Cách sắp xếp và trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết chuẩn đẹp | Cleanipedia

1. Những vật dụng không thể thiếu để trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết

Trang trí nhà cửa ngày Tết, đặc biệt là trang trí bàn thờ, là một việc không thể thiếu mỗi dịp năm mới để mang lại không khí đầu xuân vui tươi, hứng khởi.

Để trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết trước hết bạn cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết dưới đây:

  • Cá lóc: Chuẩn bị 1 con cá lọc sơ chế sạch và nướng

  • Tôm: 1 con còn sống loại to

  • Cua: 1 con còn sống khỏe

  • Heo quay: 1 miếng

  • Bình hoa: Lựa chọn loại hoa tùy theo sở thích

  • Hoa quả: 1 đĩa gồm 5 loại 

  • Tiền, vàng mã: 1 bộ

  • Rượu: 1 bình

  • Vàng: 100 thỏi

Nguyên liệu trên bàn thờ ông Địa- ông Thần tài TếtNguyên liệu trên bàn thờ ông Địa- ông Thần tài Tết

2. Cách bày biện và trang trí bàn thờ  Ông Địa ngày Tết

Dưới đây là hướng dẫn cách trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết các bạn có thể tham khảo: 

Bát hương trên bàn thờ Ông Địa

Trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết đầu tiên bạn cần chú ý tới bát hương. Nên chọn loại bát hương đẹp cả về mẫu mã và chất lượng. Thông thường sử dụng loại bát hương kim loại như bạc, đồng hay sứ, đá là phổ biến nhất. Đối với loại bát hương đặt trên ban Ông Địa cần mời thầy phong thủy làm lễ. Nếu muốn làm lễ bốc bát hương hoặc vệ sinh bát hương bàn thờ Ông Địa cần để thân được thơm tho. 

Đối với vệ sinh bát hương cần lưu ý không được dùng khăn ướt. Lưu ý bạn nên chọn những loại dễ lau chùi bàn thờ, vì theo phong thủy bát hương có tính hỏa và khăn nước có tính nước. Trong tương sinh ngũ hành thì Thủy khắc Hỏa, vì vậy cần tránh tuyệt đối. Bát hương trong bàn thờ Ông Địa cần đặt ở vị trí chính giữa nơi trang nghiêm nhất.   

Bài vị trên bàn thờ Ông Địa

Trang trí bài vị trên bàn thờ Ông Địa ngày Tết, bạn nên lựa chọn câu đối để dán ở hai bên bàn thờ. Hoặc có thể chọn loại bài vị đặt ở chính giữa Chiêu Tài Tiến Bảo. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ loại cách trang trí nào, nhưng cần thể hiện được ý nghĩa tài lộc và may mắn. Bên cạnh đó, cách bài vị trên bàn thờ Ông Địa còn giúp gia chủ gặp nhiều điều may mắn và có một năm sung túc. 

Cách bày bàn thờ Ông Địa ngày Tết cho mâm ngũ quả

Lựa chọn trái cây để dâng lên bàn thờ Ông Địa cần lựa chọn 5 loại quả gồm: 

  • Quả đào: Có ý nghĩa thành công, gặp nhiều thăng tiến và may mắn trong công việc. 

  • Quả lê: Đặc trưng của loại quả này là ngọt thanh có ý nghĩa giúp cho công việc của gia chủ được thuận buồm xuôi gió và gặp nhiều may mắn. 

  • Quả lựu: Loại quả này căng mọng với nhiều hạt có ý nghĩa cả năm sung túc và trọn vẹn. 

  • Quả phật thủ: Ý nghĩa được Phật che chở và bảo vệ cho cả gia đình. 

  • Quả quýt, quả hồng: Có ý nghĩa phát triển và thăng tiến trong công việc với may mắn thành đạt. 

  • Quả thanh long: Tượng trưng cho tài lộc. 

  • Hay nải chuối có ý nghĩa bao bọc. Quả đu đủ có ý nghĩa sung túc… 

Ngoài ra, với mâm ngũ quả thông thường, bạn có thể tham khảo cách bày mâm ngũ quả ngày Tết theo phong tục ba miền một cách đơn giản, nhanh chóng.

Bày rượu gạo, muối và chén nước 

Hướng dẫn trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết tiếp theo là cách bày chén nước và rượu, gạo. Gạo, muối và nước là những vật dụng không thể thiếu được trong bàn thờ Ông Địa.

Đối với chén nước bạn có thể bày lên khay công gồm tất cả 5 chén. Có thể đổ nước lã đầy 5 chén dâng tại chân bát hương. Với ba bình gạo, rượu và muối sẽ đặt ở hai bên bàn Ông Địa sau bát hương. Sau khi làm lễ dâng Ông Địa sẽ mang hết gạo, muối rải xung quanh nhà. 

Dùng tượng cóc Ông Địa

Tượng cóc có ý nghĩa giúp gia chủ làm ăn thuận lợi. Đây là con vật có nguồn linh khí mang tới nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Khi trang trí tượng cóc lên bàn thờ Ông Địa bạn cần lưu ý, cần thay đổi vị trí giữa ngày và đêm. 

Đối với ban ngày cần mở cửa hàng tượng cóc đặt hướng ra phía cửa để thu hút tài lộc. Vào ban đêm khi đóng cửa nên quay tượng cóc vào trong để giữ nhà cho gia chủ.

Sử dụng bát nước hoa hồng

Tiếp theo là bát nước hoa hồng đặt cạnh bàn thờ Ông Địa giúp gia chủ luôn tiền tài đầy ắp túi. Tất cả các loại lễ được chuẩn bị cho bàn thờ Ông Địa xếp ra từng đĩa. Khi làm lễ sẽ được đặt trước bàn thờ và nếu không đủ để đặt hết lên ban, bạn có thể đặt dưới đất ngay trên trước bàn thờ. 

3. Một số lưu ý khi thờ cúng Ông Địa

Trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết bạn cần nắm rõ một số lưu ý dưới đây:   

  • Chú ý lau dọn thường xuyên cho khu vực bàn thờ luôn sạch sẽ. 

  • Vào ngày mưa, nên bê tượng Ông Địa, Ông Cóc và Thần Tài vào chậu tắm khoảng 15 phút rồi lau khô và xịt nước thơm. Sau đó, đặt tượng vào đúng vị trí cũ rồi thắp hương. 

  • Khi thờ cúng và dọn dẹp bàn thờ, cần tránh chạm vào bát hương sẽ bị xê dịch. 

  • Không được để các loại cỗ mặn đã thiu, hỏng hay trái cây cúng lên bàn thờ. 

  • Trong thời gian mới lập bàn thờ, nên thắp hương trong vòng 100 ngày. 

  • Đối với lộc cúng trên bàn thờ Ông Địa không được chia cho người ngoài và chỉ người nhà mới được dùng để tránh tài lộc ra ngoài. 

Hãy tham khảo thêm một số kinh nghiệm trang trí bàn thờ ngày Tết và tránh phạm phải một số điều kiêng kỵ khi trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết nhé!

Trên đây là cách trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết chuẩn đẹp, hy vọng sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất khi dọn dẹp và chuẩn bị đón năm mới được trọn vẹn nhất.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xổ số miền Bắc