Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 24 trang )

MỤC LỤC

+ Kết luận:……………………………………………………………….. …..19
+ Kiến nghị:…………………………………………………………………..19

1

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất mà còn là
công cụ tư duy của một dân tộc nói chung và của các em học sinh trong nhà
trường nói riêng. Ngôn ngữ đồng thời còn là một trong những yếu tố cấu thành
quan trọng nhất của một nền văn hóa dân tộc, góp phần làm nên và thể hiện ra
bản sắc, giá trị của nền văn hóa ấy. Là hệ thống ký hiệu bằng các con chữ và các
dấu, chữ viết ghi lại ngôn ngữ âm thanh, thành tiếng của con người, giúp con
người vượt qua những trở ngại về không gian và thời gian, ghi lại những kinh
nghiệm ngàn đời của cha ông về tự nhiên và xã hội, sáng tạo ra các tác phẩm
văn chương cho muôn đời. Chữ viết là một hệ thống ký hiệu bằng đồ hình có
chức năng cố định hoá ngôn ngữ âm thanh, thay cho lời nói – chữ viết là phương
tiện giao tiếp quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nói chung và trong học
tập nói riêng. “Nét chữ – Nết người”, là phản ánh ý thức rèn luyện tư duy vào
óc thẩm mĩ của người viết. Chữ viết có vai trò rất quan trọng đối với con người.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Chữ viết là một sự biểu hiện của nết
người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn
luyện các tính cẩn thận, tính kỷ luật và lòng tự trọng đối với mình cũng như
đối với thầy đọc bài, đọc vở của mình”. Vì vậy chữ viết cần phải đúng, đẹp.
Chữ viết sai chính tả hiệu quả giao tiếp sẽ giảm, gây hiểu lầm trong giao tiếp và
hậu quả khó lường trước được.
Đối với nhà trường phổ thông ở Việt Nam, việc phát âm chuẩn và viết
đúng chính tả có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng và rèn luyện ngôn

ngữ là tiếng Việt. Môn Tiếng Việt có chức năng là rèn luyện các kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học ngôn ngữ tiếng mẹ
đẻ trong nhà trường; và mục tiêu đầu tiên của giáo dục tiểu học là rèn luyện cho
học sinh kỹ năng “đọc thông viết thạo” chữ Quốc ngữ. Chính tả là một phần
trong nội dung chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Đây là môn học có
vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển
các kỹ năng cơ bản – đó là nghe, nói, đọc, viết. Có kỹ năng chính tả thành thạo
sẽ giúp cho học sinh học tập, giao tiếp và tham gia các quan hệ xã hội được
thuận lợi; đồng thời việc mỗi thành viên trong xã hội (trong đó có học sinh) phát
âm chuẩn và viết đúng chính tả sẽ góp phần giữ gìn sự trong sáng và thống nhất
của Tiếng Việt.
Ở lớp Một, chính tả bắt đầu từ phần luyện tập tổng hợp. Các kỹ
năng chính tả ở lớp Một là:
– Điền vần, điền chữ ghi phụ âm đầu.
– Tập chép (khuyến khích viết chữ hoa).
– Nghe – viết ( khuyến khích viết chữ hoa).
– Trả lời câu hỏi trong mục câu hỏi và bài tập .
Ở lớp Một, chủ yếu vẫn là kỹ năng: xác định vần, âm đầu và tập chép, kỹ
năng nghe – viết chỉ được yêu cầu 3/22 bài chính tả ở lớp Một.
Như vậy, nhìn chung, chính tả lớp Một vẫn là giúp học sinh tập viết và
luyện đọc cho chính xác, không có ý đánh đố các em về cách viết chữ.
Trong những năm gần đây, phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” ở các
trường tiểu học trên địa bàn huyện Hậu Lộc nói chung và trường Tiểu học Hưng
Lộc 2 nói riêng đang được quan tâm và gặt hái được những thành công đáng kể.
2

Tất cả giáo viên và học sinh đều chú trọng tham gia nhiệt tình với quyết tâm cao.
Đó chính là động lực giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt mục tiêu giáo dục
đề ra “Giáo dục con người toàn diện”.

Học sinh lớp Một – lớp học đầu tiên của bậc Tiểu học. Khả năng tư duy
của các em còn rất hạn chế. Trong suốt quá trình học từ tuần 1 đến tuần 24 học
sinh mới được học vần (môn Tiếng Việt), học sinh đọc, viết vần, từ theo cỡ chữ
vừa sang tuần 25, học sinh được học Tiếng Việt với nội dung tổng hợp trong đó
có phân môn chính tả. Ở đây, yêu cầu từ sự hiểu biết, từ thói quen có được trong
phần học vần, trong các môn học khác, học sinh phải chuyển từ viết chữ cỡ chữ
vừa sang cỡ chữ nhỏ để chép và viết chính tả. Vì thế, các em thường lúng túng
trong khi viết, khi trình bày bài, chữ viết không đều, không đúng cỡ và mắc
nhiều lỗi chính tả, chất lượng chữ viết chưa thực sự cao.
Vậy, làm như thế nào để nâng cao chất lượng phân môn chính tả cho học
sinh lớp Một? Đó cũng chính là lí do khiến tôi chọn đề tài này: “Một số biện
pháp giúp học sinh lớp Một viết đúng chính tả”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho
học sinh lớp Một nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cũng như cách trình bày
bài cho học sinh ngay từ những năm học đầu cấp học.
– Đề xuất một số kinh nghiệm trong việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho
học sinh lớp Một để các bạn đồng nghiệp tham khảo và vận dụng trong quá trình
dạy học nói chung và dạy học sinh lớp Một nói riêng.
– Phạm vi sử dụng: Sáng kiến này được vận dụng vào tất cả các giờ học chính
tả ở lớp Một và có thể vận dụng trong phân môn chính tả ở các lớp học trên (các
biện pháp 1, 3, 4, 5, 7, 8, 9).
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một
– Học sinh lớp 1A trường Tiểu học Hưng Lộc 2 năm học: 2016 – 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp điều tra. (Dự giờ, đối chiếu. …)
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
– Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục.
– Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến này bản thân đã vận dụng trong năm học 2014 – 2015 và đã thu
được những kết quả đáng kể. Song qua quá trình trực tiếp giảng dạy và kinh
nghiệm của bản thân, tôi thấy để chất lượng chữ viết của học sinh nói chung và
học sinh lớp Một nói riêng ngày một được nâng lên. Trong năm học này, tôi đã
bổ sung vào sáng kiến một số nội dung sau:
– Giải pháp 9: Hướng dẫn học sinh cách chọn bút và đặt vở
– Một số hình ảnh minh họa về: Bài viết mẫu của giáo viên; bài viết của học
sinh; tư thế ngồi viết của học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Như chúng ta đã biết, mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có một ngôn
ngữ riêng, một tiếng nói riêng. Tiếng Việt là ngôn ngữ được thống nhất trên toàn
3

đất nước ta. Để giữ gìn và phát triển vốn chữ viết của Tiếng Việt thì nhà trường
đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ cả
một quốc gia trong một giai đoạn xã hội – lịch sử nhất định, là nơi thực hiện
nhiệm vụ giáo dục đào tạo ở mỗi cấp học, bậc học. Trong đó dạy chính tả ở tiểu
học là một trong những nội dung đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng
của môn Tiếng Việt trong nhà trường. Thông qua việc học chính tả mà các em
nắm được quy tắc chính tả và hình thành những kỹ năng, kỹ xảo về chính tả. Từ
đó, mà
nâng cao dần tình cảm quý trọng tiếng mẹ đẻ và nền văn học dân tộc.
* Tình hình lớp:
Năm học 2016 – 2017 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A.
Lớp có 30 em trong đó có 13 em nữ và 17 em nam. Đa phần là con gia đình ngư
nghiệp, nông nghiệp và có một bộ phận là lao động tự do.
* Thuận lợi:

Học sinh còn nhỏ nên các em đều biết nghe lời cô giáo, luôn luôn làm
theo những gì cô giáo hướng dẫn.
– Có môi trường cho các em học tập tốt, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ.
– Các em nhìn chung đều có ý thức học tập tốt, có tinh thần đoàn kết giúp
đỡ lẫn nhau trong học tập.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn những khó khăn như sau:
– Học sinh lớp Một còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có
hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau như: có em mồ côi, có em bố mẹ lại
đi làm ăn xa… nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau và các em chưa thật
sự được quan tâm đến việc học. Đặc biệt tư duy trẻ lớp Một cũng rất cụ thể cảm
tính. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu động chưa biết tập trung
lâu sự chú ý vào một cái gì đó. Năm đầu tiên của đời học sinh, trẻ rất bỡ ngỡ với
việc chuyển hoạt động chủ đạo từ chơi sang hoạt động học tập, đặc biệt rất dễ
xúc động với các yêu cầu và quy tắc của trường học.
– Hưng Lộc là một xã ven biển của Hậu Lộc. Người dân nơi đây ảnh
hưởng của phương ngữ rất lớn. Chính vì thế hiện tượng học sinh phát âm sai dẫn
đến viết sai khá phổ biến
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Thực trạng:
Qua thực tế giảng dạy lớp Một, qua tìm hiểu học sinh tôi thấy:
– Học sinh lớp Một viết chính tả nhìn chung đảm bảo tốc độ viết chữ theo
qui định.
– Có nhiều học sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp chất lượng về vở sạch
chữ đẹp đều đạt kết quả cao trong các đợt kiểm tra.
Song bên cạnh đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong
giờ học chính tả. Cụ thể:
+ Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ (đặc biệt là ở những
bài chính tả đầu tiên), nét chữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanh.
4

+ Do ảnh hưởng của phương ngữ: l- n, ch – tr, s – x… nên khi viết chính tả
hay mắc lỗi.
+ Một số học sinh chưa nắm chắc qui tắc chính tả: ng – ngh, g – gh, c – k
nên khi gặp bài chính tả nghe – viết, học sinh dễ viết sai.
+ Trong các buổi học, học sinh thường viết chính tả đẹp và đúng hơn khi
làm bài kiểm tra trong các lần kiểm tra định kì.
+ Học sinh không biết cách trình bày một bài viết chính tả (đoạn văn,
đoạn thơ hay bài thơ). Đặc biệt với bài thơ viết theo thể lục bát hoặc viết chính
tả tập chép, học sinh nhìn bài “mẫu” của giáo viên để chép và khi thấy giáo viên
xuống dòng ở chữ nào thì học sinh cũng xuống dòng ở chữ đó (vì học sinh chưa
hiểu bản chất của vấn đề).
Ví dụ: Dạy bài chính tả tập chép “ Trường em”
– Bài viết bảng của giáo viên:

+ Bài viết vở của học sinh:

* Kết quả của thực trạng:
Với thực trạng như đã nêu trên, ngay từ bài viết chính tả đầu tiên bài
“Trường em” tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:
5

Tổng số học sinh

Trình bày đúng, Trình bày đúng,
đẹp
nhưng chưa đẹp
SL

%
SL
%
8
26,6
11
36,7

30
Riêng về trình bày:
Tổng số
Viết đúng, viết Viết đúng nhưng
học sinh
đẹp
chưa đẹp
SL
%
SL
%
30
6
20,0
10
33,3

Trình bày chưa đúng
SL
11

Viết còn sai

một vài lỗi
SL
%
8
26,7

%
36,7
Viết còn sai
nhiều lỗi
SL
%
6
20,0

Trước vấn đề trên, tôi đã tìm hiểu, suy nghĩ kết hợp với sự tiếp thu ý kiến
của đồng nghiệp, cuối cùng tôi xin đưa ra ý kiến của mình về“ Một số biện
pháp giúp học sinh lớp Một viết đúng chính tả” mà tôi đã thực hiện và cảm
thấy có hiệu quả.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Giải pháp 1: Giúp học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ
Là giáo viên giảng dạy lớp Một, tôi luôn chú trọng yếu tố này. Ngay từ
các bài học vần, tôi luôn giải nghĩa từ khoá từ áp dụng trong các bài học vần qua
tranh ảnh mô hình, lời giải thích giúp học sinh hiểu nghĩa từ, hiểu câu, đồng thời
tôi đưa từ, câu văn vào văn cảnh cụ thể để học sinh dễ dàng hiểu từ, hiểu câu và
hiểu sâu hơn (Phần luyện nói, đoạn ứng dụng), từ đó có cách đọc đúng, viết
đúng.
Bài viết chính tả phần lớn là viết lại một phần nội dung bài tập đọc đã
học. Vì vậy, để học sinh viết tốt các bài chính tả thì ngay các tiết học tập đọc,
giáo viên cần cho học sinh hiểu nghĩa từ trong bài đọc, hiểu câu, hiểu nội dung

cơ bản của bài đọc. Trước khi viết bài chính tả, giáo viên gợi ý, hướng dẫn học
sinh tìm hiểu nội dung bài viết. như vậy, khi viết chính tả, học sinh bắt đầu đã có
vốn từ, nắm được nội dung bài, học sinh sẽ tự đọc – phân tích – viết đúng, đặc
biệt là những tiếng, từ viết khó, hạn chế sự mắc lỗi.
Giải pháp 2: Dạy học sinh viết – trình bày bài chính tả
Từ tuần 25 học sinh lớp Một bắt đầu viết chính tả. Giai đoạn này học sinh
vừa luyện chữ cỡ vừa và bắt đầu học phân môn chính tả. Như vậy, học sinh lớp
Một không có một tiết học riêng nào và cũng chưa có lần nào để làm quen với
cách viết các chữ theo cỡ chữ nhỏ trước khi các em viết bài chính tả. Do đó học
sinh thường lúng túng khi viết chính tả như:
+ Không biết cách trình bày bài viết.
+ Chưa nắm được độ cao từng con chữ.
Vậy, cần phải làm gì giúp các em khỏi bị lúng túng khi viết chính tả, đặc
biệt ở những bài đầu ở của phân môn chính tả ?
Với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp Một, các em “nói đấy”,
“nghe đấy” rồi cũng “quên ngay đấy”. Nếu như các em không được làm quen,
được nhắc nhở thường xuyên thì các em sẽ không biết làm, nếu có làm thì dễ bị
6

sai, bị nhầm lẫn và không tránh khỏi lúng túng. Với lớp tôi, tôi đã thực hiện như
sau:
a) Giới thiệu chữ viết thường cỡ nhỏ:
+ Sau khi học sinh đã được làm quen, thực hành viết các chữ cái, học sinh
đã nắm được cấu tạo con chữ, độ cao, độ rộng của từng con chữ cũng như kĩ
thuật viết từng con chữ cỡ vừa. Khi chuyển sang phần vần, từ tuần 15, trong
những giờ luyện Tiếng Việt, tôi “giới thiệu” với học sinh các con chữ trong vần
hôm đó ôn luyện theo cỡ chữ nhỏ theo hình thức “đưa chữ mẫu viết theo cỡ
chữ nhỏ để giới thiệu” với mục đích chủ yếu để học sinh có sự nhận biết ban
đầu về độ cao, độ rộng của từng con chữ theo cỡ chữ nhỏ.

