Đôi nét về văn hóa và con người Đức mà du học sinh nên biết

Người Đức nhìn chung là những người tôn trọng trật tự, sự riêng tư và tính đúng giờ. Họ cần kiệm, chăm chỉ và cần cù. Những nét tính cách này không chỉ thể hiện ở trong công việc mà còn ở đời tư.

Do vậy, việc hiểu được những nét văn hoá đặc trưng của người Đức, hiểu những niềm tin, giá trị mà họ tôn trọng sẽ giúp cho du học sinh hòa nhập nhanh chóng hơn với cuộc sống nơi đây. Các bạn hãy cùng CMMB Việt Nam tìm hiểu về văn hoá chào hỏi – giao tiếp của người Đức nhé!

1. Văn hoá chào hỏi – xưng hô

Cách người Đức chào hỏi phụ thuộc vào việc họ có biết rõ người kia hay không. Lời chào thông thường nhất là bắt tay với giao tiếp bằng mắt. Đàn ông thường chào phụ nữ trước và đợi họ đưa tay ra. Bạn bè thân thiết có thể ôm để chào hỏi còn những người nhỏ tuổi hơn có thể hôn lên má nhau.

Đôi nét về văn hóa và con người Đức

“Guten Tag” và “Hallo” là những lời chào bằng lời phổ biến nhất được sử dụng ở Đức. Những cách nói rút gọn như “Tag” hoặc “Moin” có thể được sử dụng ở bối cảnh giao tiếp hằng ngày, ít mang tính trang trọng.

Trong các tình huống lịch sự, nên xưng hô với người khác bằng chức danh và tên họ của họ, “Ngài” đối với nam và “Bà” đối với nữ, ví dụ như “Ngài Giáo sư Mayer”. Tuy nhiên, khi giới thiệu bản thân, lưu ý lược bỏ phần chức danh và chỉ giới thiệu tên họ. Để giữ phép lịch, nên tiếp tục sử dụng cách gọi này cho đến khi người đó mời bạn chuyển sang sử dụng tên riêng. 

2. Văn hoá giao tiếp

Giao tiếp bằng lời nói:

  • Thẳng thắn:

    Người Đức nổi tiếng với sự thẳng thắn trong việc nói lên suy nghĩ của

mình. Điều này có thể khá shock đối với người nước ngoài, đặc biệt là với người Việt Nam có thói quen “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Tuy nhiên, cũng cần hiểu ở đây là sự thẳng thắn của người Đức không mang ý xấu hay chỉ trích, mà đúng hơn là họ đang cố gắng truyền tải thông điệp một cách ngắn gọn, thành thật và dễ hiểu. 

  • Không thích nói chuyện phiếm:

    Người Đức đề cao việc tối đa hoá hiệu quả, do đó trong công việc, họ hầu như sẽ không dành thời gian nói chuyện phiếm. Khi giải quyết công việc, người Đức cho rằng đi thẳng vào vấn đề là cách giao tiếp hiệu quả nhất thay vì vòng vo, nói giảm nói tránh.

van hoa nguoi Duc

  • Tính trung thực:

    “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”, người Đức có lẽ sẽ hiểu và đồng ý với câu nói này hơn ai hết. Trong những tình huống bắt buộc phải đưa ra lời chỉ trích hay những nhận xét khó khăn, họ vẫn sẽ nói chuyện một cách cởi mở về những gì quan trọng đối với họ, dù điều đó không phải lúc nào cũng dễ chấp nhận.

  • Phân định rạch ròi giữa công việc và đời sống cá nhân:

    Người Đức nổi tiếng là những người có tính kỷ luật cao. Họ tôn trọng công việc, tính đúng giờ, luật lệ và phép tắc; đồng thời họ cũng tôn trọng cuộc sống cá nhân của mình. Đối với họ, công việc và cuộc sống riêng tư là hai thái cực rạch ròi. Sẽ rất hiếm khi bắt gặp một người Đức nói chuyện cá nhân ở chỗ làm; cũng như họ có thể sẵn sàng từ chối mọi cuộc gọi liên quan đến công việc trong ngày nghỉ của mình.

Đôi nét về văn hóa và con người Đức

  • Khiếu hài hước:

    Trên thực tế, người Đức vui tính theo cách riêng của họ. Có thể hiểu rằng, khiếu hài hước của người Đức khá “khô”, nghĩa là kể cả khi nói đùa, nhiều khi họ sẽ không thể hiện sự mỉa mai trong giọng nói. Tông giọng này khiến người Đức hay bị hiểu lầm là những người khô khan, nghiêm nghị và không biết đùa.

văn hóa người đức

  • Sự yên lặng:

    Người Đức đặc biệt đề cao giá trị của sự tĩnh lặng. Họ thường có quan điểm rõ ràng và chỉ nói những gì cần nói. Họ cũng không cảm thấy khó xử khi xuất hiện khoảng lặng giữa cuộc trò chuyện. Đây là lý do người Đức “mang tiếng” lạnh lùng, không thân thiện. Thậm chí người Đức yêu sự yên lặng đến mức nếu có ai đó bật nhạc ầm ĩ vào ngày chủ nhật, họ hoàn toàn có quyền báo cảnh sát.

Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể:

  • Không gian cá nhân:

    Người Đức cực kỳ chú ý trong việc giữ khoảng cách với người khác. Thông thường khi nói chuyện, họ sẽ giữ khoảng cách chừng một cách tay, có thể gần hơn hoặc xa hơn một chút tuỳ theo mức độ thân thiết. Đứng quá gần ai đó khi giao tiếp sẽ khiến họ cảm thấy không gian cá nhân bị xâm phạm, gây ra cảm giác không thoải mái, thậm chí là bất an.

van hoa nguoi duc

  • Tiếp xúc thân thể:

    Người Đức cũng có xu hướng tránh chạm vào người khác khi giao tiếp, trừ trường hợp đối với gia đình và bạn bè thân thiết. Một cái chạm nhẹ vào vai có thể coi là chấp nhận được ở một mức độ nào đó, tuy nhiên bất kỳ hành động đụng chạm nào khiến cho đối phương cảm thấy không thoải mái có thể bị coi là xâm phạm than thể. Nếu như va phải ai đó hoặc vô tình chạm vào họ, hãy lịch sự nói xin lỗi.

  • Giao tiếp qua ánh mắt:

    Hành động nhìn thẳng vào mắt khi nói chuyện được đánh giá cao, đặc biệt là khi bàn bạc những vấn đề quan trọng. Việc tránh nhìn vào mắt đối phương trong tình huống này có thể được xem như biểu hiện của sự thiếu trung thực và không tự tin. Tuy nhiên, cũng cần chú ý tránh trường hợp nhìn chằm chằm quá lâu khiến cho đối phương cảm thấy không thoải mái.

  • Biểu cảm khuôn mặt: Nhiều người Đức có vẻ ngoài nghiêm nghị, ít cười và xa cách khi tiếp xúc với người lạ. Tuy nhiên, một khi đã thân thiết, thì người Đức cũng vui vẻ, hoà đồng và “quậy” không kém bất kỳ ai.

Xem thêm: 5 điều cấm kỵ khi học và làm việc tại Đức – Phần 1 

5

/

5

(

22

bình chọn

)

Xổ số miền Bắc