Tây Ngun khơng thay đổi nhiều.+ Người Việt khi đó chú tâm khai thác vùng đồng bằng nhiều hơn, điều này đã khiến cácdân tộc thiểu số sống bán sơn địa bị đẩy lên hẳn vùng núi, cao nguyên Tây Nguyên.Thời Pháp thuộcCác giáo sĩ Thiên chúa giáo vào những năm 1840 – 1850 đã truyền đạo tại miền bắcTây Nguyên. Hai linh mục Pháp và 7 thầy giảng người Việt đặt cơ sở tôn giáo tại đâyvào năm 1850. Hai trung tâm truyền giáo đầu tiên: Kon Kơ Xâm (do linh mục Combesphụ trách truyền giáo bộ tộc Bahnar-Jơlơng) và Kon Trang (do linh mục Dourisbourephụ trách truyền giáo bộ tộc Sêđăng).Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra Cao nguyênLang Biang (chính là Đà Lạt ngày nay). Ơng đã đề nghị với Chính phủ thuộc địa xâydựng một thành phố nghỉ mát tại đây. Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai tháckinh tế đối với vùng đất này.Thực dân Pháp vào thời gian 1900-1917 đã đặt cơ sở hành chính tại đây. Năm 1900,Tồn quyền Paul Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm thànhphố nghỉ mát.Năm 1907, thành lập các trung tâm hành chính Kontum và Cheo Reo, bắtđầu xây dựng các đồn điền. Năm 1917, thị xã Đà Lạt được thành lập.Thời Việt Nam độc lập+ Vào năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên cả vùng Tây Nguyên là Cao nguyênTrung Bộ. Kể từ năm 1950 Quốc trưởng Bảo Đại đổi tên Cao nguyên Trung Bộ làHoàng triều Cương thổ. Tại vùng này thì Quốc trưởng Bảo Đại vẫn giữ vai trị là Hồngđế.- Thời Việt Nam Cộng Hịa:+ Năm 1955, Chính phủ Ngơ Đình Diệm sát nhập Hồng triều cương thổ vào Trung phầnvà được gọi là vùng Cao nguyên Trung phần.+ Từ thế kỷ XX đến nay, Người Việt đã sinh cơ lập nghiệp tại Tây Nguyên và hòa nhậpvào cùng với các dân tộc nơi đây.II.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ Xà HỘI1. Đặc điểm tự nhiên1.1 Địa hìnhĐịa hình Tây Ngun khá đa dạng, ngồi những núi cao thung lũng sâu hiểm trở cịn cónhững cao ngun, bình sơn nguyên lớn, những miền trũng và đồng bằng khá rộng,những thung lũng giữa núi và những dải bồi tích các sơng lớn.Địa hình núi cao, bao bọc cả 3 mặt bắc, đơng và nam của vùng.+ Phía bắc là dãy núi Ngọc Linh+ Phía đơng là những dãy núi An Khê, dãy Vọng Phu, dãy Tây Khánh Hòa nối tiếp nhauthành một bức tường ngăn cách Tây Nguyên với dải đồng bằng ven biển duyên hảiNam Trung Bộ.+ Phía nam, được bao bọc bới những dãy của Trường Sơn Nam.Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt của vùng.Địa hình thung lũng chiếm diện tích khơng lớn; chủ yếu phát triển cây lương thực, thựcphẩm và ni cá nước ngọt.1.2 Khí hậuChịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo; nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 0C điềuhồ quanh năm biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,5 0C.Khí hậu Tây Ngun có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa.Mùa khơ nóng hạn, thiếu nước trầm trọngMùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm.1.3 Tài ngun nướcTây Ngun có 4 hệ thống sơng chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông Srêpok,thượng sông Ba và sông Đồng Nai.Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét khối. Chế độ dịng chảy chịu tác động của khí hậu.Nguồn nước ngầm tương đối lớn nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100 mét.1.4 Đất đaiDiện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hố dày, địa hình lượn sóng nhẹ tạothành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Plâycu, Đăk Nông, KonTum. Rất thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu,điều… và rừng.Đất Feralit kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp.Ngồi ra cịn có đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng,đất phù sa ven sơng. Thích hợp trồng cây lương thực.1.5 Tài nguyên rừngRừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại.Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học. Có tới 32 lồi độngvật q hiếm như voi, bị tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi… Tây nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của ViệtNam1.6 Tài ngun khống sảnChủng loại khống sản ít.2. Đặc điểm về xã hộiII.1Dân cư- Tập trung gần 20 dân tộc. Nếu khơng kể mấy dân tộc phía Bắc và người Kinh di cư đếnthì các dân tộc lâu đời ở đây thuộc về hai nhóm ngơn ngữ chủ yếu: Nhóm Mơn-Khơmevà Nhóm Mã Lai – Đa Đảo. “Văn hóa Tây Nguyên” bao gồm văn hóa của các dân tộcthuộc hai nhóm nàyII.2Xã hộiCơ cấu xã hội theo kiểu bn, bon, làng. Đây là nơi thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng quan trọngcủa buôn làng.Làng Tây Nguyên là một tổ chức xã hội truyền thống, được hình thành, phát triển gắn với vai trịcủa khua bn (trưởng bn) và Hội đồng làng trên cơ sở của luật tục. Làng được xác định vềmặt lãnh thổ và mang tính tự quản rất cao, được xem là tài sản chung, cộng đồng có nghĩa vụbảo vệ và được hưởng các quyền lợi như nhau, được các làng lân cận công nhận và thừa nhận,trở thành “không gian xã hội” bất khả xâm phạm.Hiện nay, ở Tây Nguyên có ba kiểu làng:+ Làng thuần nhất của cộng đồng Tây Nguyên+ Làng sống đan xen giữa cộng đồng tại chỗ và cộng đồng di cư+ Làng của cộng đồng thiểu số di cư và làng của người Kinh.Tuy nhiên ngày nay mơ hình làng tự quản theo luật tục ở Tây Nguyên gần như bị phá vỡ, kiểulàng sống thuần nhất còn tồn tại rất ít ở các vùng xa, vùng sâu, vùng khó khăn. Những vùng đấtthuận lợi xuất hiện kiểu làng sống đan xen, cộng cư giữa các dân tộc di cư và nhóm dân tộc tạichỗ. Một số làng đan xen, cộng cư tạo ra sự đa dạng văn hóa, phần nào đồng hóa văn hóa, khónhận diện tính đặc trưng văn hóa của từng dân tộc, làm mai một giá trị văn hóa truyền thống củalàng ở Tây Nguyên.II.3Văn hóa1. Giá trị văn hóa hữu hình ở Tây Ngun đến nay vẫn giữ ngun giá trị của nó. Đólà những ngơi nhà rơng, nhà sàn của người Bana, Gialai, Êdê, Mnơng.Bên cạnh đó là về trang phục. Hoa văn trang phục Tây Nguyên gắn bó với dáng vóc, thân thểcủa con người Tây Nguyên, với cuộc sống hàng ngày, với thiên nhiên của núi rừng Tây Nguyên,mang lại giá trị thẩm mỹ tuy giản dị nhưng lại đậm đà tinh tế. Hoa văn Tây nguyên chủ yếu làhoa văn hình họa.Trang phục của phụ nữ Tây Ngun rất đẹp, vì có nhiều hoa văn và làm nổi lên một cách kínđáo đường nét của cơ thể.Nhưng nét đặc sác nhất của các dân tộc Tây Nguyên là ở trang phục của nam giới. Họ đúng khốmặc áo, quấn khăn có cải lỗng chim q nhiều màu. Đây là cả một cơng trình dệt và thêu và làcả một nghệ thuật trang trí phục sức2. Giá trị văn hóa tinh thần của Tây Nguyên hội tụ đậm nét ở lê hội. Lễ hội là mộthình thái sinh hoạt tinh thần mang đậm đà bản sắc dân tộc Tây nguyên, thường đượctổ chức sau những ngày lao động mệt nhọc.Mùa lễ hội Tây Nguyên kéo dài suốt mấy tháng 1, 2, 3 dương lịch. Hầu như không gian khôngmấy lúc văng tiếng chiêng cồng “Ninh Nơng ! Ninh Nơng”Con người muốn cảm ơn, trả ơn, chia phần thu hoạch cho những lực lượng vơ hình đã “phù hộ”cho họ một năm mưa thuận gió hịa, người yên vật thịnh; đồng thời họ cũng nhắc nhở chúngrằng họ khơng qn cơng lao của chúng, rằng vì thế chúng có nhiệm vụ phải tiếp tục giúp đỡ họvào năm tới. Như vậy, trong các nghi lễ và thái độ ứng xử với thiên nhiên, siêu nhiên (đã được”nhân hóa”), người Tây Ngun đi tìm đồng minh, đi tìm bạn, chứ khơng đi tìmcác vị