dan toc kinh


1.
Sự thiên cư qui mô lớn của người Kinh

Người
Kinh là dân tộc thiên cư đến lãnh thổ Lâm Đồng
Quá trình thiên cư này diễn ra rất muộn, nhưng cường độ rất cao
và nhiều đợt, gắn liền với các biến động lớn về chính trị trên
toàn cõi Việt Nam.

Từ
nửa thế kỷ XV về trước, vùng Lâm Đồng nằm trong địa phận nước
Nam Bàn (theo phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn), bao gồm phần lớn
Tây Nguyên ngày nay. Năm 147l , sau khi đánh
Chiêm Thành, Lê Thánh Tông phong vua nước Nam Bàn là Nam Bàn Vương.
Từ năm 1558, Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp phía nam chúa Nguyễn mới
coi Tây Nguyên là một phiên quốc, cứ  ba năm cống nộp một lần.
Suốt thời triều Nguyễn, lãnh thổ Lâm Đồng là thuộc quốc và đến
năm 1867 (Đinh Mão) vẫn chưa có sự khai khẩn lớn ở Tây Nguyên. Ý
định dùng Tây Nguyên làm chỗ dựa chống giặc nảy
ra sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định,
Định Tường) năm l 862. Chủ trương này được giao cho
Nguyễn Thông, một quan chức nổi tiếng của triều Nguyễn đang đánh
giặc Pháp ở Bình Thuận tiến hành,  buớc đầu là khảo sát sơ
bộ vùng thượng lưu sông La Ngà vào năm 1867. Đến năm 1869, Nguyễn
Thông gửi tờ trình “khai sơn quốc nghị”, kiến nghị khai khẩn vùng
Tây Nguyên làm căn cứ kháng chiến lâu dài. Năm 1870 triều Nguyễn
đặt Nha Doanh Điền ở An Khê tỉnh Bình Định ngày nay để lo việc này.
Nhưng trên thực tế, lãnh thổ Lâm Đồng cũng chưa có hoạt động
khai khẩn gì lớn (có lẽ vì chưa phải là địa bàn ưu thế nhất, phần
nữa là quá gần vùng ba tỉnh Pháp đã chiếm).

Đợt
di chuyển lớn thứ nhất người Kinh bắt đầu khi Toàn quyền Pháp có chủ
trương thành lập tỉnh Đồng Nai thượng, xây dựng Đà Lạt làm nơi
nghỉ mát ( 1899). Luồng di cư lớn này nhằm có
đủ lao động để mở
mang đường sá (ô tô Phan Rang-Đà Lạt), xây dựng cơ
sở hạ tầng diện nước, công sở nhà nước, chợ, bưu điện: bệnh viện,
trường học… Lao động người Kinh còn cần để khai khẩn các đồn
điền trồng chè, rau hoa phục vụ tại chỗ và bán ra bên ngoài. Có
thể nói chính nhu cầu khai khẩn nhiều mặt, một vùng đất mới, là
động lực chính thúc đẩy công cuộc di dân này. Nó được tiến hành
từ đầu thế kỷ đến trước năm 1945. Nổi bật trong đợt di dân này:
là di chuyển một số nhóm lớn người Nghệ Tĩnh, Hà Đông vào do nhà
nước tổ chức. Còn lại chủ yếu là người lao động miền trung vào
kiếm việc làm, lúc đầu là thời vụ, sau là định cư lập nghiệp lâu
dài. Ngoài ra trong thành phần dân cư có một số ít là công chức
nhà nước, và đến các năm 1940 trở về sau là các hộ giàu có, lên
đặt cơ sở nghỉ dưỡng ở đây. Đến năm 1945 người Kinh Lâm Đồng
mới tập trung nhiều ở vùng Đà Lạt- Đờ-răng (Đơn Dương). Một ít
ở Bảo Lộc, Di Linh ven quốc lộ 20, số nhỏ ở ven quốc lộ 18 đi Đắc
Lắc (La Bá, Phú Sơn)… hoặc từng cụm nhỏ trên đường
Di Linh- Kin Đa v.v… Từ năm 1945- 1954 sự di dân đến Lâm Đồng bị
hạn chế.