Ví dụ: Luyện đọc bài 72: ut- ưt ( Tiếng Việt 1-tập 1 ). Trong bài này tôi
giới thiệu cho học sinh con chữ “u. ư”, viết theo cỡ chữ nhỏ có độ cao 1 đơn vị,
con chữ “t” cao 1,5 đơn vị. Trong một số tiết luyện Tiếng Việt sau khi có vần
chứa các con chữ đó theo cỡ chữ nhỏ thì học sinh sẽ biết ngay. Làm như vậy,
học sinh vừa nắm chắc cấu tạo vần, vừa được làm quen với chữ viết thường cỡ
nhỏ trong vần đó.
Để thực hiện tốt việc này đòi hỏi người giáo viên phải khéo léo trong cách
giới thiệu và điều quan trọng hơn giáo viên phải nắm chắc mẫu chữ viết thường
và viết hoa (theo cỡ chữ nhỏ). Cụ thể:
+ Nếu kể chiều cao của con chữ thấp nhất không kể các dấu phụ trên các
con chữ ấy (như các con chữ a, ă, â, c, e, ê…) là đơn vị chiều cao của chữ và lấy
dòng kẻ dưới cùng của khuông kẻ vở làm dòng chuẩn thì các chữ viết thường có
các độ cao là vị trí trên khuông kẻ như sau:
– 1 đơn vị : a, ă, â, c, e, ê, m, o, ơ, u, ư, v, x.

– 1,25 đơn vị : r, s.

– 1,5 đơn vị : t.

(các chữ 1 đơn vị 1,25 đơn vị và 1,5 đơn vị trên đều viết trên dòng chuẩn )
– 2 đơn vị: d, đ (với 2 đơn vị trên dòng chuẩn)

7

– p, q (với 1 đơn vị trên và 1 đơn vị dưới dòng chuẩn)

– 2,5 đơn vị : b, h, k, l ( với 2,5 đơn vị trên dòng chuẩn)

– g, y (với 1 đơn vị trên và 1,5 đơn vị dưới dòng chuẩn)

+ Các chữ hoa đều có độ cao 2,5 đơn vị trên dòng chuẩn trừ g và y có độ cao 4
đơn vị, với 2,5 đơn vị ở trên và 1,5 đơn vị ở dưới dòng chuẩn.

Từ bài 96 phần học vần, trong các giờ luyện Tiếng Việt, giáo viên có thể
giúp học sinh so sánh độ cao, độ rộng của chữ viết thường cỡ nhỏ cũng như kỹ
thuật viết chữ. Nhưng giáo viên chú ý không nên đi sâu phân tích – nhận diện mà
ở đây tôi chỉ muốn với hình thức giáo viên giới thiệu cho học sinh là chính,
tránh làm mất nhiều thời gian của tiết học.
Như vậy, qua các bước giới thiệu đó, phần nào học sinh đã biết về cỡ chữ
nhỏ để rồi khi chuyển sang viết chính tả học sinh không còn bỡ ngỡ, lúng túng
về độ cao các con chữ cũng như kỹ thuật viết.
b) Tập chép và viết chính tả :
Khi chúng ta làm tốt việc giới thiệu chữ viết thường cỡ nhỏ kết hợp với sự
bao quát, sự chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên trong giờ chính tả, nhìn chung học
sinh viết chính tả sẽ không bị lúng túng về cách viết chữ. Nhưng cũng không thể
tránh khỏi một số trường hợp học sinh viết không đúng cỡ chữ, chữ chưa đều,
8

chưa đẹp. với những trường hợp này giáo viên cần phải hướng dẫn tỉ mỉ để các
em viết đúng mẫu, có biện pháp để giúp các em khắc phục nhược điểm. Với
những học sinh yếu, tôi đã áp dụng việc viết mẫu trong một số bài chính tả của
những tuần đầu ở mỗi bài chính tả tôi viết mẫu cho các em một câu văn hoặc
một dòng thơ. Viết thật ngay ngắn và đẹp cho các em quan sát. Đến khi viết bài
tôi yêu cầu các em nhìn theo mẫu rồi viết (lưu ý viết thật tròn trĩnh) kể cả trong
bài tập chép hay nghe – viết tôi đều làm như vậy, tăng cường viết mẫu hướng
dẫn vào buổi luyện Tiếng Việt hay tiết tự học chỉ sau một tuần làm như vậy tôi
thấy chữ viết của các em đã tiến bộ rõ rệt. Đặc điểm của học sinh tiểu học là rất
hay bắt chước và bắt chước cũng rất nhanh, hơn nữa ở lớp Một các bài chính tả

hầu như là tập chép nên tăng cường việc tri giác chữ viết bằng thị giác cho học
sinh thì việc viết mẫu của giáo viên không những giúp cho các em viết đẹp mà
còn giảm đáng kể tình trạng mắc lỗi.
Để làm tốt việc này đòi hỏi mỗi giáo viên phải có ý thức luyện chữ và
không phải chỉ ở giờ chính tả, tập viết mà tất cả các giờ học khác đòi hỏi chữ
viết trên bảng của giáo viên thật sự mẫu mực.
c) Hướng dẫn trình bày bài chính tả:
Việc trình bày bài chính tả của học sinh ở những bài đầu là rất khó. Học
sinh không biết cách trình bày như thế nào cho đúng chứ chưa nói gì trình bày
cho đẹp, từ cách ghi tên bài viết rồi đến trình bày nội dung bài viết. Ở đây tôi xin
được trình bày cách làm mà tôi đã thực hiện và thấy có hiệu quả như sau:
* Cách ghi thứ, ngày – tháng – ghi tên môn – ghi tên bài viết:
Tôi luôn luôn chú ý đến cách trình bày bảng của mình đặc biệt trong giờ
chính tả. Khi hướng dẫn học sinh viết vở, tôi đưa ra quy định chung cho học
sinh của lớp mình.
+ Cách ghi thứ – ngày – tháng: chữ “Thứ” cách lề vở 1 ô
+ Cách ghi tên phân môn: “Chính tả” cách lề 4 ô
+ Cách ghi tên bài:
Cách ghi tên bài không phải là đến khi viết chính tả giáo viên mới giới
thiệu cho học sinh. Với tôi, ngay trong các bài học vần, trong các môn học khác
khi ghi tên bài tôi luôn chú ý trình bày làm sao cho đúng, cho khoa học và đẹp
mắt tức là viết đúng và trình bày cân đối trên bảng. Đặc biệt trong giờ học “Thủ
công” chúng ta giáo dục học sinh cái đẹp của hình ảnh, của cách trình bày (bố
cục, khoảng cách) hay sự khéo léo, óc sáng tạo của học sinh. Vì thế, khi ghi tên
bài vào vở tổng hợp, tôi kết hợp hỏi học sinh tại sao lại trình bày như vậy?
Ví dụ: Bài 24: Phân môn Thủ công. Giáo viên trình bày bảng:
Thứ …ngày…tháng…năm…
Thủ công
Cắt, dán hình vuông
– Giáo viên hỏi: Tại sao không viết chữ “Cắt” vào sát lề hoặc vào giữa

bảng? – Học sinh: viết như vậy không đẹp.
Giáo viên phải cho học sinh thấy được cái đẹp ở đây không những chỉ về
chữ viết mà còn cả về cách trình bày. Từ đó hình thành cho học sinh cách trình
bày bài một cách khoa học và đẹp mắt. Cách trình bày đó được tôi nhắc nhở xen
kẽ trong các bài học của môn học khác. Đến khi viết chính tả, tôi chỉ cần lưu ý
9

học sinh là các em có thể tự ước lượng và trình bày vào vở của mình (có thể
chưa thật cân đối) và dần dần trở thành thói quen, được thực hành nhiều lần các
em sẽ có kỹ năng trình bày bài đúng, đẹp và khoa học. Đối với những học sinh
yếu, tôi sẽ chỉ và hướng dẫn các em ở một số bài đầu tiên về cách viết, viết cách
lề khoảng mấy ô. Sau đó yêu cầu học sinh tự ước lượng, tự thực hành.
* Cách trình bày đoạn văn, đoạn thơ:
Nếu cứ để đến khi viết chính tả giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình
bày một đoạn văn hay một khổ thơ, bài thơ thì thật là khó khăn trong một tiết
học mà hiệu quả lại không cao, chắc chắn sẽ có nhiều em trình bày sai, đặc biệt
là viết đoạn văn hay khổ thơ lục bát.
Vì vậy, trong các bài học vần, khi đưa ra đoạn văn, đoạn thơ (khổ thơ) ứng
dụng tôi luôn chú ý cách trình bày đoạn ứng dụng đó trên bảng phụ hoặc bảng
lớp giới thiệu cho học sinh hiểu cách trình bày từng bài đó. Cụ thể :
Ví dụ1: Dạy bài 78: uc – ưc (Tiếng Việt 1 – Tập 1)
Đoạn thơ ứng dụng :
Con gì mào đỏ
Lông mượt như tơ
Sáng sớm tinh mơ
Gọi người thức dậy?
Ở đây, giáo viên giúp học sinh hiểu:
+ Tất cả các chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa con chữ đầu tiên (chữ
viết), in hoa con chữ đầu tiên (chữ in).

+ Chữ đầu các dòng thơ phải thẳng đều nhau.
+ Cuối đoạn thơ phải có dấu chấm.
Ví dụ 2: Dạy bài 74: uôt – ươt (Tiếng Việt 1 – Tập 1)
Đoạn thơ ứng dụng:
Con Mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhà
Chú Chuột đi chợ đường xa
Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo.
Ở đây, giáo viên cũng phải giúp học sinh biết:
+ Tất cả các chữ đầu mỗi dòng thơ phải được viết hoa con chữ đầu
tiên (đối với chữ viết), in hoa (đối với chữ in).
+ Cuối đoạn thơ có dấu chấm
Hơn nữa, ở đây giáo viên còn phải giúp học sinh nhận thấy số chữ ở từng
dòng thơ và cách trình bày khác với bài trước.
Dòng 6 chữ phải lùi vào 2 ô so với lề vở
Dòng 8 chữ phải lùi ra khoảng 1 ô so với dòng 6 chữ
Đoạn văn: Giáo viên phải giúp học sinh thấy được: chữ đầu đoạn văn, chữ
đầu câu phải viết hoa con chữ đầu tiên. cuối câu có sử dụng dấu câu “.” Như
vậy, ngay từ các bài học vần giáo viên giới thiệu cho học sinh, cách trình bày
cách viết hoa (viết hoa tên riêng …) cách ghi dấu chấm, cách ghi dấu phẩy hay
cả cách ghi dấu chấm hỏi có trong bài.
10

Khi viết chính tả, tôi luôn luôn nhắc nhở học sinh những điều lưu ý trên
trước khi viết bài. Khi sang viết chính tả bài đầu tiên học sinh viết đó là bài:
Trường em, học sinh phải chép một câu ở đoạn một và một câu trong đoạn hai
của bài, học sinh không hiểu cách trình bày một bài viết có nhiều đoạn. chính vì
thế, ngay từ bài tập đọc, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định rõ đoạn 1,
đoạn 2 của bài tập đọc sau đó giáo viên cho học sinh nhắc rõ từng đoạn như thế

học sinh cũng phần nào hiểu về cách trình bày hết đoạn 1 sang đoạn 2 ta phải
xuống dòng, viết lùi vào 1 ô và viết hoa con chữ đầu tiên.
Trong những bài chính tả của những tuần đầu, tôi luôn luôn có bảng chép
mẫu bài viết.
Ví dụ: Khi dạy bài “Bàn tay mẹ” tôi chuẩn bị bảng như sau:
+ Bài viết đúng, đẹp các con chữ đều, chuẩn là bài để học sinh nhìn.
Bài tôi viết ở bảng lớp.

Bài viết có mắc lỗi về cách trình bày tôi viết vào bảng phụ.

