Cách ứng xử với cấp trên và đồng nghiệp nơi công sở

Văn hóa công sở là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra môi trường làm việc thân thiện, thúc đẩy tinh thần của nhân viên và giữ chân họ gắn bó lâu dài. Tuy nhiên để có thể tạo nên một văn hóa công sở tốt đẹp không đơn giản chỉ dựa vào các chính sách cũng như quy định của công ty mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cách giao tiếp, ứng xử của từng nhân viên. Nếu là một nhân viên văn phòng, bạn hãy cùng tham khảo những quy tắc ứng xử với cấp trên và đồng nghiệp nơi công sở để có thể tồn tại, gắn bó lâu dài cùng công ty, đồng thời tạo nên một môi trường làm việc vui vẻ, thân thiện và văn minh.

Quy tắc ứng xử với các dạng đồng nghiệp khác nhau nơi công sở
 

I. Cách ứng xử với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp

Để có thể xây dựng được một vị trí vững chắc trong công ty và tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, vui vẻ thì đối với mỗi cấp độ nhân sự, bạn nên có những cách ứng xử khác nhau sao cho phù hợp. 

1. Ứng xử với cấp trên

Để có thể nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao từ các “sếp”, bạn cần phải thật thà, thẳng thắn, rõ ràng và mạnh dạn nêu lên chính kiến của mình. Bên cạnh đó, khi thảo luận với cấp trên về một vấn đề nào đó, bạn nên giữ thái độ tôn trọng, lễ phép, thật bình tĩnh và tự tin để trình bày quan điểm của mình. Nếu làm sai việc gì hãy thẳng thắn thừa nhận và sửa chữa kịp thời.

2. Ứng xử với cấp dưới

Đối với cấp dưới, bạn cần có kỹ năng giao tiếp ứng xử khéo léo. Hãy thường xuyên tiếp xúc để tạo dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện. Từ đó, bạn có thể dễ dàng trao đổi, hợp tác và cùng nhau thực hiện các dự án, giúp công ty phát triển theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, bạn cũng nên đặt ra một số nguyên tắc và yêu cầu cũng như mong muốn đội ngũ nhân viên dưới quyền quản lý của mình sẽ thực hiện được. Như vậy mới có thể tạo nên những quy tắc làm việc nơi công sở.

3. Ứng xử với đồng nghiệp

Đồng nghiệp là những người thường xuyên tiếp xúc và làm việc với bạn mỗi ngày. Đối với đồng nghiệp, bạn nên tạo dựng mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Trong công việc thay vì tự xem mình giỏi hơn người khác, bạn nên cố gắng giúp đỡ, đồng thời học hỏi những điều tuyệt vời ở đồng nghiệp để cùng phát triển. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên quá tự ti về năng lực của bản thân mà hãy luôn cố gắng để không làm cho đồng nghiệp của mình chán nản khi phải làm việc cùng.
 

Quy tắc ứng xử với các dạng đồng nghiệp khác nhau nơi công sở
 

II. Một số quy tắc nơi làm việc bạn cần lưu ý

Ngoài việc ứng xử với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp sao cho phù hợp thì bạn cũng cần phải lưu ý đến một số nguyên tắc trong công việc dưới đây để mọi thứ luôn được suôn sẻ và thuận lợi.

1. Luôn chủ động trong công việc

Một ngày bạn có đến 8 giờ đồng hồ ngồi trong văn phòng và làm việc. Nếu quá thụ động trong công việc bạn sẽ thấy rất chán nản. Vậy nên hãy chủ động lập cho mình một tiến trình làm việc rõ ràng, biết từ chối những đề nghị không phù hợp với chuyên môn, không để mình trở thành tay sai vặt – ai bảo gì làm nấy. Tuy nhiên khi từ chối, bạn hãy dùng lời nói thật tế nhị để không làm mất lòng đồng nghiệp của mình.

2. Hạn chế tám chuyện nơi công sở

Tám chuyện chính là việc làm tạo ra niềm vui cho các chị em làm việc nơi công sở. Tuy nhiên để không mất điểm trong mắt đồng nghiệp, nhận lại sự đánh giá không tốt từ cấp trên, bạn nên hạn chế tám chuyện. Bạn chỉ nên tham gia vào cuộc vui khi cần thiết hoặc vào giờ giải lao hay khi đã làm xong việc. Chưa kể đến việc tám chuyện còn dễ sinh ra vạ miệng dẫn đến nhiều tình huống dở khóc, dở cười nơi công sở.

3. Không nói xấu đồng nghiệp

Nói xấu đồng nghiệp là một trong những điều tối kỵ khi làm việc ở bất cứ cơ quan, tổ chức nào. Thử đặt mình vào vị trí là người đang bị đồng nghiệp khác nói xấu, chắc hẳn bạn sẽ rất tức giận, tủi thân, thậm chí tìm cơ hội để trả đũa. Vậy nên để có một môi trường làm việc thoải mái và vui vẻ, bạn hãy thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp những điều mà họ chưa tốt một cách thật tinh tế. Đối với những người có bản tính ghen ăn tức ở, thay vì dành thời gian tìm cách trả đũa, bạn hãy cố gắng chứng minh, thể hiện năng lực của mình trong công việc.
 

Quy tắc ứng xử với các dạng đồng nghiệp khác nhau nơi công sở
 

4. Không khoe tiền lương thưởng của mình

Tùy vào năng lực, sự cố gắng trong công việc của từng nhân viên, cấp trên sẽ ghi nhận và đưa ra những khoản tiền  lương, tiền thưởng cũng như các chế độ phúc lợi khác phù hợp. Việc khoe khoang tiền lương thưởng của mình sẽ làm cho bạn trở thành người thiếu tế nhị. Bên cạnh đó chưa kể đến việc một số đồng nghiệp khác sẽ cảm thấy bất công vì những gì mình nhận được không bằng bạn và sinh ra đố kị hoặc chán nản trong công việc, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của công ty.

5. Văn hóa sử dụng điện thoại

Hiện nay, những chiếc smartphone đã trở thành thiết bị công nghệ không thể thiếu mà bất cứ ai cũng đang sử dụng. Trong môi trường công sở, khi đang trong giờ làm việc hay khi bước vào một cuộc họp quan trọng, bạn hãy để điện thoại từ chế độ chuông sang rung hoặc im lặng để không làm ảnh hưởng đến công việc của mọi người. Nếu để điện thoại của mình reo ầm ĩ, bạn sẽ trở thành một người bất lịch sự và thiếu chuyên nghiệp tại nơi làm việc.

6. Luôn làm hết sức và chơi hết mình

Trong giờ làm việc, bạn hãy nghiêm túc và hoàn thành công việc của mình một cách thật tốt. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí do công ty tổ chức, bạn hãy chơi hết mình. Điều này sẽ giúp bạn trở thành một con người đầy nhiệt huyết, thú vị trong mắt cấp trên và đồng nghiệp.

Quy tắc ứng xử với các dạng đồng nghiệp khác nhau nơi công sở
 

Trên đây là những nguyên tắc và văn hóa ứng xử với đồng nghiệp, cấp trên trong công ty mà Phương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết cách làm thế nào để có thể cảm thấy vui vẻ và thoải mái ở nơi làm việc, đồng thời góp phần tạo nên một môi trường văn hóa công sở văn minh và tốt đẹp.

Xổ số miền Bắc