2 Thực trạng về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình hiện nay – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 1.89 MB, 139 trang )

cái coi cha mẹ là những người bạn tâm tình, để chúng có thể chia sẻ những niềm vui

nỗi buồn trong đời sống hàng ngày.

Trong gia đình truyền thống thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối

quan hệ bền chặt, nó phản ánh những tôn ti trật tự trong gia đình. Nhưng cùng với

sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng

có những thay đổi đáng kể. Sức nặng của tôn ti, trật tự không còn nặng nề như trước

mà thay vào đó là sự bình đẳng hơn theo kiểu “trên kính dưới nhường” đề cao tự do

cá nhân.

Quá trình đô thị hóa ở Mỹ Đình cũng không nằm ngoài quy luật đó, đô thị

hóa đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế – xã hội, và sự biến đổi ấy có tác

động mạnh mẽ đến gia đình và đặc biệt là sự biến đổi trong chức năng và mối quan

hệ trong gia đình. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang có những biến đổi

mạnh mẽ, kéo theo rất nhiều những biểu hiện tiêu cực, thậm chí phi nhân bản ảnh

hưởng tới sự gắn bó và bền vững của gia đình.

Qua bảng phân tích dưới đây sẽ phản ánh rõ thực trang về mối quan hệ giữa

cha mẹ và con trong năm năm trở lại đây.

Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con trước và sau năm 2005

Tiêu chí đánh giá

Trước năm 2005

Tần số

Sau năm 2005

Tỷ lệ % Tần số

Tỷ lệ %

Hòa thuận

159

53

112

37,3

Đôi khi xảy ra mâu thuẫn

107

35,7

144

48

Thường xuyên xảy ra mâu thuẫn

21

7

32

10,7

Không biết

13

4,3

12

4

Tổng

300

100%

300

100%

Qua bảng số liệu trên cho thấy từ trước năm 2005 mối quan hệ giữa cha mẹ

và con cái hòa thuận chiếm tỷ lệ cao hơn so với từ năm 2005 trở lại đây chiếm tỷ lệ

53%. Đặc biệt khi quá trình đô thị hóa diễn ra thì sự hòa thuận trong mối quan hệ

43

này đã giảm xuống là 37,3%. Mặt khác số gia đình cho rằng gia đình họ đôi khi xảy

ra mâu thuẫn là 35,7% và hiện nay tỷ lệ này đã tăng lên là 48%. Mức độ gia đình

thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái cũng tăng lên theo sự đánh

giá của các gia đình.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay thì anh thấy đã có những

thay đổi xấu đi so trước đây. Vì anh chị ăn riêng và mua nhà mới nên những

mâu thuẫn với cha mẹ cũng không có. Nhưng thời gian dành cho việc chăm

sóc và phụng dưỡng cha mẹ già thì có ít đi. Anh thì ở xa cha mẹ nên một hai

tuần với đến thăm bố mẹ được một lần, trừ những lúc gia đình có công việc

thì anh về nhiều hơn. Cũng có nhiều gia đình ở đây khi nhà nước thu hồi đất,

giá đất lên cao, việc cha mẹ phân chia tiền đền bù cho các con không công

bằng nên xảy ra nhiều mâu thuẫn giữa anh chị em trong gia đình với cha mẹ.

(Nam 36 tuổi, kinh doanh)

Như vậy, trước sức ép của kinh tế thị trường, của quá trình đô thị hóa thì

nhiều gia đình đã lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nhiều gia đình có những dấu hiệu

của sự khủng hoảng, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cũng ngày càng biến đổi và

trở nên phức tạp, thể hiện sự lỏng lẻo trong mối quan hệ gia đình, sự thiếu quan tâm

đến nhau giữa cha mẹ và con cái dưới sức ép của họat động kinh tế, lao động, nghề

nghiệp, sự thiếu hụt về thời gian và vật chất.

