Bài khấn lễ gia tiên ngày cưới chuẩn nhất và mâm cúng cần những gì

Trong đám cưới không thể nào thiếu được lễ gia tiên, đây chính là một phần quan trọng làm cho ngày cưới trở nên trọn vẹn. Đám cưới của người Việt có rất nhiều phong tục và được người lớn truyền lại qua các đời. Sự phát triển hiện đại, điều đó làm cho các phong tục không còn được đầy đủ. Mà đã đơn giản, lượt bỏ đi cho phù hợp hơn. Tuy nhiên cũng có những lễ cần phải có. Sau đây Lê Trần sẽ hướng dẫn bạn bài khấn lễ gia tiên ngày cưới và lễ cúng chuẩn nhất.

Ý nghĩa về lễ cúng gia tiên ngày cưới

Lễ gia tiên là gì

Đây là một trong các phong tục trong lễ cưới truyền thống của người Việt Nam. Nghi thức này được tổ chức ở cả nhà trai và nhà gái. Được xem như là buổi lễ thông báo của gia đình trước bàn thờ tổ tiên về việc cưới vợ, gã con cháu trong nhà. Trong lễ Gia tiên cô dâu và chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ và thông báo. Tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ đến cội nguồn của mình. 

  • Đối với nhà gái: Khi con gái chính thức đi lấy chồng. Sẽ làm lễ cúng thông báo với tổ tiên bên nhà gái. 

  • Đối với nhà trai: Lễ gia tiên xem như là buổi lễ ra mắt của nàng dâu đối với gia đình và tổ tiên của nhà chồng.

Ý nghĩa của lễ gia tiên 

Theo từ điển Hán Việt phân tích thì ý nghĩa của từ “Gia tiên” như sau:

  • “Gia”: Có nghĩa là gia đình

  • “Tiên”: Mang 2 ý nghĩa như sau. Thứ nhất chính là đầu tiên hoặc là trên hết. Còn ý nghĩa thứ 2 là tổ tiên, ông bà.

Như vậy, xét theo phân tích ở trên thì lễ gia tiên có nghĩa là buổi lễ trước tiên của gia đình. Hoặc cũng mang ý nghĩa là buổi lễ ra mắt gia đình tổ tiên. 

Đối với nhiều gia đình đây là dịp lễ rất quan trọng và cần phải được tổ chức cẩn thận, long trọng.

Tại sao cần phải tổ chức lễ gia tiên

Truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt là thờ cúng ông bà tổ tiên. Thông qua những câu ca dao, tục ngữ “Chim có tổ, người có tông”. Cũng chính là hàm ý để bày tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với công ơn sinh dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên. Đám cưới được cho là một trong những sự kiện trọng đại nhất trong cuộc đời và gia đình của người đó. Do đó, việc tổ chức một nghi lễ để ra mắt và thông báo cho tổ tiên là việc nhất định phải làm. Cho dù gia đình là gã con gái hoặc cưới vợ cho con trai. Cũng phải thực hiện nghi lễ, thắp hương, đọc bài khấn lễ gia tiên ngày cưới.

Những lễ cần có trong ngày cưới

Lễ Dạm ngõ

Đây là lễ gặp mặt chính thức của 2 nhà trai gái. Được xem là thủ tục cần để “người lớn” hai bên gia đình thưa chuyện với nhau. Lễ vật trong lễ Chạm ngõ rất đơn giản, gồm: Chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo với số lượng chẵn. Tùy từng vùng miền khác nhau thì lễ vật có thể khác nhau ít nhiều. Nhưng không bao giờ thiếu 2 thứ là lá trầu, quả cau. Vì ông bà ta xưa nay có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

Lễ Ăn hỏi

  • Đối với nhà trai, tùy vào điều kiện sẽ chuẩn bị mâm quả có số lượng 3-5-7-9-11 (miền Bắc) và 4-6-8-10 (miền Nam). Mâm quả gồm: Trầu cau, rượu, thuốc lá, bánh ăn hỏi ( các loại bánh cốm, bánh phu thê, bánh đậu xanh hay bánh chưng, bánh giầy). Và các loại chè, mứt  hoặc các lễ vật khác tùy theo gia đình. Ngoài ra, cần chuẩn bị hương, hoa quả tươi, bánh kẹo để đặt lên bàn thờ Gia thần, Gia tiên. 

  • Với nhà gái, tráp ăn hỏi có thể gồm 3 – 5 – 7 – 9 – 11 tráp. Nhưng phải là số lẻ và lễ vật trong đó phải là bội số của 2. Những món ăn hỏi là bánh cốm, bánh xu xê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá,… Một số nơi có lẵng hoa quả hoặc

    heo sữa quay

    . Nhà gái sẽ lấy ra một ít vật phẩm mà nhà trai mang để thắp hương ở bàn thờ tổ tiên, thông báo việc cưới hỏi.

Lễ Cưới

Ở một số vùng, trước khi đón dâu mẹ chồng sẽ mang một cơi trầu nhỏ sang. Nhằm thông báo việc nhà trai sắp đón dâu để nhà gái chuẩn bị. Nhiều nơi gọi lễ này là “Xin dâu”, sau đó mẹ chồng về nhà và tránh mặt cô dâu mới. Cho đến khi cô dâu làm xong và kết thúc lễ ở Gia tiên bên nhà chồng.

