Có nên cho bé 3 tuổi học tiếng Anh – Đảm bảo tương lai hay lợi bất cập hại?

07-12-2022 | 126

Nên cho trẻ mấy tuổi đi học tiếng Anh là thích hợp? Hay có nên cho bé 3 tuổi học tiếng Anh hay không? Những bất lợi của việc học tiếng Anh sớm là gì? Đó là những câu hỏi chúng ta sẽ cần phải giải quyết.

co-nen-cho-be-3-tuoi-hoc-tieng-anh

Ngày càng có nhiều lớp Tiếng Anh cho trẻ từ 3 tuổi. Ảnh: internet

Hiện nay, hiểu được tầm quan trọng của ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, ngày càng nhiều các bậc phụ huynh có xu hướng cho con đi học ngoại ngữ càng sớm càng tốt, thậm chí khi trẻ chỉ từ 3 đến 5 tuổi. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng, cần cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh sớm, như cho trẻ nghe nhạc, xem phim, nói chuyện bằng tiếng Anh,…

Có nên hay không cho bé 3 – 5 tuổi học tiếng Anh để bắt kịp thời kỳ vàng?

Chúng ta có nên hay không cho trẻ học ngoại ngữ tiếng Anh sớm? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sau sáu tuổi, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ sẽ giảm dần. Vì vậy họ cho rằng, cần bắt kịp “thời kỳ vàng” từ 3 đến 5 tuổi để trẻ học ngoại ngữ. Các lớp học tiếng Anh cho trẻ dưới 6 tuổi được mở ra ở khắp nơi. Tiếng Anh được đưa vào chương trình học của các trường mẫu giáo. Cho trẻ học tiếng Anh từ 3 tuổi, quả thực đã trở thành một cơn sốt.

Tuy nhiên, sau khi cơn sốt đó qua đi, có nhiều vấn đề đáng lo ngại xảy ra khi cho trẻ học Tiếng Anh quá sớm. Tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm là gì? Theo các báo cáo gần nhất, ở Việt Nam ngày càng có nhiều trẻ có vấn đề về giao tiếp và ngôn ngữ. Một phần không nhỏ trong số các bé có dấu hiệu nói được rất ít, thậm chí nói linh tinh, và đặc biệt quan trọng là luôn kèm theo những từ tiếng Anh rời rạc và vô nghĩa.

Không thể phủ nhận thời điểm từ 3 đến 5 tuổi là thời điểm trẻ nhận thức về ngôn ngữ tốt nhất. Điều đó không có nghĩa là chúng ta phải nhồi nhét 2 đến 3 thứ ngôn ngữ cho bộ óc còn non nớt của trẻ. Sự thật chứng minh, hiện nay, có những trẻ đã 3 tuổi vẫn chưa thể nói sõi tiếng mẹ đẻ, chưa thể hiểu hết ý nghĩa của các từ, các câu. Vì vậy, việc cho trẻ học tiếng Anh quá sớm trong lúc nền tảng ngôn ngữ của các em chưa vững, việc học chỉ mang tính chất học vẹt, hiệu quả chưa thấy, nhưng lại lợi bất cập hại. Việc học tiếng Anh trong trường hợp này không hề mang tính đảm bảo cho tương lai, mà chỉ cho ra lò những “ông Tây nửa vời”, “nửa nạc nửa mỡ” mà thôi.

Tiếng Việt vẫn là nền tảng để trẻ học tốt tiếng Anh

Có thể nói, tiếng Việt vẫn là nền tảng để trẻ học tốt tiếng Anh. Nếu các bậc phụ huynh không có ý định cho con sống ở một môi trường khác ngoài Việt Nam, tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ cần được đặt lên hàng đầu. Nghe có vẻ buồn cười khi một đứa trẻ sinh ra ở Việt Nam, bố mẹ là người Việt Nam, thừa hưởng nền giáo dục Việt Nam… nhưng lại không biết nói tiếng Việt. Thậm chí, với những trẻ người Việt sinh sống từ nhỏ ở nước ngoài, các nhà trường vẫn khuyến khích bố mẹ phải nói chuyện với con bằng tiếng Việt ở nhà song song với quá trình học tập bằng tiếng Anh trên lớp.

tieng-viet-ngon-ngu-chinh-de-tre-hoc-tap-giao-tiep

Tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ chính để trẻ học tập và giao tiếp. Ảnh: internet

Trong các lựa chọn, tiếng Việt vẫn cần được ưu tiên hàng đầu, vì trong môi trường ở Việt Nam, tiếng Việt có lợi thế và dễ học hơn rất nhiều khi xung quanh đứa trẻ, ngay cả bố mẹ của chúng đều nói tiếng Việt. Đặc biệt hơn, tiếng Việt vẫn là phương tiện giao tiếp chủ yếu trong môi trường của các bé. Việc tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt chứ không phải “lơ lớ” vài câu tiếng Anh khiến chúng có thể kết bạn nhiều hơn và không bị lập dị so với các bạn cùng lứa tuổi, dẫn tới các chứng tự kỷ hay trầm cảm khác.