Trước khi học sinh chép bài chính tả, tôi đưa ra bảng phụ này để học sinh
nhận xét, phát hiện, nhận ra chỗ sai, từ đó giúp học sinh không mắc phải lỗi đó.
Cách sử dụng bảng phụ này tôi thực hiện khi dạy chính tả ở bài đầu kiểu trình
bày đoạn văn, bài thơ hay khổ thơ.
Như vậy, việc viết và trình bày bài chính tả là rất quan trọng. Chính vì thế,
mỗi giáo viên cần phải quan tâm thường xuyên đặc biệt là đối với học sinh lớp
Một, giai đoạn các em bắt đầu học phân môn chính tả.
11

Giải pháp 3: Dạy theo nhóm đối tượng học sinh, kết hợp sử dụng một số “mẹo
luật” chính tả

Đối với phân môn chính tả, nhược điểm chính của học sinh lớp Một là viết
sai các lỗi thông thường như: s – x, ch – tr…, sai khoảng cách các con chữ, nét
chữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanh…vì vậy giáo viên cần lưu ý:
+ Ngay từ những bài học vần đầu tiên cho đến khi học sinh viết chính tả,
giáo viên cần luôn luôn chú ý đến từng nét chữ của học sinh. giáo viên viết mẫu
hướng dẫn học sinh, chữ viết của giáo viên rõ ràng chính xác thế nhưng không
phải em nào cũng viết được đúng, được đẹp như giáo viên hướng dẫn có em viết

đúng chữ nhưng sai nét như: Nét chữ không bám dòng kẻ, nét chữ viết nghiêng
không đều, sai độ rộng… giáo viên phải sửa từng nét chữ cho học sinh, dùng
phấn, bút khác màu mực (màu đỏ) sửa cho các em, giúp các em có ý thức tự sửa
sai trong các lần viết sau. đối với học sinh khá, giỏi, giáo viên có thể cho học
sinh tự nhận xét, sửa sai hoặc sửa sai khi giáo viên chỉ rõ cái sai đó. Điều này
giáo viên phải chú ý sửa sai cho các em từ các bài tập viết phần học vần (gạch
chân – sửa những nét học sinh thường viết chưa đúng). Trước khi viết bài mới
giáo viên cho học sinh viết lại những lỗi viết sai chính tả của mình, giúp các em
ghi nhớ trong các lần sau. Khi viết chính tả giáo viên có những nhận xét chung
hoặc chỉ ra trực tiếp với học sinh để học sinh thấy được những lỗi chính tả của
mình cũng như cách sửa.
+ Trong những bài đầu viết chính tả, còn nhiều học sinh hay mắc lỗi trình
bày. Với những trường hợp này, trong giờ luyện Tiếng Việt, giáo viên cho học
sinh viết một bài chính tả và giáo viên chú ý hướng dẫn cách trình bày.
+ Với những học sinh hay mắc lỗi đọc – viết sai: r – gi – d, s – x … muốn
sửa lỗi đọc- viết sai r – gi – d, s – x …, giáo viên cần cho học sinh phát âm nhiều
lần rồi phân tích trước khi viết. Ngoài ra, giáo viên kết hợp với môn “Âm nhạc”
giúp học sinh đọc đúng, phát âm chuẩn (vì trong khi hát không bao giờ các em
hát ngọng). Từ việc đọc đúng, phát âm chuẩn các em sẽ viết đúng chính tả.
Ví dụ: Bài tập chép “Trường em”.
Khi hướng dẫn học sinh viết : “Trường ” tôi cho học sinh đọc (phát âm)
đúng. sau đó yêu cầu học sinh phân tích : trường = Tr + ương + ( \ ). Cuối cùng
mới yêu cầu học sinh viết : Trường với cách làm như vậy học sinh sẽ không bị
viết sai thành “chường” hay nhầm lẫn với chữ khác.
Để sửa lỗi chính tả này cho học sinh, giáo viên không chỉ thực hiện như
trên mà phải biết thực hiện phối kết hợp với các biện pháp sửa lỗi khác để đạt
hiệu quả tốt hơn.
+ Luôn coi trọng các bài tập mang tính “củng cố qui tắc chính tả” để sửa
các lỗi về âm – vần cho học sinh.
“Điền vần”, “Điền chữ” là những thao tác ôn lại cấu trúc của âm tiết. Khi đã

đánh vần thành thạo, kết hợp quan sát tranh vẽ minh hoạ cụ thể trong bài, học
sinh dễ dàng lựa chọn vần, chữ để điền đúng. Từ ngữ đi cùng hình ảnh trực quan
giúp các em ghi nhớ từ tốt hơn. Vì vậy, giáo viên phải biết khai thác hợp lí, khoa
học tranh vẽ trong sách giáo khoa để giúp học sinh có kết quả học tập tốt hơn.
Khi làm xong bài tập, tôi luôn cho học sinh đọc lại (chú ý cách phát âm) và cho
học sinh phân tích tiếng, từ đó để học sinh nắm rõ cấu tạo của tiếng, từ giúp học
sinh khi viết sẽ không nhầm lẫn.
12

Giáo viên lưu ý: với những bài tập dạng này, lời giải đúng là từ chọn phù
hợp với tranh vẽ. Nếu học sinh chọn nhầm thì sau khi xác định lời giải đúng,
giáo viên có thể nói thêm chữ chọn nhầm kia sẽ cho từ mang nghĩa gì.
Ví dụ: Điền chữ ch hay tr :
thi …ạy
…anh bóng ( Tiếng Việt 1 – tập 2 trang 59 )
Sau khi học sinh thực hành làm và chữa bài: thi chạy, tranh bóng. giáo
viên đưa ra kết luận: tranh bóng phải viết là tr, và nếu là ch ta sẽ có từ chanh
trong quả chanh, cây chanh viết là tranh trong từ tranh bóng, bức tranh,
tranh giành.
Hay giáo viên vận dụng một số “mẹo luật” giúp học sinh ghi nhớ khi viết
chính tả để giúp học sinh viết đúng giữa ch và tr.
Viết là ch với những từ chỉ đồ vật, những đại từ chỉ quan hệ thân thuộc
trong gia đình chứ không bao giờ viết là tr.
Ví dụ: chăn, chiếu, chum, chai,…
cha, chú, chị, cháu,…
Hay trong chữ ghi tiếng có có oa, oă, oe, uê thì âm đầu các chữ đó chỉ có
thể viết ch. (không viết tr)
* Ngay từ các bài học vần và sau những bài tập chính tả g- gh, ng-ngh, c-kq,
giáo viên cần cho học sinh thấy được:

+ Viết là gh khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê.
+ Viết là g khi đứng trước các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
+ Viết là ngh khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê.
+ Viết là ng khi đứng trước các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
+ Viết là k khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê.
+ Viết là c khi đứng trước các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
+ Viết là “qu” khi đi với âm đệm: o, u
chỉ có riêng tiếng “cuốc” trong từ “con cuốc, cái cuốc” và tiếng “cuống” thì
viết là “c”.
Giải pháp 4: Dạy chính tả theo nguyên tắc tích hợp
Chính tả là một phân môn trong bộ môn Tiếng Việt, chính vì vậy không
thể tách rời chính tả khỏi môn Tiếng Việt cũng như không thể tách môn Tiếng
Việt ra khỏi các môn học khác.
* Muốn viết đúng, viết đẹp trước hết các em phải đọc tốt, không phát âm
ngọng
+ Ở lớp Một, khi viết bài chính tả học sinh có hai hình thức: tập chép hoặc
nghe viết.
Yêu cầu của bài tập chép là tích hợp của các yêu cầu về nhiều mặt: tư thế
ngồi viết, tay cầm bút, nét chữ, đánh vần, đọc trơn, hiểu bài, viết liền mạch. Yêu
cầu bài nghe – viết học sinh phải từ giọng của thầy cô mà nhớ lại cách viết các từ
nghe được.
Như vậy, yêu cầu học sinh phải tự đánh vần, đọc trơn được các tiếng có
trong bài tự chép, tự nhớ lại các tiếng khi nghe giáo viên đọc trong bài nghe viết để viết được bài chính tả theo yêu cầu, nếu không học sinh không viết liền
mạch được và sẽ có những lỗi viết không thành chữ, tương tự người lớn phải
chép một bài viết bằng một tiếng nước ngoài mà mình không biết, chắc chắn vất
vả và mắc nhiều lỗi. Do đó ngay từ các bài học vần giáo viên phải thật chú trọng
13

rèn luyện kỹ năng đánh vần, đọc trơn (đọc đúng – đọc hay) và kỹ năng viết của

học sinh. Đánh vần, đọc trơn tốt giúp học sinh viết chữ đúng.
+ Học sinh lớp Một các em luôn có thói quen bắt chước theo cô, các em
luôn cho rằng cô làm gì cũng đúng, tất cả những hành vi, việc làm, đều được học
sinh coi đó là “mẫu”, là “chuẩn” cần phải làm theo. Vậy giáo viên cần làm gì để
đáp lại sự mong mỏi, tin cậy đó của học sinh?
+ Trong những lúc tiếp xúc với học sinh, trong mọi tiết học nói chung và
trong giờ học Tiếng Việt, giáo viên là người đọc mẫu cho học sinh, vì vậy giáo
viên phải đọc đúng, đọc hay để học sinh bắt chước theo (chú ý phát âm chuẩn).
Bởi có đọc đúng thì mới viết đúng.
Khi viết, khi chấm bài, đặc biệt là những bài viết mẫu cho học sinh, chữ
viết của giáo viên phải chân phương mẫu mực khi viết mẫu bài chính tả, giáo
viên chú ý cách trình bày bài khoa học, đúng mẫu chữ, cỡ chữ. Như vậy, giáo
viên cần luôn chú ý đến cách viết, cách trình bày của mình cũng như chú ý sửa
sai cho học sinh về khoảng cách các con chữ, khoảng cách chữ, cách ghi dấu
thanh, cách viết liền nét, viết liền mạch từ đó giúp học sinh biết :
Khoảng cách chữ – chữ khoảng một thân con chữ o.
Khoảng cách chữ – dấu phẩy, dấu chấm khoảng nửa thân con chữ o.
Khoảng cách dấu phẩy – chữ một thân con chữ o.
Khoảng cách dấu chấm – chữ xa hơn một thân con chữ o.
Khi đã có sự hiểu biết này ở những bài học vần, sang viết chính tả học
sinh sẽ tránh được những lỗi này.
Muốn trình bày bài tốt, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ, từng bước kết hợp
trong các môn học như phần hướng dẫn trình bày bài chính tả đã trình bày. Như
vậy, dạy học sinh viết chính tả không chỉ thực hiện ở phân môn chính tả mà phải
thông qua tất cả các môn học, không chỉ rèn viết mà còn rèn cả đọc – nghe – nói
cho học sinh.
Giải pháp 5: Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
Trong các giờ chính tả, giáo viên thường lạm dụng con đường giải thích
cách viết, nhận xét luôn bài viết của học sinh như vậy chưa phát huy tính tích
cực của học sinh vì vậy, khi dạy chính tả giáo viên cần lưu ý:

+ Với những chữ khó viết trong bài, giáo viên nên để học sinh tự phát âmphân tích – viết bảng, sau đó học sinh tự nhận xét, sửa sai cho nhau. giáo viên
chỉ là người hướng dẫn rồi tổng kết.
Ví dụ: Khi dạy bài chính tả nghe – viết “Cái Bống” học sinh cần nắm
được tiếng viết khó trong bài như: khéo, gánh, ròng,…
Để giúp các em viết đúng các chữ đó giáo viên cho học sinh theo dõi vào
sách và phân tích âm tiết: chữ “khéo” gồm có chữ “kh” nối với các con chữ ghi
vần “eo” và dấu thanh sắc: khéo = kh + eo + ( / ).
Như vậy, học sinh đọc, phân tích, nhận diện rồi viết, học sinh sẽ ghi nhớ
chữ viết và viết chính tả tốt hơn.
+ Qua những bài tập chính tả để giúp học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ,
nắm qui tắc chính tả, giáo viên không nên giảng từ thay học sinh mà giáo viên
phải biết giúp học sinh dựa vào tranh vẽ, biết đưa từ vào văn cảnh cụ thể để hiểu
nghĩa từ – ghi nhớ từ. Có như vậy việc ghi nhớ từ sẽ chính xác và lâu bền hơn.
Giải pháp 6: Thay đổi giọng đọc.
14

