Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Lào Cai

Trên bản đồ du lịch các tỉnh phía Tây Bắc Tổ quốc, Lào Cai là một điểm đến không thể thiếu đối với du khách trong và ngoài nước. Lào Cai đẹp trong lòng du khách không chỉ bởi cảnh sắc, thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi truyền thống văn hoá dân tộc giàu bản sắc. Mảnh đất này là nơi hội tụ và sinh sống của 25 dân tộc anh em với những bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực, trang phục rất riêng của mỗi dân tộc.

Kho tàng lễ hội phong phú

Gắn bó sâu sắc với đời sống tinh thần của các dân tộc cư trú trên địa bàn Lào Cai là hàng trăm lễ hội phong phú, đặc sắc. Có hội cầu mùa, hội gắn với tín ngưỡng thờ thần mặt trời, thần nước, phồn thực, bảo vệ rừng (lễ cúng rừng của người Tày, Nùng huyện Bắc Hà; Tết cơm mới của người Xá Phó; lễ hội Say sán của người Mông…). Có lễ hội mang ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử chống ngoại xâm, đề cao bản sắc văn hoá dân tộc (Tết mừng chiến thắng của người Nùng Dín huyện Bắc Hà, Mường Khương…).
 


Quy mô các lễ hội cũng rất đa dạng, có hội có quy mô của cộng đồng làng, bản; có hội có quy mô vùng (hội Gầu Tào ở Pha Long – Mường Khương; hội Roóng Poọc người Giáy ở Tả Van – Sa Pa…) nhưng có hội có quy mô toàn tỉnh (hội xuân Đền thờ ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà – Bảo Yên; Lễ Hội Đền Thượng thành phố Lào Cai…). Lễ hội ở Lào Cai trải dài cả 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; mùa hè ở các làng bản vùng cao Lào Cai cũng là mùa của lễ hội.

Tham gia lễ hội, du khách còn có cơ hội thưởng thức các làn điệu dân ca, những bài hát giao duyên của nam thanh nữ tú hay những điệu múa uyển chuyển, say đắm lòng người… Người Tày có lối hát giao duyên khá phổ biến với các làn điệu lượn, phong lưu. 

Người Dao dùng khèn lá, đàn môi để trao đổi tâm tình. Người Giáy thường hát giao duyên và hát giao lưu trong các bữa tiệc…

Bắt nguồn từ cuộc sống, những điệu múa dân gian Lào Cai đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Những điệu múa dân gian Lào Cai vừa chứa đựng tâm hồn, tình cảm, cốt cách của mỗi dân tộc lại vừa thể hiện tính nghệ thuật cao qua từng bước đi, điệu nhảy. Nổi bật là điệu múa khèn – “sản phẩm” đặc trưng của người Mông ở Sa Pa. Múa khèn biểu hiện tính cách người con trai mạnh mẽ, dũng cảm, nhanh nhẹn, khéo léo, tài hoa với nhiều yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật cao. Hay đó là điệu xòe của người Tày trên cao nguyên trắng Bắc Hà lúc nhẹ nhàng, uyển chuyển, thướt tha, lúc lại dồn dập, rộn rã… giúp mọi người ở bản làng, thôn, xóm quên đi nhọc nhằn trong lao động, sống vui vẻ, lạc quan.

Múa xoè Tà Chải – Bắc Hà.

Đến nay Lào Cai đã sưu tầm được khoảng 1800 bài dân ca, 40 bản nhạc khí, 85 điệu múa của 25 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn.

Bảo t

ồn 

các di tích lịch sử văn hoá 

Bắt nguồn từ cuộc sống, những điệu múa dân gian Lào Cai đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Những điệu múa dân gian Lào Cai vừa chứa đựng tâm hồn, tình cảm, cốt cách của mỗi dân tộc lại vừa thể hiện tính nghệ thuật cao qua từng bước đi, điệu nhảy. Nổi bật là điệu múa khèn – “sản phẩm” đặc trưng của người Mông ở Sa Pa. Múa khèn biểu hiện tính cách người con trai mạnh mẽ, dũng cảm, nhanh nhẹn, khéo léo, tài hoa với nhiều yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật cao. Hay đó là điệu xòe của người Tày trên cao nguyên trắng Bắc Hà lúc nhẹ nhàng, uyển chuyển, thướt tha, lúc lại dồn dập, rộn rã… giúp mọi người ở bản làng, thôn, xóm quên đi nhọc nhằn trong lao động, sống vui vẻ, lạc quan.Đến nay Lào Cai đã sưu tầm được khoảng 1800 bài dân ca, 40 bản nhạc khí, 85 điệu múa của 25 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn.

