Công nghệ sinh học là gì?

Trong vòng 20 năm trở lại đây, biến đổi khí hậu môi trường tải nguyên thiên nhiên đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Tại Việt Nam, sự thay đổi khí hậu tác động trực tiếp đến năng suất, sự phát triển của các cây trồng và đồng thời làm tăng nguy cơ lây lan xuất hiện một số sinh vật nguy hiểm đối vớ con người. Trong bối cảnh đó, công nghệ sinh học ra đời.

Xem thêm: gia sư sinh học tại nhà

– Công nghệ sinh học là một lĩnh vực sinh học rộng lớn. Nó có liên quan đến việc sử dụng hệ thống sống và sinh vật để phát triển hoặc tạo ra các sản phẩm.

– Cuối thể kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, công nghệ sinh học đã mở rộng để bao gồm các ngành khoa học ới và đa dạng như kỹ thuật gen tái tổ hợp, miễn dịch hojcm dược phẩm và xét nghiệm chuẩn đoán.

– Ở khái niệm rộng, công nghệ sinh học bao gồm một loạt các quy trình sửa đổi sinh vật sống theo mục đích của con người và thuần hóa động vật, trồng trọt cải tiến thông qua việc nhân giống sử dụng nhân tạo chọn lọc và lai tạo.

– Công nghệ sinh học dựa trên các ngành khoa học sinh học cơ bản như sinh học phân tử, sinh hóa, sinh học tế bài, di truyền học,… và ngược lại, nó cung cấp các phương pháp để hỗ trợ và thực hiện nghiên cứu cơ bản trong sinh học.

– Công nghệ sinh học là việc nghiên cứu và phát triển trong phòng thí nghiệm, Nó sử dụng tin sinh học cho thăm dò, khai thác, khái thác và sản xuất từ bất kỳ sinh vật sống nào và bất kỳ nguồn sinh khối nào bằng phương pháp kỹ thuật sinh hóa.

– Ngành công nghệ sinh học là một trong những ngành học hấp dẫn học sinh trong lĩnh vực Kỹ thuật – Công nghệ.

– Ngành Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người và sự phát triển của kinh tế xã hội.

– Công nghệ sinh học được ứng dụng trong đời sống hiện nay như sản xuất thuốc, thức ăn, điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp, phát triển giống cây trồng, vật nuôi,…

– Ngành công nghệ sinh học ở các trường đại học được phân thành nhiều chuyên ngành tùy vào mục đích ứng dụng của chúng. Công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, ứng dụng trong thực phẩm, ứng dụng trong môi trường.

+ Trong nông nghiệp, công nghệ sinh học được nghiên cứu để ứng dụng trong việc ứng dụng công nghệ vi sinh nhằm cải thiện hệ thống tiêu hóa, nâng cao năng suất vật nuôi; hay phát triển các giống cây trồng biến đổi gen, tăng sức đề kháng của cây đối với sâu bệnh và cỏ dại,… góp phần mang đến cơ hội tiếp cận nguồn thực phẩm phong phú, bổ dưỡng và thu nhập cao hơn cho người dân cũng như bảo vệ môi trường đất và nước nhờ việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu và các chất hóa học.

+ Trong dược học, việc nghiên cứu, chủ động sản xuất vắc-xin giúp tăng cường khả năng miễn dịch của con người chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như SARS, cúm gia cầm, virus viêm gan…, hay các chế phẩm sinh học hỗ trợ điều trị bệnh chính là những thành tựu của công nghệ sinh học trong lĩnh vực dược học. Nổi bật nhất là các loại dược phẩm có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên trong nước như cao dây thìa canh giúp kiểm soát đái tháo đường, chiết xuất hạt cần tây trong hỗ trợ điều trị bệnh gút, tỏi đen với công dụng giảm cholesterol và mỡ máu…

+ Trong lĩnh vực y học nhằm hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật xét nghiệm hệ gen trong cơ thể con người giúp chẩn đoán sớm và tư vấn về bệnh di truyền trước sinh, hay kết hợp với nghiên cứu công nghệ tế bào gốc và các ứng dụng trong dược học nhằm hỗ trợ hiệu quả trong điều trị ung thư, giảm chi phí và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân.

– Trước sự phát triển mạnh mẽ đời sống xã hội và sản xuất công nghiệp có sự gia tăng, sự tăng trưởng mạnh mẽ thì ngành công nghệ sinh học đã và đang trở thành một trong những ngành nghề mũi nhọn của thời đại công nghệ cao.

– Việc vận hành, bảo trì các thiết bị ứng dụng hiện đại cho đến nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ sinh học, điều hành sản xuất và quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm tại các nhà máy đều đòi hỏi vai trò quan trọng của những chuyên gia quản lý. Những người này phải có sự hiểu biết về công nghệ sinh học.

– Nguồn nhân lực trình độ cao ở lĩnh vực này còn đang thiếu. Đó chính là cơ hội triển vọng cho các bạn sinh viên khi theo học ngành Công ngehej sinh học có thể có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm cho bản thân mình.

– Ngành công nghệ sinh học sau khi sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận những vị trí như kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm. Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật hoặc là chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.
Bài viết được chia sẻ bởi Gia sư Hà Nội

Xổ số miền Bắc