Cách tính bậc tam cấp chuẩn nhất trong xây dựng và thiết kế

Bậc tam cấp được xem là một phần cấu tạo nên cấu trúc ngôi nhà, là bộ phận không thể thay thế. Và chắc hẳn ai cũng sẽ biết rõ về sự cần thiết của bộ phần này. Mặc dù vậy, việc nắm rõ được kiến thức và cách tính bậc tam cấp thật chính xác, vừa hợp phong thủy lại phải hài hòa với thiết kế ngôi nhà là điều không hề dễ dàng.

Mục lục bài viết

Bậc tam cấp là gì?

Bậc tam cấp là một phần không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà phố, biệt thự hay nhà mặt đất. Bạn sẽ dễ thấy nhất với các căn nhà có diện tích lớn vì khoảng sân sẽ được ngăn cách bởi hiên nhà và bậc tam cấp. Và trong thời đại hiện nay, chúng ta vẫn có thể bắt gặp thấy bậc tam cấp ở nhiều công trình. Xây bậc tam cấp đúng chuẩn sẽ mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng tăng vẻ đẹp của công trình.

Với các công trình dân dụng, bậc tam cấp là vị trí nối liền giữa khoảng sân và nền nhà. Đây chính là nơi kết nối giao thông giữa phía trong và phía ngoài của ngôi nhà. Và cũng có khi bậc tam cấp được xây ở bên trong ngôi nhà để làm phần nối liền nền nhà và cầu thang dẫn lên các tầng, trở thành bước đêm đi lên cầu thang hoặc các khu vực nối giữa gian phòng khách và phòng ăn.

Bậc tam cấp là nơi kết nối giao thông hoạt động trong và phía ngoài của ngôi nhà

Các thế hệ trước thường dùng từ bậc tam cấp để chỉ ba bậc thềm trước nhà. Bên cạnh đó, bậc tam cấp đôi khi còn chỉ nằm ở con số 3 nữa, số lượng sẽ được linh động theo quy luật phong thủy nhà cửa thiên, địa và nhân. Bậc tam cấp hiện nay có số bậc nhiều hơn 3. Người ta sẽ xây dựng số bậc là số lẻ giống số+ 3 hoặc có thể là bậc tam cấp với số bậc 5, 7, 9.

Mối liên hệ giữa bậc tam cấp và phong thủy

Theo quan niệm của người xưa, con người sinh ra là một phần của thế giới tự nhiên được tạo thành từ 3 yếu tố là Thiên – Địa – Nhân. Khi muốn làm gì đó thuận lợi thì sẽ cần đảm bảo các yếu tố như Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa. Bậc tam cấp được xem là không gian kết nối, chuyển giao giữa thiên nhiên và con người, là nơi tiếp xúc trực tiếp giữa đất, trời và người.

Chính vì thế, đây sẽ là một yếu tố quan trọng mà chúng ta cần chú trọng đến nguyên tắc phong thủy trong khi xây nhà, đặc biệt là khi thiết kế bậc tam cấp. Theo một số trường phái, người ta thường sẽ cần tuân thủ theo quy tắc “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”. Tuy nhiên, với bậc tam cấp thì không cân quan niệm theo điều đó.

Chỉ cần bậc tam cấp rơi vào các số lẻ, ví dụ như 3-5-7-9 thì sẽ rơi vào chữ “Lão” và mang lại những điều tốt cho gia chủ. Mặc khác, theo phong thủy, khi xây dựng bậc tam cấp, bạn có thể xây làm 5 bậc. Điều này là đại diện cho đủ các yếu tố ngũ hành “Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ”. Con số 5 cũng đồng thời rơi vào cung Sinh khi lặp lại “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” nên sẽ đem đến nhiều may mắn cho gia chủ.

Bậc tam cấp tạo nên không gian kết nối giữa con người cùng thiên nhiên

Tuy nhiên, nếu bậc tam cấp thiết kế có số bậc lớn hơn thì thường sẽ rất tốn kém, đôi lúc lại không phù hợp với thiết kế của ngôi nhà có thể khiến không gian sự mất cân đối. Chính vì thế, cách tính bậc tam cấp tuân theo quy tắc phong thủy sẽ còn cần phải có sự tương thích với diện tích và hình khối chung của tổng thể ngôi nhà.

Cách tính bậc tam cấp

Để có thiết kế và xây dựng bậc tam cấp chuẩn chỉnh và theo đúng phong thủy, ngoài việc xác định số bậc và vị trí, chúng ta cũng cần quan tâm đến kích thước bậc tam cấp dân dụng nhất.