Theo tôi thì những năm gần đây khi kinh tế phát triển, các gia đình chuyển

đổi nghề nghiệp, mà hầu hết là chuyển sang làm kinh doanh, dịch vụ thì mối quan

hệ giữa cha mẹ và con có những thay đổi đáng kể, đó là thời gian danh cho con cái

của cha mẹ ít hơn so với trước đây, sự quan tâm giáo dục con cái cũng thay đổi.

Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình cũng tăng lên do có sự khác nhau trong

quan điểm và lối sống, và do sự quản lý lỏng lẻo của gia đình đối với con cái. Ở xã

trong những năm trở lại đây thì tình trạng trẻ em lang thang, và lao động sớm cũng

ngày một nhiều lên. (Nữ, 61 tuổi, lao động tự do)

44

Thực tế trên cho thấy, trước tác động của hoạt động kinh tế, thị trường và lợi

nhuận đã xuất hiện những khủng hoảng của gia đình, đặc biệt là những xung khắc,

bất hòa của cha mẹ tới đời sống tình cảm, tâm lý của con cái. Tình trang trẻ em lang

thang, trẻ em lao động sớm, trẻ bị lạm dụng tình dục phần lớn có căn nguyên từ

những gia đình có sự bất hòa giữa các thành viên trong gia đình. Nghiên cứu về

nhóm vị thành niên vi phạm pháp luật cho thấy, việc phải sống trong những gia

đình không ổn định, bố mẹ, anh chị em mâu thuẫn đã là một trong những nguyên

nhân hàng đầu dẫn các em vào con đường tội lỗi.

Để đánh giá về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trước đây và hiện nay

thì có thể nói, trước đây nếu như gia đình chỉ sản xuất nông nghiệp và buôn bán

nhỏ thì cha mẹ có thể kiểm soát được con cái, kiểm soát được các mối quan hệ

trong gia đình, mâu thuẫn giữa các thế hệ gia đình cũng có, tuy nhiên đó là những

mâu thuẫn trong quan điểm, lối sống, trong việc giáo dục con cái. Nhưng trong

điều kiện hiện nay thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con ngày càng trở nên phức tạp,

anh chị em và cha mẹ mâu thuẫn với nhau cũng chỉ vì phân chia tài sản, đất đai và

tài chín. Và điều đó làm cho gia đình mâu thuẫn nhiều hơn trước, với lại các thành

viên trong gia đình ở xã hiện nay cũng ít gần nhau hơn do mọi người chủ yếu

chuyển sang làm kinh doanh nên cũng không có nhiều thời gian quan tâm tới nhau.

(Nam, 51 tuổi, Kinh doanh).

Để thấy rõ hơn về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tốt lên hay xấu đi

dưới tác động của quá trình đô thị hóa chúng ra sẽ đánh giá cụ thể về mối quan hệ

này hiện nay so vơi trước đây, khảo sát có kết quả điều tra như sau:

45

Biểu đồ 2.1: Đánh giá về sự thay đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con

hiện nay so với trước năm 2005 (N = 300)

Các số liệu điều tra ở biểu đồ trên cho thấy thực trạng về mối quan hệ giữa

cha mẹ và con cái trong các gia đình ở xã Mỹ Đình hiện nay. Có 23% số gia đình

được hỏi đánh giá mối quan hệ giữa cha mẹ và con tốt lên, 30,6% số người được

hỏi cho rằng mối quan hệ giữa cha mẹ và con so với trước đây là như cũ, trong khi

đó có tới 44,7% cho rằng quan hệ giữa cha mẹ và con đang xấu đi và lỏng lẻo hơn

trước. Như vậy, có thể thấy quá trình đô thị hóa đã tạo ra nhiều hệ lụy đối với xã

hội, đó là những tác động về môi trường, tệ nạn xã hội gia tăng, làm biến đổi về

chức năng của gia đình và đồng thời nó cũng đã tạo ra những khoảng trống trong

mối quan hệ gia đình, làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có xu hướng

xấu đi. Trước đây khi khi Mỹ Đình chưa diễn ra quá trình đô thị hóa thì mối quan

hệ giữa cha mẹ và con cái biểu hiện sự hòa thuận, nhưng khi có sự thay đổi trong lối

sống, môi trường sống khi mối quan hệ đó ngày càng xuống cấp. Vậy đó có phải là

một hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa mang lại? Có nhiều những nghiên cứu

về hệ lụy của đô thị hóa đến các mặt của đời sống xã hội trong đó nổi lên hàng loạt

các vấn đề xã hội như tệ nạn xã hội, môi trường và việc giữ gìn các giá trị văn hóa