Học sinh lớp Một, khi viết chính tả học sinh chủ yếu là tập chép. Nhưng
mỗi lần kiểm tra định kì (trong học kì II) học sinh có thể phải nghe viết. Mà thực
tế, trong các buổi học (trong giờ chính tả), học sinh chỉ quen nghe giọng đọc của
giáo viên chủ nhiệm, do đó trong các đợt kiểm tra định kì, giáo viên khác vào
lớp đọc chính tả cho các em, các em không quen giọng đọc đó, do vậy các em sẽ
mắc lỗi chính tả nhiều hơn. Để khắc phục tình trạng nay, tôi đã có hình thức tổ
chức dạy học như sau:
+ Đến giờ chính tả nghe – viết, chủ yếu là giờ luyện Tiếng Việt tôi cùng
với giáo viên trong khối, tổ đổi lớp cho nhau để đọc chính tả cho học sinh viết,
học sinh viết xong chính tả giáo viên trở về lớp của mình.
+ Cũng trong một số giờ học Tiếng Việt, giáo viên đưa ra một số từ, câu
sau đó, giáo viên gọi một học sinh có kỹ năng đọc tốt lên đọc cho cả lớp viết.
Với hình thức như vậy, học sinh được nghe nhiều giọng đọc khác nhau,

học sinh làm quen với các giọng đọc, lúc đó học sinh sẽ không bỡ ngỡ với
những giọng đọc không quen.
Giải pháp7: Tổ chức “Đôi bạn giúp nhau tiến bộ”
Ngoài ra, trong giờ học tôi còn tổ chức cho học sinh “đôi bạn giúp nhau
tiến bộ” đối với học sinh của lớp. cụ thể:
+ Những học sinh đọc – viết đúng ch – tr,…sẽ giúp đỡ bạn còn đọc, viết
sai (nếu ở gần nhà nhau càng tốt).
+ Học sinh viết chữ đẹp sẽ giúp bạn còn viết sai nét, sai chính tả.
Để việc thực hiện có hiệu quả, giáo viên chủ động xếp học sinh đọc thông,
viết thạo ngồi gần học sinh đọc, viết còn chậm; còn hay mắc lỗi để các em tự
sửa lỗi khi nói, khi viết cho nhau và cả khi trò chuyện cùng nhau hay lúc ra chơi.
Xưa có câu “Học thầy không tày học bạn”. Chính vì vậy, khi giáo viên giúp
học sinh hiểu rõ điều này trong học tập thì việc tổ chức cho học sinh cùng nhau
học hỏi, cùng nhau thi đua, rèn luyện đó là việc làm tốt, nên làm và sau từng
tuần, từng tháng, giáo viên tổng kết, tuyên dương từng em, từng “đôi bạn”. Nhận
xét mang tính khuyến khích, động viên các em là chính.
Giải pháp 8: Chú ý tư thế ngồi và cách cầm bút
Hiện nay, trong các trường học vẫn còn tồn tại không ít học sinh ngồi viết
không đúng tư thế và cách cầm bút chưa đúng. Có trách nhiệm đầu tiên và lớn
nhất trong hiện trạng nói trên là những người dạy các em cầm bút tập viết lần
đầu tiên. Các em ngồi không ngay ngắn và cầm bút không đúng kiểu mà không
được uốn nắn ngay cho đến khi có cách ngồi và cách cầm bút đúng thì sau này
rất khó sửa.
Luyện cho học sinh tư thế ngồi và cách cầm bút viết cho đúng không phải
chỉ là việc làm ở đầu học kì I của lớp Một mà là việc làm thường xuyên của giáo
viên. Tay các em còn non, cầm bút không nhẹ nhàng như người lớn. Nhưng nếu
cầm sai mà được uốn nắn ngay thì cũng dễ sửa hơn người lớn. Lưng các em còn
rất mềm ngồi viết không đúng sẽ dẫn đến bệnh cong vẹo cột sống và cận thị.
Chính vì vậy, ngay từ các buổi học đầu tiên của lớp Một, tôi hướng dẫn
học sinh tỉ mỉ, cẩn thận về cách cầm phấn, cầm chì cũng như tư thế ngồi,…

* Tư thế ngồi của học sinh
Nhiều giáo viên chỉ mải hướng dẫn, chú ý đến chữ của học sinh mà quên
đi tư thế ngồi của học sinh mình. Để mặc học sinh ngồi tự do như ngồi lệch
người, đầu cúi sát vở, ngả nghiêng người,… Trước khi viết giáo viên chỉ cần
15

nhắc các con phải ngồi đúng tư thế thì học sinh sẽ biết ngay là mình phải ngồi
ngay ngắn, thẳng lưng, không tì ngực vào bàn, vai thăng bằng, đầu hơi cúi và
nghiêng sang trái, mắt cách vở 25- 30cm. Hai tay để trên bàn, tay trái giữ vở, tay
phải cầm bút. hai chân để song song thoải mái.
* Cách cầm bút, tay viết:
Cầm bút bằng 3 ngón tay. Ngón tay giữa ở phía dưới, ngón trỏ ở phía trên,
và ngón cái giữ bút ở phía ngoài cho ngón tay cái thẳng với cánh tay. Bàn tay để
lên trang vở, cổ tay thẳng thoải mái. Bút nghiêng về phía cánh tay khoảng 45 độ
so với mặt giấy và song song mép dọc của trang vở. Ngòi bút úp xuống mặt
giấy, Nếu giáo viên không chú ý có những học sinh cầm bút bằng 4 ngón tay để
khuỳnh ra rất khó viết khi lên lớp trên sửa lại cho các em thật khó.
Sau đây là một số hình ảnh học sinh lớp 1A trường Tiểu học Hưng Lộc 2
trong giờ chính tả.

16

Giải pháp 9: Hướng dẫn học sinh cách chọn bút và đặt vở
Để có nét chữ viết đúng, viết đẹp thì việc chọn bút và đặt vở cũng không
kém phần quan trọng, bởi lẽ nếu chọn bút không vừa tầm tay của các em hoặc
cách để vở không đúng thì khi viết các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến
chữ viết không đúng, không đẹp. Sau đây là cách chọn bút và đặt vở mà tôi đã
áp dụng để hướng dẫn cho học sinh lớp Một.

* Chọn bút: Các em là học sịnh lớp Một nên không chọn bút quá dài hay
quá to, chỉ khoảng 13 cm và đường kính 7mm là vừa. Phần ngòi bút và lưỡi gà
cắm vào ổ bút phải vừa khít không quá rộng hoặc quá chật. Phần ngòi bút không
được mềm quá dễ hỏng. Các bộ phận khác của bút phải đảm bảo cho việc hút
mực, giữ mực và ra đều mực.
* Cách đặt vở: Giáo viên cần chú ý cho học sinh vở mở không gập đôi,
để hoàn toàn trên mặt bàn, hơi nghiêng sang trái khoảng 15 độ so với mặt bàn
sao cho mép vở song song với cánh tay.
* Thiết kế bài dạy:
Việc rèn chính tả cho học sinh được tiến hành thường xuyên, liên tục
trong các giờ học, môn học. Trọng tâm vẫn là giờ chính tả. Việc giáo viên thiết
kế bài dạy có sự đổi mới phù hợp nội dung bài, với đối tượng học sinh của lớp
đã góp phần giúp giờ học thành công một nửa.
Sau đây tôi xin trình bày thiết kế bài dạy một bài chính tả:
CHÍNH TẢ
NGÔI NHÀ
17

I. MỤC TIÊU
– Học sinh chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 của bài Ngôi nhà.
– Làm đúng các bài chính tả: điền vần iêu hay yêu, điền chữ c hoặc k .
– Nhớ quy tắc chính tả: k + i, ê, e.
II. ĐỒ DÙNG: – Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 3 (bài Ngôi nhà)
– Học sinh: Vở viết, vở bài tập, bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Hoạt động 1: CỦNG CỐ KĨ NĂNG ĐỌC, VIẾT
– Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết từ: nhiệt huyết, tuyệt đẹp. Ở
dưới viết bảng con – Giáo viên nhận xét
* Giới thiệu bài

* Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN TẬP CHÉP
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
– Giáo viên đọc bài chính tả chép trên bảng phụ – 1 học sinh đọc lại bài
b. Hướng dẫn viết từ khó:
– Yêu cầu học sinh nêu các từ dễ viết sai: (mộc mạc, đất nước…)
– Yêu cầu học sinh đọc, phân tích các chữ khó viết – học sinh viết các từ
khó vào bảng con – giáo viên nhận xét, sửa sai.
c. Học sinh chép bài vào vở:
Giáo viên nhắc học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày
bài viết: Tên bài vào giữa trang, chữ đầu các dòng thơ phải viết hoa.
Học sinh nhìn bảng chép bài vào vở rồi tự soát bài
Học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau
d. Nhận xét bài viết của học sinh:
Giáo viên kiểm tra việc viết bài của 7 – 10 em – Nhận xét.
* Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP CHÍNH TẢ
+ Bài tập 2:
– 1 học sinh nêu yêu cầu, cả lớp theo dõi.
– Học sinh làm cá nhân vào vở bài tập – 2 học sinh lên bảng làm
– Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt đáp án đúng. (Hiếu chăm ngoan, học
giỏi, có năng khiếu vẽ. Bố mẹ rất yêu quý Hiếu.)
+ Bài tập 3:
– 1 học sinh nêu yêu cầu, cả lớp theo dõi. Giáo viên treo bảng phụ viết
nội dung bài.
– Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm chơi trò chơi tiếp sức. Các em nhìn
bảng phụ tiếp nối nhau viết nhanh các tiếng cần điền chữ c hay k học sinh viết
sau cùng đọc kết quả của nhóm.
– Giáo viên – học sinh nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc (Học sinh đọc
lại từ đúng: Ông trồng cây cảnh./ Bà kể chuyện./ Chị xâu kim).
* Củng cố quy tắc chính tả (k + i, ê, e): Âm đầu cờ đứng trước i, ê, e viết là
k (k + i, ê, e), đứng trước các nguyên âm còn lại, viết là c (c + a, o, ô, u, ư…).

– 3- 4 học sinh nhắc lại quy tắc chính tả. Nêu ví dụ.
* HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
18

– Nhận xét tiết học – Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn giảng dạy bài chính tả
(tập chép) Nhà bà ngoại, đã thu được được kết quả khá tốt. Tôi đã tiến hành so
sánh kết quả này với kết quả bài đầu năm học của các em. Cụ thể như sau:
Năm học
2016 – 2017

Tổng số Viết đúng, Viết đúng nhưng Còn sai một
học sinh viết đẹp
chưa đẹp
vài lỗi

Kết quả bài
đầu

30

Kết quả bài
thực nghiệm

30

Viết
chưa đúng,

chưa đẹp
SL
%

SL

%

SL

%

SL

%

6

20,0

10

33,3

8

26,7

6

20,0

17 56,7

10

33,3

3

10,0

0

0

Riêng về trình bày:
Năm học
2016 – 2017
Kết quả bài
đầu
Kết quả bài
thực nghiệm

Tổng số
học sinh

Trình bày
đúng, đẹp
SL

%

Trình bày đúng, nhưng
chưa đẹp
SL
%

Trình bày
sai
SL
%

30

8

26,6

11

36,7

11

36,7

30

20

66,7

10

33,3

0

0

Nhìn vào bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng sau khi áp dụng các
biện pháp trên ta thấy: Không có em nào mắc lỗi về trình bày, nhiều em có bài
viết, trình bày đúng và đẹp .

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
+ Kết luận:
19

Sau khi áp dụng các giải pháp trên vào thực tiễn giảng dạy trong năm học
vừa qua tôi thấy: Dù học sinh mới được làm quen và thực hành viết chính tả
nhưng tình trạng học sinh mắc những lỗi về chính tả đã giảm hẳn. Cụ thể:
Không có học sinh nào mắc lỗi về trình bày, kể cả ở trình bày đoạn văn,
đoạn thơ hay bài thơ. Học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ, đọc – phát âm tốt nắm
được qui tắc chính tả, các em đã viết đúng khoảng cách giữa chữ với chữ, giữa
từ với từ …cách viết dấu chấm, dấu phẩy các em viết đúng tốc độ, bài viết sạch
đẹp, không mắc lỗi chính tả. Nhờ được rèn đọc, rèn viết ngay từ đầu năm, trong
tất cả các môn học nên đến nay các em đã đọc rất tốt, đặc biệt là học sinh đã tự
chép hoặc nghe – viết một bài chính tả theo đúng mẫu yêu cầu của cô. Trong các
bài thi viết chính tả do giáo viên trong tổ tự tổ chức vào các buổi chiều (luyện

Tiếng Việt) học sinh đã viết, trình bày bài chính tả ðúng và ðẹp, không còn bị bỡ
ngỡ do không phải là giáo viên chủ nhiệm đọc chính tả. Học sinh tự tin khi viết
và làm bài.
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp nêu trên vào
vào thực tế giảng dạy phân môn chính tả ở lớp Một, bản thân tự rút ra một số bài
học kinh nghiệm sau:
+ Giáo viên phải tự rèn chữ viết cho mình luôn có ý thức viết chữ và trình
bày bảng khoa học.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải đi sâu, đi sát lớp, nhận xét chữa bài thường
xuyên, nắm được đối tượng học sinh lớp mình và nắm được chất lượng chữ viết
của học sinh trong từng giai đoạn viết chữ để có hướng khắc phục và đề ra
phương pháp giáo dục tốt nhất đối với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học.
+ Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh
nói chung và rèn chính tả cho học sinh nói riêng.
+ Phát động phong trào vở sạch chữ đẹp trong nội bộ lớp trường. Thường
xuyên khen thưởng, động viên học sinh có thành tích cao hay có tiến bộ trong
phong trào vở sạch – chữ đẹp.
+ Phối kết hợp rèn chữ viết trong tất cả các môn học.
+ Một trong những điều quan trọng để dạy chính tả đạt hiệu quả là giáo
viên cần phải giúp học sinh hiểu tác dụng của việc rèn chính tả. Từ đó học sinh
chủ động, tự giác trong việc rèn chính tả.
+ Một số kiến nghị:
Việc rèn chữ viết cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng. để nâng
cao hơn nữa chất lượng dạy học môn chính tả cho học sinh lớp Một tôi có một
số kiến nghị sau:
* Đối với nhà trường.
– Cần chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện một cách đồng loạt (từ khối 1
đến khối 5) về viết chính tả. Tổ chức các cuộc thi trong các buổi ngoại khoá
dưới những hình thức khác nhau để rèn cho học sinh các kỹ năng: nghe – đọc –

nói – viết.
20

– Đèn điện đủ sáng cho học sinh viết bài trong những ngày đông rét, tối
trời.
– Hằng năm Tổ chức Hội thi “viết chữ đẹp” cho học sinh các khối lớp tạo
động lực thi đua của học sinh.
* Đối với phụ huynh học sinh.
– Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình. Cần
đảm bảo góc học tập của các em phù hợp theo độ tuổi, đảm bảo đủ ánh sáng …
tạo cho các em ngồi học thoải mái.
– Kết hợp với nhà trường cụ thể là giáo viên chủ nhiệm để rèn kỹ năng viết
chính tả cũng như các kỹ năng khác cho con em mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi nhằm “Giúp học sinh lớp Một
viết đúng chính tả” mặc dù đã áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp mình và có
kết quả tốt. Song không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vậy mong hội
đồng khoa học các cấp cùng các bạn đọc góp ý xây dựng để đề tài thêm hoàn
chỉnh hơn, có khả năng thực thi cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
….……………………………………
……………………………………….
……………………………………….
……………………………………….
………………………………………..
………………………………………..
…………………………………………
…………………………………………

Hưng Lộc, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Tôi cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép của
người khác.

