Có bao nhiêu hình thức tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ? Công tác chuẩn bị tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ theo bao nhiêu bước?


Tôi có thắc mắc: Tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ bao gồm những nội dung nào? Có bao nhiêu hình thức tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ? Công tác chuẩn bị tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ theo bao nhiêu bước? – Câu hỏi của anh Nhân (TP. HCM).

Tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ bao gồm những nội dung nào?

hoat-dong-van-hoa-van-nghe

Có bao nhiêu hình thức tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 33/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ

1. Nội dung tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên

a) Tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi truyền thống cách mạng, ca ngợi quê hương, đất nước và ngành giáo dục nghề nghiệp.

b) Giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa, lịch sử, bản sắc dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại;

c) Giáo dục văn hóa lao động, tác phong làm việc chuyên nghiệp; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sức khỏe và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS;

d) Phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, trách nhiệm của học sinh, sinh viên đối với tình bạn, tình yêu, gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và cộng đồng;

đ) Ca ngợi những biểu hiện tích cực và phê phán những khuynh hướng tiêu cực trong mối quan hệ giữa con người với con người, ứng xử của con người với di sản của nhân loại và với môi trường xung quanh;

e) Các nội dung hoạt động văn hóa, văn nghệ khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo đó, nội dung tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ bao gồm:

– Tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi truyền thống cách mạng, ca ngợi quê hương, đất nước và ngành giáo dục nghề nghiệp.

– Giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa, lịch sử, bản sắc dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại;

– Giáo dục văn hóa lao động, tác phong làm việc chuyên nghiệp; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sức khỏe và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS;

– Phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, trách nhiệm của học sinh, sinh viên đối với tình bạn, tình yêu, gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và cộng đồng;

– Ca ngợi những biểu hiện tích cực và phê phán những khuynh hướng tiêu cực trong mối quan hệ giữa con người với con người, ứng xử của con người với di sản của nhân loại và với môi trường xung quanh;

– Các nội dung hoạt động văn hóa văn nghệ khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Có bao nhiêu hình thức tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ?

Theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 33/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ

2. Hình thức tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ

a) Tổ chức phòng đọc, nghiên cứu, tìm hiểu thông qua các hệ thống sách, báo, tạp chí, internet và các phương tiện thông tin, truyền thông khác;

b) Tổ chức các câu lạc bộ cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, văn hóa quần chúng, sáng tác văn học, âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh và các lĩnh vực nghệ thuật khác;

c) Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, hiến máu nhân đạo, hoạt động tình nguyện và bảo vệ môi trường;

d) Tổ chức cho học sinh, sinh viên nghe báo cáo thời sự, chính trị, xã hội, sinh hoạt tư tưởng chính trị, cập nhật thông tin, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các lĩnh vực chính trị, xã hội;

đ) Tổ chức giao lưu văn hóa, biểu diễn văn hóa, văn nghệ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục;

e) Tổ chức các cuộc thi văn hóa, văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm: thi, liên hoan, hội diễn văn nghệ; lễ hội âm nhạc; biểu diễn nghệ thuật; thi trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu, học sinh, sinh viên thanh lịch; festival học sinh, sinh viên; thi tìm hiểu kiến thức pháp luật; thi tìm hiểu kỹ năng nghề nghiệp; thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật và các cuộc thi văn hóa khác phù hợp với quy định của pháp luật.

g) Các hình thức tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo đó, có 07 hình thức tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ gồm:

– Tổ chức phòng đọc, nghiên cứu, tìm hiểu thông qua các hệ thống sách, báo, tạp chí, internet và các phương tiện thông tin, truyền thông khác;

– Tổ chức các câu lạc bộ cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, văn hóa quần chúng, sáng tác văn học, âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh và các lĩnh vực nghệ thuật khác;

– Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, hiến máu nhân đạo, hoạt động tình nguyện và bảo vệ môi trường;

– Tổ chức cho học sinh, sinh viên nghe báo cáo thời sự, chính trị, xã hội, sinh hoạt tư tưởng chính trị, cập nhật thông tin, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các lĩnh vực chính trị, xã hội;

– Tổ chức giao lưu văn hóa, biểu diễn văn hóa văn nghệ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục;

– Tổ chức các cuộc thi văn hóa văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm: thi, liên hoan, hội diễn văn nghệ; lễ hội âm nhạc; biểu diễn nghệ thuật; thi trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu, học sinh, sinh viên thanh lịch; festival học sinh, sinh viên; thi tìm hiểu kiến thức pháp luật; thi tìm hiểu kỹ năng nghề nghiệp; thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật và các cuộc thi văn hóa khác phù hợp với quy định của pháp luật.

– Các hình thức tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Công tác chuẩn bị tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ theo bao nhiêu bước?

Theo Điều 16 Thông tư 33/2019/TT-BLĐTBXH quy định công tác chuẩn bị tổ chức cuộc thi văn hóa, văn nghệ được thực hiện theo 03 bước, cụ thể:

Bước 1. Xây dựng Kế hoạch tổ chức cuộc thi văn hóa văn nghệ; ban hành quy chế cuộc thi văn hóa văn nghệ.

Bước 2. Thành lập Ban tổ chức để điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của cuộc thi; Ban tổ chức quyết định thành lập ban giám khảo, các tiểu ban (tổ) giúp việc.

Bước 3. Xây dựng và ban hành quy chế cuộc thi.

– Ban tổ chức cuộc thi văn hóa, văn nghệ xây dựng và ban hành quy chế cuộc thi và được thông báo công khai.

– Căn cứ quy mô, cấp độ của cuộc thi, Trưởng ban tổ chức cuộc thi quyết định lấy ý kiến tham gia của cơ quan quản lý về văn hóa văn nghệ theo phân cấp trước khi ban hành.

– Nội dung cơ bản của quy chế cuộc thi gồm: mục đích, yêu cầu; thời gian, địa điểm tổ chức; đối tượng, thành phần tham dự; nội dung, hình thức, thể loại; tiêu chí, cách thức chấm điểm; quy định về khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại; quy định về hồ sơ và thủ tục đăng ký; kinh phí; các quy định khác (nếu có) và điều khoản thi hành.

Xổ số miền Bắc