Giải bóng đá Cúp Quốc gia – Wikipedia tiếng Việt

Giải bóng đá Cúp Quốc gia (tiếng Anh: Vietnamese National Football Cup) là giải bóng đá cấp câu lạc bộ của Việt Nam trong năm. Cúp Quốc gia ra đời vào năm 1992 và đội đoạt chức vô địch đầu tiên là Cảng Sài Gòn.

Các câu lạc bộ tham dự giải sẽ là các câu lạc bộ thi đấu tại V.League 1 và V.League 2. Thể thức bốc thăm chia cặp và đấu loại trực tiếp tùy thứ hạng mùa giải liền trước đó và số lượng đội bóng tham dự mùa bóng hiện tại để xác định số vòng đấu cũng như vòng đấu phải tham gia của các đội. Từ năm 2009 đến năm 2013 và từ 2016 đến 2019, đội bóng đoạt Cúp quốc gia cùng đội bóng vô địch V.League 1 đại diện cho Việt Nam tham dự đấu trường AFC Cup.

[external_link_head]

Năm 2014 và 2015, đội bóng đoạt cúp quốc gia đại diện Việt Nam tham dự lượt sơ loại thứ hai của vòng loại AFC Champion League.[1][2]. Từ năm 2020, đội bóng đoạt Cúp quốc gia cùng đội bóng á quân V.League 1 đại diện cho Việt Nam tham dự đấu trường AFC Cup.

Đội vô địch Cúp Quốc gia sẽ tham dự Siêu cúp Quốc gia đối đầu với đội vô địch V.League 1.

[external_link offset=1]

Tính đến năm 2020, Sông Lam Nghệ An và Becamex Bình Dương là 2 câu lạc bộ có nhiều lần đoạt Cúp Quốc gia nhất với 3 lần.

Thể lệ chung[sửa | sửa mã nguồn]

Các câu lạc bộ bốc thăm từng cặp thi đấu theo thể thức loại trực tiếp một trận. Sau khi kết thúc 90 phút thi đấu chính thức của trận đấu, nếu tỷ số hoà, 2 câu lạc bộ sẽ thi đấu luân lưu 11m để xác định câu lạc bộ thắng tương tự như Cúp FA tại Anh

Phân loại giải đấu (từ 2021)[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng đấu Số đội bóng vào thẳng Số đội bóng từ vòng đấu trước
Vòng loại

(22 đội bóng)
22 đội bóng từ V.League 1 và V.League 2 Không
Vòng 1/8

(16 đội bóng)
4 đội bóng có thành tích cao nhất mùa giải trước

1 đội “may mắn” (được bốc thăm vào vị trí không phải đá vòng loại)

11 đội bóng thắng vòng loại
Vòng tứ kết

(8 đội bóng)
Không 8 đội bóng thắng vòng 1/8
Vòng bán kết

(4 đội bóng)
4 đội bóng thắng vòng tứ kết
Vòng chung kết

(2 đội bóng)
2 đội bóng thắng vòng bán kết

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cảng Sài Gòn là chủ nhân của chiếc Cúp quốc gia đầu tiên vào năm 1992 sau khi thắng Thể Công trong loạt sút luân lưu ở sân Thống Nhất. Cũng tại đây, Cảng Sài Gòn còn giành chiếc Cup này một lần nữa vào năm 2000.

Trong lịch sử 28 năm của Cúp Quốc gia (từ năm 1992 đến 2020), có tổng cộng 16 nhà vô địch giải đấu. Đó là Cảng Sài Gòn, SHB Đà Nẵng, Bình Định, Công an Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Quan (2 lần), Đồng Tâm Long An, Bóng đá Hà Nội, Nam Định, Sài Gòn Xuân Thành, Hòa Phát Hà Nội, Navibank Sài Gòn, Hà Nội (2 lần), Ninh Bình và đội có thành tích tốt nhất đó là Sông Lam Nghệ An và Becamex Bình Dương (3 lần).

[external_link offset=2]

Các trận chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

  • 2022
  • 2021
  • 2020
  • 2019
  • 2018
  • 2017


  • 2016


  • 2015

  • 2014

  • 2013

  • 2012

  • 2011

  • 2010

  • 2009

  • 2008

  • 2007

  • 2006

  • 2005

  • 2004

  • 2003

  • 2001-2002

  • 0969756783

  • 0969756783

  • 1998

  • 1997

  • 1996

  • 1995

  • 1994

  • 1993

  • 1992

Bảng xếp hạng các câu lạc bộ đoạt cúp[sửa | sửa mã nguồn]

Số liệu tính đến ngày 21 tháng 9 năm 2020

#Tên đội bóngVô địchÁ quânHạng ba
1Becamex Bình Dương1994, 2015, 20182008, 2014, 20172004, 2009, 2016
2Sông Lam Nghệ An2002, 2010, 201720111996, 1998, 2004, 2007, 2009, 2012, 2018
3Cảng Sài Gòn1992, 20001994, 1996, 1997
4SHB Đà Nẵng1993, 200920132006, 2008, 2010, 2012, 2017
5Bình Định2003, 200420071993, 2001, 2006
6Công an Hồ Chí Minh1998, 200120001995
Hải phòng1995, 201420052015
7Hải Quan1996, 19971998
8Hà Nội T&T2019, 20202012, 2015, 20162018
9Đồng Tâm Long An200520061997, 2000, 2002, 2013, 2014, 2015
10Bóng đá Hà Nội20082003
Nam Định20072010
11Sài Gòn Xuân Thành2012
Hòa Phát Hà Nội2006
Navibank Sài Gòn2011
Ninh Bình2013
Than Quảng Ninh 2016 2020
12Thể Công/Viettel1992, 2004, 2009, 2020
13Hàng không Việt Nam1995, 20012002, 2003
14FLC Thanh Hóa2011, 2018
15Hoàng Anh Gia Lai20102005, 2011, 2014
16Tổng cục Đường Sắt19931992
17Huế2002
Ngân hàng Đông Á2003
18Khánh Hòa1994, 2005, 2007, 2008
19An Giang1993, 1994, 1995
20Lâm Đồng1992, 1998
Đồng Tháp1996, 2000
Quảng Nam20192016, 2017
21Quân khu V1997
Đồng Nai2013

Các nhà tài trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách các nhà tài trợ của Giải bóng đá Cúp Quốc gia[3][4].

#Nhà tài trợMùa giải
1Pepsi1997, 1998, 0969756783, 0969756783, 2001-2002
2Samsung2004
3Vilube2005
4Vinakansai Cement2006, 2007, 2008, 2009
5Nhựa Hoa Sen2010, 2011, 2012
6Eximbank2013
7Kienlongbank2014, 2015, 2016
8Sứ Thiên Thanh2017
9Sư Tử Trắng2018
10Bamboo Airways2019, 2020[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
  • Giải bóng đá vô địch quốc gia
  • Siêu cúp bóng đá Việt Nam
  • Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia
  • Giải bóng đá hạng Ba Quốc gia

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Liên đoàn bóng đá Việt Nam

(tiếng Việt)

  • Liên đoàn bóng đá Việt Nam
  • Giải Hạng nhất Quốc gia – Liên đoàn bóng đá Việt Nam
  • Giải bóng đá Hạng nhất Quốc gia – Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam Lưu trữ 0969756783 tại Wayback Machine
  • Giải bóng đá Cúp Quốc gia – Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam Lưu trữ 0969756783 tại Wayback Machine
  • Siêu Cúp quốc gia – Liên đoàn bóng đá Việt Nam

[external_footer]

Xổ số miền Bắc