Chợ nổi Cái Răng – cái nôi văn hóa miền Tây sông nước | Phuotvivu

Nét văn hóa đặc sắc của miền Tây sông nước nói chung và thủ phủ Cần Thơ nói riêng đó chính là chợ nổi. Chợ nổi với lịch sử hình thành hơn 100 năm. Cùng với những giá trị văn hóa và kinh tế chính là điểm nhấn của du lịch miền Tây. Khu chợ nổi sầm uất nhất ở miền Tây Nam Bộ mà Phượt Vi Vu muốn giới thiệu với bạn trong bài viết này đó chính là chợ nổi Cái Răng. Chợ nổi Cái Răng có gì đặc biệt mà được công nhận là cái nôi văn hóa của miền Tây sông nước. Hãy cùng Phượt tìm hiểu tất tần tật những thông tin thú vị về tour chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ nhé!

Bỏ túi ngay Du lịch miền Tây nên đi tour hay tự túc? để chọn cho mình hình thức du lịch phù hợp nhất. Và đừng bỏ qua kinh nghiệm Nên đi du lịch miền Tây vào tháng mấy, mùa nào đẹp nhất? để chọn thời gian du lịch miền Tây lý tưởng nhất nhé!

1. Giới thiệu về chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng nằm trên trục đường Hai Bà Trưng nối liền hai dòng sông Hậu và sông Cần Thơ, thuộc địa phận xã Mỹ Phong. Chợ nổi là trung tâm giao thương và trao đổi hàng hóa sầm uất nhất ở miền Tây Nam Bộ. Ngoài vai trò là nơi mua bán nông sản và giao lưu văn hóa của bà con các tỉnh thành miền Tây. Chợ nổi Cái Răng còn là di sản văn hóa phi vật thể với nhiều giá trị đặc sắc của Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung. 

là trung tâm giao thương và trao đổi hàng hóa sầm uất nhất ở miền Tây Nam Bộ. Ngoài vai trò là nơi mua bán nông sản và giao lưu văn hóa của bà con các tỉnh thành miền Tây. Chợ nổi Cái Răng còn là di sản văn hóa phi vật thể với nhiều giá trị đặc sắc của Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung. 

Tour chợ nổi miền Tây, khám phá chợ nổi Cái Răng - Cần ThơTour chợ nổi miền Tây, khám phá chợ nổi Cái Răng - Cần ThơHãy thử trải nghiệm tour chợ nổi Cần Thơ để chuyến du lịch thêm trọn vẹn nhé. (Hình ảnh: Internet)

Đến với chợ nổi bạn không những được chìm đắm trong khung cảnh thiên nhiên miền sông nước bình yên và hoang sơ. Mà còn có thể tìm hiểu về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân địa phương. Thông qua cuộc trò chuyện với những người nông dân chân chất. Bạn còn có thể biết thêm lịch sử, tên gọi cùng nhiều điều thú vị của chợ nổi. Ngoài ra, những ghe trái cây miệt vườn đầy ắp chắc chắn cũng sẽ hấp dẫn ánh nhìn của bạn. Cùng với đó, bạn còn có thể tận hưởng bữa sáng cùng ly cà phê kho trong lúc ngắm bình minh xuất hiện nữa đấy!

Xem ngay: Chợ nổi Cái Răng: đi như thế nào, ăn gì, chơi gì & kinh nghiệm

2. Lịch sử hình thành và phát triển

Theo người dân kể lại, chợ nổi Cái Răng xuất hiện vào những năm đầu của thế kỷ XX. Đến thập niên 90 của thế kỷ XX, chợ được di dời qua khỏi cầu Cái Răng về phía Phong Điền. Vị trí hiện tại của chợ nổi Cái Răng nằm ở khu vực hạ lưu sông Cần Thơ. Cách cầu Cái Răng khoảng 600m. 

Tour chợ nổi miền Tây, khám phá chợ nổi Cái Răng - Cần ThơTour chợ nổi miền Tây, khám phá chợ nổi Cái Răng - Cần ThơTrong tour du lịch chợ nổi: Bạn còn có thể tìm hiểu được lịch sử lâu đời của chợ nổi Cần Thơ. (Hình ảnh: Internet)

Lý do cho sự xuất hiện của chợ nổi đó là vì trước kia tình hình giao thông đường bộ ở Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung chưa phát triển. Trong khi đó, nhu cầu trao đổi hàng hóa của các tỉnh thành ở miền Tây lại ngày càng cao. Và phương tiện di chuyển chủ yếu của miền Tây sông nước đó chính là xuồng, ghe, tắc ráng. Tận dụng lợi thế đó, người dân các tỉnh miền Tây đã thực hiện việc buôn bán hàng hóa và nông sản trên sông. Từ đó, chợ nổi ở các tỉnh thành miền Tây dần dần xuất hiện, và Cái Răng cũng vậy. Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ đã phát triển. Nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và trở thành nét văn hóa của những người con miền Tây sông nước. 

