CÓ NÊN SỬ DỤNG NHẠC ĐỂ HỌC TIẾNG ANH? – Simple English

Hôm nay, Tường xin giải đáp cho các bạn một câu hỏi cực kì phổ biến trong việc học tiếng Anh, đặc biệt ở Việt Nam – nơi có một lượng fan cực lớn của các bản tình ca tiếng Anh.

CÓ NÊN SỬ DỤNG NHẠC ĐỂ HỌC TIẾNG ANH?

Có và không. Điều này tùy thuộc vào bạn muốn cải thiện kỹ năng nào trong tiếng Anh. Mỗi phương pháp sẽ cho bạn một lợi ích cụ thể. Nhạc cũng vậy, có những khía cạnh nó giúp được bạn rất tốt. Một số khía cạnh khác thì sử dụng nhạc không phải ý hay. Chúng ta cùng break it down để xem pros and cons của học bằng nhạc là gì nhé!

VỀ MẶT TÍCH CỰC

1. Học bằng nhạc giúp tăng lượng #từ_vựng của bạn. Mỗi bài nhạc bạn nghe lần đầu chắc chắn sẽ có những từ mà bạn không biết trong đó. Bằng cách nghe và dịch nghĩa từ mới vài lần, xong lặp đi lặp lại hàng trăm lần nữa, bạn sẽ lưu vào bộ nhớ sâu của mình những từ vựng mà bạn có cảm xúc nhiều nhất.

Ví dụ dễ thấy là các từ như love, kiss, break up bạn sẽ không thể nào quên được.

2. Nhạc là một #thói_quen_dễ_thích_nghi. Gần như bất kể lúc nào bạn cũng có thể lấy nhạc ra nghe được. Sáng thức dậy, nghe. Tối trước khi ngủ, nghe. Tập thể dục, nghe. Đi xe buýt, nghe. Thầy giảng bài chán quá, nghe. Ăn cơm, nghe. Đi tắm, nghe. Đi vệ sinh, nghe. Không làm gì, càng nghe. Bằng cách nghe liên tục mọi thời điểm trong ngày, ngày này qua ngày khác, bạn sẽ tập cho mình thói quen nghe tiếng Anh #mỗi_ngày. Không chỉ với tiếng Anh, bất kể kỹ năng gì, điều quyết định bạn giỏi nó hay không chính là thói quen. Mỗi ngày tích lũy một chút, sau một thời gian dài, tự động bạn sẽ giỏi.

Con số cụ thể với tiếng Anh: để từ cấp độ Elementary (biết sơ sơ) đến Intermediate (giao tiếp độc lập) cần phải nghe và đọc liên tục trong vòng 300 giờ. Nếu bạn dành 1 tiếng mỗi ngày cho tiếng Anh trong vòng 1 năm, bạn chắc chắn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh được.

3. Nhạc đem đến cho bạn nhiều #cảm_xúc. Bất kể bạn học gì, cảm xúc với việc học rất quan trọng. Nếu bạn học mà thấy mệt mỏi, chán chường, cực khổ, bạn sẽ sớm bỏ dở nửa chừng. Ngược lại, bạn học mà lúc nào cũng rầm rầm năng lượng, bạn sẽ giỏi nhanh lắm. Trong một lý thuyết về hấp thụ ngôn ngữ, giáo sư Stephen Krashen nói rằng: cảm xúc có tác dụng như một bộ lọc. Cảm xúc của bạn càng tệ, bộ lọc này càng mạnh và nó sẽ chặn hết đầu vào của Tiếng Anh tới não bạn. Vậy nên, nếu chọn nhạc để học tiếng Anh, khuyến khích bạn chọn bài nào tiếp thêm #động_lực cho bạn, giúp bạn tự tin hơn như Be What You Wanna Be hay Hall Of Fame.

VỀ MẶT KHÔNG TÍCH CỰC CHO LẮNG

1. Nếu bạn muốn cải thiện #phát_âm thì không nên sử dụng nhạc làm tài liệu. Khi ca sĩ hát, họ thay đổi cách phát âm và nhấn âm của từ ngữ cho hợp với gam nhạc. Để thuận theo giai điệu, họ còn thay đổi ngữ điệu (cách lên xuống giọng) của một câu so với khi nói bình thường. Không chỉ tiếng Anh, hiện tượng này có trong mọi ngôn ngữ. Bạn cứ mở “Em của ngày hôm qua” nghe và không nhìn lyrics là sẽ thấy nó đúng.

