Giới thiệu bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Mường – Du lịch Làng Văn Hóa

Giới thiệu bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Mường

  1. Lời chào: Theo phong tục dân tộc
  2. Khái quát chung

-Tên gọi khác: Mol, Moi, Au Tá..

– Tổng số dân: Người Mường trên toàn quốc có trên 1,3 triệu người(2009)

– Địa bàn cư trú chính, cư trú chủ yếu ở các tỉnh: Thanh Hóa, Phú Thọ, Sơn La, Hà Nội

  1. Giới thiệu về nhóm nghệ nhân tại Làng

Tổng số người: 07 người

–  Nhóm nghệ nhân đến từ tỉnh Hòa Bình

– Năm 2015 về tham gia hoạt động, sinh sống hàng ngày tại Làng.

– Hình thức sinh sống: Luân phiên

– Mời khách ngồi, đứng theo đúng phong tục.

  1. Đặc trưng dân tộc

– Lao động sản xuất: Người Mường chúng tôi làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song… Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ thuật khá tinh xảo.

          – Trong tổ chức xã hội truyền thống: Xưa kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độ lang đạo, các dòng họ lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hà) chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu mỗi mường có các lang cun, dưới lang cun có các lang xóm hoặc đạo xóm (Ậu đạo), cai quản một xóm. giúp việc cho nhà lang, hưởng lộc của lang.

– Tổ chức cộng đồng:  Người Mường sống tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối. Mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà, khuôn viên của mỗi gia đình thường nổi bật lên những hàng cau, cây mít. Đại bộ phận người Mường thường ở nhà sàn, kiểu nhà bốn mái.

– Nghi lễ quan trọng: Người Mường tổ chức nhiều nghi lễ trong một năm như: Lễ Hội Sắc Bùa, Lễ Cầu Mưa, Lễ Đâm Đuống….

– Đời sống văn hóa tinh thần (xưa và nay): Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú, có các thể lọai truyện cổ, dân ca, tục ngữ, sử thi đặc sắc như Đẻ đất đẻ nước, hát ru,  hát đồng giao. Nhạc cụ của người Mường cồng chiêng, ngoài ra còn có nhị sáo trống.

  1. Giới thiệu không gian văn hóa, du lịch dân tộc tại Làng

– Làng dân tộc Mường gồm 03 nhà sàn được lấy mẫu ở tỉnh Phú Thọ, Ninh Bình và Thanh Hóa. Dựng năm 2010

– Nhạc cụ trưng bày, giới thiệu cụ thể tại Làng: Chiêng Mường, sáo, nhị

– Điểm đặc sắc của không gian:

+ Giới thiệu nghề đan lát, thủ công truyền thống dưới gầm sàn.

+ Giới thiệu các hiện vật gắn với đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào: như cối giã gạo, cối xay bột …

+ Giới thiệu một số trò chơi dân gian truyển thống: bập bênh, ném còn…

  1. Giới thiệu các hoạt động tại Làng

– Đã tái hiện bao nhiêu lễ hội: Làng dân tộc Mường đã tái hiện rất nhiều các lễ hội truyền thống tại Làng như

+ Tái hiện “ Lễ hội Phường Sắc Bùa”;

+ Tái hiện “ Tết truyền thống” của dân tộc Mường;

+ Tái hiện “ Lễ hội Cầu Mưa”;

+ Tái hiện “ Lễ Đâm Đuống”.

– Các hoạt động hàng ngày của nhóm

+ Lao động sản xuất: nhóm trồng chè, trồng trọt các loại rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Nghề thủ công: đan lát các loại vật dụng hàng ngày

+ Dân ca, dân vũ: cò ke ống sáo, chiêng Mường, múa quạt…

+ Ẩm thực: đăc trưng như cơm lam, thịt nướng…

Xổ số miền Bắc