Số lượng bậc tam cấp thường trong nhà ở thường sẽ là 1, 3, 5, 7, 9. Trong đó 1, 3 thường sẽ là số bậc tam cấp từ sân lên thềm nhà, số lượng lớn thì thường sẽ áp dụng cho cách tính bậc tam cấp trong nhà.

Số lượng bậc tam cấp phụ thuộc khá nhiều vào sự đo lường khoảng cách từ mặt hoặc mặt sân lên sảnh chính nền, đến hiên nhà. Còn đối với những trường hợp đặc biệt, việc xây thềm nhà 1 bậc cũng là điều mà nhiều gia đình quan tâm và áp dụng hiện nay. Nếu khoảng cách giữa sân, sàn đến hiên nhà ngắn thì có thể xây dựng thêm 1 bậc thềm. Điều này cũng không vi phạm gì quan niệm “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”, bởi “Sinh” mở đầu.

Tình kích thước bậc tam cấp là một yếu tố quan trọng khi thiết kế và thi công

Chính vì thế, chúng ta cũng có thể xây dựng và thiết kế bậc tam cấp với 1 bậc. Tiếp đến, chúng ta cần lựa chọn kích thước bậc tam cấp chuẩn nhất theo lỗ ban như sau:

  • Thông thường chiều cao bậc tam cấp sẽ dao động tầm 15 đến 18cm. Tuy nhiên cũng tùy vào lĩnh vực đặc trưng. Ví dụ như các bệnh viện hay công trình công cộng, chiều cao sẽ rơi vào khoảng 10 đến 12cm.
  • Chiều rộng của mỗi bậc tam cấp thông thường sẽ khoảng từ 20 đến 30cm. Về chiều dài bậc tam cấp, phong thủy không quy định cụ thể vì nó phụ thuộc vào bề ngang của sảnh. Điều quan trọng đó là đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa cho ngôi nhà, và điều này cũng phụ thuộc nhiều vào thực tế xây dựng và thiết kế của từng công trình.

Cách tính bậc tam cấp chuẩn xác cho nhà ở

Đúng theo như tên gọi, trong trường hợp này, người ta sẽ dùng từ cấp để chỉ các loại như nhị cấp, tam cấp hay tứ cấp. Còn từ “bậc” ý chỉ việc lên xuống mỗi bậc tam cấp hoặc cầu thang. Cách tính bậc tam cấp sẽ cần đảm bảo có sự kết hợp hài hòa giữa kích thước ngôi nhà, kích thước sân vườn và khoảng cách từ sân vườn lên đến sảnh nhà. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, bạn có thể hình dung về cách tính bậc tam cấp như sau:

  • Ở trường hợp 1: Đặt sân và bậc 1 của tam cấp (tam cấp 1) ngang nhau. Có nghĩa là phải đào sân lõm xuống để đặt tam cấp vào, tuy nhiên chắc có lẽ sẽ rất ít người thiết kế theo kiểu này.
  • Ở trường hợp 2: Đặt nhà và bậc 3 (tam cấp 3) ngang với nhau để tạo thành một mặt phẳng. Như vậy tam cấp cũng chỉ còn là nhị cấp bởi vì bậc 3 bây giờ đã là hiên nhà.

Cách tính bậc tam cấp cần đảm bảo kết hợp hài hòa giữa ngôi nhà, sân vườn và khoảng cách từ sân vườn lên đến sảnh nhà

Từ 2 trường hợp này, chúng ta có thể nhận thấy rằng, chỉ có một cách tính bậc tam cấp duy nhất để giữ cho đủ cho bậc chính là phải đặt tam cấp 1 cao hơn sân và tam cấp 3 thấp hơn sàn nhà, và mặt sàn nhà tiếp giáp sẽ là bậc tam cấp thứ 3. Và điều này cũng có thể áp dụng khi bạn xây bậc tam cấp bên trong nhà.

Áp dụng “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” vào quá trình tính toán bậc tam cấp

Nếu áp dụng cách tính “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” vào trong cách tính bậc tam cấp trong nhà sẽ thế nào cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người dùng cách tính này áp dụng vào nhau thì thấy không đúng.

Tuy nhiên, thực ra trong trường hợp bạn biết được nên đặt “Sinh” ở đâu thì bài toán này sẽ được giải quyết một cách vô cùng dễ dàng. Một số người cho rằng phải tính “Sinh” vào tam cấp 1, tức là ở cấp đầu tiên của tam cấp để từ đó sẽ có tam cấp 2 là “Lão” và tương tự, tam cấp 3 là “Bệnh”, sàn nhà ở là “Tử”. Nếu đi ngược lại thì cũng sẽ có sân sẽ là “Tử” theo cách tính tuần tự như trên.

