Bài Học Từ Những Chiến Dịch Marketing Thất Bại Trên Thế Giới

Với việc thị hiếu của khách hàng thay đổi liên tục, việc thực hiện một chiến dịch marketing thành công không phải dễ dàng. Có thể bạn có thể có một ý tưởng hay, nhưng điều này chưa đủ.
Dưới đây là tổng hợp các chiến dịch marketing có ý tưởng độc đáo nhưng lại thất bại khá lớn. Hãy cùng tìm hiểu xem tại sao các chiến dịch marketing này thất bại và học thêm 1 bài học mới từ đó nhé!

1. NIKE – I am the bullet in the chamber

Đây có thể là quảng cáo thất bại nhất trong lịch sử của các hãng giày Sneakers. Vận động viên Olympia – Oscar Pistorius đã xuất hiện trên hình ảnh quảng cáo của hãng giày nổi tiếng Nike nội dung là mô tả các vận động viên đang vận động với thông điệp “I am the bullet in the chamber” (Tôi là viên đạn trong buồng). Nhưng sau đó anh ta đã bị buộc tội giết bạn gái bằng súng, điều này khá nhạy cảm với thông điệp quảng cáo xuất hiện trước đó của Nike khiến công ty phải lập tức gỡ nó xuống.

marketing

Đây là điều không may và Nike cũng không thể nào lường trước được. Tất cả những gì công ty có thể làm là đưa ra một vài thông cáo báo chí lúc bấy giờ.

Không chỉ một mình Nike, thực tế đã có rất nhiều chiến dịch tiếp thị thất bại do các scandal của người nổi tiếng. Những người được xem là gương mặt đại diện cho công ty và những sai lầm của họ có thể dễ dàng ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của công ty đó.

Bài học rút ra:

Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ không cần phải tìm người đại diện là những người nổi tiếng, bạn vẫn có thể hợp tác với các nhân vật của công chúng khác như các nhóm cộng đồng hoặc những người có sự ảnh hưởng trong ngành.

2. BLOOMINGDALES – Spyke your best friend’s

Trong một danh mục kỳ nghỉ năm 2015, Bloomingdale đã xuất bản một quảng cáo với hình ảnh một người đàn ông trông nghiêm túc đang nhìn chằm chằm vào một người phụ nữ đang cười và quay mặt đi.

Có thể hơi biến thái một chút, nhưng nó không quá tệ cho đến khi bạn đọc chú thích: “Spike your best friend’s eggnog when they’re not looking”. Câu chú thích này lúc bấy giờ bị chỉ trích nặng nề vì mọi người cho rằng nó ủng hộ tình dục không đồng thuận (hiếp dâm).

BLOOMINGDALES - Spyke your best friend's

Bài học rút ra:

Việc chỉnh sửa ngữ pháp và chính tả là rất quan trọng, tuy nhiên bạn có thể lấy nhiều ý kiến từ nhiều người trước để phát hiện và sửa lỗi trước khi chúng được xuất bản.

3. COLGATE – Bữa ăn đông lạnh

Để tận dụng lợi thế của mình thì hãng đã quyết định dùng thương hiệu Colgate cho dòng sản phẩm mới có tên là Colgate’s Kitchen Entrees – thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn và hy vọng rằng sản phẩm này sẽ đánh dấu cột mốc “đá chéo sân” thành công của họ.

COLGATE - Bữa ăn đông lạnh

Nhưng họ đã sai lầm, sản phẩm này của họ không thể nổi bật được do cái bóng quá lớn của kem đánh răng Colgate. Việc suy nghĩ Colgate là kem đánh răng nó đã trở thành tiềm thức của khách hàng, khách hàng hoàn toàn không thể tưởng tượng được mình sẽ ăn “Colgate” như thế nào. Chính vì lý do này mà tập đoàn Colgate đã phải gánh chịu hậu tổn thất nặng nề cho lần “đá chéo sân” này.

Nếu muốn thử sức với 1 sản phẩm mới, Colgate có thể là đầu tư vào 1 công ty con nào đó hoặc mua 1 công ty nhỏ hơn – tạo cho người tiêu dùng một thương hiệu khác để họ tập trung vào trong khi họ tung ra một sản phẩm mới.

Bài học rút ra:

Đôi khi bạn chỉ cần tập trung vào những gì bạn giỏi và hoàn thiện nó hơn. Nếu bạn đang phân nhánh theo một hướng hoàn toàn mới, hãy nghĩ đến việc tách biệt thương hiệu và tiếp thị cho các sản phẩm khác nhau.

