bài tập đáp án môn thị trường tài chính

Ngày đăng: 18/01/2015, 00:12

A. TRÁI PHIẾU Bài 1. Trái phiếu công ty ABB: Phát hành 1/7/2000, kỳ hạn 9 năm Mệnh giá 1.000.000 đồng LSDN: 8%/năm, trả lãi 6 tháng/lần Yêu cầu: 1. Tính giá trị trái phiếu ngày 1/1/2003 nếu: a. LSTT 7% b. LSTT 8% c. LSTT 12% 2. Thực hiện yêu cầu tương tự câu 1 tại các thời điểm 1/7/2005 và 1/7/2007 3. Nhận xét Đáp án: 1. C = 1.000.000 * 8%/2 = 40.000 đồng; n = 13 (tính từ 1/1/2003 đến 1/7/2009 theo kỳ 6 tháng); F = 1.000.000 đồng a. r = 7%/2 = 3,5% -> PV = 1.051.513,692 đồng b. r = 8%/2 = 4% -> PV = 1.000.000 đồng c. r = 12%/2 = 6% -> PV = 822.946, 3407 đồng 2. Các yếu tố khác không đổi nhưng n thay đổi Tại 1/7/2005, n = 8 a. r = 3,5% -> PV = 1.034.369, 778 đồng b. r = 4% -> PV = 1.000.000 đồng c. r = 6% -> PV = 875.804, 1238 đồng Tại 1/7/2007, n = 4 a. r = 3,5% -> PV = 1.018.365, 396 đồng b. r = 4% -> PV = 1.000.000 đồng c. r = 6%-> PV= 930.697, 8877 đồng 3. Kết luận: – Lãi suất thị trường và giá trị trái phiếu có mối quan hệ nghịch biến – r < NY thì PV > F; r = NY thì PV = F; r > NY thì PV YTM = 8,72%/năm; CY = 100.000/ 1.050.000 = 9,52%/năm b. P = 1.000.000 đồng -> YTM = CY = 10% c. P = 950.000 đồng -> YTM = 10,84%/năm; CY = 100.000/ 950.000 = 10,52%/năm Kết luận: P > F -> YTM < CY < NY P = F -> YTM = CY =NY P < F -> YTM > CY > NY Lưu ý: Sinh viên tự tìm hiểu cách giải phương trình phi tuyến (dạng phương trình chứa nghiệm là YTM) trên máy tính cầm tay. Bài 3. Trái phiếu công ty Bình Minh: – Phát hành 1/1/2000, đáo hạn 1/1/2010 – Mệnh giá 1.000.000 đồng – LSDN: 10%/năm, trả lãi hàng năm – Cho phép chuộc lại sau 7 năm kể từ ngày phát hành với giá cao hơn mệnh giá 5% Yêu cầu: – Xác định YTC vào ngày 1/1/2004 nếu tại thời điểm này TP được bán với giá 950.000 đồng? Đáp án: C = 100.000 đồng; m = 3 (tính từ 1/1/2004 đến 1/1/2007); F’ = 1.000.000 *1,5% = 1.050.000 đồng Vậy YTC = 13,59%/năm B. CỔ PHIẾU Bài 1. Cho biết ý nghĩa của chỉ số P/E: P/E cho biết thị trường sẵn lòng bỏ ra bao nhiêu đồng (P) để sở hữu cổ phiếu mang lại một đồng thu nhập (EPS =1) Bài 2. Cổ phiếu công ty ABC trả cổ tức vào năm vừa qua là 5.000 đồng. Hiện công ty đang tăng trưởng với mức 18%/năm và dự tính sẽ duy trì trong 3 năm tiếp theo, sau đó mức tăng giảm đi 2%/năm trong 2 năm sau đó, cuối cùng ổn định với mức 6%/năm. Biết lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư là 12%/năm. Tính giá cổ phiếu ở hiện tại, 1 năm sau và 2 năm sau? Đáp án: Do = 5.000 đồng; g1 = 18% (trong 3 năm); g2 = 16% (trong 2 năm); g3 = 6% (cho những năm còn lại); r = 12%; n = 5 Po = D1/(1+r) + D2/(1+r)^2 + D3/(1+r)^3 + D4/(1+r)^4 + D5/(1+r)^5 + P5/(1+r)^5 = Do*(1+g1)/(1+r) + Do* (1+g1)^2/(1+r)^2 + Do* (1+g1)^3 /(1+r)^3 + Do * (1+g1)^3*(1+g2)/(1+r)^4 + Do*(1+g1)^3*(1+g2)^2/(1+r)^5 + Do*(1+g1)^3*(1+g2)^2*(1+g3)/(1+r)^5*(r-g3) = 139.808, 5 đồng P1 = D2/(1+r) + D3/(1+r)^2 + D4/(1+r)^3 + D5/(1+r)^4+ P5/(1+r)^4 = Do* (1+g1)^2/(1+r) + Do* (1+g1)^3 /(1+r)^2 + Do * (1+g1)^3*(1+g2)/(1+r)^3+ Do*(1+g1)^3*(1+g2)^2/(1+r)^4 + Do*(1+g1)^3*(1+g2)^2*(1+g3)/(1+r)^4*(r-g3) = 150.685,6 đồng P2 = D3/(1+r) + D4/(1+r)^2 + D5/(1+r)^3+ P5/(1+r)^3 = 161.805,8 đồng Bài 3. Cổ tức vừa thanh toán cuối năm 2013 là 3.000 đồng; nhà đầu tư kỳ vọng lãi suất 15%/năm; tốc độ tăng trưởng đều 10%/năm. Tính giá cổ phiếu đầu năm 2014 và đầu năm 2015? Đáp án: Áp dụng công thức cho trường hợp 2 (tốc độ tăng trưởng không thay đổi) Do = 3000 đồng; r = 15%/năm; g = 10%/năm -> Po = 66.000 đồng; P1 = 72.600 đồng Bài 4. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu AMM cuối năm 2013 là 15.000 đồng; công ty quyết định giữ lại 30% thu nhập này để trích vào quỹ tích lũy. ROE cuối năm 2013 là 50%. Nếu tốc độ tăng trưởng giữ nguyên không đổi; đồng thời có các dữ liệu như sau: – Tỷ suất sinh lời phi rủi ro là 8%/năm – Hệ số rủi ro cổ phiếu là 1,5 – Tỷ suất sinh lời bình quân của thị trường là 20%/năm Yêu cầu: Tính giá cổ phiếu đầu năm 2014 Đáp án: Do = 15000*70% = 10.500 đồng; g = ROE*b = 0,5*0,3 = 15%/năm r = rf + beta*(rm-rf) = 8% + 1,5 * (20%-8%) = 26%/năm Vậy Po = D1/(r-g) = Do*(1+g)/ (r-g) = 10.500*1,15/(0.26-0.15) = 109.772,7 đồng Bài 5. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế của công ty ADC là 100 tỷ đồng. Có một số dữ liệu được rút ra từ báo cáo tài chính năm vừa qua như sau: – Lãi vay: Công ty vay nợ từ việc phát hành 5.000 trái phiếu; mệnh giá 100.000 đồng; lãi suất danh nghĩa 10%/năm – Thuế TNDN 25% – Công ty không phát hành cổ phiếu ưu đãi – Công ty phát hành 10.000.000 cổ phiếu thường; trong đó đã mua lại 300.000 cổ phiếu thường để trích vào quỹ – Công ty quyết định trích 60% thu nhập cổ phiếu thường để trả cổ tức Yêu cầu: Tính EPS; DPS Đáp án: EBIT = 100.000.000.000 đồng I = 5.000*100.000*10% = 50.000.000 đồng T = 25% Vậy lợi nhuận ròng = (100000000000-50000000)*(1-25%) = 74.962.500.000 đồng Thu nhập trên mỗi cổ phiếu là: 74.962.500.000 / (10.000.000 – 300.000) = 7.728 đồng Cổ tức trên mỗi cổ phiếu là: 7.728*0,6 = 4.636,9 đồng C. CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Bài 1. Một nhà đầu tư