11 điểm du lịch Nam Định nên đến

11 điểm du lịch Nam Định nên đến

Nam Định là tỉnh duyên hải ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, là mảnh đất xinh đẹp, với rất nhiều dấu ấn lịch sử được lưu giữ như các kiến trúc cổ kính, đền, chùa..Không chỉ thế, Nam Định còn có tiềm năng phát triển du lịch biển. 11 điểm du lịch Nam Định dưới đây sẽ giúp du khách có cái nhìn rõ hơn.

1. Hồ Vị Xuyên
Hồ Vị Xuyên là một công viên đẹp bao gồm hồ nước, cây xanh và nhiều di tích khác, là một biểu tượng của thành Nam thuộc phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, Hồ Vị Xuyên còn là dấu tích của con sông Vị Hoàng xưa kia chảy qua lòng thành phố.

du lịch nam định

Đến thăm Hồ Vị Xuyên,du khách không chỉ được ngắm khung cảnh yên bình hòa với thiên nhiên, thăm Tượng đài tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương, viếng mộ cụ Trần Tế Xương mà còn giúp du khách được thư giãn, quên đi những mệt mỏi của cuộc sống thường nhật.

2. Chùa Phổ Minh
Chùa Phổ Minh hay chùa Tháp là một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc, nằm cách thành phố Nam Định khoảng 5 km về phía bắc.Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, toà thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn, xếp theo hình chữ “công”. Bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim, to dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu Mặt Trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ. Cũng như đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền đường, bộ cánh cửa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần.

chùa phổ minh nam đinh

Một số công trình kiến trúc bài trí khác đã làm tô thêm vẻ đẹp của chùa Phổ Minh, như 3 gian tam quan khung gỗ, tường gạch, mái ngói rêu phong, cổ kính với bức hoành phong đề 4 chữ lớn. “Đại hùng bảo điện” và thành bậc thềm ở chính giữa có chạm đôi sấu đá rất sống động, hai hồ tròn thả sen nằm đăng đối hai bên lối đi dẫn vào chùa.

3. Cột cờ Nam Định
Cột cờ Nam Định ngày nay gồm ba phần chính là chân đế (phần bệ), thân cột (thân dài) và vọng canh (vọng lâu). Cột cờ Nam Định cao 23,84m; nằm ở phía nam Thành cổ, cách đình Vọng Cung (nay là chùa Vọng Cung) khoảng 100m. Sân Cột cờ xưa được xây thành sân hành lễ, hình vuông, có hàng lan can ở bốn cạnh. Phía nam đặt hai khẩu súng thần công. Phía đông có lư hương tưởng nhớ các liệt sỹ hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp để bảo vệ Cột cờ – Thành cổ vào các năm 1873 và 1883.

cột cờ nam định

Đây là một công trình kiến trúc cổ, có giá trị lịch sử và văn hóa và còn là biểu tượng khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức tự hào, quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền, độc lập, tự do của Tổ quốc Việt Nam.

4. Chùa Cổ Lễ
Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến trúc đạo Phật và tín ngưỡng ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, Đây là một ngôi chùa thờ Phật nhưng lại mang dáng dấp một thánh đường Thiên Chúa giáo. Là một di tích lịch sử – văn hoá đặc biệt cấp quốc gia, thắng cảnh nổi tiếng của vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng.Chùa Cổ Lễ do Quốc sư Minh Không xây dựng từ thế kỷ XII thời Lý.

chua co le

Nhìn từ xa chùa có dáng như một nhà thờ nhưng nhìn kỹ thì lại là một ngôi chùa bởi đôi rồng chầu rất lớn ở phía trước và các họa tiết trang trí khác. Đến đây du khách có thể ngắm nhìn tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, cầu Cuốn cong ba nhịp, Hồ Chu Tích, chùa Trình,đền Linh Quang Từ, chuông Đại Hồng Chung…

5. Phủ Dầy
Phủ Dầy (có khi ghi là Phủ Giầy, Phủ Giày) là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt trải rộng trên địa bàn xã Kim Thái huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Quần thể Phủ Dầy bao gồm hơn 20 di tích gắn liền với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng sinh thứ 2. Gồm Phủ Chính Vân Cát, Phủ Tiên Hương, Phủ Bóng (Nguyệt Du Cung), phủ Giáp Ba, phủ Dinh, phủ Đá, phủ Nội, phủ Tổ (Khải Thánh), đền Trình, đền Công Đồng, đền Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai, đền Mẫu Thượng, đền Mẫu Thoải, đền Mẫu Đông Cuông, đền Đức Vua, đền Quan Lớn, đền thờ Lý Nam Đế, đền Đức Thánh Trần, chùa Tiên Hương, chùa Linh Sơn, chùa Dần, chùa Gôi, chùa Vân Cát…

phủ dày

Di tích Phủ Dày có giá trị rất cao về trình độ kiến trúc nghệ thuật và thẩm mỹ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Đến với Phủ Dày vừa để thưởng ngoạn cảnh đẹp, vừa là dịp Mẫu ban cho điều lành và sự suôn sẻ .

