DLGroup

Mạng máy tính – quá trình hình thành và phát triển

Vào giữa những năm 50, khi những thế hệ máy tính đầu tiên được đưa vào hoạt động thực tế với những bóng đèn điện tử thì chúng có kích thước rất cồng kềnh và tốn nhiều năng lượng. Khi đó việc nhập dữ liệu vào các máy tính được thông qua các tấm bìa mà người viết chương trình đã đục lỗ sẵn. Mỗi tấm bìa tương đương với một dòng lệnh mà mỗi một cột của nó có chứa tất cả các ký tự cần thiết mà người viết chương trình phải đục lỗ vào ký tự mình lựa chọn. Các tấm bìa được đưa vào một “thiết bị” gọi là thiết bị đọc bìa mà qua đó các thông tin được đưa vào máy tính (hay còn gọi là trung tâm xử lý) và sau khi tính toán kết quả sẽ được đưa ra máy in. Như vậy các thiết bị đọc bìa và máy in được thể hiện như các thiết bị vào ra (I/O) đối với máy tính. Sau một thời gian các thế hệ máy mới được đưa vào hoạt động trong đó một máy tính trung tâm có thể được nối với nhiều thiết bị vào ra (I/O) mà qua đó nó có thể thực hiện liên tục hết chương trình này đến chương trình khác.

[external_link_head]

Cùng với sự phát triển của những ứng dụng trên máy tính, các phương pháp nâng cao khả năng giao tiếp với máy tính trung tâm cũng đã được đầu tư nghiên cứu rất nhiều. Vào giữa những năm 60, một số nhà chế tạo máy tính đã nghiên cứu thành công những thiết bị truy cập từ xa tới máy tính của họ. Một trong những phương pháp thâm nhập từ xa được thực hiện bằng việc cài đặt một thiết bị đầu cuối ở một vị trí cách xa trung tâm tính toán, thiết bị đầu cuối này được liên kết với trung tâm bằng việc sử dụng đường dây điện thoại và với hai thiết bị xử lý tín hiệu (thường gọi là Modem) gắn ở hai đầu và tín hiệu được truyền thay vì trực tiếp thì thông qua dây điện thoại.

Những dạng đầu tiên của thiết bị đầu cuối bao gồm máy đọc bìa, máy in, thiết bị xử lý tín hiệu, các thiết bị cảm nhận. Việc liên kết từ xa đó có thể thực hiên thông qua những vùng khác nhau và đó là những dạng đầu tiên của hệ thống mạng.

Trích bài viết: Sơ lược lịch sử phát triển của mạng máy tính

Nguyễn Bình Dương, 06/08/2013

Link: https://voer.edu.vn/c/mang-may-tinh/a8dbbd6b

Trích dẫn ngày: 17/06/2017

 Suy ngẫm về internet

Có một thực tế không thể phủ nhận là các thiết bị điện tử cùng công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, bạn có thể kinh ngạc khi xem những bức hình minh họa sống động dưới đây về việc Internet đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta nhiều đến mức nào.

Năm 1996, người mẹ thường phải lôi xềnh xệch cậu con trai quá mải chơi bóng đá về nhà. Song, 10 năm sau, một bậc phụ huynh lại phải cố đẩy đứa con đang dán mắt vào màn hình smartphone trong nhà ra ngoài để tham gia hoạt động ngoài trời.

Internet ra đời đánh dấu một bước tiến lớn trong lĩnh vực kết nối thông tin toàn cầu. Nó đã được coi như một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt đẹp mà nó mang lại thì những vấn đề phức tạp cũng bắt đầu nảy sinh. Kết nối Internet cũng có nghĩa là kết nối với một thế giới rộng lớn với những cơ hội học tập, nghiên cứu và hiểu biết sâu rộng hơn,… rồi con người cũng bắt đầu nhận ra rằng thay vì sử dụng Internet cho những mục đích tốt đẹp thế nhưng cũng lại dễ dàng cuốn hút hàng giờ đồng hồ vào những hoạt động khác như chat, gửi mail, chơi game trực tuyến hay làm quen với những người lạ, đôi khi thực hiện các hoạt động phá hoại,…

DLGroupTheo bạn, Internet tác động như thế nào đến giới trẻ ngày nay? Bạn suy nghĩ gì về bệnh “nghiện Internet”

Trích bài viết: Tác động kinh ngạc của Internet đến đời sống con người

Tuấn Anh (theo Bright Side), 21/11/2016

[external_link offset=1]

Link: http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/cong-dong-mang/tac-dong-kinh-ngac-cua-internet-den-doi-song-con-nguoi-340173.html

Trích dẫn ngày: 17/06/2017

 Chính nghĩa trên mạng xã hội

Mạng xã hội là nơi bày tỏ cảm xúc, chia sẻ thông tin, học tập, giải trí và nhiều hoạt động trực tuyến khác giống như trong xã hội thực tế. Vì vậy, mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích thiết thực, nhiều mặt tích cực bên cạnh đó cũng tiềm ẩn những tác hại, những tiêu cực của nó. Điều này, chính là hai mặt khác nhau của hầu hết các dịch vụ trên mạng Internet.

Em có thể đọc bài viết Truy lùng tung tích “kẹo mút chơi bời” để cảm nhận được mặt tích cực của cộng đồng mạng Facebook Việt Nam đối với xã hội. Qua đó, em có những suy nghĩ như thế nào về việc tham gia mạng xã hội của chính bản thân mình nếu có.

DLGroup

Sau một vụ tai nạn giao thông tối 1-11 tại TP Yên Bái, một bạn trẻ có nickname “kẹo mút chơi bời” đã đưa lên trang cá nhân mạng xã hội ảo Facebook nội dung “Xong! Chúng tôi vừa đâm vào một thằng già gần 60 tuổi, khả năng chết”.