>>>Có thể bạn quan tâm: Mâm cúng rằm tháng giêng như nào để cầu may mắn tài lộc cả năm

Thời gian tổ chức lễ cúng gia tiên

Nghi thức và bài khấn lễ gia tiên ngày cưới gia tiên này được tiến hành ở cả lễ ăn hỏi và lễ cưới. Với đám hỏi, lễ gia tiên chỉ diễn ra ở nhà gái. Khi đó cô dâu chú rể sẽ cùng nhau thắp hương ở bàn thờ. Và tới ngày cưới, lễ gia tiên sẽ tiến hành ở cả hai gia đình. Trong cả lễ ăn hỏi và lễ cưới, nghi thức này thường diễn ra cuối cùng. Sau khi nhà trai và nhà gái đã thưa chuyện xong cũng như đồng ý về việc cưới hỏi của hai con.

Mâm lễ gia tiên ngày cưới

Mỗi miền khác nhau sẽ có những cách bài trí và sắp xếp bàn thờ gia tiên khác nhau. Nhưng điều quan trọng, một bàn lễ gia tiên ngày cưới cần phải gọn gàng, sạch sẽ. Bàn lễ có thể được trải một tấm thảm đỏ. Bên cạnh đó treo chữ hỷ hay câu đối về ngày cưới nhằm thêm phần trang trọng. Nhưng cũng phải có đủ: Lư đồng, bát nhang, trà, nhang thơm… 

Miền Bắc

Bàn thờ để thực hiện lễ gia tiên là bàn thờ chính của gia đình. Trước buổi lễ cần dọn dẹp sạch sẽ, có thể phủ thêm vải đỏ và một số câu đối. Đồng thời trên bàn thờ cần có một một mâm ngũ quả, có thể kết hình long phụng cho thêm phần long trọng; Hoa tươi – sẽ thường là hoa lay ơn; Một đĩa xôi gấc đỏ. Ngoài ra, khi nhà trai rước cô dâu về, sẽ mang một phần mâm quả của tráp xin dâu. Có tên gọi là mâm lại quả và không có trầu cau, rượu, về sẽ thắp hương trên bàn thờ.

Miền Trung

Miền Trung con người thường chất phát, nên mâm cúng cũng không quá cầu kỳ. Nhưng phải cần cẩn thận và chu đáo nhất. Theo quan niệm “Trọng lễ nghi khi tài vật”. Thường bàn lễ gia tiên được chuẩn bị rất chu toàn, mâm lễ cúng sẽ có đầy đủ các loại: Trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng và không thể thiếu bánh phu thê. Đàng trai nếu khá giả thì mâm lễ sẽ có thêm các loại bánh kem và bánh dẻo. Ngoài ra cũng có thể cúng heo quay như nhiều nơi.

Miền Nam

Với người miền Nam, lễ cưới là một dịp đặc biệt quan trọng. Và yếu tố thẩm mỹ và lễ nghi đều được đặt lên hàng đầu. Thông thường các gia đình sẽ lập một bàn thờ giả ngay tại phòng khách rộng nhất nhằm đảm bảo sự trang trọng. Bàn thờ gia tiên sẽ được treo phông đỏ, treo chữ hỷ và các câu đối. Một cặp lư đồng đã được đánh bóng kĩ, cặp mâm quả hình long phụng kết tỉ mỉ và  bình hoa tươi lớn. Trên bàn thờ để di ảnh ông bà tổ tiên hoặc có thể bỏ trống. Bày sẵn mâm ngũ quả hoặc cầu kỳ hơn là đặt mâm trái cây hình long phụng để bàn thờ thêm đẹp.

Bài khấn lễ gia tiên ngày cưới

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con cung kính chín phương trời, mười phương Chư Phật. Kính lạy Thần Tài, Thổ Địa và các Chư vị Tôn thần. Kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Bản xứ Thổ Địa, Bản gia Táo Quân cùng các chư vị Tôn thần.

Đồng thời con kính lạy tổ tiên họ…….và chư vị Hương linh.

Con (Tín chủ) tên là: …………………………

Hôm nay là ngày… tháng…. năm……..(dương lịch). Nhằm ngày…..tháng…..năm…. (âm lịch). 

Con có con trai/ con gái là……………. se duyên………………Con Trai/ Gái ông bà…………………..tại……………………………

Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật trước án. Kính mong các vị và ông bà tổ tiên chứng giám.

Sinh trai có vợ (nhà trai), Sinh gái có chồng (nhà gái),

Lễ mọn kính dâng, Duyên lành gặp gỡ, Giai lão trăm năm, Điều dữ tiêu tan, Vững bền hai họ, Nghi thất nghi gia, Có con có của, Phúc Lộc quanh năm, Cầm sắt giao hoà, Trông nhờ phúc Tổ.

Với tấm lòng thành, xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần). Cẩn cáo!

Lời kết

Qua bài viết bài khấn lễ gia tiên ngày cưới, Lê Trần hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quát về ngày lễ đặc biệt này. Cần tổ chức với nghi thức đầy đủ, bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên của mình. Nếu bạn có thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến hãy liên hệ qua hotline: 0964640440 – 0332999779.

Xổ số miền Bắc