Giới thiệu bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Mông – Du lịch Làng Văn Hóa

Giới thiệu bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Mông

  1. Lời chào: Theo phong tục dân tộc
  2. Khái quát chung

-Tên gọi khác: Dân tộc Mông còn có các tên gọi khác như Miêu, Mèo…

– Dân sô: Người Mông trên toàn quốc có trên 1 triệu người( theo thống kê năm 2009).

– Địa bàn cư trú chính, cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc như: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu..

  1. Giới thiệu về nhóm nghệ nhân tại Làng

Tổng số người: 06 người

– Nhóm nghệ nhân đến từ Vị Xuyên – Hà Giang

– Năm 2017 đến nay tham gia hoạt động, sinh sống hàng ngày tại Làng.

– Hình thức sinh sống: Luân phiên

– Mời khách ngồi, đứng theo đúng phong tục.

  1. Đặc trưng dân tộc

– Thường cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc như: Hà Giang, Lào Cao, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu..

– Nét bản sắc văn hóa:

+ Lao động sản xuất: Nguồn sống chính làm nương rẫy, trồng ngô, trồng lúa, ở một vài nơi có ruộng bậc thang. Cây lương thực chính là ngô và lúa nương, lúa mạch. Ngoài ra, đồng bào còn trồng lanh dệt lấy sợi dệt vải.

+Trong tổ chức xã hội truyền thống: Người Mông thường sống rải rác thành làng bản nhỏ theo dòng họ, các thành viên trong đó đều phải chấp hành những luật tục và quy định cụ thể mà dòng họ đó đưa ra.

+ Tổ chức cộng đồng: Bản của người Mông có vài ba nóc nhà trở lên, trong bản có nhiều dòng họ,  tuy nhiên có bản chỉ có một dòng họ. Nhà dựa lưng vào núi, làm nhà san sát nhau.

+ Nghi lễ quan trọng: Người Mông tổ chức nhiều lễ hội trong năm như: lẽ hội Gầu Tào, Nào Sồng, Tết cổ truyền của người Mông vào tháng 12 dương lịch…

+ Đời sống văn hóa tinh thần (xưa và nay): Nhạc cụ là đặc trưng trong văn hóa của người Mông, tiêu biểu là khèn trúc, khèn lá, nhị đàn tròn, đàn môi, sáo, trống..

  1. Giới thiệu không gian văn hóa, du lịch dân tộc tại Làng

– Làng dân tộc Mông có 03 mẫu nhà: nhà lợp gỗ, nhà lợp ngói âm dương và nhà lợp cỏ tranh được lấy mẫu ở 05 tỉnh (Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An) dựng năm 2010

– Điểm đặc sắc của không gian:

+ Giới thiệu nghề dệt lanh truyền thống, nghề nấu rượu

+ Giới thiệu các hiện vật gắn với đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào: như khung dệt, cối xay…

+ Giới thiệu một số nhạc cụ dân gian truyển thống: khèn Mông..

  1. Giới thiệu các hoạt động tại Làng

– Đã tái hiện bao nhiêu lễ hội: Làng dân tộc Mông đã tái hiện rất nhiều các lễ hội truyền thống tại Làng như

+ Tái hiện “Hội Đua Ngựa”;

+ Tái hiện “Lễ Nào Pê Chầu, “ Lễ Mừng Nhà Mới”, “Vui Tết Độc Lập”;

­+ Giới thiệu Múa Khèn Mông tại không gian chợ vùng cao Tây Bắc, tái hiện lễ hội Gầu Tào.

– Các hoạt động hàng ngày của nhóm

+ Lao động sản xuất: nhóm trồng trọt các loại rau, hoa tam giác mạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Nghề thủ công: đan lát các loại vật dụng hàng ngày, xe lanh

+ Dân ca, dân vũ: múa khèn, kéo nhị, thổi sáo.

+ Ẩm thực: thắng cố, mèn mén, rượu ngô

Xổ số miền Bắc