4. SONY – Quảng cáo phân biệt chủng tộc

Marketing là một lĩnh vực cho phép sự sáng tạo và phá cách, tuy nhiên khi bạn muốn ẩn dụ cho 1 thông điệp quảng cáo nào đó dưới hình dạng con người, bạn cần phải thật cẩn thận vì nó có nguy cơ bị fail khá cao đấy. Trong một chiến dịch quảng cáo nổi tiếng vào năm 2006, Sony đã kỷ niệm việc phát hành thiết bị PSP màu trắng mới của họ với những biển quảng cáo khổng lồ tưởng chừng như ấn tượng và nổi bật thì ngược lại đây lại là một bước đi sai lầm để đời của Sony trong nhiều năm thực hiện các chiến dịch quảng cáo.

SONY - Quảng cáo phân biệt chủng tộc
Tất cả các biển quảng cáo đều có chủ đề chính: một phụ nữ da trắng khuất phục một phụ nữ da đen, đại diện cho sự thống trị của mẫu PSP màu trắng mới so với bảng điều khiển di động màu đen cũ hơn. Mặc dù Sony không có ý định chiến dịch quảng cáo là phân biệt chủng tộc, nhưng thực tế là rất nhiều người cảm thấy bị xúc phạm khi xem biển quảng cáo này.

Chiến dịch quảng cáo này ngày càng tồi tệ hơn khi cách Sony xử lý tất cả những lời bình luận tiêu cực đến với họ. Thay vì chỉ đơn giản là xin lỗi và trở lại với một chiến dịch khác, họ lại đáp trả công chúng và bảo vệ các quảng cáo của mình rằng “stunningly photographed imagery.”

Chưa dừng lại tại đó, chiến dịch đã bất ngờ bị đào lên lại vào năm 2017 với một tweet trên mạng xã hội. Nhiều người lần đầu nhìn thấy tweet này và đã nghĩ đây là quảng cáo mới của Sony trong thời điểm đó và 1 lần nữa nó lại làm dậy sóng truyền thông.

Bài học rút ra:

Hãy nhớ rằng khi bạn thể hiện cá tính và sự sáng tạo về mặt thẩm mỹ trong các chiến dịch tiếp thị của mình, người khác có thể diễn giải thông điệp của bạn theo cách khác. Khi bạn phải đối mặt với những lời lẽ chỉ trích tiêu cực từ công chúng, hãy nhanh chóng đáp lại bằng sự khiêm tốn và thấu hiểu.

5. STARBUCK – Collapse into cool

Quan sát hình ảnh quảng cáo này của Starbucks bạn có thể thấy nó rất bình thường, nhưng đây lại là chiến dịch marketing thất bại ngớ ngẩn nhất mà Starbucks từng mắc phải và sự ngớ ngẩn này cũng mang lại một bài học khá đắt cho hãng đồ uống nổi tiếng này.

STARBUCK - Collapse into cool

Không có gì đáng nói khi thời điểm diễn ra chiến dịch marketing này là vào tháng 4 năm 2002, chỉ vài tháng sau sự kiện sập tháp WTC vào ngày 11/9. Starbuck đã tính phí nước của các công nhân EMT là 130 USD sau sự cố sập tháp đó. Ngoài ra, chữ “collapse” (sụp đổ) của họ, cộng với hình quảng cáo có thể liên tưởng đến sự việc trên. Điều này dẫn đến việc công chúng phản đối gay gắt chiến dịch “Collapse into cool” này, họ cảm thấy mùi vị của món nước này thật sự tồi tệ.

Sai lầm của Starbucks là một sai lầm khó nhận ra do các sự kiện dẫn đến thất bại của chiến dịch tiếp thị này. Starbucks có thể đã không nhận được bất kỳ sự thất vọng nào nếu họ cung cấp nước miễn phí cho nhân viên EMT, hoặc có thể chọn bất kỳ từ nào khác ngoài từ “Collapse” là được.

Bài học rút ra:

Nó tương tự với bài học trước của Sony, một lời cảnh cáo nữa trong việc thiết kế và sáng tạo khi quảng cáo. Hãy chú ý đến các vấn đề nhạy cảm như văn hóa, các sự kiện vừa diễn ra,.. Bạn có thể thử nghiệm trước với một vài khách hàng đáng tin để xem họ nghĩ gì trước khi tung nó ra thị trường.

Nguồn: Marketing With Love

Xổ số miền Bắc