Cây Nêu được dựng vào ngày nào?

Giống như nhiều nét văn hóa đặc sắc luôn được người dân Việt gìn giữ và duy trì trong ngày Tết cổ truyền, cây nêu cũng gắn liền với một sự tích huyền thoại thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc. Ngày nay, trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam theo sự biến đổi của thời gian, cây nêu cũng có muôn hình muôn vẻ.

Cây Nêu trong đời sống văn hóa người Việt  - Ảnh 1.

Sáng 21/1, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã tổ chức Lễ dựng cây Nêu ngày Tết. Đây là phong tục đẹp, giàu ý nghĩa của nhiều dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Cây Nêu trong đời sống văn hóa người Việt  - Ảnh 2.

Cây nêu có một vị trí đặc biệt, không chỉ có ý nghĩa trừ ma quỷ mà còn là biểu tượng của cây vũ trụ, chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.

Cây Nêu trong đời sống văn hóa người Việt  - Ảnh 3.

Muốn làm được cây nêu chơi Tết người dân có thể sử dụng các loại cây như: Tre, trúc, bương, lồ ô tùy vào vùng miền.

Cây Nêu trong đời sống văn hóa người Việt  - Ảnh 4.

Trên ngọn cây treo một vòng tròn nhỏ, vòng tròn này buộc nhiều thứ khác nhau (tùy phong tục địa phương)…

Cây Nêu trong đời sống văn hóa người Việt  - Ảnh 5.

…Chẳng hạn: Lá phướn, những chiếc khánh (chuông gió) để những khánh đó va đập nhau kêu leng keng trong gió.

Cây Nêu trong đời sống văn hóa người Việt  - Ảnh 6.

Ngày dựng cây nêu gọi là “Thượng Nêu” và ngày 7 tháng Giêng âm lịch sẽ làm lễ “Hạ Nêu”. Đây cũng là thời điểm người nông dân bước vào một mùa vụ mới.

Cây Nêu trong đời sống văn hóa người Việt  - Ảnh 7.

Dựng cây nêu ngày Tết theo phong tục truyền thống của dân tộc Kinh để thờ kính thần linh, thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn, trừ những điều xấu của năm cũ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người và đón Tết bình an, hạnh phúc. Bên cạnh đó là ước mong nhiều đổi mới hơn, nhiều thành đạt hơn cho cộng đồng 54 dân tộc anh em tại “Ngôi nhà chung”, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Xổ số miền Bắc