Áp dụng “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” vào quá trình tính toán bậc tam cấp

Tuy nhiên, cũng có khá nhiều quan điểm cho rằng, sân sẽ là nơi mà mọi người thường xuyên đi lại, phải đi qua sân với vào nhà được. Vì thế, đây là một nơi quan trọng và đầy sinh khí nên không thể là “Tử” được. Đây chính là một cách tính bậc tam cấp, cách tính bậc thềm nhà theo phong thủy chuẩn xác. Sân và sàn trong nhà phải là “Sinh” mới đúng.

Và một khi chúng là được tính là “Sinh” thì mọi chuyện được giải quyết dễ dàng, từ với bặc 1 tương đương “Sinh”, bậc 2 tương đương “Lão”, bậc 3 tương đương, bậc 4 là “Tử”, bậc 5 quay về là “Sinh” và cứ thế mà tính lên. Theo cách tính này thì sân nhà và sàn nhà đều mang bậc “Sinh”. Cùng với đó, có một số người băn khoăn rằng có thể xây bậc tam cấp trong nhà 2 bậc được không?

Như đã đề cập ở trên, phong thủy tuân theo quan niệm “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”. Không chỉ riêng áp dụng ở cách tính bậc tam cấp trong nhà theo quan niệm này mà thực tế, một đời người cũng đều phải trải qua 4 giai đoạn là Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Vì vậy, các chuyên gia vẫn thường khuyến khích nên xây bậc tam cấp để chúng rơi vào cung “Sinh” hay “Lão”. Còn trường hợp xây bậc tam cấp không rơi vào một trong hai cung trên thì không nên xây dựng.

Có thể xây bậc tam cấp trong nhà 2 bậc được không

Còn trong trường hợp chúng ta không biết điều này hoặc bắt buộc phải làm thềm 2 bậc do khoảng cách giữa đất và nền nhà hoặc giữa phòng khách và bếp không đủ độ cao để làm 3 bậc, thì chúng ta có thể “chữa cháy” bằng một vài cách. Cách thứ nhất, chúng ta hãy xây thành 1 bậc. Tuy nhiên, cách này sẽ có thể xảy ra trường hợp bậc này sẽ quá cao và không đảm bảo an toàn cho việc đi lại. Như thế chúng ta nên áp dụng cách 2 thì chúng ta sẽ cần xây thêm một bậc giả.

Cách tính bậc tam cấp theo phong thủy mọi gia chủ cần chú ý

Vấn đề phong thủy luôn là một vấn đề “hot” được nhiều gia chủ quan tâm, đây không chỉ là vấn đề tâm linh mà còn là vấn đề về văn hóa. Ở Việt Nam, trước khi xây nhà gia chủ đều tìm hiểu mọi khía cạnh trong nhà. Để yếu tố phong thủy có thể áp lên bản mệnh của bản thân hợp nhất. Theo quan niệm phong thủy, khi hợp sẽ mang đến cho gia chủ những may mắn, tài lộc, con đường sự nghiệp và danh vọng sẽ được thăng hoa theo thời gian. Vậy nên dưới đây là một số cách tính bậc tam cấp theo phong thủy hiệu quả, giúp các bạn tham khảo và áp dụng nhé!

1. Đếm bậc thềm – Cách tính bậc tam cấp theo phong thủy

Đếm bậc thềm và sử dụng nó đúng với con số phong thủy của gia chủ sẽ mang đến những năng lượng tích cực cho ngôi nhà và gia chủ rất hiệu quả. Về mặt nhu cầu sử dụng thuần túy, bậc tam cấp đứng vai trò là chức năng giúp những người trong gia đình di chuyển dễ dàng và thuận tiện hơn. Cũng như giúp ngôi nhà và khoảng sân tăng tính thẩm mỹ và tôn lên được nét đẹp tổng thể cho ngôi nhà.

Giúp ngôi nhà và khoảng sân tăng tính thẩm mỹ và tôn lên được nét đẹp

Vậy nên không phải ngôi nhà nào cũng có bậc tam cấp là 3 bậc, ví dụ như gia chủ có khoảng sân quá sâu. Thì ngôi nhà ấy sẽ có bậc 1 nằm cùng với khoảng sân. Hoặc những ngôi nhà không thích bậc tam cấp quá cao. Sẽ chọn cách lấy bậc 3 lẫn vào hành lang. Điều này sẽ vô tình ảnh hưởng đến phong thủy mà gia chủ không hay biết.