46

truyền thống. Trong những hệ lụy đó thì gia đình chịu tác động nhiều nhất ở khía

cạnh kinh tế, văn hóa, mối quan hệ và chức năng của gia đình. Sự biến đổi của gia

đình hiện nay là để phù hợp và thích ứng với những điều kiện mới, nhưng sự biến

đổi đó không phải lúc nào cũng mang lại những giá trị tích cực mà còn cả những tác

động tiêu cực.

Có thực trạng trên là do những giá trị truyền thống, phong tục, tâp quán và

các nghi lễ trong gia đình đang mất dần đi và bị coi nhẹ. Thực tế ở nhiều gia đình

trong xã Mỹ Đình hiện nay là các phong tục, tập quán và những giá trị của gia đình

trước đây đã bị mai một trong xã hội đô thị. Những thách thức trong xã hội mới,

con người luôn quan tâm tới lợi ích công việc, thu nhập mà ít có thời gian quan tâm

đến các giá trị truyền thống trong xã hội cũ. Vì những sức ép của kinh tế thị trường

làm nảy sinh lối sống hưởng thụ, thực dụng, chạy theo giá trị vật chất, xa lạ với

những giá trị truyền thống và làm mất đi những giá trị vốn có trong mối quan hệ

giữa cha mẹ và con.

Trước đây khi điều kiện kinh tế xã hội của xã còn chưa phát triển như hiện

nay thì gia đình còn mang nhiều dấu ấn của làng xã như các dịp lễ tết thì các giá trị

truyền thống vẫn còn được quan tâm nhiều. Các thành viên trong gia đình gắn kết

với nhau hơn thể hiện qua trách nhiệm của cha mẹ và con với nhau. Nhưng trong

giai đoạn hiện nay, do nhịp sống đô thị, cũng như lối sống tiêu cực, hưởng thụ thì

các giá trị đó không được coi trọng nữa, giáo dục văn hóa truyền thống trong gia

đình đang có xu hướng mất dần. Sự giáo dục về văn hóa trong gia đình bị lu mờ,

lãng quên, sự hiểu biết của giới trẻ về truyền thống ngày càng ít. Tôi nghĩ đây là

một thực trạng đáng buồn trong quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội. (Nam, 37 tuổi,

lao động tự do).

Sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con không chỉ thể hiện ở những

khía cạnh như mức độ hòa thuận, những mâu thuẫn, đời sống tình cảm của cha mẹ

và con. Mà còn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như sự quan tâm của cha mẹ

47

về học tập, về các mối quan hệ của con với bạn bè, sự gần gũi chia sẻ giữa cha mẹ

và con.

Bảng 2.2: Đánh giá của cha mẹ về những nội dung trong MQH với

con cái hiện nay so với trước năm 2005 (N = 300)

Đơn vị tính: %

Ý kiến đánh giá

Các tiêu chí đánh giá

Hơn trước

Như cũ

Kém đi

44,2

40,5

15,3

42,6

37,3

20,1

21,5

41,1

37,4

25,7

67,8

6,5

Quan tâm đến việc học tập của

con cái

Quan tâm đến các mối quan hệ

của con cái

Sự chia sẻ, tâm sự giữa cha mẹ

với con cái

Cha mẹ và con cái chăm sóc lẫn

nhau khi ốm đau

Bây giờ phải quan tâm hơn đến việc đầu tư vào học tập cho con cái, để

sau này chúng còn có cái nghề mà sống. Đất thì hết rồi không đầu tư cho con

cái ăn học thì sau này chúng nó sẽ khổ. Với lại điều kiện kinh tế gia đình hiện

này tốt hơn trước đây nên việc cho con cái học cũng dễ dàng hơn. (Nữ 43

tuổi, kinh doanh).