Người viết

Mai Thị Oanh

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Dạy chính tả ở trường Tiểu học: Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo.
2/ Phương pháp dạy Tiếng Việt 1: Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu
Tỉnh, Đặng Kim Nga.
3/ Phương pháp dạy Tiếng Việt 1: Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu
Tỉnh, Đặng Kim Nga.
4/ Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 1 Tập 2.
5/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Tập 1.
6/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Tập 2.
7/ Vở bài tập Tiếng Việt lớp 1 Tập 2.

22

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC

CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Oanh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường Tiểu học Hưng Lộc 2

TT
1
2
3

Tên đề tài sáng kiến kinh
nghiệm
Bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên
đề “ Các bài Toán về tính tuổi”
Phương pháp dạy học “Một số
dạng Toán về tính tuổi” cho học
sinh lớp 4
Một số biện pháp giúp học sinh
lớp Một viết đúng chính tả

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh, …)

Kết quả
đánh giá
xếp loại (A,
B hoặc C)

Năm học

đánh giá
xếp loại

Tỉnh

C

2008 – 2009

Huyện

A

2012 – 2013

Huyện

B

2014 – 2015

23

24

ngữ là tiếng Việt. Môn Tiếng Việt có công dụng là rèn luyện những kỹ năng và kiến thức nghe, nói, đọc, viết nhằm mục đích thay đổi và nâng cao chất lượng dạy học ngôn từ tiếng mẹđẻ trong nhà trường ; và tiềm năng tiên phong của giáo dục tiểu học là rèn luyện chohọc sinh kiến thức và kỹ năng ” đọc thông viết thạo ” chữ Quốc ngữ. Chính tả là một phầntrong nội dung chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Đây là môn học cóvị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triểncác kiến thức và kỹ năng cơ bản – đó là nghe, nói, đọc, viết. Có kỹ năng và kiến thức chính tả thành thạosẽ giúp cho học sinh học tập, tiếp xúc và tham gia những quan hệ xã hội đượcthuận lợi ; đồng thời việc mỗi thành viên trong xã hội ( trong đó có học sinh ) phátâm chuẩn và viết đúng chính tả sẽ góp thêm phần giữ gìn sự trong sáng và thống nhấtcủa Tiếng Việt. Ở lớp Một, chính tả khởi đầu từ phần rèn luyện tổng hợp. Các kỹnăng chính tả ở lớp Một là : – Điền vần, điền chữ ghi phụ âm đầu. – Tập chép ( khuyến khích viết chữ hoa ). – Nghe – viết ( khuyến khích viết chữ hoa ). – Trả lời thắc mắc trong mục câu hỏi và bài tập. Ở lớp Một, đa phần vẫn là kỹ năng và kiến thức : xác lập vần, âm đầu và tập chép, kỹnăng nghe – viết chỉ được nhu yếu 3/22 bài chính tả ở lớp Một. Như vậy, nhìn chung, chính tả lớp Một vẫn là giúp học sinh tập viết vàluyện đọc cho đúng mực, không có ý đánh đố những em về cách viết chữ. Trong những năm gần đây, trào lưu “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp ” ở cáctrường tiểu học trên địa phận huyện Hậu Lộc nói chung và trường Tiểu học HưngLộc 2 nói riêng đang được chăm sóc và gặt hái được những thành công xuất sắc đáng kể. Tất cả giáo viên và học sinh đều chú trọng tham gia nhiệt tình với quyết tâm cao. Đó chính là động lực giúp giáo viên và học sinh triển khai tốt tiềm năng giáo dụcđề ra “ Giáo dục đào tạo con người tổng lực ”. Học sinh lớp Một – lớp học tiên phong của bậc Tiểu học. Khả năng tư duycủa những em còn rất hạn chế. Trong suốt quy trình học từ tuần 1 đến tuần 24 họcsinh mới được học vần ( môn Tiếng Việt ), học sinh đọc, viết vần, từ theo cỡ chữvừa sang tuần 25, học sinh được học Tiếng Việt với nội dung tổng hợp trong đócó phân môn chính tả. Ở đây, nhu yếu từ sự hiểu biết, từ thói quen có được trongphần học vần, trong những môn học khác, học sinh phải chuyển từ viết chữ cỡ chữvừa sang cỡ chữ nhỏ để chép và viết chính tả. Vì thế, những em thường lúng túngtrong khi viết, khi trình diễn bài, chữ viết không đều, không đúng cỡ và mắcnhiều lỗi chính tả, chất lượng chữ viết chưa thực sự cao. Vậy, làm như thế nào để nâng cao chất lượng phân môn chính tả cho họcsinh lớp Một ? Đó cũng chính là lí do khiến tôi chọn đề tài này : “ Một số biệnpháp giúp học sinh lớp Một viết đúng chính tả ” 1.2. Mục đích điều tra và nghiên cứu : – Nghiên cứu những yếu tố có tương quan đến rèn kĩ năng viết đúng chính tả chohọc sinh lớp Một nhằm mục đích nâng cao chất lượng chữ viết cũng như cách trình bàybài cho học sinh ngay từ những năm học đầu cấp học. – Đề xuất 1 số ít kinh nghiệm tay nghề trong việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả chohọc sinh lớp Một để những bạn đồng nghiệp tìm hiểu thêm và vận dụng trong quá trìnhdạy học nói chung và dạy học sinh lớp Một nói riêng. – Phạm vi sử dụng : Sáng kiến này được vận dụng vào tổng thể những giờ học chínhtả ở lớp Một và hoàn toàn có thể vận dụng trong phân môn chính tả ở những lớp học trên ( cácbiện pháp 1, 3, 4, 5, 7, 8, 9 ). 1.3. Đối tượng nghiên cứu và điều tra : – Kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một – Học sinh lớp 1A trường Tiểu học Hưng Lộc 2 năm học : năm nay – 2017.1.4. Phương pháp nghiên cứu và điều tra : – Phương pháp tìm hiểu. ( Dự giờ, so sánh. … ) – Phương pháp tổng kết kinh nghiệm tay nghề. – Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục. – Phương pháp điều tra và nghiên cứu loại sản phẩm. 1.5. Những điểm mới của ý tưởng sáng tạo kinh nghiệm tay nghề : Sáng kiến này bản thân đã vận dụng trong năm học năm trước – năm ngoái và đã thuđược những hiệu quả đáng kể. Song qua quy trình trực tiếp giảng dạy và kinhnghiệm của bản thân, tôi thấy để chất lượng chữ viết của học sinh nói chung vàhọc sinh lớp Một nói riêng ngày một được nâng lên. Trong năm học này, tôi đãbổ sung vào ý tưởng sáng tạo một số ít nội dung sau : – Giải pháp 9 : Hướng dẫn học sinh cách chọn bút và đặt vở – Một số hình ảnh minh họa về : Bài viết mẫu của giáo viên ; bài viết của họcsinh ; tư thế ngồi viết của học sinh. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2. 1. Cơ sở lí luận của ý tưởng sáng tạo kinh nghiệm tay nghề : Như tất cả chúng ta đã biết, mỗi một dân tộc bản địa, một vương quốc đều có một ngônngữ riêng, một tiếng nói riêng. Tiếng Việt là ngôn từ được thống nhất trên toànđất nước ta. Để giữ gìn và tăng trưởng vốn chữ viết của Tiếng Việt thì nhà trườngđóng vai trò vô cùng quan trọng, tác động ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng ngôn từ cảmột vương quốc trong một quy trình tiến độ xã hội – lịch sử vẻ vang nhất định, là nơi thực hiệnnhiệm vụ giáo dục đào tạo và giảng dạy ở mỗi cấp học, bậc học. Trong đó dạy chính tả ở tiểuhọc là một trong những nội dung đang được chăm sóc nhằm mục đích nâng cao chất lượngcủa môn Tiếng Việt trong nhà trường. Thông qua việc học chính tả mà những emnắm được quy tắc chính tả và hình thành những kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo về chính tả. Từđó, mànâng cao dần tình cảm quý trọng tiếng mẹ đẻ và nền văn học dân tộc bản địa. * Tình hình lớp : Năm học năm nay – 2017 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A. Lớp có 30 em trong đó có 13 em nữ và 17 em nam. Đa phần là con mái ấm gia đình ngưnghiệp, nông nghiệp và có một bộ phận là lao động tự do. * Thuận lợi : Học sinh còn nhỏ nên những em đều biết nghe lời cô giáo, luôn luôn làmtheo những gì cô giáo hướng dẫn. – Có thiên nhiên và môi trường cho những em học tập tốt, cơ sở vật chất tương đối khá đầy đủ. – Các em nhìn chung đều có ý thức học tập tốt, có ý thức đoàn kết giúpđỡ lẫn nhau trong học tập. * Khó khăn : Bên cạnh những thuận tiện thì vẫn còn những khó khăn vất vả như sau : – Học sinh lớp Một còn rất non nớt, những em sống trong những mái ấm gia đình cóhoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau như : có em mồ côi, có em cha mẹ lạiđi làm ăn xa … nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau và những em chưa thậtsự được chăm sóc đến việc học. Đặc biệt tư duy trẻ lớp Một cũng rất đơn cử cảmtính. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu động chưa biết tập trunglâu sự chú ý quan tâm vào một cái gì đó. Năm tiên phong của đời học sinh, trẻ rất kinh ngạc vớiviệc chuyển hoạt động giải trí chủ yếu từ chơi sang hoạt động giải trí học tập, đặc biệt quan trọng rất dễxúc động với những nhu yếu và quy tắc của trường học. – Hưng Lộc là một xã ven biển của Hậu Lộc. Người dân nơi đây ảnhhưởng của phương ngữ rất lớn. Chính cho nên vì thế hiện tượng kỳ lạ học sinh phát âm sai dẫnđến viết sai khá phổ biến2. 2. Thực trạng yếu tố trước khi vận dụng ý tưởng sáng tạo kinh nghiệm tay nghề : * Thực trạng : Qua trong thực tiễn giảng dạy lớp Một, qua tìm hiểu và khám phá học sinh tôi thấy : – Học sinh lớp Một viết chính tả nhìn chung bảo vệ vận tốc viết chữ theoqui định. – Có nhiều học sinh viết bài thật sạch, trình diễn đẹp chất lượng về vở sạchchữ đẹp đều đạt tác dụng cao trong những đợt kiểm tra. Song cạnh bên đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn vất vả tronggiờ học chính tả. Cụ thể : + Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao những con chữ ( đặc biệt quan trọng là ở nhữngbài chính tả tiên phong ), nét chữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanh. + Do tác động ảnh hưởng của phương ngữ : l – n, ch – tr, s – x … nên khi viết chính tảhay mắc lỗi. + Một số học sinh chưa nắm chắc qui tắc chính tả : ng – ngh, g – gh, c – knên khi gặp bài chính tả nghe – viết, học sinh dễ viết sai. + Trong những buổi học, học sinh thường viết chính tả đẹp và đúng hơn khilàm bài kiểm tra trong những lần kiểm tra định kì. + Học sinh không biết cách trình diễn một bài viết chính tả ( đoạn văn, đoạn thơ hay bài thơ ). Đặc biệt với bài thơ viết theo thể lục bát hoặc viết chínhtả tập chép, học sinh nhìn bài “ mẫu ” của giáo viên để chép và khi thấy giáo viênxuống dòng ở chữ nào thì học sinh cũng xuống dòng ở chữ đó ( vì học sinh chưahiểu thực chất của yếu tố ). Ví dụ : Dạy bài chính tả tập chép “ Trường em ” – Bài viết bảng của giáo viên : + Bài viết vở của học sinh : * Kết quả của tình hình : Với tình hình như đã nêu trên, ngay từ bài viết chính tả tiên phong bài “ Trường em ” tôi đã thực thi khảo sát và thu được hiệu quả như sau : Tổng số học sinhTrình bày đúng, Trình bày đúng, đẹpnhưng chưa đẹpSLSL26, 61136,730 Riêng về trình diễn : Tổng sốViết đúng, viết Viết đúng nhưnghọc sinhđẹpchưa đẹpSLSL3020, 01033,3 Trình bày chưa đúngSL11Viết còn saimột vài lỗiSL26, 736,7 Viết còn sainhiều lỗiSL20, 0T rước yếu tố trên, tôi đã khám phá, tâm lý phối hợp với sự tiếp thu ý kiếncủa đồng nghiệp, ở đầu cuối tôi xin đưa ra quan điểm của mình về “ Một số biệnpháp giúp học sinh lớp Một viết đúng chính tả ” mà tôi