Thánh, càng khơng đi tìm Đức Chúa. Cảm ơn và chia sẻ với “bạn bè” là đạolí của đồng bào Văn hóa cồng chiêng Tây NguyênCồng chiêng được coi như ngôn ngữ để con người giao tiếp với thiên nhiên. Trong mỗi cáichiêng lại có Thần chiêng (Yang chéng). Có lẽ vì thế tiếng chiêng có ý nghĩa thiêng liêng vàthen tập quán cổ truyền, chỉ được dùng trong các nghi lễ, lễ hội cần thiết.Trong văn hóa phần lớn các dân tộc Tây Ngun, cồng chiêng đóng vai trị qn xuyến cuộcsống con người. Người có nhiều cồng chiêng được tơn trọng khơng phải trước hết vì có nhiềucủa cải vật chất, mà chính là người ấy có trong nhà nhiêu Thần chiêng. Vì thế ơng ta (hay bà ta)có bên mình nhiều bạn bè ở thế giới vơ hình với quyền năng lớn lao.Theo đồng bào, trống là thần Sấm, biểu tượng cho Trời, tính Nam. Cồng chiêng biểu tượng choĐất, tính Nữ. Người Giẻ (Triêng) cho rằng trống là Mặt trời, tính Nam, cồng chiêng là Mặttrăng, tính Nữ.Bất kể cồng chiêng và trống được gắn cho biểu tượng cụ thể gì ở đâu cũng thấy ẩn dấu một quanniệm lưỡng hợp ngun sơ về một q trình sinh sơi nảy nở của cư dân nông nghiệp. Nếu bộchiêng chỉ có ba chiếc thì thường đó là ba cái cồng (có núm). Âm thanh của chúng cách nhaumột quãng năm và một quãng bốn. Đó là những quãng cơ bản trong hệ âm thanh thiên nhiên.Cần nói về ba “phong cách âm nhạc” lớn, mỗi “phong cách” lấy một dân tộc làm ví dụ và gọitên:+ Cồng chiêng Êdê nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh, cường độ lớn+ Cồng chiêng M’nông cường độ không lớn mặc dù tốc độ khá nhanh+ Cổng chiêng Bana – Giarai thiên về tính chất chủ điệu (homophonie) của âm nhạcGiá trị văn hóa tinh thần ở Tây ngun cịn được thể hiện ở những kinh nghiệm thuần dưỡngvoi, ở những bài thuốc gia truyền chữa bệnh,ở kỹ thuật đúc đồng để chế tạo ra đàn đá và nhạckhí Cồng Chiêng, là các nghệ nhân điêu khắc qua các tượng nhà mồ của các dân tộc Gia Rai,Bana, Êđe,Mnông, là kỹ thuật trang trí dệt nên những hoa văn của các trang phục các dân tộc, làtinh thần anh dũng, mưu trí tuyệt vời qua truyền thuyết Đam San, Xing Nhã, Đia Đon, Vùng văn hóa Tây Ngun hay cịn có thể gọi là vùng hậu duệ rõ nét nhất của vănhóa Đơng Sơn ở Việt Nam3. Đặc điểm kinh tếNếp sống nương rẫy : bao trùm lên toàn bộ các tộc người trong vùng. Đó là truyền thống canhtác nương rẫy trên vùng đất khô của sơn nguyên . Là phương thức canh tác bắt con người hoàntoàn phụ thuộc vào hồn cảnh tự nhiên , thích ứng nhạy bén với những thay đổi điều kiện tựnhiên và khí hậu . Kinh tế nương rẫy là nền kinh tế ở trình độ thấp , đời sống con người thườngthiếu thốn và bấp bênhCác hình thái kinh tế chiếm đoạt (săn bắt, hái lượm) cịn chiếm vị trí chủNơng nghiệp : canh tác ruộng khô và nương rẫyDo làm xen canh gốc vụ trên đất rẫy , các cư dân ở đây khơng chỉ trồng lúa mì mà cịntrồng xen kẽ với các loại : kê, cà, ớt….cộng thêm các rẫy đã đem đủ cho người dân cácnhu cầu yếu phẩm hàng ngày+ Hiện nay, kinh tế các dân tộc vùng Trường Sơn – Tây Nguyên đã vượt qua giai đoạnkinh tế chiếm đoạt và đã tiến sâu vào giai đoạn kinh tế sản xuất với nền nông nghiệp lệthuộc vào thiên nhiênMột số dân tộc như Cơ ho , xơ đăng, Giẻ Triêng, Hre ,Bana… đã làm ruộng nước dotiếp thu của người Chăm ,Khmer, người Việt.Chăn nuôi+ Do điều kiện kinh tế khá phong phú và trong trồng trọt cịn nhiều sản phẩm thừa nênngành chăn ni ở các dân tộc này khá phát triển.+ Trâu được nuôi nhiều nhất ở Bắc Bộ. Phát huy lợi thế của vùng có nhiều diện tích rừng,đất rừng, đồng cỏ tự nhiên, các tỉnh Tây Nguyên khuyến khích, tạo điều kiện cho cácthành phần kinh tế đầu tư phát triển đàn trâu bị hàng hố. Ngồi việc tạo điều kiện chocác gia đình đồng bào các dân tộc vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển đàn bị hàng hố,các tỉnh Tây Nguyên cũng đã vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tự nguyệnhỗ trợ hàng chục ngàn con bò giống cho các gia đình đồng bào các dân tộc thiểu sốnghèo ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa phát triển chăn ni để từng bước thốt nghèoVoi thuần dưỡng và chăn nuôi. Ban đầu, voi được nuôi dưỡng để giúp đỡ những cơngviệc gia đình như thồ củi, lấy nước, chở người và lương thực. Trong thời kỳ khángchiến, voi cịn tham gia làm “dân cơng tiếp vận” và dần dần trở thành phương tiệnchuyên chở thân thuộc của người dân Buôn Đôn và du khách thập phương mỗi lần ghéthăm Buôn . Trước đây Đăk Lắk là nơi cung cấp voi cho toàn Đông Dương. Voi là tàisản quý biểu tượng cho niềm kiêu hãnh và sức mạnh. Các vật như lợn, gà dùng để làmvật tế sinh.Nghề thủ công: dệt thổ cẩm, trao đổi hàng hóa.Người Cơ Tu ln xem nghề đan lát là một trong những nghề thủ công truyền thống cótầm quan trọng trong đời sống hằng ngày, vì nó giúp người Cơ Tu giảm bớt sức laođộng để vận chuyển lương thực, thực phẩm về nhàĐối với các tộc người, thổ cẩm là đồ vật quan trọng để duy trì cuộc sống, đảm bảo cáiăn cái mặc hằng ngày, làm nên sắc phục cổ truyền. Sau mùa nương rẫy hay những lúcnhàn rỗi, họ luôn cần mẫn bên xa quay sợi và khung dệt làm ra những sản phẩm phụcvụ cho nhu cầu của gia đình, bn làng, sáng tạo nên những bộ trang phục với nhiềukiểu hoa văn mang đậm dấu ấn văn hoá tộc ngườiNhững cư dân ở Bắc Tây Nguyên như Tà Ôi, Giẻ Triêng, làm nghề gốm không dùngbàn xoay mà nặn đất thành các băng dài, rồi quấn chồng lên đáy thành hình trụ tùy theonồi. => Trước đây kinh tế mang tính tự cấp, tự túc trong từng buôn làng hiện đời sốngtừng bước thay đổi.Hiện nay, Trường Sơn Tây Nguyên đã có các loại hình kinh tế trang trại, hoạt độngdịch vụ chủ yếu của người Việt.Các tỉnh Tây Nguyên ( Gia Lai, Kon Tum , Đắk Lak , Đắk Nông , Lâm Đồng ) với thếmạnh của một vùng có điều kiện đất đai , khí hậu thích hợp với nhiều cây trồng , nhất làcác cây công nghiệp dài ngày , cây hàng năm nên từ sau năm 1975 đến nay , các tỉnh TâyNguyên đã hình thành các vùng chun canh tập trung có quy mơ lớn về cây cà phê . caosu , điều , chè , ngô lai , sắn ( mì)….Phương tiện vận chuyển : chủ yếu là gùiNgười Tây Nguyên ra khỏi nhà là thấy mang theo cái gùi , nó là vật bất ly thân , trongmỗi gia đình , từng người có gùi riêng của mình , là vật dụng đã được “cá thể hóa“ .Gùi có nhiều loại , dùng vào nhiều công việc khác nhau như cất trữ đồ đạc ,mang đồ vậttừ nơi này tới nơi khác , dùng khi săn , đi chợ , đi thăm hỏi , đi nương rẫy ….Gùi không chỉ là vật mang vác , cịn là đồ mỹ thuật , trên đó trang trí hoa văn đẹp , làmtăng thêm nét duyên dáng cho các cô gái , chàng trai . Tùy theo từng tộc người mà hìnhdáng , đế gùi cấu tạo khác nhau , màu sắc và trang trí hoa văn có nét riêng .