Đợt
di dân người Kinh lớn thứ hai là trong giai đoạn 1954- 1975. Trong
giai đoạn này một đợt di dân ồ ạt đã diễn ra trong năm đầu, chủ
yếu là người Bắc ở các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa… và một ít ở
Cao Bằng Lạng Sơn… Phần lớn trong họ là giáo dân, gia đình quân
nhân được chính quyền Việt Nam cộng hòa tổ chức di dân tập thể.
Họ đến ở những địa bàn được chuẩn bị trước, và hình thành nên
những vùng tập trung người Kinh mới, như Thanh Bình (Đức Trọng),
Kim Phát (Bảo Lộc) và vùng người dân tộc miền núi phía Bắc ở
Đức Trọng (Nam Sơn, Tùng Nghĩa) . Đợt di dân người Bắc đến đây
chấm dứt vì ranh giới vĩ tuyến l7. Các năm tiếp theo, là sự di dân
tự do, chủ yếu là người ven biển miền trung từ Quảng
Trị trở vào. Số
đông là người 4 tỉnh Nam Ngãi Bình Phú. Một số trong họ là lánh nạn, một số khác mưu cầu một cuộc sống bảo đảm hơn. Thời kỳ này nhu cầu phát triển mới tăng vọt so với 9 năm 1945-1954. Các mặt phát triển mạnh là khai thác
gỗ cơ giới qui mô lớn, khai hoang mở vùng mới trồng chè, cà phê đi đôi với mở đường, xây dựng cơ sở nghỉ dưỡng, các trường của quân độl và tôn giáo v.v… Nhu cầu đó đã thu hút rất mạnh lao động khắp miền. Nam,
tạo ra một cuộc di cư tự do nhưng sôi động và liên tục, đã góp phần ‘thay đổi to lớn để lại nhiều kết quả tích cực lẫn tiêu cực trên lãnh thổ này.

Đợt
di dân người Kinh lớn thứ ba là từ năm 1975 đến nay.

Động
lực chính của cuộc di dân này là chiến lược điều chỉnh lao động
miền Bắc, miền Trung, mở rộng phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên và
miền Đông Nam Bộ. Trong một số năm đầu là cuộc di dân lớn, trật
tự có tổ chức. Nguồn dân đến Lâm Đồng chủ yếu
là Hà Nội, định cư tập trung vào huyện Lâm Hà.
Người Hà Đông, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế vào các huyện Cát Tiên,
Đạ Tẻh, Đạ Huoai. Người Hà Nam, Nam Định vào vùng Đinh Trang Thượng,
Đinh Trang Hòa huyện Di Linh. Đồng thời có sự điều chỉnh dân cư cũ
trong nội bộ tỉnh, như dãn dân Đà Lạt vào vùng kinh tế mới Tà In
– Tà Nhiên (Đức Trọng), Tân Châu (Di Linh)…

Sau
đợt này, việc di dân có tổ chức giảm đi, chỉ còn các đợt nhỏ lẻ
tẻ theo qui hoạch kế hoạch. Thay vào đó gần chục năm lại đây là
phong trào di dân tự do, chủ yếu là người miền núi phía Bắc vào Lâm
Đồng ở xen kẹp với các cộng đồng có trước, hoặc tách ra đi sâu
đến các đất mới chưa có người ở. So với hoàn
cảnh và điều kiện di dân có tổ chức, các hộ di cư tự do gặp rất
nhiều khó khăn. Tuy vậy, so với chỗ cũ, điều kiện sinh sống lâu dài
ở Lâm Đồng có thể vẫn khá hơn đối với nhiều hộ di cư tự do. Chính
đấy là một sức hút tự nhiên làm cho di dân tự do vẫn tiếp tục diễn
ra, lúc sôi động, lúc âm ỉ.

Sự
thiên cư quy mô lớn của người Kinh đã diễn ra từ đầu thế kỷ XX
đến nay, đưa số lượng người kinh vượt hẳn tổng số dân tộc bản
địa. Và nó cũng đã đảo lộn có khi rất lớn đối với địa vực cư
dân người bản địa. Nhìn chung, người dân tộc bản địa chuyển vào
vùng sâu và xa hơn. ờ những nơi này, đến nay, những cơ sở hạ tầng
tối thiểu cũng đã được hình thành để đảm bảo cái cần thiết
nhất cho sinh hoạt và sản xuất.

Trên
lãnh thổ Lâm Đồng, đang diễn ra một cuộc chung sống chưa từng có
trong lịch sử giữa người dân tộc bản địa và người Kinh theo tình
anh em nhằm cùng nhau khai thác, xây dựng lãnh thổ này thành một
địa phương giàu mạnh, cuộc sống hạnh phúc lâu dài.


