Bài văn khấn thổ công vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng

Văn khấn thổ công là một phần không thể thiếu trong nghi lễ cúng ngày rằm, mùng 1. Trên thực tế, các phong tục, lễ nghi thuộc về yếu tố tâm linh vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều người dân Việt hiện nay. Bên cạnh chuẩn bị lễ vật cúng đầy đủ, bạn còn phải biết cách khấn đúng bài. Nếu như bạn đang băn khoăn văn khấn thổ công như thế nào, hãy cùng Muaban tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé.

Ý nghĩa của văn khấn thổ công

Thổ công là vị thần nào?

Chắc hẳn không ít khi bạn nghe đến văn khấn thổ công gia tiên, nhập trạch. Đây thực tế là nghi thức không thể thiếu trong dịp cúng, kỵ của mỗi gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có văn khấn thổ công được khấn trong ngày rằm hay mùng 1.

Theo quan niệm của người Việt, bên cạnh tổ tông, gia tiên, còn có những vị thần linh thường xuyên phù hộ, độ trì, giúp đỡ con người trong cuộc sống hằng ngày. Thổ công là vị thần trông coi nhà cửa. Vị thần này cũng giữ vai trò quan trọng trong việc định đoạt hoạ phúc.

Người Việt Nam tin rằng, nhờ có Thổ công mà những việc liên quan đến đất đai trở nên thuận lợi, suôn sẻ hơn. Đồng thời với đó, vị thần này cũng sẽ giúp ngăn chặn ma quỷ, tà thần vào nhà. Cuộc sống gia đình vì thế được an yên hơn.

Vào ngày rằm và ngày mùng 1, gia đình thường cúng chư vị thần linh, tổ tiên và thổ công. Phong tục này giúp gọi mời những điều may mắn, sức khoẻ cũng như thành đạt.

>>> Xem thêm: Bàn Thờ Thần Tài: Cách Chọn Vị Trí, Bài Trí Tốt Nhất

Thổ công là vị thần trông coi nhà cửa và đây cũng là vị thần giữ vai trò quan trọng trong việc định đoạt hoạ phúc của gia đình

Ý nghĩa của văn khấn thổ công là gì?

Rất nhiều gia đình Việt hiện nay thờ thổ công. Đây như 1 lễ nghi quen thuộc và trở thành 1 phần trong lối sống tinh thần của nhiều người.

Đứng từ bên ngoài nhìn vào, bát hương thờ thổ công được đặt ở giữa. Cạnh đó là bát hương bà Cô Tổ và bát hương Gia Tiên. Vì thế, khi cúng ngày rằm hay ngày mùng 1, các gia đình đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép thần linh cho Tổ tiên về.

Mặt khác, bài văn khấn văn thổ công còn thông báo cho thổ công biết sự việc đang diễn ra ở nhà mình. Điều này càng khẳng định việc chuẩn bị văn khấn thổ công chính xác, bài bản là hết sức quan trọng.

>>> Xem thêm: Cúng đất đai – Lễ cúng truyền thống đầy ý nghĩa đối với người Việt

Bài văn khấn văn thổ công mang ý nghĩa thông báo cho thổ công biết sự việc đang diễn ra ở nhà mình

Bên cạnh ý nghĩa về mặt phong thuỷ, bài văn khấn còn là một phần của truyền thống, văn hoá Việt Nam. Chính vì thế, từ thế hệ này sang thế hệ khác, gia đình Việt vẫn gìn giữ và đọc bài khấn văn khi cúng thổ công ngày rằm, mùng 1.

Cần sắm những lễ vật gì khi cúng Thổ Công?

Trước khi diễn ra nghi thức khấn thổ công, các lễ vật cần chuẩn bị cũng là yếu tố mà nhiều người quan tâm. Qua đó, đảm bảo việc khấn vái chuẩn bài bản, thể hiện được ý nghĩa của nghi thức này.

Văn khấn thổ công ngày rằm và mùng 1

Để tổ chức lễ cúng thổ công, gia đình nên chuẩn bị đầy đủ, tươm tất lễ vật cơ bản. Không nhất thiết phải quá mức long trọng, cầu kì. Thay vào đó, sự chỉn chu mới là yếu tố cần quan tâm trên hết.

Về cơ bản, chuẩn bị lễ vật là cách thể hiện lòng thành của con cháu đối với thần linh, tổ tiên. Thiếu lễ vật hoặc chuẩn bị không chu đáo đều khiến lễ cúng mất đi sự trọn vẹn.

Nếu như bạn đang băn khoăn không biết làm thế nào để chuẩn bị lễ vật đủ, đúng, có thể tham khảo danh sách những đồ lễ mâm cúng dưới đây. Cụ thể bao gồm:

  • Hoa cúng. Có thể linh hoạt chọn các loài hoa cúng quen thuộc, phù hợp. Điển hình như hoa cú, hoa đồng tiền,… Nên chọn những loài hoa thiên về sự thanh tịnh.
  • Nhang
  • Đèn cầy
  • Một đĩa muối gạo
  • Trà
  • Rượu trắng
  • Nước lọc
  • Giấy tiền, vàng mã
  • Trầu cau đã têm
  • Gà luộc hoặc heo quay.
  • Xôi 
  • Bộ tam sên
  • Mâm ngũ quả

Để tổ chức lễ cúng thổ công, gia đình nên chuẩn bị đầy đủ, tươm tất lễ vật cơ bản

Trong đó, cần lưu ý rằng, bộ tam sên, gà luộc hoặc heo quay, xôi sẽ là những món quan trọng nhất. Đây là các lễ vật hầu như đều xuất hiện trong mâm cỗ của mỗi gia đình.