Tiếp đó, nickname này tiếp tục thông tin thêm về cái chết của nạn nhân một cách “hả hê”: “Tin buồn! Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin cụ già 60 tuổi đêm qua bị chúng tôi đâm xe máy đã củ tỏi vào hồi 17g07, anh em phang lô đề nhiệt tình đi, lão sinh năm 1953”. Bức xúc trước sự việc này nhiều bạn trẻ đã khẳng khái ra tay trên mạng, …

Trích bài viết: Truy lùng tung tích “kẹo mút chơi bời”

Phi Long, báo Tuổi Trẻ, 10/11/2011

Link: http://nhipsongso.tuoitre.vn/tin/0969756783/truy-lung-tung-tich-keo-mut-choi-boi/464302.html

Ngày trích dẫn: 13/06/217

 Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Bài viết trình bày 14 virus máy tính nguy hiểm và gây thiệt hại nặng nề nhất kể từ năm 1998 cho đến nay. Một trong số đó là:

1. CIH (1998)

Thiệt hại ước tính: 20-80 triệu USD trên toàn thế giới.

CIH có nguồn gốc từ Đài Loan (6/1998) và được xem là một trong những virus nguy hiểm và có sức tàn phá lớn nhất thời đại. Virus này tấn công vào các file thực thi của hệ điều hành Windows 95, 98 và ME.

CIH nguy hiểm ở chỗ chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động, nó có thể ghi đè dữ liệu trên ổ cứng máy tính, biến dữ liệu thành một mớ vô dụng. CIH cũng có khả năng ghi đè thông tin BIOS, ngăn không cho máy tính khởi động.

DLGroup

CIH còn được biết đến với một cái tên khác là virus Chernobyl do thời điểm kích hoạt trùng với ngày xảy ra vụ nổ nhà máy nguyên tử Chernobyl.

2. ILOVEYOU(2000)

Thiệt hại ước tính: 10-15 triệu USD

Virus này còn có tên Loveletter  The Love Bug.

[external_link offset=2]

Ngày 3/5/2000, sâu ILOVEYOU lần đầu tiên được phát hiện tại Hong Kong, sau đó nhanh chóng phát tán qua e-mail với dòng tiêu đề “ILOVEYOU” cùng file đính kèm: Love-Letter-For-You.TXT.vbs. Virus ILOVEYOU tự động gửi thư tới các địa chỉ liên lạc trong Microsoft Outlook.

DLGroup

Virus ILOVEYOU ghi đè các tệp tin nhạc, ảnh và một số định dạng khác với bản copy của chính nó. Nguy hiểm hơn, virus còn tìm kiếm tên và mật khẩu người dùng và gửi chúng tới e-mail tác giả để lấy thông tin.

Trích bài viết: Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Tổng hợp, website Khoa Học, 15/05/2017

Link: http://khoahoc.tv/13-virus-may-tinh-nguy-hiem-nhat-thoi-dai-6785

Ngày trích dẫn: 12/06/2017

 Ném đá – nhận thức của cưu dân mạng hiện nay

Mạng xã hội đang trở thành mảnh đất dung dưỡng cái xấu khi sơ hở của người khác trở thành “miếng mồi” ngon để lên án, chỉ trích

Khi Facebook trở thành diễn đàn công cộng để mọi người bày tỏ, chia sẻ cảm xúc thì nơi đây cũng biến thành địa điểm để nhiều người cùng lúc hùa nhau nói xấu, “ném đá” không thương tiếc người khác dù không rõ sự việc thế nào.

Bỗng dưng thành kẻ độc ác

Từng là nạn nhân bị “ném đá”, Nguyễn Thị Thùy Trang (SN 1995, sinh viên một trường cao đẳng tại TP HCM) kể giữa tháng 10-2016, cô đăng tải một tấm hình đang ăn uống cùng nhóm bạn tại một trung tâm thương mại sang trọng ở quận 1 lên Facebook. Ngay sau đó, Trang nhận được những bình luận chê bai nặng nề.

“Họ nói tôi không có trách nhiệm với xã hội, ác độc, trong lúc người dân miền Trung bị lũ lụt thì lại đi ăn uống xa xỉ. Lúc đó, tôi vừa giận vừa tức. Tôi từng tham gia mùa hè xanh, các câu lạc bộ, đội nhóm tình nguyện, không hề vô cảm, dửng dưng như những gì mà họ quy kết, lên án” – Trang ấm ức.

Chị Đào Thị Ánh (ngụ đường Nguyễn Duy Dương, quận 5, TP HCM) cũng trở thành nạn nhân của hiện tượng “ném đá”. Tháng 3-2016, trên đường đi làm về, chị Ánh nhìn thấy phía trước xảy ra vụ tai nạn giữa xe máy và xe đạp. Do đang ở giữa đường, chị cố gắng chạy tới phía trước, tấp vào lề rồi sau đó quay sang giúp đỡ. Thế nhưng, không biết ai chụp lại khoảnh khắc chị vượt qua vụ tai nạn rồi đăng tải lên diễn đàn mạng với nội dung “Hàng chục con người vô cảm”. Bỗng chốc chị bị nhiều người xúm vào chửi bới.

Trích bài viết: “Ném đá” trên mạng xã hội: Con dao vô hình

Lê Phong – Quốc Chiến – Yến Anh, Báo Người Lao Động, 01/01/2017

Linkhttp://nld.com.vn/ban-doc/nem-da-tren-mang-xa-hoi-con-dao-vo-hinh-0969756783.htm

Trích dẫn ngày: 17/06/2017 [external_footer]

Xổ số miền Bắc