+ Nét chung của gùi ở Trường Sơn – Tây Nguyên là gùi quai đeo qua vai , chứ quai gùikhông tỳ vào trán như nhiều dân téc ở miền núi phía Bắc.III. TỔNG QUAN VỀ VĂN HĨA1. Đời sống vật chất1.1Văn hóa trang phục :Các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên mang nhiều nét độc đáo trong trang phục và trang tríthực dụng. Điều dễ nhận thấy hơn cả là ở đây, không kể dân tộc nào, đều ưa mặc y phục thuộcloại choàng quấn, mét loại trang phục khá cổ sơ, rất đặc trưng cho trang phục các tộc bản địaĐông Nam Á, mà ngày nay khơng cịn thấy ở các tộc người ở vùng khác trên đất nước ta. Đó làcác loại khố, váy mảnh (váy khơng khâu thành ống), tấm chồng, các loại áo chui đầu (ponxo)… Trang trí trên cơ thể vừa cho đẹp, vừa mang tính nghi lễ như xăm mình, cà răng, căng tai, đeocác loại vịng, kể cả vòng ống ở tay, chân, cổ.Nét chung nhất trong trang phục truyền thống của tộc người Trường Sơn–Tây Nguyên đólà đàn ơng đóng khố, mặc áo chui đầu hoặc áo choàng quấn, phụ nữ mặc áo, váy tấm …Sử dụng hai gàm màu chủ đạo là đỏ đen hay xanh đậm, trắng.Cũng như nhiều tộc người thiểu số khác , họ ưa thêu và dệt hoa văn trên váy , khố , tấm choàng ,áo …tuy nhiên, phong cách trang trí hoa văn , bố cục và hoạt tiết trang trí có nhiều nét khác vớitrang trí của người Thái , Mường , Hmong , Dao.Văn hóa cư trú:Người Tây Ngun có một nền nghệ thuật tạo hình và kiến trúc mang sắc thái riêng vàkhá độc đáo.1.2Ở Trường Sơn, người ta thường thấy các ngôi nhà công cộng (Gol) với mái trịn khum mu rùa, đầu hồitrang trí con chim thần mang phong cách Đông Sơn.Ở Bắc Tây Nguyên là những ngôi nhà rông (nhà rông trống và nhà rơng mái): dáng mái cao vót hìnhlưỡi rìu, vượt hẳn lên trên mái các ngôi nhà sàn trong làng, trên mái nhà rơng, cầu thang len xuống,trong nhà trang trí nhiều mơ típ hoa văn.Ở Trung và nam Tây Ngun thì đặc trưng bởi các ngơi nhà dài , xưa kia có ngơi nhà dài hàng trăm mét, “dài như một tiếng chiêng ngân “ ,” dài hơn một thôi ngựa chạy”, trong đó sinh sống nhiều gia đình vàmột phần của ngôi nhà (gar) dành cho sinh hoạt cộng đồng. Ngơi nhà của Ê-đê mang hình dáng conthyền, trên cột nhà, cầu thang lên xuống trang trí hình cối , chày, mặt trăng, bầu sữa …Văn hóa nhà mồ:Có lẽ nhiều tài năng sáng tạo nghệ thuật và kiến trúc người Tây Nguyên dành cho ngôinhà mồ.1.3Nhà mồ và trang trí nhà mồ là đặc trưng chùng của hầu hết các tộc sinh sống ở Trường Sơn -TâyNguyên, tuy nhiên ở mỗi vùng, mỗi tộc cũng có sắc thái riêng, trong đó nhà mồ vùng bắc TâyNguyên là đặc trưng và phong phú hơn cả, với kiến trúc nhà mồ, tượng nhà mồ, trang trí nhàmồ. Đó cũng là đặc trưng của các tộc người Tây nguyên trong quan hệ giữa người sống và ngườichết.10Ngồi nghệ thuật trang trí nhà mồ, tượng nhà mồ, thì nhiều bài dân ca, điệu múa, một số nhạc cụ chỉđược dùng khi tiến hành các nghi lễ ở nhà mồ, cấm dùng trong làng, trong nhà.Trang trí và tượng nhà mồ rất đa dạng về kiểu loại, đó là những hình khối, những hình trang trí, nhữngtượng gỗ. Hai bên cửa vào nhà mồ thấy tượng cặp nam nữ, thường là khỏa thân, mô tả các bộ phận sinhdục, những tượng ngồi xổm, hai tay ôm má, mang tính sầu tư, giống như tư thế đứa trẻ ngồi trong bàothai; nhưng tượng ở các ngôi mộ của tù trưởng, giống như tượng nô lệ đi hầu hạ người đã chết, sau nàycịn có cả tượng hình lính Mỹ – Ngụy ….1.4Văn hóa ẩm thực:Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng và hàng năm đều có tổ chức những ngày lễ Tếtcho buôn làng sau khi gặt hái đã hoàn tất. Những ngày lễ Bỏ Mả, lễ Đâm trâu xây cột, Tết Cơmmới, Tết Giọt nước, Tết Lửa… diễn ra nhộn nhịp suốt mùa hanh khô. Đây là mùa lễ Tết ở TâyNguyên. Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên đều giống nhau, từ món thịt nướngcho đến rượu cần. Cịn cách ăn uống và nấu nướng thế nào, thì đó là đặc điểm của mỗi dân tộcvà của mỗi địa phương.Ngày thường, đồng bào Tây Nguyên ăn cơm gạo tẻ với thức ăn nấu từ các loại rau rừng, mộc nhĩ, cácloại củ, măng le. Thỉnh thoảng mới kiếm được con cá dưới sông, con thú từ trong rừng để cải thiệnthêm bữa ăn. Còn các loại gia súc, gia cầm nhà nào cũng có, họ ni bằng cách thả rong vào rừng, rabờ sông, bờ suối, và chỉ làm thịt để dùng vào việc cúng tế thần linh hay để thiết đãi khách quí đến thămlàng.Vào các ngày lễ Tết, cơm nếp được thay cơm gạo tẻ và được nấu theo cách thức của tổ tiên: Cơm Lam.Hương vị nếp quyện với hương thơm của tre tươi qua lửa làm cho cơm lam có một hương vị đặc biệt,hơn hẳn cơm nếp nấu trong chõ, trong nồi.Thịt là thực phẩm chủ yếu trong các món ăn ngày Tết. Người Tây Ngun làm lơng con vậtbằng cách thui đốt.Trong khơng khí cộng đồng ngày lễ Tết, việc ăn uống diễn ra với nhiều ý nghĩa, nó khơng chỉđáp ứng nhu cầu no bụng, ngon miệng mà còn đáp ứng nhu cầu về tình nghĩa chịm xóm lánggiềng trong bn làng, quan hệ giữa con người với nhau. Vượt lên trên thực đơn vừa kể, món ăntrong ngày lễ Tết khơng tách khỏi phần tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, kết nối giữa người sống kẻchết, giữa con người với thần linh. Chính vì vậy mà các món ăn thức uống vào ngày lễ Tết củahọ mang ý nghĩa thiêng liêng và hết sức trang trọng.Hàng ngày, nguồn nước chính của đồng bào ở đây sử dụng là nước suốiVào những dịp lễ tết hay hội mùa thì họ cịn uống rượu cần , một đặc trưng văn hóa nổi bật của ngườiđồng bàoỞ Tây Nguyên rượu Cần được xem là sản vật, lễ vật, có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sốngsinh hoạt văn hóa xã hội. Khơng có rượu Cần thì khơng có các lễ cưới xin, ma chay, sum họpcộng đồng, … Rượu Cần giữ vai trò là lễ vật khi kính dâng lên các Thần linh, giao tiếp với các11đấng siêu hình. Với bạn bè, rượu Cần là phương tiện chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giao kết tìnhduyên đơi lứa. Trước khi thực hiện giao lưu tình cảm, rượu Cần làm nghĩa vụ thông báo, dângmời, cầu xin các vị thần linh chứng giám hoặc ban phước. Dù sử dụng trong dịp nào, tục uốngrượu Cần cũng vẫn là một nét văn hóa đẹp trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộcTây Nguyên.2. Đời sống tinh thần2.1Văn hóa dân gian- Văn hố dân tộc Tây Nguyên cơ bản là văn hoá dân gian, sinh hoạt văn hoá nghệ thuậtcũng là văn hoá nghệ thuật dân gian mang tính cộng đồng cao.Văn học: một số dân tộc Tây Nguyên đã sáng tạo và lưu giữ cho đến nay những tác phẩmtrường ca- một loại hình tự sự trường thiên mà người Êđê gọi hình thức diễn xướng nàylà Khan, người Mnơng gọi là Ĩt Ndrơng, người Bana gọi là Hơmon, Gia rai gọi là Hơri,người Mạ gọi là Nôtông, người Raglai gọi là Akha Juka…Các tác phẩm sử thi đã phát hiện được ở các tộc người sinh sống trên đất nước ta đềuthuộc loại sử thi cổ sơ, phân khác với sử thi cổ đại. Ngay trong loại sử thi cổ sơ đó, cũngcó thể phân chia thành hai dạng, sử thi sáng thế, mà tiêu biểu là Ot Ndrông của ngườiMnông và sử thi anh hùng, đại diện là sử thi Êđê. Đề tài và cốt truyện thường nói vềnhững anh hùng thuở khai sáng, những nhân vật cứu loài người, dân tộc khỏi những mốinguy lớn. Đây cũng là một trong những hiện tượng văn hoá nổi bật và đặc trưng nhất củaTây Nguyên mà chúng ta đã biết tới qua các sử thi anh hùng đã xuất bản, như Đăm Săn,Khinh Dó, Xinh Nhã, Dông Tư, Đămte Plan…Hơn thế nữa, sử thi Tây ngun là sử thi “sống”, tức là nó cịn được truyền tụng và diễnxướng trong sinh hoạt.