6. Khu du lịch sinh thái núi Ngăm
Khu du lịch sinh thái núi Ngăm (Ngăm resort) thuộc huyện Vụ Bản – Nam Định, cách quần thể di tích Phủ Dầy chừng hơn 1,5km. Ngăm resort nằm dưới chân núi Ngăm, là một trong những nơi hiếm hoi có núi của tỉnh Nam Định, có diện tích chừng 15ha. Nơi đây là một điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, nghỉ dưỡng.Cảnh quan ở Ngăm resort thơ mộng, không gian rộng rãi,

Khung cảnh sơn thuỷ hữu tình cùng những nét hoang sơ và bầu không khí mát lành được xây dựng trên một khuôn viên xung quanh là đồi núi và dòng sông Sắt nên khi đến nghỉ dưỡng sẽ cuốn hút những du khách yêu thích thiên nhiên, đem tới những giây phút thư giãn thực sự khi tạm thoát ra khỏi nhịp sống ồn ã hàng ngày.

7. Nhà thờ Đổ
Giáo xứ Xương Điền xưa kia có nhà thờ Trái Tim được xây dựng từ năm 1927. Tuy nhiên, theo thời gian, nước biển dần dần xâm lấn đất liền làm ảnh hưởng lớn đến các công trình. Giáo dân trong vùng đã 3 lần chuyển nhà thờ vào đất liền để tránh sự “xâm chiến” của biển.  

nha tho do

Bị bỏ hoang từ năm 1996, nhà thờ sừng sững đứng bên bờ biển tạo niềm tin cho ngư dân làng chài đối mặt với cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió. Chính sự đổ nát và vẻ cô đơn giữa thiên nhiên thanh bình này đã khiến nhà thờ đổ thành điểm đến của những người trẻ thích điều mới lạ

8. Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai
Nhà thờ Phú Nhai nằm ở trung tâm của xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, cách thị trấn Xuân Trường hơn 1 km. Đây là một trong những ngôi nhà thờ có diện tích rộng lớn nhất Việt Nam. Nhà thờ gốc có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha, sau được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic nước Pháp.

du lịch nam định

Nhà thờ có kích thước: dài 80 mét, rộng 27 mét, cao 30 mét. Hai tháp chuông cao 44 mét đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng là: 2.000 kg – 1.200 kg – 600 kg và 100 kg. Khi khách tham quan đứng trên ngọn tháp cao của nhà thờ Phú Nhai sẽ được chiêm ngưỡng được toàn cảnh của Huyện Xuân Trường.

9. Biển Thịnh Long
Biển Thịnh Long là bãi biển sạch, trải dài hơn 3 km với dải cát mịn thoải, không bị bùn lún, an toàn tuyệt đối, êm đềm và thơ mộng nằm thuộc thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thịnh Long có bãi biển mịn cát, thoải dài gần 2 km. Và đến đây những thức hải sản tươi ngon, quà tặng từ biển khơi, làm hài lòng thực khách sành điệu.

 bien thinh long

Du khách còn có dịp ghé thăm làng nghề dệt lưới, thử làm diêm dân trên cánh đồng muối Hải Hòa, đến thăm chùa Linh Ứng hoặc dự phiên chợ chiều vùng biển để mua về làm quà nào hải sản, nào gạo tám thơm hay bánh nhãn đặc sản Hải Hậu thắm đượm tình người nơi đây.

10. Đền Trần
Đền Trần là khu đền thờ các vị vua đời Trần nằm trên địa phận phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.. Lễ Khai Ấn hàng năm rất nhiều khách các tỉnh về Nam Định dự và xin lộc vua Trần.Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa.

đền trần

Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công của 14 vị vua Trần.

11. Chùa Keo Hành Thiện
Chùa Keo Hành Thiện là một ngôi chùa ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định,  Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi. Được khởi công xây dựng trước, kiến trúc chùa Keo Hành Thiện có ảnh hưởng rất lớn đến chùa Keo ở Thái Bình. Phía trước chùa có hồ bán nguyệt, nước trong xanh.

chua keo hanh thien

Không gian chùa là cả một khối kiến trúc cổ đồ sộ, trầm mặc với 13 tòa rộng gồm 121 gian nối tiếp nhau, là một sự kết hợp hài hòa của kiến trúc tam quan nội năm gian, làm theo kiểu chồng diêm, cao 7,50 m với dáng thanh thoát, bờ cánh kẻ bảy uốn lượn.Ngoài vẻ đẹp kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ từ thế kỷ 17 thời Hậu Lê rất giá trị. Đó là những án thư, sập thờ, tượng pháp, nhiều chuông, khánh, văn bia cổ, hoành phi, câu đối và sách chữ Hán nói về chùa Keo.
Hàng năm nơi đây đã đón nhiều đoàn khách và nhân dân khắp nơi về thăm quan, văn cảnh,

 

Source: https://mix166.vn
Category: Khám Phá

Xổ số miền Bắc