2.
Phân bố dân cư

Người
Kinh sinh sống ở hầu khắp các xã phường trong tỉnh. Tập trung đông
nhất là thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, các thị trấn, huyện lỵ
Di Linh, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Đạ
Huoai, Cát Tiên và vùng ven các lộ giao thông chính (quốc lộ20, lộ
l l, đường số 8).

Lâm
Đồng là nơi quy tụ của đồng bào Kinh thuộc các địa phương thuộc
đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đến lập nghiệp trong nhiều
hoàn cảnh và thời điểm lịch sử khác nhau…

Các
địa điểm định cư của cư dân người Kinh như ấp Hà
Đông, ấp Nghệ Tĩnh  và các ấp khác, là lớp
cư dân đa số, đã có mặt vào những thập niên ba mươi trở về nửa
cuối thế kỷ XX, tại Đà Lạt- Lâm Đồng.

Là dân tộc có dân số chiếm
đa tuyệt đối tại địa phương, dân tộc Kinh có vai
trò hạt nhân đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ các dân tộc thiểu
số anh em khác tại địa phương cùng nhau xây dựng
Lâm Đồng thành một tỉnh giàu, đẹp trên vùng đất Tây Nguyên- một
địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị và quốc phòng của cả nước-
một trong ba vùng trọng điểm sau vùng đồng bằng sông Hồng và châu
thổ sông Cửu Long mà Đảng và Nhà nước ta đã
và đang chú ý đầu tư xây dựng về nhiều mặt.


3.
Sinh hoạt kinh tế – đời sống vật chất

Từ thiên niên kỷ thứ II
trước Công nguyên, người Kinh đã biết canh tác lúa nước. Kỹ thuật
dùng cày (lưỡi cày bằng đồng thau) để xới đất đã trở thành phổ
biến từ nửa sau thiên niên kỷ thứ I, trước Công nguyên. Những công
trình chống lũ lụt và thủy lợi tiêu biểu là những con đê bằng
đất sét, đá đắp cạp theo đôi bờ những dòng sông mới
chảy qua địa vực của mình cũng đã được xây dựng từ lâu đời.

Người Kinh là một dân tộc
trồng lúa nước, thâm canh hoa màu và làm thủy lợi, có nhiều kinh
nghiệm. Họ đã giải quyết được các khâu kỹ thuật để
thâm canh, tăng vụ với nhiều vụ lúa và hoa màu trong một năm. Những
con đê lực lưỡng có độ dài tổng cộng hàng nghìn cây số như hiện
nay còn thấy ở lưu vực sông Hồng, sông Cầu, sông Duống, sông Thái
Bình, sông Mã, sông lam v.v… đã được cộng đồng cư dân người
Kinh hoàn chỉnh từ thế kỷ XV.

Không
chỉ thành thạo trong nông nghiệp, người Kinh còn là một dân tộc rất
khéo tay về thủ công nghiệp, với những nghề chính như: chế biến lương
thực- thực phẩm (làm muối, mắm, nước mắm, đường, mật, tương,
chao,cà, nước chấm, các thứ bánh, mứt, kẹo), sản xuất đồ đất
nung (đồ gốm, sành, sứ và đồ men sứ thời Lý- Trần), làm ra các dụng
cụ gia đình (đan lát các gia cụ bằng mây, tre, lá v.v…), xây dựng
(nhà cửa, đền đài, cung điện) và làm ra các loại vật liệu xây dựng
(từ đá, đất nung, tre, gỗ lá), đồ dệt từ bông- sợi, tơ tằm, rèn
đúc kim loại với các công cụ đồ dùng, đồ trang sức và vũ khí
v.v…

Trên
cơ sở những sáng tạo và tiến bộ của phức hợp kỹ thuật nông nghiệp-
thủ công nghiệp nói trên, cộng đồng người Kinh đã ổn định từ
trong lịch sử một đời sống vật chất truyền thống của mình, bằng
những bữa ăn hàng ngày với lương thực chính là gạo tẻ, cùng với
các loại thực phẩm như cá, mắm, tương, cà và các loại rau. Trong
những bữa cỗ ngày giỗ, ngày tết có xôi nếp, bánh chưng, bánh tét,
bánh giày, thịt gà, thịt heo và rượu.