Để có cách tính bậc tam cấp theo phong thủy hiệu quả, gia chủ nên xác định số lượng phù hợp với bản mệnh của mình. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy hoặc các sử thầy chọn số lượng bậc tam cấp cho mình. Sau đó quyết định chọn những bậc tam cấp số lẽ như 1, 3, 5, 7, 9 hoặc bậc tam cấp số chẵn như 4 và 2 được sử dụng phổ biến. Ngoài ra các khoảng cách của bậc thang cũng phải đảm bảo tính cân xứng và đều nhau.

2. Bậc tam cấp cao bao nhiêu ảnh hưởng đến cách tính phong thủy

Một trong số điều quan trọng liên quan đến cách tính bậc tam cấp theo phong thủy chính là kích thước của bậc tam cấp. Vậy bậc tam cấp cao bao nhiêu là ổn? Thông thường chiều cao tiêu chuẩn của một bậc tam cấp sẽ giao động từ 15 – 18cm. Riêng với một số công trình đặc biệt sẽ có giao động từ 10 – 12cm. Còn về chiều rộng tiêu chuẩn sẽ từ 20 đến 30cm tùy vào thiết kế.

Tiêu chuẩn của một bậc tam cấp sẽ giao động từ 15 – 18cm

Theo yếu tố phong thủy, thì chiều dài của bậc tam cấp sẽ không ảnh hưởng quá nhiều. Vì phong thủy sẽ chịu nhiều tác động từ chiều ngang nhiều hơn. Gia chỉ phải đảm bảo rằng, chiều ngang của bậc tam cấp phải tương đương hoặc bằng nhau với chiều ngang của sảnh chính. Tuy nhiên với những ngôi nhà có thiết kế sảnh chính quá lớn, bậc tam cấp có thể được thiết kế ôm trọn không gian sảnh. Nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cũng như tính phong thủy của ngôi nhà.

3. Cách tính bậc tam cấp theo thước đo phong thủy sinh – tử gia chủ nên biết

Cách tính bậc tam cấp theo phong thủy không thể bỏ qua cách tính sinh, lão, bệnh và tử. Nhưng trên thực tế gia chủ chỉ cần quan tâm đến sinh và tử để thiết kế bậc tam cấp cho ngôi nhà của mình thôi. Bạn cần thiết kế bậc tam cấp ở vị trí “sinh” và tránh thiết kế bậc tam cấp ở vị trí “tử”. Theo nhiều chuyên gia phong thủy cho rằng, vị trí “sinh” được tính là tam cấp một. Và bậc thứ 2 là lão, bậc thứ 3 là bệnh và phần sảnh chính của nhà là tử.

Gia chủ chỉ cần quan tâm đến sinh và tử để thiết kế bậc tam cấp

Nhưng cũng có một số chuyên gia lại có quan điểm khác, sân là nơi đầu tiên gia chủ đặt chân vào trước khi vào sảnh chính của ngôi nhà. Thế nên sân phải là “sinh” và bậc tam cấp  một là bệnh, bậc 2 là lão, bậc 3 là tử và sảnh chính sẽ tiếp tục trở về là sinh. Cũng tùy thuộc vào chuyên gia hoặc sư thầy bạn chọn tư vấn. Vậy nên để tìm ra đáp án chính xác nhất cho cách tính này, bạn hãy tham khảo thật kỹ từ nhiều chuyên gia phong thủy giỏi nhé!

4. Cách tính bậc tam cấp theo phong thủy màu sắc

Một trong số cách tính bậc tam cấp theo phong thủy các gia chủ nên tìm hiểu chính là màu sắc phong thủy. Vì màu sắc cũng là một dạng năng lượng tác động lên gia chủ và các thành viên trong gia đình rất nhiều. Nếu chọn màu sắc phù hợp với bản mệnh gia chủ sẽ mang đến tài lộc và may mắn. Nhưng ngược lại chọn màu tương khắc sẽ mang đến những xui xẻo và hao tài lộc.

Theo phong thủy các gia chủ nên tìm hiểu chính là màu sắc phong thủy

Với những gia chủ mệnh kim nên chọn bậc tam cấp có màu vàng, nâu đất, trắng, xám hoặc màu ghi. Và tuyệt đối tránh màu xanh lục, đỏ, hồng và tím. Gia chủ mệnh mộc nên chọn bậc tam cấp đen, xanh dương và xanh lục. Tránh màu vàng, nâu đất, trắng, xám và ghi. Mệnh thủy thì nên chọn bậc tam cấp màu trắng, xám, ghi, đen và xanh dương. Tránh màu đỏ, hồng, tím, vàng và nâu đất.