Điều đáng nhấn mạnh là, sử thi Tây Nguyên không chỉ là hiệntượng thuần tuý văn học dân gian, mà còn là hiện tượng văn hố dân gian nữa. Trongbn làng các dân tộc Tây Nguyên có những nghệ nhân kể Khan, kể Ĩt Nrơng, họ có trínhớ đặc biệt, có thể thuộc hàng nghìn câu thơ, có giọng kể hay. Vào những dịp lễ hội,mừng nhà mới, cưới xin, ma chay… người ta thường tổ chức hát kể sử thi, đêm hát kể cóthể kéo dài suốt tới sáng, có khi liên tục nhiều đêm. Mọi người trong buôn, từ già tới trẻtập trung ở nhà Rông hay phần công cộng của nhà dài say mê ngồi nghe, dõi theo từnglời, thưởng thức giọng ngâm của nghệ nhân. Đó là sinh hoạt kể Khan, một hình thức sinhhoạt văn hố cộng đồng tiêu biểu của người Êđê và các hình thức diễn xướng hát kể kháccủa các dân tộc Tây Nguyên.Nói về văn hóa Tây Ngun mà qn mất cồng chiêng thì thật là một thiếu sót lớn.Cồng chiêng được coi như ngôn ngữ để giao tiếp với thiên nhiên. Trong mỗi cái chiênglại có thần chiêng (Yang chiêng). Có lẽ vì thế mà tiếng chiêng có ý nghĩa đặc biệt thiêngliêng và chỉ được được dùng trong các ngày lễ, lễ hội cần thiếtHầu như trong mọi hoạt động văn hóa đều có cồng chiêng. Khi đứa trẻ Gia Rai đầy cữ,người lớn đem cái chiêng quý đến bên nó. Già làng dóng lên ba hồi chiêng theo nhịpxung trân nếu là bé trai, nhịp mùa gặt nếu là bé gái. Hồi chiêng đó được đồng bào gọi làchiêng “thổi tai”Một bộ cồng chiêng có từ ba đến mười lăm cái, trong đó có cồng( loại có núm) vàchiêng( loại khơng có núm), cịn có trống và ở một số nơi cịn có cả hai cặp chũm chọeCồng chiêng Ê đê nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh, cường độ lớn. Cồng chiêng M’nôngcường độ không lớn dù tốc độ khá nhanh và giàu chất tự sự. Cồng chiêng Bana – Giaraithiên về tính chủ điệu của âm nhạc, bè trầm của cồng với ấm sắc đầy đặn, hùng tráng, bètrên của chiêng lại thánh thót đanh gọn.12Ngày 25-11-2005, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCOchính thức cơng nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.2.2Tín ngưỡngBao bọc xung quanh thế giới thực của con người Tây Nguyên là một thế giới huyền ảo, ởđó ngự trị các thần linh, ma quỷ, các linh hồn . Đó là một quan niệm vạn vật có linh hồn,một quan niệm tín ngưỡng sơ khai của lồi người trong xã hội nguyên thuỷ. Ở TâyNguyên, tiêu biểu nhất cho quan niệm đó là mọi vật xung quanh con người đều có Yang(hồn, thần), từ các vật dụng như chiêng, ché, ghế ngồi (kpan), đến cây cỏ, sông suối, đồinúi, các con vật… Có yang tốt phù hộ cho con người, có yang xấu, nếu con người làmchúng khơng vừa lịng thì có thể làm hại. Con người có thể nhận biết Yang qua giấc mơvà báo mộng, nếu Yang báo mộng tốt thì người ta tin tưởng làm theo, cịn nếu báo mộngxấu thì phải bỏ dở. Chính quan niệm Yang của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã tạora những giao cảm tinh tế giữa người và vật, nó nhân hố mọi hiện tượng tự nhiên xungquanh mình, tạo ra những xúc cảm, những tưởng tượng ảnh hưởng đáng kể tới đời sốngvăn hoá và những sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, quan niệm vạn vật có yang (thần linh)như thế này, cũng tạo ra những lớp bao quanh con người những hồn, ma, khiến con ngườiluôn lo sợ trước lực lượng siêu nhiên.Lễ hộiLễ hội là sinh hoạt tín ngưỡng – văn hố thường thấy ở tất cả các dân téc Tây Nguyên, nólà mốc đánh dấu những hoạt động sản xuất nương rẫy từ chặt cây, gieo hạt tới khi thuhoạch mang lúa về kho; là mốc đánh dấu những sinh hoạt đời sống con người, từ khi đẻ,cưới xin, mừng sức khoẻ, tới lúc chết; là sinh hoạt cộng đồng, từ gia tộc tới cả làngbuôn, như nghi lễ cúng bến nước, lễ cầu no đủ và sức khỏe, lễ lên nhà mới….Giống như người Kinh ăn tết Nguyên đán, ở các dân tộc vùng Tây Nguyên sau mùa thuhoạch, cũng trùng vào dịp cuối năm âm lịch, tổ chức lễ ăn cơm mới. Hằng năm, sau khithu hoạch, người ta tổ chức lễ ăn cơm mới, vừa để tạ ơn thần, vừa để vui mừng chunghưởng kết quả của một công đoạn lao động nhọc nhằn, vất vả.Tuy cách tổ chức cùng vài nghi thức tiến hành của từng tộc người có những nét khácnhau, tuy nhiên đều mang chung một ý nghĩa : tạ ơn thần một khi kết thúc một chu kỳ sảnxuất chính của năm.Người dân khắp bản làng sẽ vui ca, ăn uống tưng bừng vào nhữngngày lễ. Lễ hội thường rơi vào cuối năm theo lịch âm, đây chính là lúc người dân thuhoạch xong lúa (khoảng cuối tháng 11 tới tháng 1 năm sau theo lịch dương). Lễ diễn rakhắp các buôn làng trên địa bàn Tây Nguyên.Cũng là một lễ hội truyền thống lâu đời ở Tây Nguyên với nét đặc trưng riêng biệt màkhông nơi nào có được, đó là lễ bỏ mả. Theo như quan niệm của một số dân tộc ở TâyNguyên thì người đã mất khơng thực sự về thế giới bên kia sau khi chết mà họ có thể sẽquay lại và nhập vào cơ thể của trẻ em nên họ mới tổ chức lễ bỏ mả để đưa linh hồn củangười đã mất về với tổ tiên một cách hồn tồn.Lễ bỏ mả có thể kéo dài 3, 4 ngày hay 7 ngày, có khi nửa tháng, tuy nhiên theo ba bướctuần tự như sau: dựng nhà mả, làm lễ bỏ mả và làm lễ giải phóng cho người sống. Bướclàm lễ bỏ mả là quan trọng nhất. Khi dân làng, họ hàng và khách các nơi đã đến đơng đủthì lễ thức tiễn đưa linh hồn người chết được tổ chức.Lễ bỏ mả thường diễn ra vào buổi chiều, đó là một cuộc trình diễn lớn quanh nhà mồ.Sau khi già làng làm lễ cúng xong, thân nhân của người quá cố vào nhà mồ khóc than lần2.3132.4cuối với người đã chết. Tiếng cồng chiêng, tiếng trống nổi lên tiễn đưa người chết đi vềthế giới bên kia,Luật tụcMột hiện tượng đặc sắc nữa của văn hoá Tây Nguyên, vừa mang tính xã hội vừa mangtính văn hoá là luật tục. Cơ cấu xã hội các dân tộc Tây Nguyên là cơ cấu công xã lánggiềng kiểu bn, bon, play (làng), trong đó bao gồm các gia tộc phụ hệ hay mẫu hệ, tàndư gia đình lớn còn thấy rõ nét ở nhiều tộc người. Xã hội xây dựng trên cơ sở công hữuvà cộng đồng, điều hành xã hội theo luật tục. Ở các tộc Giarai, Êđê, Mnơng, luật tục đãđịnh hình, lưu truyền dưới hình thức văn vần. Bộ luật Êđê đã được người Pháp sưu tầmvà dịch ra tiếng Pháp với 236 điều (Ngô Đức Thịnh,1996, 2001), bé luật Giarai cũngđược người Pháp sưu tầm và dịch (Phan Đăng Nhật, 1999). Riêng bộ luật Mnơng thìnhững năm gần đây mới được tác giả của cơng trình này sưu tầm và cơng bố (Ngơ ĐứcThịnh,1997). Trong bon, bn, plây có những người thơng thuộc luật tục, mà người Việtthường gọi là người xử kiện. Người Êđê gọi luật tục là Phạt kđi, người Mnông gọi là Phạtktuôi. Trong khi xử kiện, các bước luận tội, gỡ tội đều được đọc lên thành văn vần, giọngnhư giọng ngâm, trầm hùng, đầy tính thuyết phục. Sau khi xử kiện xong, đều có nghi lễcúng thần để hồ giải hai bên, tạo nên hồ khí trong sinh hoạt cộng đồngIV. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA CÁC TIỂU VÙNG1. Tiểu vùng văn hóa Trường Sơn – Bắc Tây Nguyên1.1Tiểu vùng văn hóa Trường SơnTiểu vùng kéo dài từ Tây Bình Trị Từ tây Bình Trị Thiên đến phía tây Đà Nẵng và QuảngNam với đặc trưng văn hóa của các tộc người nói các ngơn ngữ hệ Nam Á: Bru (VânKiều), Tà Ơi (Pa Cơ), Cơ Tu (Ca Tu, Phương).a. Người Bru Vân KiềuLuật tục+ Với người Bru Vân Kiều, Chủ làng tồn tại theo nguyên tắc cha truyền con nối (Chủ làngvà chủ đất là một). Họ coi việc chọn đất để dựng bản làng là việc cực kỳ quan trọng.+ Công việc này được Già làng quyết định, dựa vào các yếu tố thực tế (bảo đảm các yếu tốthuận lợi cho sản xuất, cư trú, gần nguồn nước…) và yếu tố tâm linh (tức là phải đượcthần linh – Yàng đồng ý). Khi được Yàng đồng ý (thơng qua việc xem chân giị gà), “Giàlàng chọn 8 hạt gạo tốt (hạt gạo nguyên, lành lặn, không sứt mẻ) bỏ vào 1 ống tre, chônnằm ngang xuống chỗ đất đã chọn. Sau 3 ngày đêm đào lên, nếu 8 hạt gạo cịn ngunvẹn, khơng xê dịch, có nghĩa Yàng báo cho biết đây là chỗ đất tốt lành… bấy giờ mớitiến hành dựng bản làng” (Bản làng truyền thống của người Bru Vân Kiều).