Qua số liệu điều tra cho thấy những khía cạnh trong mối quan hệ giữa cha

mẹ và con đã có những thay đổi đáng kể thông qua những đánh giá của cha mẹ về

vấn đề này. Cụ thể có 44,2% các bậc cha mẹ đánh giá là quan tâm đến việc học tập,

định hướng nghề nghiệp cho con là hơn trước đây, 40,5% cho rằng vẫn như cũ và

15,3% đánh giá là kém đi so với trước đây. Việc cha mẹ quan tâm đến các mối

quan hệ của con cái cũng được đánh giá là điều đáng quan tâm hơn trước đây là

48

42,6% số người được hỏi, có 37,3% cho rằng vẫn như cũ và có 20,1% cho

rằng điều này kém hơn trước đây.

Qua đây cho thấy sự biến đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội đô thị hiện

đại đã tác động đến nhận thức và sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái hiện nay.

Khi gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn và để thích ứng với những đòi hỏi của biến

đổi xã hội thì đây cũng chính là lý do thu hút được sự quan tâm của cha mẹ hơn

trước đối với việc học tập của con cái, cũng như việc định hướng học tập và định

hướng nghề nghiệp. Mặt khác xã hội đô thị đã làm gia tăng các tệ nạn xã hội và

chính điều này đã khiến cha mẹ không chỉ quan tâm mà còn muốn kiểm soát chặt

chẽ hơn những mối quan hệ của con cái, nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tốt,

xấu của bạn bè đến con mình. Ngoài những vấn đề được cha mẹ quan tâm hơn đến

con so với trước đây được coi là những yếu tố tích cực thì mối quan hệ giữa cha mẹ

và con trong đời sống tình cảm lại có dấu hiệu giảm sút hơn so với trước đây. Có

21,5% các bậc cha mẹ được hỏi cho rằng sự chia sẻ, tâm sự giữa cha mẹ và con hơn

trước đây, 41,1% cho rằng điều này không thay đổi và có tới 37,4% cho rằng điều

này kém hơn trước đây. Như vậy, có thể thấy sự chia sẻ, tâm sự giữa cha mẹ và con

đang có xu hướng giảm đi so với trước đây. Điều này có thể lý giải khi cha mẹ bận

bịu với công việc ngoài xã hội thì việc tiếp cận với con hàng ngày sẽ giảm đi so với

trước và đây cũng là những yếu tố tạo ra khoảng trống trong mối quan hệ giữa cha

mẹ và con trong gia đình hiện nay.

Qua đây cho thấy nền tảng của các gia đình hiện nay đã có những thay đổi về

giá trị, quan niệm sống, làm thay đổi về sinh hoạt và cách thức ứng xử giữa các

thành viên làm ảnh hưởng xấu đến sự gắn kết giữa cha mẹ và con hiện nay.

2.2.2 Mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong việc quản lý, giáo dục đạo

đức nhân cách

Việc giáo dục, hình thành nhân cách đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc

đời của mỗi con người. Trong gia đình, việc giáo dục có đạt hiệu quả hay không

49

phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đối với gia đình truyền

thống thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là tạo ra những con người tuân thủ,

ngoan ngoãn phục tùng. Mẫu mực trong xã hội truyền thống của người xưa là quá

khứ, là cái đã qua, cái có trong lịch sử chứ không phải là hiện tại, càng khong phải

là tương lại, cái con người sáng tạo ra và đi tới. Con người chỉ cần làm theo, học

theo các bậc tiền cổ, sao chép, rập khuôn theo những khuân mẫu có sẵn trong lịch

sử, không cần và không được phép sáng tạo hay sửa đổi điều gì khác với cha ông.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình hiện đại ở Việt Nam dường như

lại trái ngược với gia đình truyền thống. Nếu như trong gia đình truyền thống, mối

quan hệ giữa cha mẹ và con cái được nhấn mạnh theo nguyên tắc quyền của cha mẹ

và bổn phận của con cái, thì trong gia đình hiện đại nguyên tắc đó được nhấn mạnh

theo chiều ngược lại, đó là quyền của trẻ em và bổn phận của cha mẹ.

