Đàn Bầu Có Mấy Dây Và Những Điều Cần Biết Cho Người Mới

Đàn bầu – 1 trong số những loại nhạc cụ thuần Việt. Đây được coi là tinh hoa văn hóa gắn liền với sự phát triển của dân tộc. Đàn Bầu đóng một vai trò hết sức quan trong trong hệ thống các loại nhạc cụ truyền thống. Vậy đàn bầu có mấy dây? Bạn đã biết được những gì về nhạc cụ này rồi.

[external_link_head]

Để giúp bạn đọc có được cái nhìn tổng quan chính xác nhất. Chúng tôi sẽ chia sẻ tại 1 vài thông tin dưới đây.

Đàn bầu có mấy dây? Giới thiệu chung về đàn bầu

Đàn bầu có mấy dây? Loại nhac cụ này có gì đặc biệt và hấp dẫn? Đây đều là câu hỏi của hầu hết những người mới chơi và đang có nhu cầu làm quen với đàn.

Đàn bầu hay còn được biết đến với cái tên là ‘Độc Huyền Cầm” đàn có 1 dây duy nhất chỉnh tone C. Là cây đàn một dây truyền thống đã xuất hiện từ rất lâu của người dân Việt Nam. Âm thanh của đàn thường được phát ra bằng miếng gảy và dây.

[external_link offset=1]

Tuy chỉ là cây đàn 1 dây nhưng chúng lại thường xuất hiện trong rất nhiều thể loại nhạc khác nhau. Âm thanh mà đàn bầu mang đến khi thì du dương trầm bổng, khi thì sâu lắng, da diết. Bởi lẽ đó mà rất nhiều nghệ sĩ Việt đã biên soạn ra những tác phẩm dạng concerto, hình ảnh đàn bầu Việt Nam thường gắn liền với những tác phẩm tiêu biểu. Mục đích sử dụng loại đàn này để trình tấu kết hợp với các dàn nhạc giao hưởng thính phòng như ru con, tình ca,..

Lịch sử ra đời của đàn bầu

Cho đến thời điểm hiện tại, giới nghiên cứu âm nhạc vẫn chưa biết được cụ thể thời gian ra đời của đàn bầu. Sổ sách ghi lại thì theo Tân Đường Thư quyền 222, Liệt Truyện 147. Nam Man Hạ trong số các loại nhạc cụ dâng lên vua thì đã thấy xuất hiện đàn Bầu tức là vào thời Đường (785-805).

Phân loại đàn bầu

Đàn bầu một dây thường được chia làm 2 loại chính đó là đàn thân tre và đàn hộp gỗ

  • Đàn thân tre thường dùng để phuc vụ trong hát xẩm và những nơi khó khăn, không có nhiều điều kiện chế tác tỉ mỉ. Phần thân đàn thường được làm từ tre hoặc bương. Chúng có chiều dài khoảng 120cm, đường kính 12cm. Phần mặt đàn đã được các nhà thiết kế lóc đi một phần cật.
  • Đàn bầu hộp gỗ thường được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi. Với những tính năng ưu việt, hầu hết đều dùng để phụ vụ cho những nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp. Chúng có khá nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Nguyên liệu chế tác chủ yếu thường là các loại gỗ nhẹ.

Cấu tạo chung

  • Đàn bầu thường có cấu tạo một ống tròn được làm từ tre, bương, luồng. Có một đầu to và một đầu vót hơi nhỏ. Phần mặt đàn thường được thiết kế hơi cong một chút, đáy đàn thì phằng và có một lỗ nhỏ dùng để treo đàn. Thành đàn cũng được thiết kế bằng gỗ cứng như cấm lai hoặc gỗ mun.
  • Trên mặt to của đàn thường có 1 miếng xương kim loại nhỏ gọi là ngựa gảy. Dây đàn sẽ được luồn từ đây và cột vào trục lên dây xuyên qua phần thành đàn. Với những cây đàn bầu hiện đại, người ta đã sử dụng khóa dây bằng kim loại để phần dây được chắc chắn và không bị tuột.
  • Cuối cùng là que gảy đàn, chúng được vót bằng tre, giang, thân dừa hoặc gỗ mềm. Que gảy thời xưa thường dài khoảng 10cm, nhưng ngày nay với những kỹ thuật diễn tấu nhanh nên que gảy chỉ dài khoảng 4 – 4,5cm.

Âm sắc của dây đàn bầu

Bạn đã biết được đàn bầu có mấy dây ! Vậy đàn bầu có âm sắc như thế nào ?

  • Đàn bầu có âm sắc không cân đối, chất âm man mác buồn. Thường được dùng để chơi các bản nhạc buồn da diết, truyền tải được thông điệp của âm nhạc.

Cách đánh đàn bầu như nào ?

Cách đánh đàn 1 dây đòi hỏi người chơi phải có khá nhiều kỹ thuật. Đây hoàn toàn không phải là loại đàn dễ sử dụng. Muốn chơi tốt bạn phải biết được cách lên dây đàn bầu chuẩn. Bởi đây là loại đàn có âm vực rộng 3 quãng 8. Âm thanh được phát ra trong vòng 2 quãng 8 nghe cũng khá rõ cho dù là âm bội.

[external_link offset=2]

Nếu người chơi sử dụng âm thực dưới sự tác động của việc kéo căng dây đàn. Âm vực có thể vượt lên trên 3 quãng 8. Nếu như ngày xưa đàn bầu chỉ giữ nhiệm vụ dùng để độc tấu, hoặc đến hát. Vậy thì ngày nay, đàn bầu còn được dùng để tham gia hòa tấu với những dàn nhạc lớn, với nhiều nhạc cụ khác nhau.

Hi vọng, qua bài viết đàn bầu có mấy dây, các bạn đã có thể hiểu thêm về loại nhạc cụ này. Hãy liên tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Tiến Mạnh để bỏ túi được những thông tin hữu ích nhất nhé.

Bài viết còn nhiều thiếu sót, mọi đóng góp về nội dung chỉnh sửa xin gọi tới hotline Tiến Mạnh. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. [external_footer]

Xổ số miền Bắc