- Hôn nhân+ Trong phong tục đám cưới của người Bru-Vân Kiều, nhà trai trao cho nhà gái một thanhkiếm. Cô dâu khi về nhà chồng thường trải qua nhiều nghi lễ phức tạp: bắc bếp, rửachân… Trong họ hàng, ơng cậu có quyền quyết định khá lớn đối với việc lấy vợ, lấychồng cũng như khi làm nhà, cúng bái của các cháu.- Âm nhạc+ Nhạc cụ truyền thống Bru-Vân Kiều có nhiều loại: trống, thanh la, chiêng núm, kèn(amam, ta-riềm, Khơ-lúi, pi), đàn (achung, pơ-kua…). Dân ca của dân tộc này có nhiềulàn điệu như “chà chấp”, lối vừa hát vừa kể rất phổ biến, hay “sim”, hình thức hát namnữ. Ca dao, tục ngữ, truyện cổ các loại của người Bru-Vân Kiều rất phong phú.14Kiến trúcNgười Bru-Vân Kiều ở nhà sàn nhỏ, phù hợp với quy mơ gia đình thường gồm cha, mẹvà các con chưa lập gia đình riêng.+ Nhà của người Bru-Vân Kiều là nhà sàn có hai mái, thường lợp bằng lá mây hoặc lá cọ.Chiều dài của ngôi nhà dài – ngắn bao nhiêu tùy thuộc vào số lượng người trong giađình, hoặc tùy thuộc vào kinh tế. Nhưng dù nhà dài hay ngắn, đều cũng chỉ có hai cửachính, một cửa chủ yếu dành cho nữ, còn một cửa chỉ dành cho nam và khách nam. Haibên đầu hồi có những hình trang trí bằng gỗ theo kiểu sừng trâu hoặc đôi chim, vừa đỡbị tốc lá, vừa mang tính thẩm mỹ- Trang phục+ Một số đồ dùng của người Vân Kiều trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam+ Nam giới Bru-Vân Kiều để tóc dài, búi tóc, ở trần, đóng khố. Trước đây, họ thường lấyvỏ cây sui làm khố, áo.+ Phụ nữ Bru-Vân Kiều mặc áo và váy. Áo nữ có đặc điểm xẻ ngực màu chàm đen vàhàng kim loại bạc trịn đính ở mép cổ và hai bên nẹp áo. Có nhóm mặc áo chui đầu,khơng tay, cổ kht hình trịn hoặc hình vng. Váy trang trí theo các mảng lớn trongbố cục dải ngang. Gái chưa chồng búi tóc về bên trái, sau khi lấy chồng búi tóc trênđỉnh đầu. Trước đây phụ nữ Bru-Vân Kiều ở trần, mặc váy. Váy trước đây không dàithường qua gối 20 đến 25 cm.b. Người Cơ Tu- Luật tụcLàng là một đơn vị dân cư trên một địa vực nhất định và riêng biệt, tự quản dựa vào tập tục,đứng đầu là ông “già làng” được nể trọng. Sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc. Gia tài đượcxác định bằng chiêng ché, trâu, đồ đeo trang sức, vải.- Trang phụcNgười Cơ Tu ưa chuộng nhất bộ y phục bằng vải dệt nền đen có hoa văn bằng chì, thứ đếnhoa văn bằng cườm trắng. Ðàn ông quấn khố, thường ở trần. Ðàn bà mặc váy ống. Nếu váydài thì che từ ngực trở xuống, nếu váy ngắn thì thân trên mặc áo khơng ống tay; ngày lễ hộicó thêm thắt lưng nền trắng mộc. Loại vải tấm lớn dùng để choàng, quấn và đắp.- Kiến trúcHọ ở nhà sàn, mái uốn khum ở hai hồi tựa dáng mai rùa. Ðầu đốc nhà thường nhô lên mộtđoạn khau cút đơn giản. Trước kia trong nhà có nhiều cặp vợ chồng và con gái cùng sinhsống, thường là các gia đình của những anh em trai với nhau. Toàn bộ nhà ở trong làng dựngthành một vòng, quây quanh khoảng trống ở giữa. Mỗi làng có ngơi nhà chung gọi là Gươl,cao lớn và đẹp nhất. Ðó là nơi hội họp và sinh hoạt cơng cộng.- Hôn nhânNhà trai phải tốn của cải nộp cho nhà gái và tổ chức cưới. Việc lấy vợ phải trải qua các bướcnghi thức: Hỏi, đính hơn, lễ cưới và sau này, khi đã khá giả thường tổ chức thêm lễ cưới lầnnữa. Phổ biến hình thức con trai cơ lấy con gái cậu, vợ gố lấy anh hoặc em chồng quá cố.Quan hệ hôn nhân một chiều: Nếu nhà A đã gả con gái cho nhà B thì nhà B không được gảcon gái cho nhà A.- Nhạc cụ+ Người Cơ tu có nhiều sáng tạo trong việc chế tác ra các loại nhạc cụ truyền thống khácnhau như: Cồng chiêng, trống lớn kèn Kooc, sáo A lươt, sáo Cr’toot, sáo Tơret, sáoRahel, L’hel Ống tiêu Cr’ toot, Mỗi loại nhạc cụ Cơtu gắn liền với một chức năng vàcách trình tấu khác nhau, tuỳ thuộc vào việc làng hay trong dịng tộc, gia đình, sử dụngtrong các lễ hội hoặc trong sinh hoạt hằng ngày, các buổi biểu diễn dân ca, múa.15Hệ thống nhạc cụ Cơtu khá đa dạng, gồm bộ gõ, bộ hơi, bộ dây, với khoảng gần 20 loại.c. Người Tà ƠiHơn nhânThanh niên nam nữ Tà Ơi tự do tìm hiểu nhau qua tục đi “sim” tình tự nơi chòi rẫy. Họtrao vật làm tin cho nhau, rồi nhà trai nhờ người mai mối. Sau lễ cưới, cô dâu trở thànhngười nhà chồng. Việc kết hôn giữa con trai cơ với con gái cậu được khuyến khích,nhưng nếu trai họ A đã lấy vợ ở họ B, thì trai họ B không được làm rể họ A mà phải tìmvợ ở họ C.Kiến trúcNhà ở của người Tà Ôi là nhà sàn dài phổ biến tại nhiều vùng Trường Sơn – Tây Ngun.Nhìn bề ngồi, nhà Tà Ơi kể cả nhà sàn và nhà đất đều có nó hình mai rùa và đều có”sừng” trang trí hình hai đầu chim cu tượng trưng cho tình yêu quê hương và tâm tínhhiền hịa của dân tộc.Tổ chức mặt bằng sinh hoạt của nhà ở thống nhất trong toàn dân tộc. Trung tâm của ngôinhà là căn mong: nơi thờ tự, tiếp khách, hội họp chung của mọi thành viên trong nhà.Diện tích cịn lại được ngăn thành từng buồng (bài hát của a): chỗ ở và sinh hoạt của cácgia đình. Thơng thường thì các buồng được bố trí thành hai hàng theo chiều dọc. Ở giữalà hành lang dành để đi lại. Đến nay ở những nhà đất người ta vẫn duy trì bố cục bêntrong nhà như vậy.Trang phụcCá tính tộc người khơng rõ nét, nổi bật mà có sự giao thoa của nhiều yếu tố văn hóa kháctrên trang phục. Đồ trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm, xương là phổ biến. Tục cà răng,căng tai, xăm mình, để tóc lá bài trước trán đã phai nhạt đi.Trang phục nam: Nam giới đóng khố, mặc áo hoặc ở trần.Trang phục nữ: Phụ nữ có áo, váy, có nơi dùng loại váy dài kéo lên che ngực thay áo.1.2Tiểu vùng bắc Tây Nguyên- Vùng bắc Gia Lai, Kon Tum và phía tây Quảng Ngãi, Quảng Bình. Đặc trưng văn hóa cảcác ngơn ngữ hệ Nam Á: Ba Na, B’râu, Co, H’rê, Giẻ Triêng, R’Măm, Xơ Đăng.a. Văn hóa dân tộc Xơ Đăng- Kiến trúc+ Mỗi làng có một nhà rơng, được dựng ở cạnh cơng chính ra vào làng. Đây là nơi tiếnhành các nghi lễ tôn giáo, nơi hội họp của cả làng, nơi trai làng tập trung ngủ đêm, họcnghề nghe kể chuyện và vui chơi giải trí.+ Nhà rơng của người Xơ Ðăng là ngơi nhà sàn rộng, mái cao, nhìn từ xa như lưỡi rìudựng ngược. Đồng bào Xơ Đăng quan niệm nhà Rơng phải cao, vươn lên trời để hội tụkhí thiêng của trời đất bởi đó là cầu nối giữa con người và thần linhTrang phục truyền thống+ Trang phục của người Xơ Đăng chủ đạo là màu đen chàm, trang trí bằng các hoa vănmàu trắng, đỏ.+ Trang phục đậm chất Tây Nguyên của dân tộc Xơ Đăng là các loại khố, áo của đàn ông;áo chui đầu tay áo được khoét sát nách và váy quấn của phụ nữ, khăn đội đầu, tấmchoàng, tấm địu trẻ em. Trang phục truyền thống của đồng bào Xơ Đăng thì nam giớiđóng khố, cởi trần. Khố là một tấm vải dài, khổ hẹp luồn qua háng, quấn quanh thắt16lưng, thả mành mành hai đầu buông dài trước và sau đến gần cổ chân. Trong các lễ hội,trang phục của người đàn ông quấn thêm một tấm vải quấn chéo trên ngực, nhìn như mộtchiến binh đang ra trận.+ Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xơ Đăng gồm có: áo, váy và tấm chồng(khăn vai). Áo là kiểu áo chui đầu, khơng có tay. Tấm chồng hay còn gọi là khăn vaicủa phụ nữ Xơ Đăng được dệt từ những sợi bông với nhiều màu sắc khác nhau, chủ yếulà màu đen.Phong tục+ Hơn nhân:• Trai gái lớn lên, được tự do tìm hiểu, yêu nhau. Lễ cưới hỏi của đồng bào Xơ Đăngkhá đơn giản và khi cưới, vợ chồng có thể ở bên nhà trai hoặc nhà gái.• Sau hơn nhân, người Xơ Đăng có tục lệ cư trú hai bên: bên vợ và bên chồng. Cư trúluân phiên, bên vợ một thời gian, lại cư trú bên chồng một thời gian, cho đến khicha mẹ một bên qua đời hết, mới cư trú hẳn ở bên cịn cha mẹ.