Giáo án tạo hình từ các nguyên vật liệu tự tạo lớp mẫu giáo lớn : Trường Mầm non Quảng Hải

Giáo án tạo hình từ các nguyên vật liệu tự tạo lớp mẫu giáo lớn

I.Mục đích yêu cầu.
– Trẻ biết cách lựa chọn các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra bức tranh về phong cảnh về quê hương đất nước.
– Trẻ biết nêu ý tưởng của mình khi muốn tạo ra bức tranh về phong cảnh mà mình thích.
– Trẻ biết phối hợp các kỹ năng cắt, xé, dán, ghép …để tạo ra bức tranh về phong cảnh quê hương đất nước.
– Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu để tạo nên bức tranh. Biết sắp xếp bố cục bức tranh một cách hợp lý.
– Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.
– Phát triển cho trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo. Phát triển tình cảm thẩm mỹ cho trẻ.
– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết đặt tên cho sản phẩm, biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn
– Trẻ biết tự thu dọn đồ dùng gọn gàng
– Trẻ biết yêu quê hương đất nước của mình.
– Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc tái sử dụng các nguyên vật liệu.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng của cô
– Giáo án, nhạc không lời, hình ảnh đoạn phim về phong cảnh quê hương đất nước
– Tranh tự tạo từ các nguyên vật liệu khác nhau về:
+ Phong cảnh quê hương đồng bằng
+ Phong cảnh quê hương miền núi
+ Phong cảnh quê hương miền biển
2. Đồ dùng của trẻ
– Giấy A4, hồ dán, kéo, rá, băng dán hai mặt.
– Các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như lá cây, hột hạt, rơm khô, nghêu sò ốc hến, sỏi, len vụn, bông, kim tuyến, mùn cưa dây len, vỏ các loại hạt, võ cây…
– Khăn lau tay, bàn ghế đầy đủ và phù hợp với trẻ.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức – gây hứng thú
– Chào mừng các con đến với chương trình du lịch qua màn ảnh nhỏ.Và cô là cô giáo Hà đến từ trường mầm non Quảng Hải là người hướng dẫn viên cho chuyến du lịch này. Giọng của cô đã được ghi âm lại, bây giờ các con cùng xem và lắng nghe nhé.
– Cô trình chiếu các hình ảnh về phong cảnh quê hương đất nước. Cô và trẻ cùng xem…
– Chuyến du lịch của chúng ta tạm dừng tại đây. Qua chuyến du lich này các con thấy quê hương đất nước của chúng ta có đẹp không?
+ Các con có yêu quý quê hương đất nước mà mình đang sinh sống không nào?
+ Vậy yêu quý quê hương đất nước của mình thì các con phải làm gì?
Đúng rồi các con phải chăm sóc bảo vệ vườn hoa cây cảnh, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi nhớ chưa nào.
Các con ạ! Có một nhà thơ đã viết rằng
“ Quê hương là gì hả mẹ
mà Cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
– Cô và các con ai cũng rất yêu quê hương đất nước của mình phải không nào.
Để thể hiện tình cảm của mình về quê hương. Hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con một hội thi, đó là hội thi “ Bé khéo tay” với chủ đề tạo hình từ các nguyên vật liệu tự tạo về phong cảnh quê hương đất nước thân yêu của mình, các con có đồng ý không.
Với hội thi này các con phải trải qua 2 phần thi, đó là phần thi
“ Ai tinh mắt” và phần thi “ Bé tài năng”.
*Hoạt động 1: Phần thi “ Ai tinh mắt” (Quan sát và đàm thoại về tranh gợi ý)
Bây giờ chúng ta sẽ tham dự phần thi thứ nhất “ Ai tinh mắt”. Đến với phần thi này đòi hỏi các con phải tập trung chú ý quan sátnhững bức tranh trên bảng và phát hiện, khám phá những điều bí ẩn ở mỗi bức tranh.
– Tranh 1: Quê hương đồng bằng.
+ Các con hãy nhìn xem, nhìn xem.
+ Nhìn xem cô có bức tranh về gì đây?
+ Các con thấy bức tranh cô làm có đẹp không?
+ Bức tranh có những hình ảnh gì đây các con?
+ Ai có ý kiến khác?…
+ Cô nhấn mạnh: À. Phong cảnh bức tranh có ngôi nhà, cây xanh, cội rơm, cánh đồng lúa, con đường, có ông mặt trời và những đám mây…
+ Bạn nào giỏi phát hiện ra cô đã dùng những nguyên vật liệu gì để làm nên được bức tranh này?(Lá cây, mùn cưa, len vụn, cát màu, vỏ hạt dưa, kim tuyến…)
+ Cô đã làm như thế nào để tạo ra bức tranh?