Trải qua biết bao thăng trầm của thời gian, các dân tộc Lào Cai vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp nguyên sơ, cổ kính của hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Nổi bật là di tích Bãi đá cổ Sa Pa ở thung lũng Mường Hoa với các hình khắc về bản đồ, chữ viết, hình người có niên đại cách ngày nay hàng nghìn năm. Đó còn là một loạt các di tích như: Di tích chiến thắng Phố Ràng (Bảo Yên); Khu du kích cách mạng Pú Gia Lan (Văn Bàn); Dinh thự Hoàng A Tưởng, Đền Trung Đô (Bắc Hà), Đền thờ ông Hoàng Bảy (Bảo Yên), Đền Thượng (thành phố Lào Cai),…

Dinh thự Hoàng A Tưởng.

Năm 1999, Lào Cai mới có 3 di tích được công nhận cấp quốc gia, chưa có di tích cấp tỉnh thì hiện nay toàn tỉnh đã có 26 di tích được công nhận, trong đó có 11 di tích được công nhận cấp tỉnh, 15 di tích được công nhận cấp quốc gia.

Vườn hoa rực rỡ sắc màu

Khi đến với Lào Cai, du khách sẽ có dịp được khám phá vẻ đẹp độc đáo của các dân tộc thông qua những bộ trang phục rực rỡ sắc màu, phong phú về kiểu loại. Mỗi dân tộc Lào Cai có những kiểu trang phục khác nhau với hoa văn, hoạ tiết đẹp mắt đã tạo nên một vườn hoa đầy sắc màu.

Trang phục phụ nữ Mông hoa.

Trải qua biết bao thăng trầm của thời gian, các dân tộc Lào Cai vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp nguyên sơ, cổ kính của hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Nổi bật là di tích Bãi đá cổ Sa Pa ở thung lũng Mường Hoa với các hình khắc về bản đồ, chữ viết, hình người có niên đại cách ngày nay hàng nghìn năm. Đó còn là một loạt các di tích như: Di tích chiến thắng Phố Ràng (Bảo Yên); Khu du kích cách mạng Pú Gia Lan (Văn Bàn); Dinh thự Hoàng A Tưởng, Đền Trung Đô (Bắc Hà), Đền thờ ông Hoàng Bảy (Bảo Yên), Đền Thượng (thành phố Lào Cai),…Năm 1999, Lào Cai mới có 3 di tích được công nhận cấp quốc gia, chưa có di tích cấp tỉnh thì hiện nay toàn tỉnh đã có 26 di tích được công nhận, trong đó có 11 di tích được công nhận cấp tỉnh, 15 di tích được công nhận cấp quốc gia.Khi đến với Lào Cai, du khách sẽ có dịp được khám phá vẻ đẹp độc đáo của các dân tộc thông qua những bộ trang phục rực rỡ sắc màu, phong phú về kiểu loại. Mỗi dân tộc Lào Cai có những kiểu trang phục khác nhau với hoa văn, hoạ tiết đẹp mắt đã tạo nên một vườn hoa đầy sắc màu.

Những cô gái Mông lộng lẫy trong những chiếc váy hoa được dệt, thêu tay cầu kỳ. Thiếu nữ Dao đỏ thì mặc trang phục chàm có hoa văn trên ngực, đầu đội khăn đỏ và mang nhiều trang sức bạc. Nổi bật trên trang phục phụ nữ Xá Phó là chiếc áo ngắn được trang trí hoa văn rất bắt mắt. Bộ trang phục của phụ nữ Nùng Dín được cắt may khá cầu kỳ, trang trí công phu với vải bông tự dệt có màu đen hoặc chàm xanh. Người Hà Nhì có chiếc áo cánh với gam màu chủ đạo là màu xanh của thiên nhiên. Một đứa trẻ còn địu trên lưng cũng được mẹ mặc cho những trang phục truyền thống…

Một nét chợ phiên vùng cao

Một nét văn hoá đặc sắc mà du khách khi đến với Lào Cai không thể bỏ qua là những phiên chợ vùng cao. Ồn ào, sôi động nhưng cũng rất đỗi bình dị, mộc mạc là cảm nhận của rất nhiều du khách khi đến với các chợ phiên Bắc Hà, Cốc Ly, Cán Cấu, Mường Hum, Mường Khương, Pha Long…

Ngay từ sáng sớm, khi làn sương còn phảng phất, từng đoàn người từ khắp các ngả đường đã “đổ” về chợ. Tiếng nói cười, ánh mắt rạng ngời cùng với sắc màu của những bộ váy áo thổ cẩm tạo không khí như ngày hội. Đủ các mặt hàng từ nông sản, thực phẩm, ẩm thực, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, nông cụ… được bày bán tại chợ phiên.

Các mặt hàng thổ cẩm bày bán ở chợ phiên.

Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi giao lưu, hát múa, chơi khèn, thổi sáo; là nơi trai gái hò hẹn, gặp gỡ, tìm hiểu bạn đời; là nơi trải nghiệm ẩm thực với những món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc vùng cao. Đến khu ẩm thực chợ phiên bạn có cơ hội thưởng thức nồi thắng cố nghi ngút khói bên chén rượu ngô cay nồng hay món mèn mén được làm từ ngô với nhiều hương vị ngọt, bùi, thơm, dai đan xen; đó còn là bát phở chua với sợi phở được làm từ gạo đỏ trộn cùng dưa cải, lạc, nước dùng, rau sống, đậu xị hay món xôi nhiều màu sắc, thơm dẻo, đậm đà hương vị núi rừng…


Từ lâu vùng cao Lào Cai được biết đến với nhiều loại đặc sản như mận Tam hoa, gạo Séng cù, rượu Bắc Hà, thắng cố… nhưng giờ đây khi nhắc đến đặc sản của Lào Cai còn có thêm lợn “cắp nách”, cá hồi, rau su su Sa Pa… Tất cả những món ăn, đặc sản trên đã tạo nên kho tàng ẩm thực phong phú, độc đáo của vùng đất Lào Cai.

Lào Cai – vùng đất giàu bản sắc văn hoá đã quyến rũ biết bao du khách khi đến đây. Để rồi khi về vẫn còn nhớ mãi nụ cười trong trẻo, ánh mắt rạng ngời; nhớ đến những trang phục rực rỡ sắc màu, những lễ hội, di tích văn hoá truyền thống phong phú và hương vị ẩm thực độc đáo của 25 dân tộc anh em Lào Cai./.

Những cô gái Mông lộng lẫy trong những chiếc váy hoa được dệt, thêu tay cầu kỳ. Thiếu nữ Dao đỏ thì mặc trang phục chàm có hoa văn trên ngực, đầu đội khăn đỏ và mang nhiều trang sức bạc. Nổi bật trên trang phục phụ nữ Xá Phó là chiếc áo ngắn được trang trí hoa văn rất bắt mắt. Bộ trang phục của phụ nữ Nùng Dín được cắt may khá cầu kỳ, trang trí công phu với vải bông tự dệt có màu đen hoặc chàm xanh. Người Hà Nhì có chiếc áo cánh với gam màu chủ đạo là màu xanh của thiên nhiên. Một đứa trẻ còn địu trên lưng cũng được mẹ mặc cho những trang phục truyền thống…Một nét văn hoá đặc sắc mà du khách khi đến với Lào Cai không thể bỏ qua là những phiên chợ vùng cao. Ồn ào, sôi động nhưng cũng rất đỗi bình dị, mộc mạc là cảm nhận của rất nhiều du khách khi đến với các chợ phiên Bắc Hà, Cốc Ly, Cán Cấu, Mường Hum, Mường Khương, Pha Long…Ngay từ sáng sớm, khi làn sương còn phảng phất, từng đoàn người từ khắp các ngả đường đã “đổ” về chợ. Tiếng nói cười, ánh mắt rạng ngời cùng với sắc màu của những bộ váy áo thổ cẩm tạo không khí như ngày hội. Đủ các mặt hàng từ nông sản, thực phẩm, ẩm thực, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, nông cụ… được bày bán tại chợ phiên.Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi giao lưu, hát múa, chơi khèn, thổi sáo; là nơi trai gái hò hẹn, gặp gỡ, tìm hiểu bạn đời; là nơi trải nghiệm ẩm thực với những món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc vùng cao. Đến khu ẩm thực chợ phiên bạn có cơ hội thưởng thức nồi thắng cố nghi ngút khói bên chén rượu ngô cay nồng hay món mèn mén được làm từ ngô với nhiều hương vị ngọt, bùi, thơm, dai đan xen; đó còn là bát phở chua với sợi phở được làm từ gạo đỏ trộn cùng dưa cải, lạc, nước dùng, rau sống, đậu xị hay món xôi nhiều màu sắc, thơm dẻo, đậm đà hương vị núi rừng…Từ lâu vùng cao Lào Cai được biết đến với nhiều loại đặc sản như mận Tam hoa, gạo Séng cù, rượu Bắc Hà, thắng cố… nhưng giờ đây khi nhắc đến đặc sản của Lào Cai còn có thêm lợn “cắp nách”, cá hồi, rau su su Sa Pa… Tất cả những món ăn, đặc sản trên đã tạo nên kho tàng ẩm thực phong phú, độc đáo của vùng đất Lào Cai.Lào Cai – vùng đất giàu bản sắc văn hoá đã quyến rũ biết bao du khách khi đến đây. Để rồi khi về vẫn còn nhớ mãi nụ cười trong trẻo, ánh mắt rạng ngời; nhớ đến những trang phục rực rỡ sắc màu, những lễ hội, di tích văn hoá truyền thống phong phú và hương vị ẩm thực độc đáo của 25 dân tộc anh em Lào Cai./.

Xổ số miền Bắc