Về
kiến trúc những ngôi nhà để ở, có kết cấu bộ khung sườn và hệ
thống các vì kèo, tre, gỗ đặc sắc dựng trên nền
đất ”vượt thổ? Trong khuôn viên của khu vườn nhỏ có giếng nước,
ao nhà, làm tăng thêm nét hài hòa, đầm ấm.

Về
trang phục truyền thống, từ những bộ trang phục khởi đầu mang đặc
trưng của chiếc váy đàn bà và chiếc khố đàn ông về sau phát triển
thành bộ xiêm- áo phụ nữ và quần áo cánh của nam giới mặc thường
ngày, cộng thêm chiếc áo dài tứ thân mớ ba mớ bảy cho phụ nữ, áo
chùng thâm cho nam giới hài hòa với chiếc khăn vấn tóc, nón che
đầu trong những ngày lễ hội v.v…

Bảo
tồn và phát huy truyền thống canh tác của cư dân nông nghiệp lâu
đời, khi thiên cư đến Lâm Đồng, cộng đồng người Kinh tiếp tục
trồng lúa nước, thâm canh hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây
đặc sản, rau ôn đới, trồng hoa, dâu tằm và cây dược liệu với kỹ
thuật thâm canh khá cao là một nguồn thu nhập chính yếu của cư dân
người Kinh ở Lâm Đồng. Những vườn ran ôn đới, đồi chè, cánh
đồng dâu, vườn cà phê rộng lớn ở Di Linh, Bảo
Lộc là sản phẩm lao động cụ thể của họ. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi gia đình, các nghề thủ công nghiệp
như nghề mộc, rèn, đan lát, thêu ren và thương nghiệp- dịch vụ ở
Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, các thị trấn, các huyện
lỵ và các điểm dân cư mang tính chất đô thị tại địa phương cũng
là những hoạt động kinh tế khá quan trọng của cộng đồng người đa
số ở Lâm Đồng. Các chợ như Đà Lạt, Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương,
Tùng Nghĩa, Lạc Dương, Đạ Tẻh, Đạ Huoai v.v… là do cư dân người
Kinh cùng các dân tộc khác góp công xây dựng nên.

Có thể nói rằng các thôn
ấp trồng lúa nước, thâm canh hoa màu, cây ăn quả đặc sản, trồng
rau ôn đới, trồng trà, cà phê, dâu tằm, ar- ti- sô, canh- ki- na, các
chợ búa của cư dân người kinh ở đây, từ lâu, đã có một tác
động kinh tế- xã hội cổ truyền của đồng bào Mạ, Cơ Ho, Chu Ru,
Raglai và M’nông tại địa phương. Đó là những mô hình kinh tế- xã
hội cụ thể, trực quan, sống động, gần gũi cho đồng bào dân tộc
thiểu số ở Lâm Đồng tham quan, học tập bắt chước làm theo từng bước
đổi mới và phát triển các phương thức sinh hoạt kinh tế truyền thống
của mình để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần ổn định và
cải thiện dần đời sống vật chất và tinh thần của cư dân bản địa,
đó cũng là một sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa cư dân người
Kinh và cư dân thiểu số tại Lâm Đồng dưới chế độ mới.


4.
Quan hệ xã hội

Là cư dân bản địa trên
lãnh thổ Việt Nam, địa bàn sinh tụ chủ yếu của người Kinh là vùng
đồng bằng châu thổ, nhất là châu thổ các dòng sông lớn như: sông
Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam, sông Đà Rằng, sông Thu Bồn,
sông vàm Cỏ, sông Cửu Long v.v… Từ chiếc nôi của họ là vùng châu
thổ sông Hồng, người Kinh hiện nay có mặt ở khắp mọi miền đất nước,
từ núi rừng biên giới Tây Bắc, Việt- Bắc cho đến cao nguyên phía
Tây và hải đảo phía Nam, là một cộng đồng,tộc người thống nhất,
với ít nhiều sắc thái địa phương.