đã triển khai và cảmthấy có hiệu suất cao. 3. Các giải pháp đã sử dụng để xử lý yếu tố : Giải pháp 1 : Giúp học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từLà giáo viên giảng dạy lớp Một, tôi luôn chú trọng yếu tố này. Ngay từcác bài học vần, tôi luôn giải nghĩa từ khoá từ vận dụng trong những bài học vần quatranh ảnh quy mô, lời lý giải giúp học sinh hiểu nghĩa từ, hiểu câu, đồng thờitôi đưa từ, câu văn vào văn cảnh đơn cử để học sinh thuận tiện hiểu từ, hiểu câu vàhiểu sâu hơn ( Phần luyện nói, đoạn ứng dụng ), từ đó có cách đọc đúng, viếtđúng. Bài viết chính tả phần nhiều là viết lại một phần nội dung bài tập đọc đãhọc. Vì vậy, để học sinh viết tốt những bài chính tả thì ngay những tiết học tập đọc, giáo viên cần cho học sinh hiểu nghĩa từ trong bài đọc, hiểu câu, hiểu nội dungcơ bản của bài đọc. Trước khi viết bài chính tả, giáo viên gợi ý, hướng dẫn họcsinh tìm hiểu và khám phá nội dung bài viết. như vậy, khi viết chính tả, học sinh khởi đầu đã cóvốn từ, nắm được nội dung bài, học sinh sẽ tự đọc – nghiên cứu và phân tích – viết đúng, đặcbiệt là những tiếng, từ viết khó, hạn chế sự mắc lỗi. Giải pháp 2 : Dạy học sinh viết – trình diễn bài chính tảTừ tuần 25 học sinh lớp Một mở màn viết chính tả. Giai đoạn này học sinhvừa luyện chữ cỡ vừa và khởi đầu học phân môn chính tả. Như vậy, học sinh lớpMột không có một tiết học riêng nào và cũng chưa có lần nào để làm quen vớicách viết những chữ theo cỡ chữ nhỏ trước khi những em viết bài chính tả. Do đó họcsinh thường lúng túng khi viết chính tả như : + Không biết cách trình diễn bài viết. + Chưa nắm được độ cao từng con chữ. Vậy, cần phải làm gì giúp những em khỏi bị lúng túng khi viết chính tả, đặcbiệt ở những bài đầu ở của phân môn chính tả ? Với học sinh tiểu học, đặc biệt quan trọng là học sinh lớp Một, những em “ nói đấy ”, “ nghe đấy ” rồi cũng “ quên ngay đấy ”. Nếu như những em không được làm quen, được nhắc nhở liên tục thì những em sẽ không biết làm, nếu có làm thì dễ bịsai, bị nhầm lẫn và không tránh khỏi lúng túng. Với lớp tôi, tôi đã thực thi nhưsau : a ) Giới thiệu chữ viết thường cỡ nhỏ : + Sau khi học sinh đã được làm quen, thực hành thực tế viết những vần âm, học sinhđã nắm được cấu trúc con chữ, độ cao, độ rộng của từng con chữ cũng như kĩthuật viết từng con chữ cỡ vừa. Khi chuyển sang phần vần, từ tuần 15, trongnhững giờ luyện Tiếng Việt, tôi “ trình làng ” với học sinh những con chữ trong vầnhôm đó ôn luyện theo cỡ chữ nhỏ theo hình thức “ đưa chữ mẫu viết theo cỡchữ nhỏ để trình làng ” với mục tiêu đa phần để học sinh có sự nhận ra banđầu về độ cao, độ rộng của từng con chữ theo cỡ chữ nhỏ. Ví dụ : Luyện đọc bài 72 : ut – ưt ( Tiếng Việt 1 – tập 1 ). Trong bài này tôigiới thiệu cho học sinh con chữ “ u. ư ”, viết theo cỡ chữ nhỏ có độ cao 1 đơn vị chức năng, con chữ “ t ” cao 1,5 đơn vị chức năng. Trong 1 số ít tiết luyện Tiếng Việt sau khi có vầnchứa những con chữ đó theo cỡ chữ nhỏ thì học sinh sẽ biết ngay. Làm như vậy, học sinh vừa nắm chắc cấu trúc vần, vừa được làm quen với chữ viết thường cỡnhỏ trong vần đó. Để thực thi tốt việc này yên cầu người giáo viên phải khôn khéo trong cáchgiới thiệu và điều quan trọng hơn giáo viên phải nắm chắc mẫu chữ viết thườngvà viết hoa ( theo cỡ chữ nhỏ ). Cụ thể : + Nếu kể độ cao của con chữ thấp nhất không kể những dấu phụ trên cáccon chữ ấy ( như những con chữ a, ă, â, c, e, ê … ) là đơn vị chức năng chiều cao của chữ và lấydòng kẻ dưới cùng của khuông kẻ vở làm dòng chuẩn thì những chữ viết thường cócác độ cao là vị trí trên khuông kẻ như sau : – 1 đơn vị chức năng : a, ă, â, c, e, ê, m, o, ơ, u, ư, v, x. – 1,25 đơn vị chức năng : r, s. – 1,5 đơn vị chức năng : t. ( những chữ 1 đơn vị chức năng 1,25 đơn vị chức năng và 1,5 đơn vị chức năng trên đều viết trên dòng chuẩn ) – 2 đơn vị chức năng : d, đ ( với 2 đơn vị chức năng trên dòng chuẩn ) – p, q ( với 1 đơn vị chức năng trên và 1 đơn vị chức năng dưới dòng chuẩn ) – 2,5 đơn vị chức năng : b, h, k, l ( với 2,5 đơn vị chức năng trên dòng chuẩn ) – g, y ( với 1 đơn vị chức năng trên và 1,5 đơn vị chức năng dưới dòng chuẩn ) + Các chữ hoa đều có độ cao 2,5 đơn vị chức năng trên dòng chuẩn trừ g và y có độ cao 4 đơn vị chức năng, với 2,5 đơn vị chức năng ở trên và 1,5 đơn vị chức năng ở dưới dòng chuẩn. Từ bài 96 phần học vần, trong những giờ luyện Tiếng Việt, giáo viên có thểgiúp học sinh so sánh độ cao, độ rộng của chữ viết thường cỡ nhỏ cũng như kỹthuật viết chữ. Nhưng giáo viên quan tâm không nên đi sâu nghiên cứu và phân tích – nhận diện màở đây tôi chỉ muốn với hình thức giáo viên ra mắt cho học sinh là chính, tránh làm mất nhiều thời hạn của tiết học. Như vậy, qua những bước ra mắt đó, phần nào học sinh đã biết về cỡ chữnhỏ để rồi khi chuyển sang viết chính tả học sinh không còn kinh ngạc, lúng túngvề độ cao những con chữ cũng như kỹ thuật viết. b ) Tập chép và viết chính tả : Khi tất cả chúng ta làm tốt việc trình làng chữ viết thường cỡ nhỏ phối hợp với sựbao quát, sự chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên trong giờ chính tả, nhìn chung họcsinh viết chính tả sẽ không bị lúng túng về cách viết chữ. Nhưng cũng không thểtránh khỏi một số ít trường hợp học sinh viết không đúng cỡ chữ, chữ chưa đều, chưa đẹp. với những trường hợp này giáo viên cần phải hướng dẫn tỉ mỉ để cácem viết đúng mẫu, có giải pháp để giúp những em khắc phục điểm yếu kém. Vớinhững học sinh yếu, tôi đã vận dụng việc viết mẫu trong một số ít bài chính tả củanhững tuần đầu ở mỗi bài chính tả tôi viết mẫu cho những em một câu văn hoặcmột dòng thơ. Viết thật ngay ngắn và đẹp cho những em quan sát. Đến khi viết bàitôi nhu yếu những em nhìn theo mẫu rồi viết ( quan tâm viết thật tròn trĩnh ) kể cả trongbài tập chép hay nghe – viết tôi đều làm như vậy, tăng cường viết mẫu hướngdẫn vào buổi luyện Tiếng Việt hay tiết tự học chỉ sau một tuần làm như vậy tôithấy chữ viết của những em đã tân tiến rõ ràng. Đặc điểm của học sinh tiểu học là rấthay bắt chước và bắt chước cũng rất nhanh, hơn thế nữa ở lớp Một những bài chính tảhầu như là tập chép nên tăng cường việc tri giác chữ viết bằng thị giác cho họcsinh thì việc viết mẫu của giáo viên không những giúp cho những em viết đẹp màcòn giảm đáng kể thực trạng mắc lỗi. Để làm tốt việc này yên cầu mỗi giáo viên phải có ý thức luyện chữ vàkhông phải chỉ ở giờ chính tả, tập viết mà toàn bộ những giờ học khác yên cầu chữviết trên bảng của giáo viên thật sự mẫu mực. c ) Hướng dẫn trình diễn bài chính tả : Việc trình diễn bài chính tả của học sinh ở những bài đầu là rất khó. Họcsinh không biết cách trình diễn như thế nào cho đúng chứ chưa nói gì trình bàycho đẹp, từ cách ghi tên bài viết rồi đến trình diễn nội dung bài viết. Ở đây tôi xinđược trình diễn cách làm mà tôi đã triển khai và thấy có hiệu suất cao như sau : * Cách ghi thứ, ngày – tháng – ghi tên môn – ghi tên bài viết : Tôi luôn luôn chú ý quan tâm đến cách trình diễn bảng của mình đặc biệt quan trọng trong giờchính tả. Khi hướng dẫn học sinh viết vở, tôi đưa ra lao lý chung cho họcsinh của lớp mình. + Cách ghi thứ – ngày – tháng : chữ “ Thứ ” cách lề vở 1 ô + Cách ghi tên phân môn : “ Chính tả ” cách lề 4 ô + Cách ghi tên bài : Cách ghi tên bài không phải là đến khi viết chính tả giáo viên mới giớithiệu cho học sinh. Với tôi, ngay trong những bài học vần, trong những môn học kháckhi ghi tên bài tôi luôn quan tâm trình diễn làm thế nào cho đúng, cho khoa học và đẹpmắt tức là viết đúng và trình diễn cân đối trên bảng. Đặc biệt trong giờ học “ Thủcông ” tất cả chúng ta giáo dục học sinh cái đẹp của hình ảnh, của cách trình diễn ( bốcục, khoảng cách ) hay sự khôn khéo, óc phát minh sáng tạo của học sinh. Vì thế, khi ghi tênbài vào vở tổng hợp, tôi tích hợp hỏi học sinh tại sao lại trình diễn như vậy ? Ví dụ : Bài 24 : Phân môn Thủ công. Giáo viên trình diễn bảng : Thứ … ngày … tháng … năm … Thủ côngCắt, dán hình vuông vắn – Giáo viên hỏi : Tại sao không viết chữ “ Cắt ” vào sát lề hoặc vào giữabảng ? – Học sinh : viết như vậy không đẹp. Giáo viên phải cho học sinh thấy được cái đẹp ở đây không những chỉ vềchữ viết mà còn cả về cách trình diễn. Từ đó hình thành cho học sinh cách trìnhbày bài một cách khoa học và thích mắt. Cách trình diễn đó được tôi nhắc nhở xenkẽ trong những bài học kinh nghiệm của môn học khác. Đến khi viết chính tả, tôi chỉ cần lưu ýhọc sinh là những em hoàn toàn có thể tự ước đạt và trình diễn vào vở của mình ( có thểchưa thật cân đối ) và từ từ trở thành thói quen, được thực hành thực tế nhiều lần cácem sẽ có kiến thức và kỹ năng trình diễn bài đúng, đẹp và khoa học. Đối với những học sinhyếu, tôi sẽ chỉ và hướng dẫn những em ở 1 số ít bài tiên phong về cách viết, viết cáchlề khoảng chừng mấy ô. Sau đó nhu yếu học sinh tự ước đạt, tự thực hành thực tế. * Cách trình diễn đoạn văn, đoạn thơ : Nếu cứ để đến khi viết chính tả giáo viên hướng dẫn học sinh cách trìnhbày một đoạn văn hay một khổ thơ, bài thơ thì thật là khó khăn vất vả trong một tiếthọc mà hiệu suất cao lại không cao, chắc như đinh sẽ có nhiều em trình diễn sai, đặc biệtlà viết đoạn văn hay khổ thơ lục bát. Vì vậy, trong những bài học vần, khi đưa ra đoạn văn, đoạn thơ ( khổ thơ ) ứngdụng tôi luôn quan tâm cách trình diễn đoạn ứng dụng đó trên bảng phụ hoặc bảnglớp ra mắt cho học sinh hiểu cách trình diễn từng bài đó. Cụ thể : Ví dụ1 : Dạy bài 78 : uc – ưc ( Tiếng Việt 1 – Tập 1 ) Đoạn thơ ứng dụng : Con gì mào đỏLông mượt như tơSáng sớm tinh mơGọi người thức dậy ? Ở đây, giáo viên giúp học sinh hiểu : + Tất cả những chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa con chữ tiên phong ( chữviết ), in hoa con chữ tiên phong ( chữ in ). + Chữ đầu những dòng thơ phải thẳng đều nhau. + Cuối đoạn thơ phải có dấu chấm. Ví dụ 2 : Dạy bài 74 : uôt – ươt ( Tiếng Việt 1 – Tập 1 ) Đoạn thơ ứng dụng : Con Mèo mà trèo cây cauHỏi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhàChú Chuột đi chợ đường xaMua mắm, mua muối giỗ cha con mèo. Ở đây, giáo viên cũng phải giúp học sinh biết : + Tất cả những chữ đầu mỗi dòng thơ phải được viết hoa con chữ đầutiên ( so với chữ viết ), in hoa ( so với chữ in ). + Cuối đoạn thơ có dấu chấmHơn nữa, ở đây giáo viên còn phải giúp học sinh nhận thấy số chữ ở từngdòng thơ và cách trình diễn khác với bài trước. Dòng 6 chữ phải lùi vào 2 ô so với lề vởDòng 8 chữ phải lùi ra khoảng chừng 1 ô so với dòng 6 chữĐoạn văn : Giáo viên phải giúp học sinh thấy được : chữ đầu đoạn văn, chữđầu câu phải viết hoa con chữ tiên phong. cuối câu có sử dụng dấu câu “. ” Nhưvậy, ngay từ những bài học vần giáo viên trình làng cho học sinh, cách trình bàycách viết hoa ( viết hoa tên riêng … ) cách ghi dấu chấm, cách ghi dấu phẩy haycả cách ghi dấu chấm hỏi có trong bài. 10K hi viết chính tả, tôi luôn luôn nhắc nhở học sinh những điều quan tâm trêntrước khi viết bài. Khi sang viết chính tả bài tiên phong học sinh viết đó là bài : Trường em, học sinh phải chép một câu ở đoạn một và một câu trong đoạn haicủa bài, học sinh không hiểu cách trình diễn một bài viết có nhiều đoạn. chính vìthế, ngay từ bài tập đọc, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác lập rõ đoạn 1, đoạn 2 của bài tập đọc sau đó giáo viên cho học sinh nhắc rõ từng đoạn như thếhọc sinh cũng phần nào hiểu về cách trình diễn hết đoạn 1 sang đoạn 2 ta phảixuống dòng, viết lùi vào 1 ô và viết hoa con chữ tiên phong. Trong những bài chính tả của những tuần đầu, tôi luôn luôn có bảng chépmẫu bài viết. Ví dụ : Khi dạy bài “ Bàn tay mẹ ” tôi chuẩn bị sẵn sàng bảng như sau : + Bài viết đúng, đẹp những con chữ đều, chuẩn là bài để học sinh nhìn. Bài tôi viết ở bảng lớp. Bài viết có mắc lỗi về cách trình diễn tôi viết vào bảng phụ. Trước khi học sinh chép bài chính tả, tôi đưa ra bảng phụ này để học sinhnhận xét, phát hiện, nhận ra chỗ sai, từ đó giúp học sinh không mắc phải lỗi đó. Cách sử dụng bảng phụ này tôi thực thi khi dạy chính tả ở bài đầu kiểu trìnhbày đoạn văn, bài thơ hay khổ thơ. Như vậy, việc viết và trình diễn bài chính tả là rất quan trọng. Chính do đó, mỗi giáo viên cần phải chăm sóc liên tục đặc biệt quan trọng là so với học sinh lớpMột, quy trình tiến độ những em khởi đầu học phân môn chính tả. 11G iải pháp 3 : Dạy theo nhóm đối tượng người tiêu dùng học sinh, phối hợp sử dụng một số ít “ mẹoluật ” chính tảĐối với phân môn chính tả, điểm yếu kém chính của học sinh lớp Một là viếtsai những lỗi thường thì như : s – x, ch – tr …, sai khoảng cách những con chữ, nétchữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanh … vì thế giáo viên cần chú ý quan tâm : + Ngay từ những bài học vần tiên phong cho đến khi học sinh viết chính tả, giáo viên cần luôn luôn quan tâm đến từng nét chữ của học sinh. giáo viên viết mẫuhướng dẫn học sinh, chữ viết của giáo viên rõ ràng đúng chuẩn thế nhưng khôngphải em nào cũng viết được đúng, được đẹp như giáo viên hướng dẫn có em viếtđúng chữ nhưng sai nét như : Nét chữ không bám dòng kẻ, nét chữ viết nghiêngkhông đều, sai độ rộng … giáo viên phải sửa từng nét chữ cho học sinh, dùngphấn, bút khác màu mực ( màu đỏ ) sửa cho những em, giúp những em có ý thức tự sửasai trong những lần viết sau. so với học sinh khá, giỏi, giáo viên hoàn toàn có thể cho họcsinh tự nhận xét, sửa sai hoặc sửa sai khi giáo viên chỉ rõ cái sai đó. Điều nàygiáo viên phải chú ý quan tâm sửa sai cho những em từ những bài tập viết phần học vần ( gạchchân – sửa những nét học sinh thường viết chưa đúng ). Trước khi viết bài mớigiáo viên cho học sinh viết lại những lỗi viết sai chính tả của mình, giúp những emghi nhớ trong những lần sau. Khi viết chính tả giáo viên có những nhận xét chunghoặc chỉ ra trực tiếp với học sinh để học sinh thấy được những lỗi chính tả củamình cũng như cách sửa. + Trong những bài đầu viết chính tả, còn nhiều học sinh hay mắc lỗi trìnhbày. Với những trường hợp này, trong giờ luyện Tiếng Việt, giáo viên cho họcsinh viết một bài chính tả và giáo viên chú ý hướng dẫn cách trình diễn. + Với những học sinh hay mắc lỗi đọc – viết sai : r – gi – d, s – x … muốnsửa lỗi đọc – viết sai r – gi – d, s – x …, giáo viên cần cho học sinh phát âm nhiềulần rồi nghiên cứu và phân tích trước khi viết. Ngoài ra, giáo viên tích hợp với môn “ Âm nhạc ” giúp học sinh đọc đúng, phát âm chuẩn ( vì trong khi hát không khi nào những emhát ngọng ). Từ việc đọc đúng, phát âm chuẩn những em sẽ viết đúng chính tả. Ví dụ : Bài tập chép “ Trường em ”. Khi hướng dẫn học sinh viết : “ Trường ” tôi cho học sinh đọc ( phát âm ) đúng. sau đó nhu yếu học sinh nghiên cứu và phân tích : trường = Tr + ương + ( \ ). Cuối cùngmới nhu yếu học sinh viết : Trường với cách làm như vậy học sinh sẽ không bịviết sai thành “ chường ” hay nhầm lẫn với chữ khác. Để sửa lỗi chính tả này cho học sinh, giáo viên không chỉ triển khai nhưtrên mà phải biết triển khai phối tích hợp với những giải pháp sửa lỗi khác để đạthiệu quả tốt hơn. + Luôn coi trọng những bài tập mang tính “ củng cố qui tắc chính tả ” để sửacác lỗi về âm – vần cho học sinh. “ Điền vần ”, “ Điền chữ ” là những thao tác ôn lại cấu trúc của âm tiết. Khi đãđánh vần thành thạo, tích hợp quan sát tranh vẽ minh hoạ đơn cử trong bài, họcsinh thuận tiện lựa chọn vần, chữ để điền đúng. Từ ngữ đi cùng hình ảnh trực quangiúp những em ghi nhớ từ tốt hơn. Vì vậy, giáo viên phải biết khai thác hợp lý, khoahọc tranh vẽ trong sách giáo khoa để giúp học sinh có tác dụng học tập tốt hơn. Khi làm xong bài tập, tôi luôn cho học sinh đọc lại ( chú ý quan tâm cách phát âm ) và chohọc sinh nghiên cứu và phân tích tiếng, từ đó để học sinh nắm rõ cấu trúc của tiếng, từ giúp họcsinh khi viết sẽ không nhầm lẫn. 12G iáo viên quan tâm : với những bài tập dạng này, giải thuật đúng là từ chọn phùhợp với tranh vẽ. Nếu học sinh chọn nhầm thì sau khi xác lập giải thuật đúng, giáo viên hoàn toàn có thể nói thêm chữ chọn nhầm kia sẽ cho từ mang nghĩa gì. Ví dụ : Điền chữ ch hay tr : thi … ạy … anh bóng ( Tiếng Việt 1 – tập 2 trang 59 ) Sau khi học sinh thực hành thực tế làm và chữa bài : thi chạy, tranh bóng. giáoviên đưa ra Tóm lại : tranh bóng phải viết là tr, và nếu là ch ta sẽ có từ chanhtrong quả chanh, cây chanh viết là tranh trong từ tranh bóng, bức tranh, tranh giành. Hay giáo viên vận dụng 1 số ít “ mẹo luật ” giúp học sinh ghi nhớ khi viếtchính tả để giúp học sinh viết đúng giữa ch và tr. Viết là ch với những từ chỉ vật phẩm, những đại từ chỉ quan hệ thân thuộctrong mái ấm gia đình chứ không khi nào viết là tr. Ví dụ : chăn, chiếu, chum, chai, … cha, chú, chị, cháu, … Hay trong chữ ghi tiếng có có oa, oă, oe, uê thì âm đầu những chữ đó chỉ cóthể viết ch. ( không viết tr ) * Ngay từ những bài học vần và sau những bài tập chính tả g – gh, ng-ngh, c-kq, giáo viên cần cho học sinh thấy được : + Viết là gh khi đứng trước những nguyên âm i, e, ê. + Viết là g khi đứng trước những nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. + Viết là ngh khi đứng trước những nguyên âm i, e, ê. + Viết là ng khi đứng trước những nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. + Viết là k khi đứng trước những nguyên âm i, e, ê. + Viết là c khi đứng trước những nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. + Viết là “ qu ” khi đi với âm đệm : o, uchỉ có riêng tiếng “ cuốc ” trong từ “ con cuốc, cái cuốc ” và tiếng “ cuống ” thìviết là “ c ”. Giải pháp 4 : Dạy chính tả theo nguyên tắc tích hợpChính tả là một phân môn trong bộ môn Tiếng Việt, chính thế cho nên khôngthể tách rời chính tả khỏi môn Tiếng Việt cũng như không hề tách môn TiếngViệt ra khỏi những môn học khác. * Muốn viết đúng, viết đẹp trước hết những em phải đọc tốt, không phát âmngọng + Ở lớp Một, khi viết bài chính tả học sinh có hai hình thức : tập chép hoặcnghe viết. Yêu cầu của bài tập chép là tích hợp của những nhu yếu về nhiều mặt : tư thếngồi viết, tay cầm bút, nét chữ, đánh vần, đọc trơn, hiểu bài, viết liền mạch. Yêucầu bài nghe – viết học sinh phải từ giọng của thầy cô mà nhớ lại cách viết những từnghe được. Như vậy, nhu yếu học sinh phải tự đánh vần, đọc trơn được những tiếng cótrong bài tự chép, tự nhớ lại những tiếng khi nghe giáo viên đọc trong bài nghe viết để viết được bài chính tả theo nhu yếu, nếu không học sinh không viết liềnmạch được và sẽ có những lỗi viết không thành chữ, tương tự như người lớn phảichép một bài viết bằng một tiếng quốc tế mà mình không biết, chắc như đinh vấtvả và mắc nhiều lỗi. Do đó ngay từ những bài học vần giáo viên phải thật chú trọng13rèn luyện kỹ năng và kiến thức đánh vần, đọc trơn ( đọc đúng – đọc hay ) và kiến thức và kỹ năng viết củahọc sinh. Đánh vần, đọc trơn tốt giúp học sinh viết chữ đúng. + Học sinh lớp Một những em luôn có thói quen bắt chước theo cô, những emluôn cho rằng cô làm gì cũng đúng, tổng thể những hành vi, việc làm, đều được họcsinh coi đó là “ mẫu ”, là “ chuẩn ” cần phải làm theo. Vậy giáo viên cần làm gì đểđáp lại sự mong mỏi, đáng tin cậy đó của học sinh ? + Trong những lúc tiếp xúc với học sinh, trong mọi tiết học nói chung vàtrong giờ học Tiếng Việt, giáo viên là người đọc mẫu cho học sinh, thế cho nên giáoviên phải đọc đúng, đọc hay để học sinh bắt chước theo ( quan tâm phát âm chuẩn ). Bởi có đọc đúng thì mới viết đúng. Khi viết, khi chấm bài, đặc biệt quan trọng là những bài viết mẫu cho học sinh, chữviết của giáo viên phải chân phương mẫu mực khi viết mẫu bài chính tả, giáoviên quan tâm cách trình diễn bài khoa học, đúng mẫu chữ, cỡ chữ. Như vậy, giáoviên cần luôn quan tâm đến cách viết, cách trình diễn của mình cũng như chú ý quan tâm sửasai cho học sinh về khoảng cách những con chữ, khoảng cách chữ, cách ghi dấuthanh, cách viết liền nét, viết liền mạch từ đó giúp học sinh biết : Khoảng cách chữ – chữ khoảng chừng một thân con chữ o. Khoảng cách chữ – dấu phẩy, dấu chấm khoảng chừng nửa thân con chữ o. Khoảng cách dấu phẩy – chữ một thân con chữ o. Khoảng cách dấu chấm – chữ xa hơn một thân con chữ o. Khi đã có sự hiểu biết này ở những bài học vần, sang viết chính tả họcsinh sẽ tránh được những lỗi này. Muốn trình diễn bài tốt, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ, từng bước kết hợptrong những môn học như phần hướng dẫn trình diễn bài chính tả đã trình diễn. Nhưvậy, dạy học sinh viết chính tả không chỉ triển khai ở phân môn chính tả mà phảithông qua tổng thể những môn học, không riêng gì rèn viết mà còn rèn cả đọc – nghe – nóicho học sinh. Giải pháp 5 : Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Trong những giờ chính tả, giáo viên thường lạm dụng con đường giải thíchcách viết, nhận xét luôn bài viết của học sinh như vậy chưa phát huy tính tíchcực của học sinh vì thế, khi dạy chính tả giáo viên cần chú ý quan tâm : + Với những chữ khó viết trong bài, giáo viên nên để học sinh tự phát âmphân tích – viết bảng, sau đó học sinh tự nhận xét, sửa sai cho nhau. giáo viênchỉ là người hướng dẫn rồi tổng kết. Ví dụ : Khi dạy bài chính tả nghe – viết “ Cái Bống ” học sinh cần nắmđược tiếng viết khó trong bài như : khéo, gánh, ròng, … Để giúp những em viết đúng những chữ đó giáo viên cho học sinh theo dõi vàosách và nghiên cứu