2. Lời bài hát #tối_nghĩa, có tính thơ ca, ẩn dụ nhiều. Nhiều khi bạn hiểu từng từ của một câu nhưng đọc lên không hiểu nó muốn truyền tải gì. Nếu bạn là fan Disney, cứ nghĩ về lyrics bài Let It Go xem có phải không. Nào những “gió thét gào như bão cuộn trong lòng”, nào “Thiên Đường biết rằng tôi đã cố gắng”, “hãy quay đi và dập cửa”, “dù sao thì cái lạnh chưa bao giờ làm rầy tôi”.

Xong đến đoạn này mới siêu ẩn dụ nè.

“Năng lượng của tôi sáo động qua không khí xuống mặt đất”

“Linh hồn của tôi xoáy đi khắp xung quanh như hình phân dạng bị đóng băng”

“Và một suy nghĩ kết tinh như một cơn gió băng giá”

“Tôi sẽ không bao giờ quay trở lại, quá khứ đã là quá khứ” (Ồ, ra là nãy giờ muốn nói điều này!)

Giờ Tường đã hiểu tại sao trên thiệp cưới, người ta chép lời hay ý đẹp bằng tiếng Anh thay vì tiếng Việt, các bạn ạ. Không phải họ sính ngoại, mà là cho nó đỡ sến.

Thứ hai vừa rồi, Tường có đăng một bài về ưu điểm và nhược điểm của học nhạc.

VẬY TÓM LẠI, CÓ NÊN HỌC BẰNG NHẠC KHÔNG?

Đơn giản lắm. Nếu bạn thấy thích, hãy dùng nhạc để học. Nếu bạn thấy không thích thì đừng, uổng công lắm. Cảm xúc đóng vai trò cực kì quan trọng trong học tập. Tất nhiên, bạn vẫn cần kỉ luật bản thân ở một mức độ tương đối. Nhưng triết lý mà Tường tin là: học phải #vui thì mới #hiệu_quả.

Còn một câu hỏi quan trọng nữa: Mình có thể giỏi tiếng Anh chỉ bằng cách nghe nhạc được không? Tiếc là không. Như Tường đã phân tích bên trên đó, học bằng nhạc rất thú vị nhưng không toàn diện. Để giỏi tiếng Anh, bạn cần nghe nhiều tài liệu khác. Tin vui là những “tài liệu khác” này không nhất thiết phải nhàm chán. Nó có thể rất vui, rất thú vị, thậm chí là hơn cả nhạc nữa. Điều quan trọng là bạn biết mình thích gì và cần gì. Hãy nghe và đọc các tài liệu #bổ_ích với bạn, những thông tin #đáng_nhớ, những mẫu truyện #ý_nghĩa.

Bạn có thể chọn nghe các cuộc đối thoại thực tế, nghe audio book, nghe phim, nghe chương trình bạn yêu thích trên Youtube. Tài liệu để học tiếng Anh trên Internet là vô số kể. Nếu bạn thấy có nhiều thứ để học quá, không biết phải bắt đầu từ đâu, thì hãy đến với Simple English nhé! Lộ trình và phương pháp đã được thiết kế cụ thể và kĩ lưỡng, đảm bảo như một chế độ dinh dưỡng cung cấp cho bạn đủ chất đạm, chất xơ và các vitamin thiết yếu. Tặng cho bạn một web học nhạc hay: Studynhac.vn

Lưu ý: nên sử dụng nhạc châm, hát rõ lời để nghe nhé, recommend nhạc của Westlife, các tình yêu ơi
<3

CÁCH HỌC TIẾNG ANH BẰNG NHẠC

1. Nghe nhạc song sub, đảm bảo hiểu nội dung, bạn nghe nhạc mà không hiểu thì nghe đến già cũng chả nhớ từ nào.

2. Sau khi đã hiểu, dịch nghĩa bài nhạc, bạn nghe lời English thôi nhé, nghe nhiều lần, mỗi khi
bạn rảnh.

3. Để thuộc từ vựng, bạn nên hát theo thật to và hãy yêu đời khi hát. Đơn giản là vậy thôi.

4. 1 tuần chơi ít nhất 3 bài nhé! Music makes you happy! ?

Xổ số miền Bắc