Khoảng 4000 năm trước đây,
dân tộc Kinh đã chiếm lĩnh địa bàn vùng trung du Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ và vùng châu thổ sông Hồng ngày nay. Cũng từ thuở xa xưa
ấy, người Kinh đã có mối quan hệ gần gũi với các dân tộc thuộc
các nhóm ngôn ngữ Việt- Muờng, Tày- Thái, Môn- Khơ me, Hán- Tạng và
Malayo- Pôlinêxia. Người Kinh đã từng lao động và đấu tranh chinh
phục thiên nhiên, sáng tạo ra các nền văn hóa cổ như : văn hóa Phùng
Nguyên- Đông sơn rực rỡ… Người Kinh sinh sống trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng ngày nay, vốn có quê hương từ mọi miền trong cả nước
như: Bắc Bộ, Trung Bộ và một ít từ Nam Bộ Việt Nam.


hội cổ đại của người Kinh đã vượt qua ngưỡng cửa của xã hội
nguyên thủy để bước sang xã hội có giai cấp với các hình thức nhà
nước sơ khai đầu tiên như quốc gia Văn Lang ở vùng tam giác
châu Việt Trì, ra đời từ nhiều thế kỷ trước công
nguyên. Tiếp theo đó là quốc gia Âu Lạc đóng đô ở thành Cổ Loa
với nhiều vòng trường thành kỳ vĩ và các pháo đài phòng thủ kiên
cố với các mũi tên đồng còn lưu lại tận ngày nay.

Ngay từ thế kỷ thứ II trước
Công nguyên, người Kinh đã phải trực tiếp đương đầu với sự bành
trướng xuống phía nam của người Hán- và từ năm l l l trước Công
nguyên đến năm 938 sau Công nguyên đã bị nhiều triều đại phong kiến
Trung Quốc đặt ách thống trị với chính sách bóc lột và đồng hóa
rất hà khắc…

Nhưng sau hơn lOOO năm đấu
tranh liên tục và kiên quyết chống ách đô hộ của các tập đoàn
phong kiến Trung Hoa, người Kinh đã vươn lên giành lại được nền
độc lập và xây dựng chính quyền tự chủ qua các triều đại họ Ngô
(Ngô Quyền), họ Đinh, họ Lê, họ Lý, họ Trần, và họ Hồ, nhà hậu
Lê, họ Nguyễn Tây Sơn, nhà Nguyễn thế kỷ XIX.

Người Kinh là cư dân làm
nông nghiệp lúa nước từ lâu đời Các quan hệ xã hội sinh hoạt văn
hóa vật chất và tinh thần truyền thống đều dựa trên cơ sở đó.

Tổ chức và sinh hoạt cổ
truyền của người Kinh tập trung đặc trưng điển hình ở làng, một
hệ thống những quan hệ hết sức đa dạng, chặt chẽ, nhưng không bảo
thủ và đóng kín. Làng người Kinh với hệ thống chế độ sở hữu,
chiếm hữu, sử dụng ruộng đất và các tài sản công tư; với hệ thống
sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo từ những hình thức tín ngưỡng nguyên
thủy thờ cúng tổ tiên được bảo lưu dai dẳng, đến các tôn giáo
từ bên ngoài được du nhập vào như : đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão,
đạo Ki- Tô và những tôn giáo nội sinh như : đạo Cao Đài và đạo
Hòa Hảo. Bộ máy tự quản của làng cổ truyền như các hội đồng tộc
biểu, kỳ mục, kỳ lão, các chức dịch mang tính
chất đẳng cấp, thân phận (như : đinh, tráng, tuần phu, các chức sắc
của làng; các tổ chức quản lý, canh phòng, tương trợ v.v…) với
đủ các chiều hướng liên kết hết sức chặt chẽ, từ hệ thống thân
tộc theo huyết thống, địa vực cư trú, đến tuổi tác, giai cấp,
đẳng cấp, hành chính, kinh tế và tôn giáo là những sản phẩm văn
hóa xã hội và văn hóa tinh thần độc đáo và phát triển cao của
đời sống xã hội truyền thống của người Kinh.

Tổ chức gia đình người
Kinh là những tế bào xã hội đặt trong các làng mạc. Từ rất xa xưa,
đó đã là những gia đình nhỏ, nhưng hai, ba thế hệ, theo chế độ
phụ quyền, địa vị quan trọng, tương xứng và thích họp với cơ sở
là nền kinh tế tiểu nông.

Tổ
chức Nhà nước

khai với hình thức giản đơn theo kiểu ”Phương thức sản xuất Châu
á”, nhưng về sau từ thế kỷ XIIl trở đi càng ngày càng mang đậm tính
chất phong kiến quý tộc, và từ nhà Lê (thế kỷ XV) thì trở thành
phong kiến quan liêu.

