Dàn ý thuyết minh về ngày tết nguyên đán lớp 10 – Giới thiệu về tết

Chủ đề về tết luôn có sức hút đặc biệt đối với thơ ca và văn học, chính vì thế thuyết minh về ngày tết nguyên đán là một đề bài mà các em học sinh rất hay gặp. Bài viết này sẽ giúp các em co được một dàn ý thuyết minh về ngày tết nguyên đán thật hay và đầy đủ ý nhất. Đây cũng có thể coi như một giáo án trò chuyện về ngày tết nguyên đán hoặc là một kịch bản dẫn chương trình tết nguyên đán thú vị.

thuyết minh về tết nguyên đán

Dàn ý thuyết minh về ngày tết nguyên đán

Phần mở bài: Tổng quan về tết nguyên đán

Trong phần này các bạn học sinh hoàn toàn có thể trích dẫn một câu nói, ca dao, tục ngữ hay nói về tết để mở đầu cho bài văn. Tốt nhất bạn nên tóm tắt lại những vất vả của năm cũ và sự háo hức hay không khí rục rịch những ngày cuối năm để chuẩn bị đón tết. Phần mở đầu nên tạo ra cho người đọc cảm giác ấn tượng, tò mò, nổi bật nên được sự mong chờ đến dịp tết nguyên đán của người dân như thế nào.

Phần thân bài: Chi tiết về tết

Thân bài các bạn nên chia thành 4 đoạn nhỏ, mỗi đoạn sẽ biểu đạt một ý rõ ràng, mạch lạc.

Khái niệm, xuất xứ của ngày tết

Trong đoạn này bạn cần nêu được rõ:

  • Tết nguyên đán được diễn ra vào thời gian nào
  • Nguồn gốc của tết bắt đầu từ đâu.
  • Tết nguyên đán trải qua nhiều năm đã có gì thay đổi
  • Tết âm lịch có phổ biến trên thế giới không, có những nước nào cũng ăn tết âm lịch như chúng ta. Ví dụ như: Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Singapore, Bhutan, Hàn Quốc, Triều Tiên, Campuchia, Đài Loan và một số nước khác.

Tết nguyên đán được chia thành những giai đoạn nào

Thông thường tết âm lịch của người Việt sẽ được chia làm 10 giai đoạn,

  1. Cuối năm: Những việc làm của người dân để chuẩn bị cho những ngày tết
  2. Tất niên: Bữa tiệc vào cuối năm để tổng kết và điểm lại những thành quả đã làm được trong năm cũ.
  3. Giao thừa: Vào đêm giao thừa người thân thường quây quần bên mâm cỗ gia đình, cùng nhau xem chương trình Táo Quân, sau đó ngắm pháo hoa và gửi cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.
  4. Xông đất: Đây là tục lệ truyền thống, gia chủ sẽ chọn một người thông minh, tốt bụng, được kính trọng để làm bị khách đầu tiên trong năm mới.
  5. Xuất hành và hái lộc: tục lệ này người dân sẽ ra chùa xin lộc và chọn giờ đẹp để xuất hành
  6. Chúc tết: Mọi người sẽ đi chúc tết những người thân, họ hàng, bạn bè, thầy cô giáo, những người hàng xóm, quen biết để chúc nhau những điều may mắn.
  7. Thăm viếng: Tục lệ này có ý nghĩa và tưởng nhớ những người đã sinh ra ta, biết ơn những người đã khuất bằng cách ra mộ thắp hương, cúng vái, tạ lễ.
  8. Mừng tuổi: Những em nhỏ trẻ được những người lớn tuổi cho một ít tiền lì xì với ý nghĩa mong muốn em bé được khỏe mạnh và chóng lớn.
  9. Hóa vàng: nghi lễ này được thực hiện khi kết thúc dịp lễ tết nguyên đán với ý nghĩa họ đã hoàn thành những nghi lễ trong ngày tết.
  10. Khai hạ: nghi lễ này được người xưa thực hiện nhưng trong những năm gần đây đã bị mai một và không ai nhắc đến cụm từ này nữa.

Xổ số miền Bắc