• Trong đám cưới có tục lệ, cô dâu, chú rể đưa đùi gà cho nhau ăn, đưa rượu chonhau uống, cùng ăn một nắm cơm… Tục lệ này tượng trưng sự gắn kết hai ngườibền chặt, thuỷ chung lâu dài.• Tang ma: Người chết được “chia của”, bỏ trong tài độc mộc, chôn trong bãi mộchung của làng, khơng có lễ bỏ mả.- Tín ngưỡng+ Dân tộc Xơ Đăng tin theo tôn giáo đa thần, quan niệm vạn vật hữu linh, mọi vật đều cólinh hồn: núi, sơng, cây cổ thụ, cây lúa,… đều có hơn và hơn đó gắn với cuộc sống củacây, cỏ, núi, sông.+ Người Xơ Đăng quan niệm ngày lẻ là ngày tốt đối với cuộc sống bên dương – Cuộcsống đời thường, còn ngày chắn là ngày tốt đối với cuộc sống bên âm – cuộc sống tâmlinh. Chính vì vậy, khi đưa đón hồn lúa cũng như tổ chức các nghi lễ, các hoạt độngsản xuất và chiến đấu, người ta kiêng ngày chẵn, vì đó là ngày xấu, ngày ma đi. Mọihoạt động cho con người, cho cuộc sống đời thường đều tổ chức vào ngày lẻ. Ngày lẻlà ngày tốt, ngày cho người đi. Trong khi ăn uống, chỉ được dùng tay phải, không dùngtay trái. Đồng bào quan niệm, tay trái là tay của ma. Đó cũng là quan niệm chung củahầu hết các dân tộc nói ngơn ngữ Mơn – Khmer ở Tây Ngun.- Lễ hội+ Lễ cúng máng nước:+ là lễ hội cúng Yàng Đak, vị thần cai quản nguồn nước của dân làng. Theo quan niệmcủa người Xơ Đăng, nếu một làng mới được lập ra, việc đầu tiên của người Xơ Đănglà phải tìm được nguồn nước (hoặc mạch nước), sau đó tiến hành cúng Yàng Đak,hay đồng bào cúng Yàng Đak hằng năm sau mỗi lần sửa sang máng nước. Hoặc nếutrời không mưa là do là thần sấm, thần sét đã lãng quên. Do đó, họ cần làm lễ để cầuxin, nhắc nhở để ông trời trút mưa xuống. Ngày diễn ra lễ cúng, tất cả người dântrong buôn tập trung tại nhà Rông dự lễ.+ Lễ vật gồm những chum rượu cần, một con gà hoặc một con lợn. Đầu tiên, thầy cúngsẽ làm lễ khấn, mời tổ tiên, ông bà và các thần linh cùng về dự lễ. Tiếp đó, mọi ngườidi chuyển ra dịng suối đầu buôn. Tại đây, thầy cúng sẽ làm lễ cảm tạ thần nước, cầuan cho buôn làng và cúng sức khỏe chủ bến nước.17Lễ mừng nhà rông mới: Tuy không tổ chức thường xuyên, chỉ thực hiện mỗi khi sửachữa, nâng cấp nhà rông, nhưng lễ hội này thường được tổ chức rất lớn. Mỗi khi làngdự định tu sửa nhà rông, đều phải báo trước cho bà con khoảng thời gian dài, để bàcon tiết kiệm, dành dụm tiền mua trâu, heo tổ chức lễ hội. Khi việc sửa chữa nhà rôngđược phát động, dân làng đều hăng hái tham gia. Không phân biệt tuổi tác, giới tính,mỗi người đều phải có trách nhiệm trong việc góp phần xây dựng “hồn” của làng.+ Lễ hội mừng lúa mới: được tổ chức riêng theo từng hộ. Lễ hội diễn ra khi lúa đã đượcgặt, phơi xong, và được cất vào bao.- Âm nhạc+ Ca hát là sinh hoạt phổ biến trong đời sống tinh thần của đồng bào Xơ Đăng.Tiếng hát được cất lên khi đi làm nướng rẫy, trong lễ hội, cưới hỏi, khi ru trẻ emngủ hay khi trai gái hẹn hị+ Đồng bào Xơ Đăng cịn có những bài hát ru với giai điệu nhẹ nhàng, êm dịunhưng lời ca gắn liền với đời sống lao động sản xuất của đồng bào.+ Dân tộc Xơ Đăng sử dụng nhiều loại nhạc cụ dân tộc phục vụ cho nhu cầu ca múahát. Đời sống gắn liền với núi rừng nên những nhạc cụ của đồng bào, ngoài cồngchiếng, đều được làm từ các loại cây của rừng như tre nứa, gỗ.+ Bo đơ là một loại trống có hai mặt bịt bằng da sơn dương- Sáo Kvôh, Ka lieu+ Chinh, Guông: người Xơ đăng gọi chiêng bằng là chinh, chiêng núm là guông.Chinh, guông là nhạc cụ tự thân vang, chi gõ, đấm, là nhạc cụ dành cho nam giới sửdụng và thường chỉ dùng trong những ngày lễ của cộng đồng.- Brâng là nhạc cụ dây, chi gẩy.2. Tiểu vùng trung Tây nguyên- Vùng Đắc Nông, Đắc Lắc, nam Gia Lai.Đặc trưng văn hóa của các tộc người nói các ngônngữ hệ Nam Đảo: Ê Đê, Gia Rai và H’Roi; Nam Á: M’Nơng.2.1 Văn hóa dân tộc Ê Đêa. Kiến trúcNhà dài không chỉ là biểu tượng vật chất của những gia đình theo mẫu hệ mà cịn là nơi đểlưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần. Nhà dài là được xem là một cơng trình độc đáo,nhằm thích ứng với mơi trường tự nhiên, tranh thú dữ và thiên tai ập đến. Đồng thời, nhữngngôi nhà dài tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt văn hóa truyền thống trong gia đình.Nhà sàn được làm bằng tre, nứa, mặt sàn được làm bằng gỗ và bao quanh nhà được làmbằng thân cây bương hoặc thân cây tre già đập dập. Phần mái được che phủ bằng những lớpcỏ tranh. Các cột chống đỡ được làm bằng gỗ tốt và được chạm trổ rất nhiều hoa văn nhưhình mặt trăng, ngơi sao, ngà voi để thể hiện tín ngưỡng sâu sắc.là nơi cư trú của nhiều thế hệ khi một thành viên nữ trong gia đình lấy chồng thì ngơi nhà lạiđược nối dài ra và sinh sống tại đó. Điều đặc biệt là số cửa sổ của ngôi nhà sẽ tương ứng vớisố người con gái sinh sống trong gia đình đó. Cửa sổ nào được đóng kín nghĩa là cơ gái ấychưa lấy chồng cịn cửa sổ được mở có nghĩa là cơ gái đó đã lấy chồng.Bậc thang thường được thiết kế bậc lẻ vì người Ê đê tin rằng số lẻ là số của con người và sốchẵn là số ma quỷ. Để vào được nhà, sẽ có hai loại cầu thang, cầu thang đực sẽ cho nhữngthành viên nam trong gia đình đi còn cầu thang cái sẽ cho những thành viên nữ và khách đi.18b. Trang phục- Trang phục truyền thống của nữ giới- Áo của phụ nữ Ê đê có tên gọi là Ao mniê. Chiếc áo này có thiết kế khá đặc biệt, nó được xẻngang từ bờ vai trái sang vai phải và được mặc bằng cách chui. Khi mặc lên, áo ơm sát vàothân mình của các cơ gái và được buông xuôi dài tới phần thắt lưng. Hai vạt trước và saucủa áo có chiều dài bằng nhau. Chiếc áo này khơng có thiết kế hở tà. Ngồi ra, tùy vào nhucầu và từng mùa mà áo của người phu nữ dân tộc Ê đê dài tay hoặc ngắn tay.Người phụ nữ Ê đê mặc váy tấm, là các tấm vải chồng được quấn quanh eo thành nhiềuvịng và được cố định lại với nhau bằng các sợi dây.Trang phục truyền thống của nam giớiTrang phục truyền thống của nam giới Ê đê đó là đóng khố và mặc vải tấm.Chiếc áo nàycũng có thiết kế như áo của nữ tuy nhiên nó có phần rộng và dài hơn. Phần cổ áo có xuhướng nghiêng về phía trước và được xẻ thành một đường ở trước ngực. Chiếc áo lễ phụccủa nam giới Ê đê thường có phần tay áo khá dài. Cùng với đó là vạt sau dài hơn vạt trước.Vạt trước có thể che hết được phần bụng dưới cịn vạt sau thì che hết mơng của người mặc.Còn 1 loại áo khác phần áo là áo dài tay, chui đầu, cổ áo hình chữ V, trước ngực có đínhhàng khuy áo bằng đồng và bện bằng chỉ đỏ.c. Phong tụcHơn nhân+ Để tỏ lịng mong muốn cầu hôn hay hứa hôn, nhiều dân tộc ở Việt Nam thường có tục lệtrao vịng. Q nhất là vịng bằng vàng, hay bằng bạc, rồi mới đến vòng đồng…+ Vì dân tộc Ê Đê cịn theo phong tục mẫu hệ nên bên nữ trao vòng, bên nam nhận vòng.Nhận vòng là bằng lòng, phải giữ lòng chung thủy.+ Sau đó, nhà trai tổ chức bữa cơm rượu mời bên nhà gái. Đến hôm cưới, bên nhà gái lạiđưa sang nhà trai vịng có kèm đồ sính lễ và các thứ như trâu, bò, lợn, gà, rượu, quầnáo… Nếu nhà gái nghèo thì chỉ nộp một phần, phần cịn lại hai vợ chồng cùng làm nộpdần sau. Lễ cưới tổ chức hai ngày liền.