Làng – nước trong thiết chế
chính trị xã hội cổ truyền người Kinh , có một quan hệ gắn bó
đặc biệt, hết sức chặt chẽ, về nghĩa vụ nhưng tương đối lỏng lẻo
về tổ chức, khiến cho làng gần như được tự quản mà thực hiện trách
nhiệm của mình đối với quốc gia. Mỗi thành viên của dân tộc Kinh,
do đấy đều có nghĩa vụ kép với làng với nước: ”Trong làng, ngoài
nước”. Các đô thị của người Kinh cổ truyền không nằm ngoài mối
quan hệ làng – nước ấy. Mặc dù xuất hiện từ rất sớm và trải qua
nhiều thế kỷ, đã có số lượng nhiều và quy mô tương
đối lớn như: Kinh Kỳ, Phố Hiến, Hội An, Gia Định v.v…, nhưng chưa
làm biến đổi được tính chất xã hội, mà chỉ dừng lại dưới hình
thức những trung tâm cùng thương nghiệp tiền tư bản.


5.
Sinh hoạt tinh thần

Đời sống tinh thần của người
Kinh dựa trên cơ sở sinh hoạt vật chất mà xã hội cư dân nông nghiệp
lúa nước. Chưa hình thành được một hệ thống
chữ viết riêng; phải dùng chữ Hán rồi tạo thân chữ Nôm từ thế kỷ
XIV dùng chữ La Tinh phiên âm tạo ra chữ Quốc ngữ thế kỷ XVI ; chưa
hình thành một hệ thống lý thuyết rõ ràng chặt chẽ về tư tưởng,
mà chỉ dựa trên những truyền thống của tư duy nguyên thủy và trí
tuệ, đạo đức dân gian trải qua các thế hệ, tiếp thu có chọn lọc
những tinh hoa của Phật, Lão, Nho biến hóa và Việt hóa chúng cũng
như thích hợp nhiều yếu tố văn hóa của các dân tộc láng giềng, của
cả Đông Nam Á và cũng tương tác ảnh hưởng trở lại những nơi
đó, nên đã xây dựng được một nền văn hóa tinh thần phong phú,
độc đáo mang đậm bản sắc Việt Nam từ những thế kỷ trước Công
nguyên và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là
bộ phận chủ yếu của nền văn minh Đông Sơn hoặc văn minh Lang – Âu

Lạc.
Chính nền văn hóa đó mang đậm sắc Việt Nam đó đã góp phần bảo
vệ dân tộc Kirth chống lại sự đồng hóa áp đặt rất khốc liệt của
phong kiến Hán Tộc suốt thiên niên kỷ I, sau Công nguyên và cho đến
đầu thiên niên kỷ II thì được phục hưng, bước vào thời kỳ phát
triển rực rỡ cùng với việc khôi phục lại chủ quyền độc lập của
dân tộc Việt được mệnh danh là văn hóa Thăng Long- một bộ phận của
nền văn minh Đại Việt. Cho đến lúc ấy đấy vẫn là một văn hóa
mang đậm tính dân gian. Đến giữa thiên niên kỷ II sau Công nguyên
mới hình thành thêm dòng văn hóa cung đình, văn
hóa bác học. Dòng văn hóa nay có sự giao lưu qua lại và chịu ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các văn hóa Đại Việt và văn hóa Nho học
Trung Hoa và tương tác qua lại với dòng văn hóa dân gian Việt nam
trong thời kỳ phát triển vào cuối thiên niên kỷ II của văn hóa dân
tộc Việt .

Từ những chiếc trống đồng
Lạc Việt cổ niên đại trước Công Nguyên, đến những truyền thuyết
về Bà Trưng, bà Triệu vào đầu Công Nguyên, từ những ngôi chùa thế
kỷ XI, đến những khu đình làng ở thế kỷ XVII, từ những câu ca
dao, tục ngữ đến những làn điệu dân ca ”Trống quân”, ”Quan họ”,
”Hát bài chòi”, ”Ca lý”, từ Thiền Tây Trúc Lâm – Yên Tử thế kỷ
XIII đến tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời chân lý của Nguyễn Trãi
thế kỷ XV, từ những phong tục thờ cúng tổ tiên, đến tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương và những vị anh hùng dân tộc có công dựng nước
và giữ nước với ý nghĩa tìm về cội nguồn dân tộc, từ ”Đại Việt
sử ký” của Lê Văn Hưng đến ”Truyện Kiều” của Nguyễn Du – vị
thi thánh Tiên Điền v.v… những văn hóa tinh thần của dân tộc Kinh
là hình ảnh của bản lĩnh, bản sắc dân tộc hàm chứa các yếu tố:
đoàn kết, dân chủ, phác thực, hài hòa, trung hậu, thủy chung, nhân
ái, cần cù, kiên trì, bất khuất trong đấu tranh, sáng tạo trong lao
động, vị tha, rộng mở trong giao lưu…