Riêng đối với mệnh hỏa khá nóng tính thì nên chọn màu phong thủy là xanh lục, đỏ, hồng và tím. Tránh sử dụng bậc tam cấp màu trắng, xám, ghi, đen và xanh dương. Cuối cùng là bản mệnh thổ, nên sử dụng bậc tam cấp màu đỏ, hồng, tím, vàng và nâu đất. Tránh bậc tam cấp màu đen, xanh dương và xanh lục.

5. Chọn hình dáng – Cách tính bậc tam cấp theo phong thủy

Hình dáng của bậc tam cấp cũng ảnh hưởng đến cách tính bậc tam cấp theo phong thủy. Vì là nơi nằm trước nhà và nơi gia chủ đặt chân vào đầu tiên nên sẽ quyết định việc thu hút năng lượng tích cực hay tiêu cực vào nhà. Hình dáng phong thủy của bậc tam cấp cũng được tính theo bản mệnh của gia chủ.

Hình dáng phong thủy của bậc tam cấp cũng được tính theo bản mệnh

Với gia chủ mệnh kim nên lựa chọn hình dáng bậc tam cấp có hình chữ nhật và hình tròn, tránh tuyệt đối những mẫu bậc tam cấp có hình trụ và hình tam giác. Mệnh mộc thì ngược lại nên sử dụng dụng bậc tam cấp có hình lượn sóng và hình trụ, tránh xây dựng bậc tam cấp hình chữ nhật và hình tròn. Đối với mệnh thủy khá điềm tính trong yếu tố phong thủy thì sử dụng bậc tam cấp hình tròn và hình lượn sóng rất tốt. Tránh những bậc tam cấp có hình tam giác và hình chữ nhật.

Gia chủ mệnh hỏa, với yếu tố phong thủy tính nóng nên sử dụng bậc tam cấp hình trụ và hình tam giác cho ngôi nhà của mình. Tránh sử sử dụng những mẫu bậc tam cấp hình tròn và hình lượn sóng. Bản mệnh cuối cùng trong ngũ hành là mệnh thổ, nên sử dụng bậc tam cấp hình tam giác và hình chữ nhật trong phong thủy và tránh những mẫu có hình lượn sóng và hình trụ nhé!

6. Khắc phục cách tính bậc tam cấp theo phong thủy 2 bậc

Vì do chưa có đủ kiến thức trong cách tính bậc tam cấp theo phong thủy hoặc diện tích nhà không cho phép. Nên có nhiều gia đình đã thiết kế nhà có số lượng bậc của bậc tam cấp là 2. Điều này đã phạm vào yếu tố phong thủy sinh – tử, làm ảnh hưởng đến tài vận, con đường sự nghiệp, công danh lẫn học tập của gia chủ và các thành viên trong ngôi nhà.

Chưa có đủ kiến thức trong cách tính bậc tam cấp theo phong thủy

Nhưng bạn cũng đừng lo lắng, chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra hai cách để khắc phục như sau. Đối với những gia đình có khoảng cách bậc thềm quá ngắn nên chọn cách “biến” 2 bậc tam cấp thành 1 bậc tam cấp để phù hợp với phong thủy “sinh. Và với những gia đình có khoảng cách bậc thềm quá cao, nếu gộp thành một sẽ rất khó di chuyển. Nếu vậy thì nên xây thêm một bậc tam cấp giả. Điều này vừa đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện vừa đáp ứng tính phong thủy cho ngôi nhà.

Những lưu ý quan trọng khi thiết kế và xây dựng bậc tam cấp

Chất liệu xây dựng bậc tam cấp được ưa chuộng nhất hiện nay là từ gạch hoặc bê tông, tùy vào ngân sách và lựa chọn của chủ đầu tư. các bậc thềm được hoàn thiện bằng cách ốp vào vật liệu phù hợp. Tùy thuộc theo từng thiết kế mà mỗi bậc tam cấp sẽ được xây dựng nên từ các vật liệu khác nhau bao gồm: đá, gạch ốp hoặc một số loại vật liệu độc đáo khác, có thể là sử dụng như gỗ.

Đá tự nhiên là vật liệu sang trọng được sử dụng để ốp bậc tam cấp

Cũng có một số công trình lại lựa chọn nguyên liệu đá tự nhiên liền khối để xây dựng bậc tam cấp. Loại vật liệu này có ưu điểm là có độ bền cao và vẻ đẹp gần gũi với thiên nhiên nhưng chi phí không quá lớn.