Ngoài ra, tuỳ theo phong tục vùng miền mà có thể linh hoạt chuẩn bị thịt gà hoặc thịt heo cho mâm cỗ.

Văn khấn thổ công ngày rằm và mùng 1

Như ý nghĩa văn khấn thổ công đã đề cập đến ở trên, việc đọc văn khấn chuẩn bài bản giữ vai trò quan trọng. Góp phần tạo nên sự trọn vẹn cho nghi thức này. Theo đó: Bạn có thể tham khảo mẫu bài văn khấn thổ công ngày rằm trong bài viết này.

văn khấn thổ công

 

Văn khấn thổ công ngày mùng 1 cũng tương tự như trên. Theo đó, bạn chỉ cần lặp lại đúng bài. Đồng thời, xưng đủ họ tên, địa chỉ, ngày tháng tương ứng cho buổi khấn là được.

Khi đọc khấn văn ngày rằm, ngày mùng 1 hay văn khấn thổ công hàng ngày, bạn đều có thể dùng bài khấn này. Ngoài nội dung đầy đủ, chính xác, sự thành tâm cũng quan trọng không kém. Trong cúng bái, thờ tụng, cái tâm là cốt lõi để cầu phúc. Từ đó, mang tới sự an yên, hạnh phúc và thành đạt.

Cách cúng thổ công đúng bài bản, tâm linh

Bên cạnh bài văn khấn thổ công nói trên, các gia đình cũng cần lưu ý nhiều yếu tố khác liên quan. Đảm bảo thể hiện được lòng thành. Cùng với đó là giúp nghi thức được bài bản, trọn vẹn ý nghĩa hơn. Các yếu tố ấy bao gồm:

Chọn ngày giờ phù hợp

Khi cúng thổ công, bạn cần chọn ngày giờ sao cho phù hợp. Theo quan niệm tâm linh của người Việt, việc chọn ngày, giờ hợp phong thuỷ ảnh hưởng lớn tới nghi lễ. Đây cũng là yếu tố đem đến may mắn, tài lộc hơn cho gia chủ.

Việc xem thời gian cúng có thể dựa trên sự cân nhắc tương ứng từ mỗi gia đình. Để tốt hơn, bạn cũng có thể nhờ thầy phong thuỷ tư vấn ngày giờ chính xác. Kèm với đó là những điều kiêng kỵ nên tránh khi thực hiện nghi thức này.

Chuẩn bị các lễ vật 

Bạn nên chuẩn bị lễ vật sao cho đầy đủ và đúng theo yêu cầu của nghi lễ. Các lễ vật đã được gợi ý trên đây.

Trong trường hợp quá mức bận rộn, bạn cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Đây là lựa chọn xu hướng, được nhiều người cân nhắc hiện nay. Bởi, bạn sẽ không phải phân vân quá nhiều để đảm bảo sự chỉnh chu. Qua đó, vẫn tiết kiệm thời gian, công sức hơn cho chính mình.

Tiến hành lễ cúng 

Trong quá trình tiến hành lễ cúng, gia chủ nên bố trí lễ vật gọn gàng, ngay ngắn. Cân đối về sự hài hoà, hợp lý. Trình tự sắp xếp bát hương, bài vị cũng hết sức quan trọng.

Sau khi thắp hương, gia chủ sẽ khấn vái và đọc bài văn khấn thổ công theo như hướng dẫn. Mặc quần áo chỉnh tề, trang nghiêm và thể hiện lòng thành kính trong quá trình đọc văn khấn thổ công này.

Đợi đến khi hương tàn, bạn sẽ mang vàng mã đi đốt.

>>> Xem thêm: Cách bày bàn thờ đẹp và trang nghiêm cho gia đạo bình an

Trong quá trình tiến hành lễ cúng, nên bố trí lễ vật ngay ngắn, cân đối về sự hài hoà, hợp lý trong tổng thể

Trên đây là văn khấn thổ công ngày rằm và ngày mùng 1 mà bạn nên tham khảo. Từ đó, có thể chuẩn bị chu đáo nhất cho nghi lễ này nhằm thể hiện sự thành kính, giúp  nghi thức diễn ra trọn vẹn và ý nghĩa nhất. Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về văn khấn và ý nghĩa của mẫu văn khấn này trong những ngày lễ truyền thống của Việt Nam. Ngoài ra, để tham khảo các thông tin khác xoay quanh các chủ đề tương tự, đừng quên truy cập muaban.net ngay hôm nay!

Hồng Vân – Content Writer

Xổ số miền Bắc