Cùng với lối sống trong các
cộng đồng làng xã của cư dân nông nghiệp, người Kinh còn là một
dân tộc trong một lịch sử của mình, cùng chung lưng đấu cật với các
dân tộc anh em mưu trí dũng cảm và thông minh với những đế quốc hùng
mạnh vào bậc nhất của thế giới để bảo vệ toàn vẹn nền độc lập
dân tộc, thống nhất Tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ của mình, Để
hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng đó người Kinh đã đoàn kết
được các dân tộc anh em khác cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam cùng
đứng lên tiến hành hàng trăm lần khởi nghĩa và kháng chiến với tổng
thời gian kéo dài đến 12 thế kỷ để rồi đi đến thắng lợi to lớn,
trọn vẹn như ngày nay. Từ trong thực tế lịch sử của các cuộc khởi
nghĩa và kháng chiến đó cho thấy dân tộc Kinh là một dân tộc quyết
tâm bảo vệ độc lập, tự do, tha thiết với hòa bình, nhân ái Cũng
từ trong khói lửa của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh vệ quốc
đó, người Kinh đã sáng tạo được một phương thức chiến tranh nhân
dân từ rất sớm, hun đúc được một một tinh thần yêu nước nồng nàn,
sản sinh ra rất nhiều anh tài chính trị – quân sự xuất sắc của các
thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,
Hồ Chí Minh – những người đã làm rạng rỡ thêm lịch sử dân tộc.

Người Kinh là một dân tộc có tính thống nhất chặt chẽ, đóng vai trò chủ thể
của đất nước Việt Nam tập hợp, đoàn kết các dân tộc anh em trong suốt lịch sử
trường kỳ bốn nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Chính trong hoàn
cảnh đầy thử thách hiểm nghèo nhất, trong sự đối phó với sự tồn vong của dân
tộc, tư tưởng nhân ái “Không có gì quý hơn độc lập tự do”‘, tinh thần đoàn kết, đại
đoàn kết đã được phát huy đến cao độ, tạo nên sức mạnh tinh
thần để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Từ cuối thế kỷ XIX, đất
nước Việt Nam bị Thực dân Pháp xâm lược, thống trị, người Kinh
đã cùng các dân tộc anh em đoàn kết, đấu tranh, giành thắng lợi
trong cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ sớm nhất ở Đông Nam Á, lật
đổ ách thống trị của Phát xít Nhật và Thực dân Pháp vào tháng 8
năm 1945, liên tiếp tiến hành hái cuộc kháng chiến thần thánh chống
Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược, giành lại nền độc lập dân
tộc và thống nhất Tổ quốc năm 1975 và đánh thắng cuộc chiến tranh
biên giới phía Bắc và phía Tây của đất nước.

Trong quá trình đấu tranh
Cách mạng lâu dài và gian khổ đó người Kinh dần dần tiếp xúc rộng
rãi với phương Tây, với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt
qua con người ưu tú – nhân vật lịch sử vĩ đại và thân yêu nhất
của dân tộc mình là Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tiếp thu và truyền bá
chủ nghĩa Mác – Lê Nin làm cho nó trở thành hệ tư tưởng chính thống,
hiện đại của dân tộc Việt Nam, đưa cả cộng đồng các dân tộc
anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Từ năm 1986 đến nay thực hiện chính sách đồi mới của
Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước Việt Nam, nhân dân các dân tộc
anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam đã và đang đạt được
những thành tựu to lớn. Trên cơ sở đó, hiện nay, đang đẩy mạnh
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xã hội cổ truyền của người
Kinh ngày càng tiến theo hướng đổi mới- cách tân. Những đặc điểm
và giá trị truyền thống của người Kinh đang biến đổi bằng cách
chọn lọc những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình, tiếp thu những yếu
tố tiến bộ của nền văn hóa các dân tộc anh em ở Việt Nam và các
dân tộc khác trên thế giới, cải tạo và phát huy để xây dựng một
cộng đồng người Kinh mới giữa đại gia đình các dân tộc Việt Nam
trong thời đại xã hội, xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Xổ số miền Bắc