Vì thế, hiện nay được ưa chuộng, dần trở nên phổ biến đối với nhiều gia đình. Về cơ bản, những lưu ý quan trọng khi xây dựng bậc tam cấp sẽ là cách tính bậc tam cấp, kích thước bậc tam cấp và sẽ cần lựa chọn chất liệu phù hợp. Trong trường hợp, nếu gia chủ chọn đá để ốp bậc tam cấp thì sẽ cần chú ý những điều dưới đây.

Tham khảo ngay: Các loại gạch bậc tam cấp phổ biến

1. Ưu tiên chọn chất liệu đá có độ cứng cao cho bậc tam cấp

Bởi vị trí bậc tam cấp là nơi chúng ta đi bước lên xuống nhiều, đồng thời với những bậc tam cấp ngoài sân thì sẽ còn phải chịu tác động rất lớn từ mưa nắng, bụi bẩn nên rất dễ bị xuống cấp và hư hỏng. Vì thế, khi lựa chọn đá ốp bậc tam cấp, bạn nên sử dụng loại đá hoa cương cao cấp chất lượng cao với độ bền thách thức thời gian. Bạn không nên chọn những loại đá hoa cương giá rẻ bởi chúng sẽ nhanh xuống cấp do không chịu được tác động từ môi trường.

2. Gợi ý cách lựa chọn màu sắc cho bậc tam cấp

Màu sắc của bậc tam cấp sẽ là màu sắc của đá ốp mặt bậc. Mặc dù đây chỉ là không gian sử dụng của ngoại thất ở bên ngoài nhưng vì trí của nó sẽ là ở mặt tiền của ngôi nhà nên việc lựa chọn màu sắc cho không gian này là rất quan trọng. Bạn có thể lựa chọn màu gạch tối hơn màu gạch của sàn nhà để tạo cảm giác phân chia khu vực với bậc tam cấp là nơi kết nối không gian.

Màu sắc cho bậc tam cấp cần hài hòa với bố cục tổng

3. Thi công bậc tam cấp đảm bảo vệ sinh và an toàn

Trong quá trình thiết kế và thi công bậc tam cấp, chúng ta cần lưu ý đến quá trình vận chuyển an toàn, vệ sinh trong và sau khi hoàn thành. Việc này sẽ đảm bảo được độ sáng bóng cho bề mặt, đảm bảo độ bền cũng như tuổi thọ cho bậc tam cấp nói riêng, tổng thể công trình nói chung.

Kích thước trung bình của bậc tam cấp thông thường

Chiều cao bậc tam cấp trung bình khoảng 15 – 18 cm. Chiều rộng của bậc tam cấp sẽ khoảng 20 – 30 cm. Chiều dài bậc tam cấp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng công trình. Với kích thước chiều dài thì phong thủy không quy định, nó còn phụ thuộc vào bề ngang của sảnh chính nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn nhà. Dựa trên các kích thước trung bình này, bạn có thể tính được cách tính m2 và cách tính khối lượng bậc tam cấp.

Chiều rộng bậc tam cấp bao nhiêu phụ thuộc rất lớn vào sảnh chính công trình. Chẳng hạn như những nhà có lối vào rộng thì bậc tam cấp cũng cần được xây rộng tương ứng. Tùy thuộc thiết kế cũng như nhu cầu sử dụng mà các bậc tam cấp được xây ở mặt tiền phía trước hoặc bao quanh 2 hay 3 mặt của căn nhà.

Chiều cao trung bình của bậc tam cấp nhà ở là 15cm - 18cm

Hướng dẫn cách tính m2 bậc tam cấp

Bạn có thể chia nhỏ từng phần của bậc tam cấp rồi tính tổng diện tích cho các phần này. Chú ý cần đổi về cùng một đơn vị m2.

Diện tích mặt bậc thang (mặt nằm)

Mặt bậc thang tam cấp còn gọi là mặt nằm. Đây chính là phần diện tích khi ta dẫm chân lên bậc. Mặt nằm song song với mặt đất, có công thức tính như sau:

  • Mặt bậc = Chiều dài x Chiều rộng x Số bậc

Diện tích cổ bậc thang (mặt dựng)

Diện tích phần cổ bậc hay mặt dựng của bậc thang là phần diện tích mặt đứng, vuông góc với mặt đất. Công thức tính diện tích cổ bậc như sau:

  • Cổ bậc = Chiều rộng x Chiều dài x Số bậc

Cách tính phần len chân tường

Phần len chân tường trên mặt nằm được xác định dựa theo công thức: (chiều rộng + 0.1) x số bậc. Đối với phần len chân tường trên mặt dựng, công thức: (chiều cao + 0.1) x số bậc. Hãy cộng tất cả các mục trên sẽ có được chiều dài len chân tường. Lấy con số này nhân cùng đơn giá thi công theo mét dài sẽ tính được thành tiền của phần len.