bán một hợp đồng kỳ hạn kích cỡ 100.000 GBP ở mức tỷ giá thực hiện USD/GBP = 1,4. Nhà đầu tư sẽ lời/lỗ thế nào nếu tỷ giá USD/GBP tại ngày đáo hạn là a) 1,39 và b) 1,42 Đáp án a) Nhà đầu tư bán GBP theo hợp đồng và lời (1,4 – 1,39) * 100.000 = $1.000 b) Nhà đầu tư bán GBP theo hợp đồng và lỗ (1,4 – 1,42)*100.000 = $2.000 Bài 2. Một công ty biết rằng sẽ nhận được một lượng ngoại tệ trong 4 tháng tới. Với mục đích bảo hộ, công ty sẽ chọn hợp đồng quyền chọn gì? Đáp án: Mua hợp đồng quyền chọn bán ngoại tệ, đáo hạn trong 4 tháng tới. Bài 3. Vào tháng Năm, một nhà đầu tư bán một hợp đồng quyền chọn mua trên cổ phiếu, đáo hạn vào tháng 9. Giá thực hiện $20, giá quyền chọn $2, giá cổ phiếu hiện tại $18. Mô tả dòng tiền của nhà đầu tư nếu hợp đồng được giữ đến đáo hạn và giá cổ phiếu lúc đó là $25. Đáp án: Nhà đầu tư nhận $2 (giá quyền chọn) vào tháng 5 và mất $5 (kết quả thực hiện quyền) vào tháng 9. Bài 4. Một hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu kiểu Âu, đáo hạn vào tháng Ba. Giá thực hiện: $50, giá quyền chọn: $2.5. Khi nào thì người sở hữu quyền chọn này có lời? Khi nào quyền chọn sẽ được thực hiện? Vẽ biểu đồ mô tả mối quan hệ giữa lời/lỗ và giá cổ phiếu tại thời điểm đáo hạn? Đáp án: Quyền chọn được thực hiện nếu giá tài sản trên thị trường cao hơn $50 vào tháng Ba. Nhà đầu tư có lời khi giá tài sản trên thị trường cao hơn $52,5 (xem biểu đồ bên dưới) Bài 5. Một nhà đầu tư bán quyền chọn bán kiểu Âu, đáo hạn vào tháng 12 với giá thực hiện $30 và giá quyền chọn $4. Khi nào nhà đầu tư sẽ có lời? Đáp án: Nhà đầu tư có lời khi giá cổ phiếu cao hơn ($30-$4) = $26 vào thời điểm đáo hạn hợp đồng Bài 6. Một quyền chọn cổ phiếu thuộc chu kỳ tháng Hai. Những quyền chọn có ngày đáo hạn như thế nào có thể được giao dịch vào a) đầu tháng Tư; b) cuối tháng Năm? Đáp án: Đầu tháng Tư, các quyền chọn được giao dịch sẽ có ngày đáo hạn vào tháng Tư, tháng Năm, tháng Tám và tháng Mười Một Cuối tháng Năm, các quyền chọn được giao dịch sẽ có ngày đáo hạn vào tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám và tháng Mười Một Bài 7. Công ty tuyên bố tách cổ phiếu với tỷ lệ 2:1. Điều khoản sẽ thay đổi thế nào với quyền chọn có giá thực hiện $60? Đáp án: Giá thực hiện: $30, kích cỡ hợp đồng tăng gấp đôi D. GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Bài 1. Trong đợt khớp lệnh định kỳ tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM có các lệnh mua, bán đưa ra với cổ phiếu A như sau: Lệnh mua: (1) 600 CP giá 50.000 (2) 1000 CP giá 50.500 (3) 1650 CP giá 51.000 (4) 1100 CP giá 51.500 Lệnh bán: (5) 350 CP giá 50.500 (6) 770 CP giá 50.000 (7) 200 CP giá 49.900 (8) 1500 CP giá 51.000 (9) 700 CP giá 51.500 a. Nếu giá tham chiếu là 49.900, biên độ dao động giá 7%, hãy xác định khối lượng giao dịch; giá khớp lệnh; những lệnh mua, bán được thực hiện và thực hiện với khối lượng bao nhiêu? b. Thêm vào bên mua lệnh (10): 400 CP giá ATO và bên bán lệnh (11): 150 CP giá ATO. Thực hiện yêu cầu tương tự câu a Bài 2. Trong đợt khớp lệnh liên tục tại HSX, có các lệnh mua, bán đối với cổ phiếu A được đưa ra như sau: Lệnh mua: (1) 600 CP giá 51.000 (3) 1000 CP giá 50.500 (4) 2000 CP giá 51.000 (6) 800 CP giá 52.500 Lệnh bán: (2) 700 CP giá 50.000 (5) 1500 CP giá 51.500 (7) 1500 CP giá 51.000 (8) 600 CP giá 51.500 Hãy xác định kết quả giao dịch của đợt khớp lệnh này. Những lệnh mua, bán nào được thực hiện và thực hiện với khối lượng bao nhiêu? Những lệnh mua, bán nào còn dư sau đợt khớp lệnh? Biết rằng giá tham chiếu CP A trong phiên là 51.500 đồng và biên độ dao động giá 7% Bài 3. Trong đợt khớp lệnh liên tục tại HSX, có các lệnh mua, bán cổ phiếu với cổ phiếu A như sau: Mua Bán (3)1400cp – 51.000 (1)600cp – 50.500 (4)700cp – 51.000 (2)350cp – 50.000 (6)800cp – 50.500 (5)1500cp – 51.500 (8)650cp – 49.900 (7)2500cp – 49.900 (9)700cp – 51.500 (10)350cp – 50.000 (11)1800cp – 52.000 Hãy xác định kết quả giao dịch của đợt khớp lệnh này. Những lệnh mua, bán nào được thực hiện và thực hiện với khối lượng bao nhiêu? Những lệnh mua, bán nào còn dư sau đợt khớp lệnh? Biết rằng giá tham chiếu CP A trong phiên là 50.500 đồng và biên độ dao động giá 7%? Bài 4. Trong đợt khớp lệnh liên tục tại HSX, có các lệnh mua, bán với cổ phiếu A như sau: Mua Bán (1)800 cp – 31.000 (3)2000 cp – MP (2)900 cp – 30.500 (5) 700 cp – 30.000 (4)600 cp – 31.000 (6)500cp – 30.100 (7)2500 cp – MP (8)400cp-30.200 (10)700cp – 30.300 (9)550 cp – 30.600 (11)300cp – 30.400 (12)700 cp – 30.300 Hãy xác định kết quả giao dịch của đợt khớp lệnh này. Những lệnh mua, bán nào được thực hiện và thực hiện với khối lượng bao nhiêu? Những lệnh mua, bán nào còn dư sau đợt khớp lệnh? Biết rằng giá tham chiếu CP A trong phiên là 30.500 đồng và biên độ dao động giá 7%? Bài 5. Cổ phiếu A có giá tham chiếu trong phiên giao dịch là 32.300 đồng. Biên độ dao động giá tại HSX là 7%. Hỏi trong phiên giao dịch nhà đầu tư có thể đưa ra những mức giá hợp lý nào đối với cổ phiếu A theo quy định về đơn vị yết giá hiện nay? GV sẽ hướng dẫn bài tập phần D trên lớp

Xổ số miền Bắc