Ngôi nhà cô đã dùng vật liệu gì đây? Thân cây cô làm bằng chất liệu gì?…(Từ các nguyên vật liệu khác nhau cô đã lựa chọn, sắp xếp lên giấy hợp lý sau đó cô phết keo vào mặt sau lá, hột hạt… và dán vào giấy để tạo nên bức tranh quê hương đồng bằng)
Tranh 2: Quê hương miền núi
Nào các con cùng chơi trò chơi “ Ông tượng”
Khi ông tượng thức giấc có gì xuất hiện khác đây nào.
+ Bức tranh này về phong cảnh gì đây?
+ Vì sao con biết?
Cô nhấn mạnh: Nhìn vào bức tranh chúng ta thấy có dòng suối mát, bên cạnh đó là những ngôi nhà sàn, những ruộng bậc thang đang trãi dài, xa xa là những ngọn núi nhấp nhô và có người đang đi làm về…Một khung cảnh thật đẹp phải không nào.
+ Theo các con bức tranh này sẽ đặt tên là gì?
Cho trẻ đọc quê hương miền núi.
Tranh 3: Quê hương miền biển.
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh?
+ Bức tranh này có gì khác so với 2 bức tranh các con vừa xem?
+ Điểm gì nổi bật làm con biết phong cảnh miền biển?
+ Cô đã bố cục tranh như thế nào đây? Thuyền gần bờ thì như thế nào? Còn thuyền xa bờ thì sao?…( Bố cục cân đối phù hợp)
+ Phong cảnh biển như thế nào?(Thanh bình, nhẹ nhàng..)
– Trong phần thi vừa rồi cô thấy các con ai cũng rất tinh mắt, phát hiện ra những điều bí ẩn ở mỗi bức tranh rất giỏi rồi. Bây giờ chúng ta chuyển sang phần thi thứ 2, đó là phần thi “ Bé tài năng” đây là phần thi quan trọng nhất đấy.
*Hoạt động 2: Phần thi “ Bé tài năng”
+Vậy các con định tạo bức tranh về phong cảnh gì? Con sẽ chọn vật liệu gì để làm? Và con làm như thế nào? Con sẽ bố cục tranh như thế nào…?
Cô hỏi ý định 2-3 trẻ.
Với những ý tưởng của các con cô thấy rất hay đấy.
*Các con ạ! Để có một bức tranh đẹp thì các con phải biết lựa chọn các nguyên vật liệu phù hợp, biết tạo ra những phong cảnh đẹp về quê hương đất nước, ngoài ra phải biết sắp xếp bố cục của bức tranh cho cân đối hài hòa, biết phết keo vào mặt sau của những chiếc lá, hột hạt….để dán .
Cô chúc các con tạo được những bức tranh thật đẹp về quê hương đất nước của mình nhé.
Cho trẻ thực hiện theo nhóm.
+ Cô mở nhạc không lời trong khi trẻ thực hiện.
+ Quá trình trẻ thực hiện cô quan sát giúp đỡ cho những trẻ còn lúng túng, gợi ý cho trẻ sáng tạo trong bức tranh.
+Nhắc nhỡ trẻ nhanh tay để hoàn thành bức tranh của mình và đặt tên cho sản phẩm.
* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm
Các con ơi! Thời gian đã hết, các con hãy dừng tay, dừng tay thể dục thế này là hết mệt mõi.
+ Cho trẻ đưa tranh lên trưng bày trên giá .
+ Trong một thời gian ngắn mà cô thấy con đã tạo nên những bức tranh ngộ nghĩnh rất là đẹp cô khen các con.
+ Bây giờ các con hãy cùng quan sát, chiêm ngưỡng vẽ đẹp của những bức tranh mà các con đã tạo ra nào (cho trẻ quan sát).
+ Trong tất cả các bức tranh ở đây các con thích bức tranh nào nhất? vì sao?
+ Cô cho 2-3 trẻ lên giới thiệu về bức tranh của mình?
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Các con thấy bức tranh của bạn như thế nào?
Sau hai phần thi cô thấy lớp chúng ta có rất nhiều bạn đã tạo nên bức tranh rất đẹp, có sáng tạo. Bây giờ các con hãy chọn ra 3 bức tranh đẹp nhất để nhận giải nhất, giải nhì, giải ba trong hội thi này.
Tất cả những bức tranh còn lại đều đạt giải khuyến khích, cô chúc mừng tất cả các con.
Các con ơi! Hội thi “ Bé khéo tay” đến đây đã kết thúc rồi, chúng ta cùng nhau thể hiện tình yêu quê hương nào.
* Kết thúc:
Cho trẻ hát bài “ Quê hương tươi đẹp”.

– Trẻ lắng nghe
– Trẻ xem phim

-Trẻ trả lời

– Trẻ vấn đáp
– Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời: Xem gì xem gì
– Trẻ trả lời

– Trẻ quan sát vấn đáp

-Trẻ chơi trò chơi
-Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

-Trẻ đặt tên
-Trẻ đọc đồng thanh
– Trẻ quan sát nêu nhận xét

-Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe
– Trẻ nêu dự tính của mình, …
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ thực thi

-Trẻ làm động tác thể dục cùng cô
-Trẻ đưa sản phẩm lên trưng bày

– Trẻ quan sát tranh

-Trẻ chọn tranh trẻ thích…
-Trẻ giới thiệu bức tranh của mình

– Trẻ vấn đáp
– Trẻ vỗ tay
– Trẻ hát và đi ra sân

Source: https://mix166.vn
Category: Thiên Nhiên

Xổ số miền Bắc