Bạn có thể chia nhỏ các bậc tam cấp ra để tính diện tích cho phần này

Các mẫu bậc tam cấp đẹp nhất năm 2022

Hiện nay, khách hàng có khá nhiều lựa chọn khi thi công bậc tam cấp. Trong đó, những mẫu đẹp nhất cần kể đến là:

1. Mẫu bậc tam cấp chất liệu đá vàng hoàng gia

Đá vàng hoàng gia là một loại đá có gam màu vàng, pha thêm chút sắc hồng và sắc nâu. Vì chúng có màu hiếm nên giá thành thường khá cao. Loại đá này ánh lên sắc đẹp quý phái, hoàng tộc như chính tên gọi của nó. Không những thế, loại gạch đá này còn khá bền bỉ, có khả năng chống thấm, chịu được nhiệt tốt, thích hợp để sử dụng ốp lát bậc thềm tam cấp.

Bậc tam cấp đá hoàng gia vàng có giá thành khá cao

2. Mẫu bậc tam cấp chất liệu đá kim sa

Một trong những loại gạch đá mang đến thẩm mỹ độc đáo, quý phái cho vị trí bậc tam cấp chính là đá kim sa đen. Chúng có màu đen tuyền kèm thêm các hạt lấp lánh nên rất được yêu thích. Nét đẹp của chúng tựa như ngàn sao trên trời, cộng với giá thành khá hợp lý, đá kim sa đen được sử dụng rất nhiều trong những công trình hạng sang như bậc tam cấp, cầu thang, bàn bếp,…

Bậc tam cấp đá kim sa đen

3. Mẫu bậc tam cấp chất liệu đá đỏ Bình Định

Đá đỏ Bình Định là loại đá hoa cương có màu đỏ xen kẽ những đường vân dạng vảy chấm nâu. Loại đá này giúp tôn lên nét đẹp lịch lãm, nhưng vẫn có phần ấm cúng cho công trình. Hơn thế nữa, nhờ có giá thành rẻ hơn các mẫu đá granite khác, chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình ở Việt Nam.

Bậc tam cấp đá đỏ Bình Định

4. Mẫu bậc tam cấp chất liệu đá hoa cương đen rừng

Đá hoa cương đen rừng hay dòng đá đen nhiệt đới thường được khai thác tự nhiên ở các vùng Ấn Độ. Chúng có một màu đen bóng cùng các đường vân trắng rải đều khắp cả bề mặt của đá. Loại đá này còn có khả năng chống thấm, chống va đập khá tốt, chúng còn có khả năng bền màu theo thời gian. Ngoài ra, giá thành thi công cũng như sửa chữa của loại đá này khá rẻ.

Đá hoa cương đen rừng thường được sử dụng làm gạch ốp bậc tam cấp

5. Mẫu bậc tam cấp chất liệu đá hoa văn trải thảm

Đá hoa văn trải thảm là một trong những mẫu đá ốp bậc tam cấp có sự kết hợp của hai loại đá khác nhau. Chúng tạo nên hiệu ứng như bạn đang trải thảm cho bậc thềm. Mẫu đá này được yêu thích bởi có sự hài hòa về màu sắc, có thể kết hợp dễ dàng được nhiều màu sắc cho một công trình.

6. Mẫu bậc tam cấp chất liệu đá granite trắng

Màu trắng sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên sáng sủa, sang trọng và mát mẻ hơn. Màu trắng cũng hợp phong thủy của những gia chủ thuộc mệnh Kim. Bạn có thể lựa chọn những mẫu đá trơn hoặc đá có vân để tạo được điểm nhấn cùng sự độc đáo cho căn nhà của mình.

Đá hoa cương trăng ưu điểm dễ phối với nhiều màu sắc khác. Tuy nhiên, các loại đá trắng có nhược điểm là dễ lộ các vết bẩn. Vì thế, nếu bạn chọn đá trắng, hãy vệ sinh cẩn thận, thường xuyên để các bậc tam cấp luôn đẹp.