Trong điều kiện kinh tế xã hội mới, quá trình ĐTH đã tác động không nhỏ

tới gia đình trong đó có sự thay đổi trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con, sự thay

đổi đó thể hiện trong giáo dục gia đình, mức độ kiểm soát và sự quan tâm của cha

mẹ đối với con cái. Trong điều kiện đó nhiều bậc cha mẹ tỏ ra bối rối, họ không biết

phải giáo dục con như thế nào. Quyền uy của cha mẹ đối với con cái ngày càng

giảm sút, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng giãn ra, mâu thuẫn giữa

cha mẹ và con gia tăng và giáo dục gia đình trở thành một vấn đề hết sức phức tạp.

Không ít những trường hợp, mâu thuẫn gia đình bắt nguồn từ những quan

niệm khác nhau, giữa các thành viên trong gia đình, các thế hệ trong gia đình và

cách giáo dục con cái. Các cuộc điều tra xã hội học ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

và một số tỉnh khác cho thấy 72,2% các bậc cha mẹ trả lời giáo dục con là một vấn

đề rất khó khăn. Độ tuổi của các bậc cha mẹ càng cao thì mâu thuẫn thế hệ và khó

khăn trong việc giáo dục gia đình càng tăng lên. Cụ thể trong các gia đình trẻ, tỷ lệ

người trả lời giáo dục gia đình là một vấn đề khó khăn chiếm 63,3%, trong khi các

gia đình lớn tuổi hơn, tỷ lệ này lên tới gần 80%. Các gia đình cho rằng bất đồng

50

quan điểm trong việc dạy con là một trong những nguyên nhân chính gây ra xung

đột gia đình. Có 23% các gia đình cho rằng sự bất đồng trong nội dung và phương

pháp giáo dục của cha mẹ là nguyên nhân đáng lo ngại dẫn đến hiện tượng con cái

hư hỏng. [25, tr. 495]

Trước những biến đổi của xã hội thời kỳ CNH, HĐH thì việc giáo dục và

quản lý của cha mẹ và con cái cũng có nhiều biến đổi. Đặc biệt quá trình ĐTH là

một quá trình chuyển đổi căn bản nhanh chóng về điều kiện kinh tế – xã hội nên

việc quản lý, nuôi dạy và kiểm soát con cái sẽ có những thuận lợi và khó khăn

riêng.

Trước đây Mỹ Đình còn là một xã chiếm đại đa số người dân sản xuất nông

nghiệp, hình thức gia đình mở rộng còn phổ biến, sự giáo dục và quản lý con cái

không chỉ có bố mẹ mà còn có sự tham gia của ông bà và những người ruột thịt

trong gia đình. Các gia đình định cư lâu dài, sinh sống quây quần bên nhau trong

các khu vực canh tác nông nghiệp. Cơ cấu đẳng cấp, quyền lực, những thang bậc,

địa vị của người già, trẻ, trai, gái… được phân định từ trong gia đình đến họ hàng và

trong làng xã. Những yếu tố đó ảnh hưởng rất lớn đến mỗi thành viên của gia đình.

Nhưng hiện nay trước tác động của quá trình ĐTH, sự thay đổi trong môi

trường sống, quan niệm và đề cao tính tự do cá nhân đã làm xuất hiện ngày càng

nhiều mô hình gia đình hạt nhân và đó như là một hệ quả tất yếu của quá trình phát

triển kinh tế – xã hội. So với trước đây thì quy mô và cấu trúc của gia đình đã có

những thay đổi lớn. Vậy sự xuất hiện ngày một nhiều hình thức gia đình hạt nhân,

có những thuận lợi và khó khăn gì trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong gia

đình hiện nay?