Tiếng Việt có một điều vô cùng thuận lợi là nó có cùng ngữ hệ với tiếng Anh. Vì vậy, không thể nói học tiếng Việt trước sẽ cản trở quá trình học tiếng Anh của trẻ. Chúng ta biết rằng các ngôn ngữ có thể khác nhau về cách phát âm, ký âm, về ngữ pháp, cách cấu trúc từ ngữ. Nhưng việc nắm vững một thứ ngôn ngữ làm nền tảng căn bản rất có ích trong việc tiếp nhận một ngôn ngữ thứ hai.. Nắm vững tiếng Việt trước, các bé có thể tìm ra một số sự tương đồng trong phát âm, ngữ pháp giữa hai thứ tiếng, hiểu được những khái niệm cơ bản nhất của ngôn ngữ, làm cơ sở để tiếp nhận tiếng Anh sau này.

Trái với suy nghĩ cho rằng nên cho trẻ em học tiếng Anh từ 3 tuổi, nhiều người cho rằng độ tuổi thích hợp nhất để học tiếng Anh là từ 7 đến 10 tuổi. Đây là độ tuổi mà ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ đã có nền tảng vững chắc, bộ não cũng phát triển hoàn thiện hơn, và có khả năng phân biệt rạch ròi giữa hai loại ngôn ngữ.

Việc nên cho trẻ mấy tuổi học tiếng Anh vẫn còn nhiều tranh cãi

Hiện nay, việc nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi vẫn là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Tạm gác lại việc có nên cho trẻ 3 tuổi học tiếng Anh không, các bậc phụ huynh cần chú ý đến lộ trình, phương pháp học tiếng Anh thích hợp cho từng độ tuổi.

phuong-phap-hoc-tieng-anh-theo-dac-trung-tam-ly-tre

Cần có phương pháp học tiếng Anh theo đặc trưng tâm lý lứa tuổi. Ảnh: internet

Nên cho con trẻ học tiếng Anh như thế nào cho đúng? Nếu vẫn trung thành với quan điểm cho con học tiếng Anh sớm, các bậc phụ huynh cần nắm vững tâm, sinh lý của trẻ trong độ tuổi này. Ở độ tuổi này, mặc dù khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ nhanh, nhưng lại yếu trong việc phân tích bản chất và không thể tự phân biệt các loại ngôn ngữ, bộ não còn chưa phát triển để thu nhận một lượng lớn các từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp. Vì vậy, khi cho trẻ học tiếng Anh sớm, cần bắt đầu từ những từ đơn giản nhất, gần gũi với cuộc sống nhất. Những bài viết cho rằng cần cho trẻ xem phim bằng tiếng Anh, hay nghe nhạc bằng tiếng Anh thay vì học từng từ đơn giản là vô lý và phản khoa học. Vì ngay cả những nước nói tiếng Anh, người ta cũng phải dạy trẻ những từ cơ bản, gần gũi với trẻ em nhất rồi mới ghép thành các câu hoàn chỉnh.

Hãy cho trẻ em học tiếng Anh qua các trò chơi, gắn với các đồ vật xung quanh trẻ hoặc những bức tranh, mô hình đầy màu sắc. Điều đó không chỉ giúp trẻ dễ tiếp thu hơn mà còn kích thích trí tưởng tượng, tư duy và óc sáng tạo cho các em. Quan trọng hơn, trong quá trình dạy học, bố mẹ cần phải phân biệt rạch ròi cho trẻ giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

Với những đứa trẻ lớn hơn, khả năng nhận thức của chúng đã hoàn thiện hơn, việc học bắt đầu tiếng Anh lại cần tuân theo những lộ trình khoa học, đảm bảo cho trẻ phát triển đồng đều các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Điều quan trọng trọng độ tuổi này là cần rèn luyện cho các em sự tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh và trong việc khẳng định bản thân.

Tóm lại, mặc dù có rất nhiều tranh cãi về việc nên cho trẻ mấy tuổi học tiếng Anh, chúng ta vẫn không thể phủ nhận được những bất lợi khi học tiếng Anh sớm. Các bậc cha mẹ khi quyết định cho con học tiếng Anh cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và cần phải có phương pháp, lộ trình dạy tiếng Anh thích hợp cho con dù ở bất cứ độ tuổi nào. Đến đây có lẽ các bậc cha mẹ đã có nhiều thông tin hơn để trả lời câu hỏi: “Có nên cho bé 3 tuổi học tiếng anh”?

CTV Myteacher

Xổ số miền Bắc