Bậc tam cấp nhà được ốp gạch đá granite trắng

7. Mẫu bậc tam cấp chất liệu đá granite vàng

Nếu bạn thuộc mệnh Thổ thì nên lựa chọn đá hoa cương màu vàng cho bậc tam cấp ngôi nhà của mình. Đây cũng là gam màu tạo nên nét đẹp sang trọng, quý phái cho ngôi nhà của bạn, đẹp không kém gì màu trắng. Nó còn giúp mặt tiền nhà thêm phần vương giả. Màu vàng tượng trưng cho tiền tài, sự giàu có, quyền lực.

Màu vàng cũng dễ dàng giúp nhà bạn “giấu đi” các vết bẩn dễ dàng hơn mẫu đá trắng. Màu vàng cũng dễ phối, hợp với nhiều gam màu khác nhau, tạo điểm nhấn sáng sủa cho căn nhà. Đá hoa cương vàng cũng vô cùng đa dạng, có màu từ nhạt cho đến đậm. Tuy nhiên, khi chọn màu vàng, bạn cũng cần kết hợp với các màu sắc sao cho hài hòa, phù hợp.

Bậc tam cấp đá granite vàng họa tiết nâu

8. Mẫu bậc tam cấp chất liệu đá granite màu xanh lá cây

Những loại đá gạch màu xanh lá cây cũng thường được sử dụng để ốp bậc tam cấp. Màu sắc phù hợp với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Màu xanh lá tượng trưng cho niềm vui, năng lượng, sự phát triển, sinh sôi nảy nở, sự khởi đầu một cái gì đó mới. Vì thế, bậc tam cấp ốp đá màu xanh lá không chỉ đem đến sự mới lạ mà còn khiến căn nhà của bạn thu hút thêm nguồn năng lượng tích cực, thoải mái khi nhìn vào.

Tuy nhiên, các mẫu đá granite màu xanh lá đòi hỏi bạn cần biết cách phối các màu sắc sao cho phù hợp để tránh gây nên sự lộn xộn cho ngôi nhà. Và màu xanh cũng không hợp phong thủy những người mệnh Thổ, mệnh Kim nên bạn cần lưu ý.

Bậc tam cấp đá granite xanh lá cây

9. Mẫu bậc tam cấp chất liệu đá granite màu đen

Màu đen là một màu sắc khá phổ biến, nó không chỉ làm tăng thêm sự sang trọng cho căn nhà mà còn khá sạch sẽ, che được nhiều vết bẩn. Màu đen thường rất thích hợp cho những gia chủ thuộc mệnh Thủy. Nếu bạn đang tìm kiếm một màu gạch ốp bậc tam cấp có thể phối được với nhiều màu sắc khác thì không thể bỏ qua màu đen.

10. Mẫu bậc tam cấp chất liệu đá granite màu nâu

Nếu là người thuộc mệnh Thổ hoặc mệnh Kim, bạn nên xem xét mẫu đá ốp bậc tam cấp này. Bạn có thể lựa chọn đá hoa cương màu nâu nhạt hoặc nâu đậm tùy theo sở thích và màu sắc của tường nhà.

Màu nâu cũng giúp bạn dễ dàng che đi vết bẩn, giúp bạn tiết kiệm thời gian dọn dẹp. Bạn cũng có thể kết hợp màu nâu với các màu sắc khác để ngôi nhà đẹp hơn. Tuy nhiên, màu nâu không quá phổ biến như các màu sắc khác. Bạn cần chọn đơn vị cung cấp đá có nhiều mẫu mã để chọn được chất gạch màu nâu phù hợp nhất.

Bậc tam cấp đá granite nâu nhạt

11. Mẫu bậc tam cấp chất liệu đá granite có vân

Nếu bạn đã chán với những mẫu gạch màu trơn thì mẫu đá granite ốp bậc tam cấp có vân hoa văn sẽ là sự lựa chọn đổi mới. Đá hoa cương không chỉ đa dạng về màu sắc mà còn nhiều kiểu đá có vân khác nhau. Mỗi viên đá sẽ có một mẫu vân khác nhau. Do đó, bạn có thể thoải mái lựa chọn mẫu mã sao cho phù hợp với căn nhà mình nhất.

Trên đây là những chia sẻ để giúp bạn hiểu hơn về khái niệm bậc tam cấp cũng như cách tính bậc tam cấp đúng chuẩn phong thủy. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn trong việc hoàn thiện kiến trúc công trình và nhà ở. Và trong quá trình thiết kế, nếu bạn gặp khó khăn, hãy liên hệ ngay với Nội Thất Điểm Nhấn – đơn vị thiết kế và thi công xây dựng uy tín hàng đầu để được hỗ trợ và tư vấn tận tình nhất!

5/5 – (2 bình chọn)

Xổ số miền Bắc