Cần thắt chặt quản lý dịch vụ cầm đồ

Cầm đồ kiểu… tay bo

Theo Nghị định 08/2001/NĐ-CP, người kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải làm cam kết thực hiện các quy định, điều kiện về ANTT. Người kinh doanh kê khai vào mẫu cam kết, có chứng nhận của cơ quan Công an. Thực hiện quy định này rất đơn giản, nhưng vẫn có nhiều người kinh doanh bỏ qua để tránh bị quản lý.

[external_link_head]

Nghị định 72/2009/NĐ-CP thay thế nghị định này quy định việc kinh doanh ngành nghề có điều kiện bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT mới được phép hoạt động. Tuy nhiên, không giống như các ngành nghề khác quy định trong Nghị định này, xung quanh hoạt động cầm đồ hiện nay đang có nhiều biến tướng, gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan chức năng. 

Chợ xe máy cũ Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội luôn đông khách mua bán. Xuất phát điểm của chợ Dịch Vọng là mua, bán xe máy cũ nhưng thời gian gần đây, hoạt động cầm đồ biến tướng cũng diễn ra. Nghĩa là ai có nhu cầu cầm cố xe máy, khi đến gặp những người “có danh, có phận” ở chợ rồi và ký vào Giấy vay tiền là xong. Giấy vay tiền là bùa hộ mệnh cho bên nhận tài sản và là sự ràng buộc đối với người vay tiền. Ngoài ra, nó còn là thứ để những người không được cấp phép hoạt động cầm đồ vẫn ngang nhiên hành nghề mà không sợ bị cơ quan chức năng “sờ gáy”.

Cũng vì cầm đồ… tay bo nên giá trị tài sản đem đi cầm chỉ được định giá rất “bèo”. Chiếc xe Dream của Honda đôi khi chỉ cầm được 0969756783đ – 0969756783đ. Còn lãi suất theo ngày thì cao gấp 4-5 lần ở các hiệu cầm đồ có giấy phép. Hoạt động này thực chất là một kiểu cầm đồ chui.

[external_link offset=1]

Cần thắt chặt quản lý dịch vụ cầm đồ

Hoạt động cầm đồ ở phố Đặng Dung.

Tại một số hiệu cầm đồ có giấy phép hẳn hoi cũng hoạt động kiểu cầm đồ… tay bo. Theo quy định, tài sản đem đi cầm phải có giấy tờ chứng minh đó là tài sản của mình. Với những tài sản có nguồn gốc rõ ràng, giá trị cầm cố sẽ gần sát với giá trị thật. Thế nhưng, có không ít trường hợp, hiệu cầm đồ đã cầm cố những tài sản mà người đem đi cầm không chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp. Lúc đó, giá trị tài sản được định giá chỉ bằng 1/5 giá trị thật.

Anh Phạm Anh Dũng, một người đã có thâm niên trong lĩnh vực cầm đồ ở Hà Nội rất thành thật cho biết, cầm đồ kiểu… tay bo đem lại cho chủ hiệu lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với kiểu đường đường chính chính. Anh phân tích, ngoài việc định giá tài sản thấp nhiều hơn giá trị thực (để đảm bảo an toàn), chủ hiệu còn được “chém” lãi suất với giá cắt cổ. Thông thường, lãi suất chỉ là 5.000đ – 7.000đ/ngày/0969756783đ, nhưng mức lãi suất đối với người cầm tài sản không có giấy tờ là 25.000đ – 30.000đ/ngày/0969756783đ.

Hiện nay, có khá nhiều trường hợp là các cậu ấm mang xe máy đi cắm. Biết rõ mười mươi là những người này đem xe máy của gia đình đi cầm và không có giấy tờ, nhưng nhiều chủ hiệu vẫn “Ok”. Đến khi bị phát hiện, gia đình buộc phải đem tiền đi chuộc. Trong trường hợp này, gia đình có đến cơ quan Công an trình báo cũng không giải quyết được vì thực chất, giữa con họ và chủ hiệu không có giao kèo cầm cố tài sản mà chỉ có Giấy vay tiền. Khi đó, giữa hai bên chỉ còn cách hòa giải chứ cơ quan Công an không thể xử lý được bởi “tình ngay, lý gian”.

Cần thiết phải quản lý chặt

Để tìm hiểu về công tác quản lý hoạt động cầm đồ tại cơ sở, chúng tôi đã đến Công an phường Quán Thánh, quận Ba Đình, địa bàn có phố Đặng Dung, phố cầm đồ nổi tiếng ở Hà Nội.

[external_link offset=2]

Trung tá Trần Văn Chung, Phó Trưởng Công an phường cho biết, tuyến phố Đặng Dung thuộc quản lý của hai phường, phường Quán Thánh và Trúc Bạch. Đoạn phố Đặng Dung thuộc phường Quán Thánh có 15 hiệu cầm đồ. Trước đây, các hiệu này chủ yếu cầm xe máy thì nay phần lớn chuyển sang cầm điện thoại di động.

Do tính chất phức tạp và nhạy cảm của hoạt động cầm đồ nên ngoài việc thường xuyên tuần tra, kiểm soát, Công an phường còn phối hợp với đơn vị nghiệp vụ của Công an quận, Quản lý thị trường kiểm tra giấy phép kinh doanh, sổ sách, xác minh một số tài sản không xuất trình được nguồn gốc. Thực tế đã có trường hợp chủ hiệu cầm đồ, cầm tài sản do người khác phạm tội mà có. Cũng có trường hợp, các đơn vị nghiệp vụ của Công an thành phố đã phối hợp xác định được tang vật trong số tài sản mà chủ hiệu cầm đồ cầm cố.

Để các hiệu cầm đồ không biến thành nơi tiêu thụ của gian, bản thân người tham gia kinh doanh dịch vụ này phải có ý thức chấp hành pháp luật. Việc các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm soát hoạt động này sẽ phát hiện dấu hiệu bất minh từ chính những vị khách đến cầm cố tài sản. Sự tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm của chủ hiệu cầm đồ sẽ góp phần phát hiện tội phạm.

Theo Nghị định 72/2009/NĐ-CP, để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư hoặc chứng nhận đăng ký hoạt động, đăng ký thuế, chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bản khai lý lịch… đồng thời phải có văn bản đề nghị.

Hy vọng khi triển khai quy định mới này sẽ thắt chặt hơn hoạt động cầm đồ, tránh những biểu hiện tiêu cực [external_footer]

Xổ số miền Bắc