3. Nguồn gốc tên gọi của chợ nổi

Chợ nổi Cái Răng gây thích thú, tò mò ngay từ tên gọi chứ chưa kể đến những điều khác. Tương truyền, từ thời khai hoang lập ấp, có một con cá sấu với hàm răng cắm vào miệng đất trôi dạt vào chợ nổi ở Cần Thơ này. Từ đó, khi chợ nổi xuất hiện, người dân địa phương đã dùng tên gọi Cái Răng để đặt cho nơi đây. 

Ngoài ra, còn một cách lý giải nữa về tên gọi của chợ nổi Cái Răng. Đó là, Cái Răng trong tiếng Khmer có nghĩa là “karan” với hàm ý là “cà ràng” – ông táo. Ngoài ra, “karan” là một dụng cụ được sử dụng phổ biến ở miền Tây thời bấy giờ. Đặc biệt, những người thương lái và dân nghèo lênh đênh sông nước dùng “karan” mỗi ngày để đun nước. Bởi vì, “karan” ngày càng được sử dụng rộng rãi, nên người dân địa phương đọc lái dần thành chữ “cà ràng” rồi Cái Răng. Sự phát âm này là do thói quen ngôn ngữ của người dân miền Tây và từ đó tên gọi chợ nổi Cái Răng ra đời. 

Xem thêm: Du lịch Bình Thủy Cần Thơ: kinh nghiệm, lịch trình & chi phí

4. Những điều thú vị ở chợ nổi Cái Răng

Điểm độc đáo của những khu chợ nổi ở miền Tây nói chung và chợ nổi Cái Răng nói riêng đó là cây bẹo. Cây bẹo là tên gọi dân dã của sào tre dài được cắm ở đầu mỗi chiếc ghe thuyền. Mục đích sử dụng cây bẹo là để treo nông sản chủ ghe muốn bán thay cho lời chào hàng. Về tên gọi, từ “bẹo” trong từ điển Nam Bộ có ý là lời mời gọi, phô diễn hình dạng. Sở dĩ, người dân địa phương dùng cây bẹo thay cho lời chào mời. Đó là vì không gian chợ rộng và luôn náo nhiệt với âm thanh tiếng sóng vỗ, tiếng máy nổ,… Vì thế, rất khó để có thể nghe được tiếng rao. Và cũng từ đây, cây bẹo đã hình thành để giúp người bán cũng như người mua thuận tiện hơn.

Tour chợ nổi miền Tây, khám phá chợ nổi Cái Răng - Cần ThơTour chợ nổi miền Tây, khám phá chợ nổi Cái Răng - Cần ThơHãy tìm hiểu phương thức 4 treo đặc biệt ở chợ nổi Cái Răng trong tour du lịch Cần Thơ nhé. (Hình ảnh: Internet)

Phương thức 4 “treo” ở chợ nổi Cái Răng:

  • Treo gì bán nấy: người chủ ghe muốn bán cái gì thì treo cái đó lên cây bẹo. Ví dụ, nếu muốn bán thơm, họ sẽ treo trái thơm lên cây bẹo. 
  • Treo mà không bán: đó chính là quần áo của những hộ gia đình sống trên ghe. Chiếc ghe như là ngôi nhà thứ 2 của họ và trang phục sẽ được phơi lên để hong khô. 
  • Không treo mà bán: đó là những chiếc ghe nhỏ len lỏi phục vụ bữa sáng cho khách du lịch. Một số món ăn và thức uống chủ yếu mà họ cung cấp. Đó là: cà phê, sữa đậu nành, bún, hủ tiếu, bún riêu, bánh mì thịt…
  • Treo cái này nhưng bán cái khác: đó là hình ảnh những tấm lá lợp nhà. Những tấm lá lợp nhà được treo trên cây bẹo với ngụ ý bán ghe (chiếc ghe chính là căn nhà của họ). 

Xem chi tiết: Chơi gì ở bến Ninh Kiều Cần Thơ? Hướng dẫn đường đi chi tiết

5. Chợ nổi Cái Răng bán gì?

Chợ nổi Cái Răng là nơi chuyên bán đồ với số lượng lớn tại vùng miền Tây sông nước, tương tự như dạng chợ đầu mối ở đất liền. Chính vì thế, khi đến với chợ, bạn sẽ thấy ngay những chiếc ghe đầy ắp hàng hóa. Thông thường, ghe lớn sẽ bán sỉ còn ghe nhỏ bán lẻ cho khách du lịch. Những mặt hàng mà bạn sẽ bắt gặp khi đi tour du lịch chợ nổi Cần Thơ đó là:

  • Nông sản: khoai lang, bí đỏ, khoai mì, khoai môn,…
  • Thức uống: trà, cà phê, sữa đậu hành, dừa dứa, dừa xiêm,…
  • Điểm tâm sáng: hủ tiếu, bún riêu, cháo, cơm sườn, bún xào…
  • Trái cây theo mùa:
    – Vú sữa: tháng 12, 1, 2.
    – Mít tố nữ: tháng 5, 6, 7.
    – Măng cụt: tháng 5, 6, 7.
    – Chôm chôm: tháng 6, 7.
    – Dâu Hạ Châu: tháng 6, 9, 12.
    – Sầu riêng: cuối tháng 5, 6, 7, 8.
    – Xoài cát Hòa Lộc: tháng 1, 4, 5, 12.