- Lễ bỏ mả+ Là một trong những nghi lễ lớn mang tính tang lễ mà người sống tổ chức để vĩnh biệtngười chết, “tiễn” người chết về nơi vĩnh hằng (làng ma). Và đây cũng là dịp sinh hoạtvăn hóa cổ truyền với nhiều hoạt động như: hiến tế bằng súc vật, lễ cúng và chia của cảicho người đã khuất, trình diễn âm nhạc, múa hát, …+ Điều đặc biệt, chỉ có những người khi chết đều cịn thân xác ngun vẹn thì mới được làmlễ bỏ mả.+ Người Ê đê quan niệm rằng, vòng đời của mỗi con người luôn được luân hồi. Họ đã quanniệm khi con người chết đi phải qua lễ bỏ mả thì linh hồn của người chết mới về với thếgiới tổ tiên và sau khi linh hồn phải qua 7 lần chết nữa thì mới có thể mang linh hồn tổtiên trở lại thế giới trên mặt đất đầu thai vào đứa trẻ.+ Lễ bỏ mả là một lễ hội gắn với việc tang lễ nhưng lại rất vui vẻ, hào sảng như một ngàyhội. Bởi vì sau lễ này, linh hồn người chết sẽ siêu thoát chuyển sang kiếp khác. Họ quanniệm, nếu nghi lễ bỏ mả càng sớm thì linh hồn người chết càng sớm được nhập hồi sinhmà quy về dương thế, sống với đồng tộc.- Chế độ mẫu hệ19Người mẹ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý, chia bơi lương thực, thựcphẩm hay nói cách khác họ nắm giữ sự ăn (sao cho đủ đầy) và mặc (che đậy thân thể)hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, trong một gia đình. Do vậy, việc trong nhà do ngườiđàn bà cai quản, còn giao tiếp với xã hội và cộng đồng do người đàn ông nhận lãnh(thậm chí thay mặt vợ kế nhiệm chủ bến nước). Cũng từ tập quán của tộc người mà cácđặc trưng văn hóa riêng dần trở thành truyền thống. Dân tộc Ê Đê vẫn bảo lưu nhữngđặc trưng cơ bản của chế độ mẫu hệ.Khi hỏi chồng cho con gái hoặc gả con trai về nhà vợ, chính là người mẹ phải tính tốnhốn đổi những hiện vật như trâu, bị, heo, thổ cẩm, rượu cần, ching chiêng, vòngđồng… truyền thống trước kia thành vật chất hiện tại (tiền, vàng, chăn mền, heo, gà,chai rượu…) làm của hồi môn để mang sang nhà trai hoặc ngược lại làm lễ vật dẫn cướicho nhà gái. Trong hôn nhân, đàn ông cư trú bên vợ và con cái sinh ra mang họ mẹ.Thậm chí nếu vợ qua đời trước, người chồng có thể phải trở về nhà mình với 2 bàn taytrắng nếu khơng có sự tái hơn với người trong dịng họ vợTrong việc bảo tồn văn hóa truyền thống mẹ là người đầu tiên cùng các con lưu truyền,duy trì ngơn ngữ của tộc người. họ cũng là người gìn giữ và truyền dạy nghề dệt thổ cẩmcho phụ nữ các thế hệ sau của gia đình. Tất nhiên những người đàn ông cũng tham giavào việc gìn giữ, lưu truyền văn hóa truyền thống nhưng quán xuyến hơn cả vẫn làngười phụ nữ.d. Tín ngưỡngDân tộc Ê đê có niềm tin vào vạn vật hữu linh. Điều này có nghĩa là tất cả mọi thứ xungquanh cuộc sống của con người đều có linh hồn và có liên quan đến thần linh.Thần đất: có tên gọi là Jang lăn có nhiệm vụ trông nom và bảo vệ đất đai cho các bản làng.Giúp cho đất trở nên màu mỡ, đầy sức sống, chứa nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng cây cốicũng là ni dưỡng cho chính cuộc sống của con người. Dân làng Ê đê thường sẽ tiếnhành làm các lễ cúng thần Jang lăn với tất cả sự nghiêm túc và tôn trọng nhất, mong muốnthần phù hộ cho vụ mùa, cho cuộc sống của dân làng.Thần nước: mang đến cho dân làng Ê đê nguồn nước sạch, không bị pha lẫn với tạp chất,tạp hóa, phục vụ cho đời sống của con người và vạn vật nơi đây.Thần gió: trong tín ngưỡng của người Ê đê có tên là Kăm Angin. Dân làng Ê đê sẽ tổ chứclễ cúng thần gió để cầu xin ngài che chở, giúp dân làng thoát khỏi những cơn bão lớn gâyhại đến mùa màng.Thần thiện – thần ác: Khi vào mùa vụ thu hoạch, người dân Ê đê sẽ làm lễ tế thần thiệnhay còn gọi là thần Aê Điê, mong ngài ban phước và chở che cho mùa vụ của dân làng. Sựche chở của ngài sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng và tác động của thần ác (thần Jang Liê),tránh cho thú rừng, sâu bọ hay chim chuột tàn phá ruộng nương, hoa màu của người dân.e. Lễ hộiLễ cúng cơm mới: để tạ ơn các vị thần (thần trời đất, thần sông suối, thần núi, thần mưa,thần sấm…) đã phù hộ cho buôn làng được mùa vụ lúa bội thu. Đồng thời xin thần linhphù hộ cho vụ mùa tiếp theo mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt. Người dân cịn cầumong sức khỏe cho gia đình và mọi người vui vẻ với nhau sau thành quả của quá trình laođộng vất vả.Lễ đâm trâu: là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có cơng chủ trìthành lập bn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sựkiện quan trọng khác. Con trâu sẽ là vật hiến tế để cầu thần phù hộ cho buôn làng đượckhỏe mạnh, ấm no, để mừng ngày mùa hay để mừng chiến thắng.20f. Nhạc cụĐược làm từ những chất liệu đơn giản từ thiên nhiên nhưng các sản phẩm nhạc cụ đều rấtphong phú và đa dạngTù Và: được làm bằng sừng trâu, sừng bò hoặc sừng con sơn dương, chỉ phát ra một âmduy nhất, dùng để tập trung hiệu lệnh khi muốn kêu gọi đánh dấu ngày lễ xuống đồng hoặcdùng để đuổi muông thú.Kèn Đinh NămĐàn T’ rưng: Đàn được làm bằng gỗ hoặc những ống nứa to được xếp theo thứ tự nhấtđịnh.Cồng chiêng: cồng chiêng là linh hồn của sự sống. Bất cứ lễ hội nào đều khơng thể thiếutiếng cồng chiêng.g. Tiểu vùng văn hóa nam Tây NgunVùng Bình Phước, đơng và bắc Đồng Nai, Lâm Đồng, vùng phía tây Phú Khánh, KhánhHịa và Thuận Hải. Đặc trưng văn hóa của các tộc người nói các ngôn ngữ hệ Nam Á:Ch’ro, K’ho, Mạ, S’Tiêng; và hệ Nam Đảo: Ra G’lai, Chu Ru.2.2 Văn hóa dân tộc Cho Roa. Kiến trúcNgười Chơ Ro trước đây ở nhà sàn. Sàn nhà cao, cách mặt đất khoảng 2m, thang lên nhàbắc ở phía đầu hồi. Gầm sàn được sử dụng làm nơi nhốt gia súc, gia cầm.Ngày nay xu hướng chuyển sang làm nhà trệt.b. Trang phụcTrang phục truyền thống của người Châu Ro gồm có váy dành cho nữ, khố dành cho namgiới. Váy và khố được dệt từ sợi bông hoặc được làm bằng vỏ cây rừng nên có hoa văn dọcngang kiểu carơ. Người Châu Ro chỉ mặc khố hoặc váy, để ngực trần, chỉ trừ những khi trờiq lạnh thì có thêm áo chui đầu buộc dây. Ngồi trang phục chính, người Châu Ro cịntrang sức bằng nhiều hình thức khác như vịng kiềng, vịng cườm, căng tai bằng gỗ hoặc ngàvoi, dây thổ cẩm cuốn quanh trán cho các chàng trai trẻ, khăn bịt đầu cho đàn ông trưởngthành…Ngày nay, người Châu Ro mặc như trang phục giống người Kinh trong vùng. Trangphục truyền thống được sử dụng trong các dịp lễ, tết truyền thống của đồng bào.c. Phong tụcHôn nhân: Kiêng kỵ lớn nhất của người Châu Ro là hơn nhân cùng dịng họ. Trong hônnhân, tuy nhà trai hỏi vợ cho con, nhưng lễ cưới tổ chức tại nhà gái, chàng trai phải ở rể vàinăm rồi vợ chồng làm nhà ở riêng. Người Châu Ro thường có tục chia của cho con cái khira ở riêng, do đó chàng trai sẽ được một phần của cải của gia đình. Chế độ một vợ mộtchồng đã được thiết lập từ lâu trong xã hội người Châu Ro và vợ chồng chung sống vớinhau hoà thuận.Tang ma: Theo quan niệm của người Châu Ro, bên cạnh thế giới của người sống cịn có thếgiới của người chết. Người Châu Ro theo tập quán thổ táng. Mộ phần được đắp lên cao theohình bán cầu. Trong ba ngày đầu, người ta gọi hồn người chết về ăm cơm; sau đó là lễ “mởcửa mả” với 100 ngày cúng cơm.21d. Tín ngưỡngNgười Châu Ro ở Đồng Nai thờ đa thần. Họ tin mọi vật đều có “hồn” và các “thần linh” chiphối vơ hình đối với con người, khiến con người phải kiêng kỵ và cúng tế. Yang bri (thầnrừng) được xem là vị thần tối cao. Đó chính là nguyên nhân của các kiêng kỵ và các lễ cúngtế. Trong một dịng họ thường có một hoặc hai thầy bóng. Người làm nghề thầy