Checklist đánh giá tiêu chuẩn nhãn hàng

Checklist đánh giá tiêu chuẩn nhãn hàng là tài liệu quan trọng để đánh giá sự tuân thủ theo tiêu chuẩn của mỗi nhãn hàng, thương hiệu khác nhau cho các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích xoay quanh nội dung này.

checklist đánh giá tiêu chuẩn nhãn hàng

TIÊU CHUẨN NHÃN HÀNG LÀ GÌ?

Các nhãn hàng khác nhau, đặc biệt là các thương hiệu lớn, nổi tiếng trên thế giới thường nghiên cứu xây dựng một bộ tiêu chuẩn riêng cho mình dựa trên cơ sở của các tiêu chuẩn quốc tế. Những bộ tiêu chuẩn này được sử dụng để đánh giá nhà cung cấp của họ. Điều đó có nghĩa là nếu muốn trở thành nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của các thương hiệu lớn, doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ những tiêu cầu mà tiêu chuẩn nhãn hàng đưa ra.

CÁC LOẠI TIÊU CHUẨN NHÃN HÀNG

Có rất nhiều tiêu chuẩn nhãn hàng khác nhau, có thể kể tới một vài tiêu chuẩn phổ biến của các thương hiệu như:

 

DISNEY

THD SER

C&A

INDITEX

WALMART

COTSCO

THE HOME DEPOT

UNILIVER URSA

PUMA

WSI

JC PENNY

KOHL’S

H&M

PVH

ADIDAS

MANGO

tiêu chuẩn nhãn hàng

CHECKLIST ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN NHÃN HÀNG

  1. Yêu cầu pháp lý trong Checklist đánh giá tiêu chuẩn nhãn hàng

Nhìn chung, các tiêu chuẩn nhãn hàng đều yêu cầu tất cả các nhà cung cấp của họ và các đối tác kinh doanh khác phải tuân thủ luật pháp của quốc gia sở tại trong mọi hoạt động tại các quốc gia họ đăng ký hoạt động. Trong trường hợp xuất hiện bất kỳ yêu cầu nào của tiêu chuẩn mâu thuẫn với Luật pháp Quốc gia ở bất kỳ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào, luật pháp quốc gia phải luôn được tuân thủ. Nếu gặp trường hợp như vậy, nhà cung cấp phải thông báo cho thương hiệu trước khi tiến hành đánh giá.

  1. Nội dung về cấm sử dụng lao động trẻ em trong Checklist đánh giá tiêu chuẩn nhãn hàng

Giống như các công ước quốc tế về lao động và quyền trẻ em, tất cả các thương hiệu đều không chấp nhận trường hợp một nhà cung cấp nào đó sử dụng lao động trẻ em. Các tiêu chuẩn nhãn hàng đặc biệt nghiêm cấm sử dụng lao động ở độ tuổi dưới 15 (hoặc 14 khi luật pháp quốc gia cho phép) hoặc trẻ hơn tuổi hợp pháp để làm việc nếu tuổi này cao hơn 15. Tất cả các giới hạn pháp lý về việc làm của những người dưới 18 tuổi phải được tuân theo.

  1. Nội dung về sức khỏe và sự an toàn trong Checklist đánh giá tiêu chuẩn thương hiệu

Nội dung về sức khỏe và an toàn được thể hiện trong những khía cạnh sau:

  • Thiết lập Sự an toàn: Nhà cung cấp phải luôn ưu tiên sự an toàn cho nhân viên. Không chấp nhận các thiết bị nguy hiểm hoặc các tòa nhà không an toàn.
  • An toàn Cháy nổ: Lối thoát hiểm trên tất cả các tầng phải được đánh dấu rõ ràng, được chiếu sáng tốt và bỏ chặn tất cả các lối ra khỏi tòa nhà. Việc sơ tán qua lối thoát hiểm phải luôn luôn khả thi trong suốt thời gian làm việc. Đảm bảo tốt công tác phòng cháy chữa cháy và nhân viên phải được tập huấn để xử lý các tình huống khẩn cấp
  • Xử lý tai nạn và Sơ cứu ban đầu: Nhà cung cấp phải chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa để hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn gây thiệt hại cho bất kỳ nhân viên nào tại nơi làm việc. Thiết bị sơ cứu có liên quan phải luôn có sẵn và trong mọi trường hợp đội ngũ chăm sóc y tế phải luôn có mặt trong giờ làm việc.
  • Môi trường làm việc: Các cơ sở phải thường xuyên được duy trì, làm sạch và phải cung cấp một môi trường làm việc lành mạnh cho người lao động

đánh giá tiêu chuẩn nhãn hàng

  1. Nội dung đảm bảo quyền của người lao động trong Checklist đánh giá tiêu chuẩn thương hiệu

Nhà cung cấp phải đảm bảo các quyền cơ bản của người lao động không bị xâm phạm. Các quyền này bao gồm:

  • Lương
  • Phúc lợi
  • Bảo hiểm xã hội
  • Giờ làm việc
  • Nghỉ phép
  1. Nội dung về điều kiện nhà ở cho người lao động

Trong trường hợp công ty cung cấp chỗ ăn ở cho nhân viên thì phải đáp ứng các yêu cầu liên quan đến an toàn, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh cho toàn bộ khu nhà ở. Kí túc xá phải tách biệt với nơi làm việc và phải có cổng ra vào riêng. Nhân viên được phép ra vào tự do trong khu kí túc xá.

  1. Nội dung về môi trường khi đánh giá tiêu chuẩn nhãn hàng

Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, vì vậy mà mọi nhãn hàng đều rất chú trọng tới yếu tố này và hy vọng các nhà cung cấp cũng như các đối tác kinh doanh khác của mình sẽ hành động có trách nhiệm trong vấn đề môi trường. Các nhà cung cấp của nhãn hàng phải tuân thủ tất cả các điều luật và quy định về môi trường hiện hành tại quốc gia mà họ hoạt động. Đặc biệt là đáp ứng các yêu cầu trong việc xử lý hóa chất.

  1. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Để duy trì việc tuân thủ tiêu chuẩn, điều mấu chốt là các nhà cung cấp của nhãn hàng và các đối tác kinh doanh khác phải có sẵn các chính sách và hệ thống quản lý. Checklist đánh giá tiêu chuẩn nhãn hàng cũng sẽ kiểm tra nội dung này.

  1. Về việc thực hiện và giám sát

Nhà cung cấp phải có các bằng chứng chứng minh chứng minh việc tuân thủ tiêu chuẩn của mình, đồng thời phải xây dựng hệ thống giám sát chuỗi cung ứng một cách minh bạch. Khi có bất kỳ sự không phù hợp nào, nhà cung cấp cần triển khai các hành động khắc phục cụ thể.

——————————————————————————————————————————————————–

Lưu ý: Trên đây là checklist cơ bản, mỗi tiêu chuẩn khác nhau sẽ có những điểm khác nhau cụ thể.

———————————————————————————————————————————————————

Mọi thắc mắc liên quan tới Checklist đánh giá tiêu chuẩn nhãn hàng hoặc dịch vụ đánh giá tiêu chuẩn nhãn hàng, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với SPS theo thông tin dưới đây:

  • Số hotline:

    0969.555.610 / 0914.791.188

  • Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Email:

    [email protected]

  • Website:https://sps.org.vn/

Xổ số miền Bắc