Xem thêm: Mua gì về làm quà: … món đặc sản hấp dẫn nhất chỉ có ở Cần Thơ

6. Kinh nghiệm đi chợ nổi Cái Răng

  • Không nên mang theo quá nhiều tiền để tránh làm rơi rớt hoặc ướt trong lúc tham quan.
  • Khi mua đặc sản về làm quà, bạn nên tham khảo giá ở nhiều điểm bán để tránh bị hớ.
  • Không nên đùa nghịch quá trớn khi di chuyển trên thuyền, ghe để đảm bảo an toàn.
  • Đừng quên mang giày chống nước hoặc dép bệt khi đến với chợ nổi.
  • Bạn không nên mua trái cây trên các ghe chạy xung quanh. Và thường chào hàng ngang qua con tàu bạn đi. Bởi chất lượng trái cây không đảm bảo và giá thường đắt.
  • Bạn nên mặc trang phục gọn gàng để thuận tiện cho việc lên xuống ghe tàu.
  • Đừng quên thoa kem chống nắng 30 phút trước khi bắt đầu hành trình.
  • Bạn nên chuẩn bị mũ rộng vành và có dây thắt để không bị thổi bay.
  • Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện tour khám phá chợ nổi ở Cần Thơ đó là lúc bình minh. Đến với chợ vào lúc này, bạn không những có thể tận hưởng những tia nắng ấm áp đầu tiên chiếu rọi. Mà bạn còn được chứng kiến toàn bộ quá trình người dân chuẩn bị hàng hóa để bắt đầu một phiên chợ mới.
  • Chợ nổi nhộn nhịp nhất vào khoảng từ 05h00 – 08h00 với tiếng người mua và người bán vô cùng náo nhiệt.
  • Ở miền Tây nói chung và chợ nổi Cái Răng nói riêng thường có nhiều muỗi. Bạn nên mang theo bình xịt hoặc kem chống muỗi.
  • Tiền mặt là hành trang không thể thiếu nếu như bạn muốn mua thực phẩm và đồ uống ở chợ nổi Cái Răng.
  • Cung đường khám phá chợ nổi Cái Răng lý tưởng nhất đó là khởi hành từ bến Ninh Kiều. Hành trình di chuyển này sẽ đưa bạn từ bến Ninh Kiều qua cầu Cần Thơ đến cầu Cái Răng và dừng tại chợ nổi Cái Răng.
  • Bạn có thể đến trực tiếp bến Ninh Kiều rồi thuê thuyền đi chợ nổi Cái Răng với mức giá từ 500.000 – 800.000 vnđ (10 – 12 khách). Hoặc, bạn có thể nhờ lễ tân khách sạn nơi bạn lưu trú đặt trước để không phải chờ đợi.
  • Hãy luôn mặc áo phao trong suốt quá trình di chuyển để tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc.

Kết luận

Thông qua bài viết này, Phượt tin chắc rằng bạn đã có những hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa chợ nổi Cái Răng miền Tây sông nước. Đừng quên kết hợp thêm các địa điểm tham quan gần chợ nổi Cái Răng để có một hành trình tour du lịch Cần Thơ thú vị nhất. Nếu bạn không có thời gian lên lịch trình du lịch chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ. Hãy liên hệ với Phượt để được hỗ trợ đặt tour nhanh chóng và tiện lợi nhất.

Xem thêm bài blog: Du lịch tự túc Miền Tây: kinh nghiệm, lịch trình và chi phí

Đừng bỏ lỡ các tips du lịch tiết kiệm: 

Xem tại bài viết: Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch tự túc giá rẻ để biết các bí quyết lên kế hoạch, đặt vé máy bay, đặt tour và đặt khách sạn tiết kiệm nhất. Đặt tour du lịch tự túc Miền Tây giá rẻ hơn hoặc miễn phí bằng cách tham gia chương trình referral khi mời bạn bè đăng ký tài khoản và đặt tour tại Phuotvivu. Sau khi người mời hoàn tất bất kỳ hoạt động du lịch nào trên Phuotvivu, bạn sẽ nhận được 50k/ 1 người mời. Xem hướng dẫn

Xổ số miền Bắc