BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC VĂN HÓA MẶC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT

Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng trong phong cách ăn mặc, vì vậy, cái mặc cũng là một biểu tượng của văn hóa dân tộc. Đặc trưng đầu tiên trong cách ăn mặc của người Việt là tính chất nông nghiệp, điều này thể hiện rõ nhất ở chất liệu may mặc. Cái riêng trong cách thức trang phục của người Việt qua các thời đại chịu sự chi phối của hai nhân tố chính có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên – đó là khí hậu nóng bức của vùng nhiệt đới và công việc lao động nông nghiệp. Do sống ở xứ nóng nên văn hoá Việt Nam có truyền thống thiên về âm tính, con người ưa kín đáo, không phô trương. Do ảnh hưởng sự giao lưu với phương Tây, từ đầu thế kỷ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần từ chiếc áo tứ thân. Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống Việt Nam. Abstract Traditional dressing culture in Vietnam Each ethnic group has a unique style characteristic in dressing, so the dress is a symbol of national culture. The first characteristic in the dress of Viet Nam is agricultural nature, this is most evident in the garment material. The personal in the way of Vietnamese costumes through the ages is dominated by two main factors which are derived from the natural environment-hot climate of the tropics and the agricultural laborers. Due to living in a tropical country, culture of Viet Nam has traditionally biased, people preferred discreet, unobtrusiveness. From the early twentieth century, the traditional tunic has been improved gradually from four-shirts. Dresses has become a symbol for Vietnamese traditional costume. 1. Quan niệm về mặc của người Việt Đối với mỗi người, cái mặc là cái quan trọng chỉ sau cái ăn. Mặc giúp con người chống lại cái nóng, cái rét của thời tiết. Để thể hiện vai trò quan trọng trong việc ăn, người Việt nói rất đơn giản: ” Được bụng no, còn lo ấm cật ” .Vì vậy, quan niệm về mặc của người Việt Nam trước hết là một quan niệm rất thiết thực: ” Ăn lấy chắc, mặc lấy bền và Cơm ba bát, áo ba manh, đói không xanh, rét không chết “. Mặc không chỉ để đối phó với môi trường, mặc còn một ý nghĩa xã hội rất quan trọng: ” Quen sợ dạ, lạ sợ áo “. Cho nên, nhiều trường hợp người đời khổ sở cũng chỉ vì cái áo manh quần ” Cha đời cái áo rách này-Mất chúng mất bạn vì mày áo ơi “. Đôi khi đó cũng là tiêu chí để người ta đánh giá hơn thua. ” Hơn nhau cái áo manh quần-Thả ra ai cũng bóc trần như ai “. Mặc ngày càng trở nên là một nhu cầu thiết yếu phục vụ cho việc trang điểm, làm đẹp cho con người: ” Người đẹp về lụa, lúa tốt về phân, chân tốt về hài, tai tốt về hoa “. Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng trong phong cách ăn mặc, vì vậy, cái mặc cũng là một biểu tượng của văn hóa dân tộc. Chính vì thế mà đồng hoá cách ăn mặc là một âm mưu đầu tiên của bọn xâm lăng nhằm đồng hoá về văn hoá của dân tộc thuộc địa. Sự xâm lăng về văn hoá là sự xâm lăng cuối cùng và sâu sắc nhất. Trải qua bao nhiêu thập kỷ, dân tộc ta bị các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược và dùng đủ mọi cách thức buộc dân ta ăn mặc theo kiểu phương Bắc nhưng các âm mưu đó luôn thất bại. Điều đó chứng tỏ sự bền bỉ của các yếu tố văn hoá truyền thống Việt Nam. Các triều đại Lý, Trần tổ chức dạy cung nữ tự dệt vải, kiên quyết không sử dụng vải vóc nhà Tống. Quang Trung viết: ” Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng… ” trong lời hiệu triệu tướng sĩ đánh quân Thanh. 2. Nguồn gốc nông nghiệp trong chất liệu may mặc của người Việt Đặc trưng đầu tiên trong cách ăn mặc của người Việt là tính chất nông nghiệp, điều này thể hiện rõ nhất ở chất liệu may mặc. Là một trong những cái nôi của nền văn minh nông nghiệp, người Việt ưu tiên tận dụng các chất liệu may mặc có nguồn gốc thực vật. Đó chính là những sản phẩm của nghề trồng trọt. Tính linh hoạt thể hiện ở việc tận dụng môi trường tự nhiên để đối phó lại với môi trường tự nhiên. Những chất liệu này vừa mỏng, vừa nhẹ vừa thoáng cho nên rất phù hợp với xứ nóng. Chất liệu được ưa chuộng trước tiên là tơ tằm. Bên cạnh nghề trồng lúa, nghề trồng dâu nuôi tằm đã hình thành từ rất sớm. Nghề trồng lúa và trồng dâu là hai công việc chủ yếu luôn gắn liền nhau trong đời sống của người nông nghiệp Việt Nam. Từ xưa, người Trung Hoa cũng đã luôn xem hai đặc điểm đó là tiêu biểu nhất của văn hóa phương Nam. Người Trung Hoa xưa gọi người phương Nam là ” Man ” , chữ ” Man ” này có chứa bộ trùng chỉ con tằm. Nghề tằm xuất hiện ở phương Bắc là do ảnh hưởng từ phương Nam. Ông cha ta đã lai tạo ra nhiều giống tằm phong phú ứng với các loại thời tiết lạnh, nóng, khô, ẩm để có thể làm nhiều lứa tằm trong một năm. Nghề nuôi

Xổ số miền Bắc