bóng chủyếu là nữ.e. Lễ hộiLẽ cúng thần lúa (SaYangva): Già làng hoặc chủ nhà đảm trách việc đọc lời khấn, trình bàytấm lịng thành của gia chủ, cầu mong được thần linh hộ trì cho sức khoẻ, ban cho mùamàng tươi tốt, cây lắm trái, lúa nhiều hạt.Lễ cúng thần rừng, lễ cầu mưa, …f. Âm nhạcVốn văn nghệ dân gian của người Châu Ro phong phú, với nhiều thể loại: truyện kể, thơ catrữ tình, múa, lối hát đối đáp, nhiều loại nhạc cụ… Các câu tục ngữ, phương ngôn đúc kếtcác kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm về thiên nhiên và cuộc sống xã hội.Nhạc cụ của người Châu Ro gồm nhiều loại, trong đó nổi bật và cũng là phổ biến là bộchiêng 7 chiếc. Ngoài ra, người Châu Ro còn sử dụng nhiều loại nhạc cụ cổ truyền khácnhư: trống, kèn, sáo…V. CÁC KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TÂY NGUYÊN HIỆN NAY1. Giao lưu và ảnh hưởng văn hóaĐặc điểm: là một trong những khuynh hướng và tác nhân quan trọng đối với sự biến đổi văn hóa củacác dân tộc ở nước ta nói chung và Tây Nguyên nói riêng hiện nay.Tuy nhiên khác với tất cả các giai đoạn lịch sử trước kia, quy mơ và cường độ của giao lưu ảnh hưởngvăn hóa đã mở rộng và mạnh mẽ hơn rất nhiều.Những giao lưu, ảnh hưởng này diễn ra giữa các tộc người trong vùng, giữa người Kinh và cáctộc người Tây Nguyên, giữa Tây Nguyên với các đô thị và xa hơn với quốc tế nữa.Cường độ giao lưu diễn ra nhanh chóng, sơi động, thậm chí trở thành sức ép, khiến sự ảnhhưởng và tiếp nhận mang tính “áp đặt” một chiều, khơng có điều kiện “ tiêu hóa”.Cơ chế tự nhiên của quá trình tiếp nhận cái mới vào văn hóa tộc người là: đan xen, hỗn dung,lựa chọn, tái tạo, liên kết hóa thì nay cũng bị đảo lộn và rút ngắn.Nguyên nhân: do sự phát triển của giao thông, thông tin đã thực sự rút ngắn khoảng cách và phá bỏ mọibiệt lập dân tộc. Đặc biệt, ở Tây Nguyên quá trình phân bố lại dân cư trên địa bàn lãnh thổ nửa thế kỷqua, nhất là từ sau 1975 tới nay, đã phá vỡ “lãnh thổ tộc người” truyền thống, tạo nên hình thái cư trúxen cài giữa các tộc người, trong đó tỷ trọng người Kinh càng ngày càng chiếm tỷ lệ cao, đã là tác nhânquan trọng nhất tạo nên diện mạo dân cư, dân tộc và q trình giao lưu ảnh hưởng văn hóa.Giao lưu ảnh hưởng văn hóa giữa các tộc người nội vùng Tây Ngun và với bên ngồi cótác động nhiều mặt, cả tích cực và tiêu cực:+ Tích cực: Góp phần thúc đẩy q trình xích lại gần nhau và hiểu biết giữa các dân tộc.22Là tác nhân quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình biến đổi văn hóa truyền thốngcác dân tộc, khiến cho nhiều hiện tượng và giá trị văn hóa mới đã thâm nhập vàphát huy tác dụng trong đời sống như về ngôn ngữ, chữ viết, giáo dục …+ Tiêu cực: do cường độ và phạm vi của giao lưu, ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng lớn nênđã tạo sự choáng ngợp, nhiễu loạn giữa cái mới và cũ, cái hiện đại và cái cổ truyền;khiến chủ thể tiếp nhận văn hóa khơng có điều kiện và thời gian để lựa chọn, tiếp thuvà tái tạo.2. Đứt gãy giữa truyền thống và hiện đại trong q trình đổi mới văn hóa các tộc ngườiKhái niệm: là sự đổi mới văn hóa truyền thống diễn ra một cách bình thường có nghĩa là khơngcó kế thừa và phát triển , khơng có tiếp thu và loại bỏ, mà thường là sự đan xen hỗn loạn giữacái cũ và cái mới , không tạo nên sự liên kết hữu cơ giữa chúng với nhau, cái cũ mất đi, cái mớichưa hình thành, tạo nên sự hụt hẫng trong đời sống văn hóa và hệ quả thường là đời sống vănhóa của nhân dân bị suy kiệt và trở nên nghèo nàn.Hậu quả: Nhiều truyền thống, giá trị và di sản văn hóa quý báu đã và đang bị mất đi nhanhchóng, thậm chí ngộ nhận dẫn đến tình trạng chủ nhân của nó quay lưng lại chối bỏ cáivốn có của dân tộc mình.Nguyên nhân:3.Các tộc người bản địa Tây Nguyên từ một xã hội phát triển thấp nay tiếp cận với xãhội kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng khiến họ chưa kịp tự bảo vệ nên dễ bịtổn thườn và ngộ nhận.Tình trạng dân cư ồ ạt , cư trú xen cài đã làm tăng lên ở mức cao quá trình giao lưu ,đồng hóa văn hóa giữa các tộc người, nhất là giữa người Kinh với các dân tộc thiểusố, dẫn tới tình trạng nhiễu loạn trong biến đổi văn hóa.Khuynh hướng đồng hóa tự nhiên về văn hóaKhái niệm: Đồng hóa tự nhiên là một q trình tiếp xúc, giao lưu ảnh hưởng văn hóa tự nhiên giữa cáctộc người, thường là giữa các tộc người có dân số lớn, trình độ phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa caohơn các tộc người hay nhóm nhỏ tộc người láng giềng.Hậu quả: Các tộc người hay các nhóm nhỏ tộc người đó tiếp thu văn hóa của tộc người có trình độ pháttriển cao hơn, thậm chí các tộc người nhỏ Ey có thể bị đồng hóa một phần hay hoàn toàn vào các tộcngười lớn hơn và tự coi mình là thành viên của tộc người Ey.Ở Tây Nguyên hiện nay đã và đang diễn ra hai q trình đồng hóa tự nhiên:Các nhóm tộc người nhỏ bản địa (thường là các nhóm địa phương của các tộc hiệnđang sinh sống ở các cùng giáp ranh giữa các tộc người lớn): q trình đồng hóa giữahọ không chênh lệch nhau lắm, nên không diễn ra mạnh mẽ và đặc trưng dao vậycũng không dẫn đến sự đảo lộn đáng kể nào về diện mạo văn hóa Tây Ngun.Q trình đồng hóa tự nhiên giữa văn hóa người Kinh và các tộc người bản địa: diễnra khá mạnh mẽ và trên nhiều lĩnh vực, từ đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần.Quá trình này được quan niệm đồng nhất với xu hướng hiện đại hóa của các tộc người23thiểu số, coi “Kinh hóa” tức là hiện đại hóa, nói cách khác, các tộc người thiểu sốmuốn hiện đại hóa phải qua cửa “Kinh hóa”.4. Xu hướng phục hồi văn hóa truyền thốngVới nhân dân các dân tộc Tây Nguyên, xu hướng này chưa thực sự là tự ý thức, là một nhu cầu tự thân,mà chủ yếu là áp lực từ bên ngồi, từ những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; do có mộtkhoảng cách nào đó giữa tự ý thức và nhu cầu cấp thiết về việc bảo tồn văn hóa cổ truyên của ngườidân Tây Nguyên nên đã bộc lộ nhiều vấn đề cần phải xem xét trong quá trình thực thi.Nguyên nhân:Căn nguyên của sự suy thoái hay phát triển của văn hóa trước nhất và sâu xa nhất làtừ nguồn cội tự nhiên.+ Ví dụ: đối với Tây Nguyên mấy thập kỷ qua, rừng bị tàn phá, nguồn nước bị suygiảm, đất bị thiếu hụt và ô nhiễm đã trực tiếp ảnh hưởng đến văn hóa.Đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, cái khung xã hội buôn làng có vai trị rất quantrọng đối với việc sản sinh, duy dưỡng nền văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc.Áp lực của quátrình giao lưu, ảnh hưởng nội vùng và ngoại vùng, mà nhiều khi là “Kinh hóa” và “Tây hóa”cũng tác động khơng nhỏ đến thực trạng và sự biến đổi văn hóa các dân tộc hiện nay.VI. KẾT LUẬNTây Nguyên là một vùng đất đậm đà tính chất văn hóa truyền thống mà người đồng bào nơi đây gọi là“văn hóa rừng”. Bên cạnh đó Trường Sơn Tây Nguyên vừa mang yếu tố kinh việt và bản địa góp phầnlàm đa dạng nền văn hóa này theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên trên phương diện giao lưu ảnhhưởng văn hóa của người Kinh và các dân tộc bản địa, cần phải hạn chế đánh mất những cái gọi là cốtlõi văn hóa mang đậm tính truyền thống nơi đây.24VII. TÀI LIỆU THAM KHẢONgô Đức Thịnh. Phân vùng văn hóa Việt NamTrần Quốc Vượng. Cơ sở văn hóa Việt NamTrần Ngọc Thêm. Cơ sở văn hóa Việt Nam25

Xổ số miền Bắc