51

Biểu đô 2.2: Mức độ thuận lợi của cha mẹ trong việc giáo dục đạo

đức, nhân cách và quản lý con cái hiện nay so với trước năm 2005

Trước năm 2005

Sau năm 2005

41

35.7

33.7

33.6

25.7

17.3

5

Rất thuận lợi

Thuận lợi

Không thuận lợi

8

Rất không thuận

lợi

Qua bảng biểu đồ trên cho thấy việc cha mẹ giáo dục con cái trong gia đình

hiện nay chịu sự tác động của điều kiện xã hội. Nếu như trước đây khi quá trình đô

thị hóa chưa được đẩy mạnh thì có 25,7% ý kiến cho rằng việc giáo dục con cái

trong gia đình là rất thuận lợi, nhưng điều này đã giảm xuống 17,3% khi quá trình

đô thi hóa diễn ra. Có 35,7% ý kiến cho rằng việc giáo dục đạo đức và kiểm soát

con cái trong gia đình là thuận lợi và hiện nay đã giảm xuống còn 33,7%. Mặt khác

đánh giá về mức độ không thuận lợi trong việc giáo dục và kiểm soát con cái đã

tăng lên từ 33,6% lên tới 41%. Và mức độ rất không thuận lợi cũng tăng lên từ 5%

lên 8% ý kiến các gia đình được phỏng vấn.

Qua đây có thể thấy việc giáo dục đạo đức nhân cách của cha mẹ đối với con

cái đã có sự thay đổi, khi điều kiện kinh tế thay đổi. Trong xã hội nông nghiệp

truyền thống thì việc các thành viên trong gia đình quan tâm, chăm sóc lẫn nhau và

52

chịu sự kiểm soát của gia đình chặt chẽ, mức độ gắn kết trong gia đình là cao hơn.

Nhưng trong quá trình ĐTH đã có sự khi có sự thay đổi về điều kiện kinh tế – xã hội

và môi trường văn hóa thì mức độ khó khăn trong việc giáo dục đạo đức cho con

cái đã tăng lên, do những tác động tiêu cực từ ngoài xã hội, đó là các tệ nạn xã hội,

lối sống buông thả và chạy theo lợi nhuận đã có những tác động rất lớn trong việc

giáo dục con cái trong gia đình hiện nay.

Việc giáo dục và quản lý con cái trong gia đình hiện nay có liên quan mật

thiết đến mức độ kiểm soát hoạt động của con cái. Đây là một yếu tố rất quan trọng

để phản ánh mối quan hệ giữa cha mẹ và con hiện nay.

Bảng 2.3: Mức độ kiểm soát của cha mẹ đối với con cái hiện nay so với

trước năm 2005

Mức độ kiểm soát của cha mẹ đối với con

Tần số

Tỷ lệ %

Kiểm soát được hoàn toàn hoạt động của con cái

38

12,7

Kiểm soát được phần lớn hoạt động của con

119

39,7

Chỉ kiểm soát được một phần

132

44

Hầu như không kiểm soát được

11

3,7

Tổng

300

100%

Về việc kiểm soát hoạt động của con cái so với trước đây thì có 12,7%

những ý kiến cho rằng kiểm soát được hoàn toàn hoạt động của con cái, 39,7% ý

kiến cho rằng kiểm soát được phần lớn hoạt động của con. Đặc biệt việc cha mẹ chỉ

kiểm soát được một phần hoạt động của con cái chiếm tỷ lệ cao nhất là 44% và có

3,7% là hầu như không kiểm soát được. Qua bảng số liệu trên có thể thấy việc kiểm

soát con cái thể hiện sự quan tâm của cha mẹ đối với con và điều này đóng vai trò

hết sức quan trọng trong việc giáo dục gia đình và gìn giữ mối quan hệ giữa cha mẹ

và con.

Trong gia đình truyền thống, con cái phải tuyệt đối vâng lời cha mẹ và người

lớn tuổi. Gia đình kiểm soát mọi hoạt động của con cái như sinh hoạt, lao động, học

53

Source: https://mix166.vn
Category: Gia Đình

Xổ số miền Bắc