và phân tích âm tiết : chữ “ khéo ” gồm có chữ “ kh ” nối với những con chữ ghivần “ eo ” và dấu thanh sắc : khéo = kh + eo + ( / ). Như vậy, học sinh đọc, nghiên cứu và phân tích, nhận diện rồi viết, học sinh sẽ ghi nhớchữ viết và viết chính tả tốt hơn. + Qua những bài tập chính tả để giúp học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ, nắm qui tắc chính tả, giáo viên không nên giảng từ thay học sinh mà giáo viênphải biết giúp học sinh dựa vào tranh vẽ, biết đưa từ vào văn cảnh đơn cử để hiểunghĩa từ – ghi nhớ từ. Có như vậy việc ghi nhớ từ sẽ đúng chuẩn và lâu bền hơn. Giải pháp 6 : Thay đổi giọng đọc. 14H ọc sinh lớp Một, khi viết chính tả học sinh hầu hết là tập chép. Nhưngmỗi lần kiểm tra định kì ( trong học kì II ) học sinh hoàn toàn có thể phải nghe viết. Mà thựctế, trong những buổi học ( trong giờ chính tả ), học sinh chỉ quen nghe giọng đọc củagiáo viên chủ nhiệm, do đó trong những đợt kiểm tra định kì, giáo viên khác vàolớp đọc chính tả cho những em, những em không quen giọng đọc đó, do vậy những em sẽmắc lỗi chính tả nhiều hơn. Để khắc phục thực trạng nay, tôi đã có hình thức tổchức dạy học như sau : + Đến giờ chính tả nghe – viết, đa phần là giờ luyện Tiếng Việt tôi cùngvới giáo viên trong khối, tổ đổi lớp cho nhau để đọc chính tả cho học sinh viết, học sinh viết xong chính tả giáo viên trở về lớp của mình. + Cũng trong 1 số ít giờ học Tiếng Việt, giáo viên đưa ra một số ít từ, câusau đó, giáo viên gọi một học sinh có kiến thức và kỹ năng đọc tốt lên đọc cho cả lớp viết. Với hình thức như vậy, học sinh được nghe nhiều giọng đọc khác nhau, học sinh làm quen với những giọng đọc, lúc đó học sinh sẽ không kinh ngạc vớinhững giọng đọc không quen. Giải pháp7 : Tổ chức “ Đôi bạn giúp nhau tân tiến ” Ngoài ra, trong giờ học tôi còn tổ chức triển khai cho học sinh “ đôi bạn giúp nhautiến bộ ” so với học sinh của lớp. đơn cử : + Những học sinh đọc – viết đúng ch – tr, … sẽ trợ giúp bạn còn đọc, viếtsai ( nếu ở gần nhà nhau càng tốt ). + Học sinh viết chữ đẹp sẽ giúp bạn còn viết sai nét, sai chính tả. Để việc thực thi có hiệu suất cao, giáo viên dữ thế chủ động xếp học sinh đọc thông, viết thạo ngồi gần học sinh đọc, viết còn chậm ; còn hay mắc lỗi để những em tựsửa lỗi khi nói, khi viết cho nhau và cả khi trò chuyện cùng nhau hay lúc ra chơi. Xưa có câu “ Học thầy không tày học bạn ”. Chính vì thế, khi giáo viên giúphọc sinh hiểu rõ điều này trong học tập thì việc tổ chức triển khai cho học sinh cùng nhauhọc hỏi, cùng nhau thi đua, rèn luyện đó là việc làm tốt, nên làm và sau từngtuần, từng tháng, giáo viên tổng kết, tuyên dương từng em, từng “ đôi bạn ”. Nhậnxét mang tính khuyến khích, động viên những em là chính. Giải pháp 8 : Chú ý tư thế ngồi và cách cầm bútHiện nay, trong những trường học vẫn còn sống sót không ít học sinh ngồi viếtkhông đúng tư thế và cách cầm bút chưa đúng. Có nghĩa vụ và trách nhiệm tiên phong và lớnnhất trong thực trạng nói trên là những người dạy những em cầm bút tập viết lầnđầu tiên. Các em ngồi không ngay ngắn và cầm bút không đúng kiểu mà khôngđược uốn nắn ngay cho đến khi có cách ngồi và cách cầm bút đúng thì sau nàyrất khó sửa. Luyện cho học sinh tư thế ngồi và cách cầm bút viết cho đúng không phảichỉ là việc làm ở đầu học kì I của lớp Một mà là việc làm tiếp tục của giáoviên. Tay những em còn non, cầm bút không nhẹ nhàng như người lớn. Nhưng nếucầm sai mà được uốn nắn ngay thì cũng dễ sửa hơn người lớn. Lưng những em cònrất mềm ngồi viết không đúng sẽ dẫn đến bệnh cong vẹo cột sống và cận thị. Chính vì thế, ngay từ những buổi học tiên phong của lớp Một, tôi hướng dẫnhọc sinh tỉ mỉ, cẩn trọng về cách cầm phấn, cầm chì cũng như tư thế ngồi, … * Tư thế ngồi của học sinhNhiều giáo viên chỉ mải hướng dẫn, quan tâm đến chữ của học sinh mà quênđi tư thế ngồi của học sinh mình. Để mặc học sinh ngồi tự do như ngồi lệchngười, đầu cúi sát vở, ngả nghiêng người, … Trước khi viết giáo viên chỉ cần15nhắc những con phải ngồi đúng tư thế thì học sinh sẽ biết ngay là mình phải ngồingay ngắn, thẳng sống lưng, không tì ngực vào bàn, vai cân đối, đầu hơi cúi vànghiêng sang trái, mắt cách vở 25 – 30 cm. Hai tay để trên bàn, tay trái giữ vở, tayphải cầm bút. hai chân để song song tự do. * Cách cầm bút, tay viết : Cầm bút bằng 3 ngón tay. Ngón tay giữa ở phía dưới, ngón trỏ ở phía trên, và ngón cái giữ bút ở phía ngoài cho ngón tay cái thẳng với cánh tay. Bàn tay đểlên trang vở, cổ tay thẳng tự do. Bút nghiêng về phía cánh tay khoảng chừng 45 độso với mặt giấy và song song mép dọc của trang vở. Ngòi bút úp xuống mặtgiấy, Nếu giáo viên không chú ý quan tâm có những học sinh cầm bút bằng 4 ngón tay đểkhuỳnh ra rất khó viết khi lên lớp trên sửa lại cho những em thật khó. Sau đây là 1 số ít hình ảnh học sinh lớp 1A trường Tiểu học Hưng Lộc 2 trong giờ chính tả. 16G iải pháp 9 : Hướng dẫn học sinh cách chọn bút và đặt vởĐể có nét chữ viết đúng, viết đẹp thì việc chọn bút và đặt vở cũng khôngkém phần quan trọng, bởi lẽ nếu chọn bút không vừa tầm tay của những em hoặccách để vở không đúng thì khi viết những em sẽ gặp rất nhiều khó khăn vất vả dẫn đếnchữ viết không đúng, không đẹp. Sau đây là cách chọn bút và đặt vở mà tôi đãáp dụng để hướng dẫn cho học sinh lớp Một. * Chọn bút : Các em là học sịnh lớp Một nên không chọn bút quá dài hayquá to, chỉ khoảng chừng 13 cm và đường kính 7 mm là vừa. Phần ngòi bút và lưỡi gàcắm vào ổ bút phải vừa khít không quá rộng hoặc quá chật. Phần ngòi bút khôngđược mềm quá dễ hỏng. Các bộ phận khác của bút phải bảo vệ cho việc hútmực, giữ mực và ra đều mực. * Cách đặt vở : Giáo viên cần quan tâm cho học sinh vở mở không gập đôi, để trọn vẹn trên mặt bàn, hơi nghiêng sang trái khoảng chừng 15 độ so với mặt bànsao cho mép vở song song với cánh tay. * Thiết kế bài dạy : Việc rèn chính tả cho học sinh được triển khai tiếp tục, liên tụctrong những giờ học, môn học. Trọng tâm vẫn là giờ chính tả. Việc giáo viên thiếtkế bài dạy có sự thay đổi tương thích nội dung bài, với đối tượng người dùng học sinh của lớpđã góp thêm phần giúp giờ học thành công xuất sắc 50%. Sau đây tôi xin trình diễn phong cách thiết kế bài dạy một bài chính tả : CHÍNH TẢNGÔI NHÀ17I. MỤC TIÊU – Học sinh chép lại đúng chuẩn, trình diễn đúng khổ thơ 3 của bài Ngôi nhà. – Làm đúng những bài chính tả : điền vần iêu hay yêu, điền chữ c hoặc k. – Nhớ quy tắc chính tả : k + i, ê, e. II. ĐỒ DÙNG : – Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 3 ( bài Ngôi nhà ) – Học sinh : Vở viết, vở bài tập, bảng con, phấn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Hoạt động 1 : CỦNG CỐ KĨ NĂNG ĐỌC, VIẾT – Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết từ : nhiệt huyết, tuyệt đẹp. Ởdưới viết bảng con – Giáo viên nhận xét * Giới thiệu bài * Hoạt động 2 : HƯỚNG DẪN TẬP CHÉPa. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị sẵn sàng. – Giáo viên đọc bài chính tả chép trên bảng phụ – 1 học sinh đọc lại bàib. Hướng dẫn viết từ khó : – Yêu cầu học sinh nêu những từ dễ viết sai : ( mộc mạc, quốc gia … ) – Yêu cầu học sinh đọc, nghiên cứu và phân tích những chữ khó viết – học sinh viết những từkhó vào bảng con – giáo viên nhận xét, sửa sai. c. Học sinh chép bài vào vở : Giáo viên nhắc học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bàybài viết : Tên bài vào giữa trang, chữ đầu những dòng thơ phải viết hoa. Học sinh nhìn bảng chép bài vào vở rồi tự soát bàiHọc sinh đổi vở soát lỗi cho nhaud. Nhận xét bài viết của học sinh : Giáo viên kiểm tra việc viết bài của 7 – 10 em – Nhận xét. * Hoạt động 3 : HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP CHÍNH TẢ + Bài tập 2 : – 1 học sinh nêu nhu yếu, cả lớp theo dõi. – Học sinh làm cá thể vào vở bài tập – 2 học sinh lên bảng làm – Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt đáp án đúng. ( Hiếu chăm ngoan, họcgiỏi, có năng khiếu sở trường vẽ. Bố mẹ rất yêu quý Hiếu. ) + Bài tập 3 : – 1 học sinh nêu nhu yếu, cả lớp theo dõi. Giáo viên treo bảng phụ viếtnội dung bài. – Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm chơi game show tiếp sức. Các em nhìnbảng phụ tiếp nối nhau viết nhanh những tiếng cần điền chữ c hay k học sinh viếtsau cùng đọc hiệu quả của nhóm. – Giáo viên – học sinh nhận xét, Kết luận nhóm thắng cuộc ( Học sinh đọclại từ đúng : Ông trồng hoa lá cây cảnh. / Bà kể chuyện. / Chị xâu kim ). * Củng cố quy tắc chính tả ( k + i, ê, e ) : Âm đầu cờ đứng trước i, ê, e viết làk ( k + i, ê, e ), đứng trước những nguyên âm còn lại, viết là c ( c + a, o, ô, u, ư … ). – 3 – 4 học sinh nhắc lại quy tắc chính tả. Nêu ví dụ. * HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP18 – Nhận xét tiết học – Dặn học sinh chuẩn bị sẵn sàng bài sau. 2.4. Hiệu quả của sáng tạo độc đáo kinh nghiệm tay nghề : Sau khi vận dụng những giải pháp trên vào thực tiễn giảng dạy bài chính tả ( tập chép ) Nhà bà ngoại, đã thu được được hiệu quả khá tốt. Tôi đã triển khai sosánh tác dụng này với hiệu quả bài đầu năm học của những em. Cụ thể như sau : Năm học2016 – 2017T ổng số Viết đúng, Viết đúng nhưng Còn sai mộthọc sinh viết đẹpchưa đẹpvài lỗiKết quả bàiđầu30Kết quả bàithực nghiệm30Viếtchưa đúng, chưa đẹpSLSLSLSL20, 01033,326,720,017 56,71033,310,0 Riêng về trình diễn : Năm học2016 – 2017K ết quả bàiđầuKết quả bàithực nghiệmTổng sốhọc sinhTrình bàyđúng, đẹpSLTrình bày đúng, nhưngchưa đẹpSLTrình bàysaiSL3026, 61136,71136,7302066,71033,3 Nhìn vào bảng thống kê hiệu quả khảo sát chất lượng sau khi vận dụng cácbiện pháp trên ta thấy : Không có em nào mắc lỗi về trình diễn, nhiều em có bàiviết, trình diễn đúng và đẹp. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ + Kết luận : 19S au khi vận dụng những giải pháp trên vào thực tiễn giảng dạy trong năm họcvừa qua tôi thấy : Dù học sinh mới được làm quen và thực hành thực tế viết chính tảnhưng thực trạng học sinh mắc những lỗi về chính tả đã giảm hẳn. Cụ thể : Không có học sinh nào mắc lỗi về trình diễn, kể cả ở trình diễn đoạn văn, đoạn thơ hay bài thơ. Học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ, đọc – phát âm tốt nắmđược qui tắc chính tả, những em đã viết đúng khoảng cách giữa chữ với chữ, giữatừ với từ … cách viết dấu chấm, dấu phẩy những em viết đúng vận tốc, bài viết sạchđẹp, không mắc lỗi chính tả. Nhờ được rèn đọc, rèn viết ngay từ đầu năm, trongtất cả những môn học nên đến nay những em đã đọc rất tốt, đặc biệt quan trọng là học sinh đã tựchép hoặc nghe – viết một bài chính tả theo đúng mẫu nhu yếu của cô. Trong cácbài thi viết chính tả do giáo viên trong tổ tự tổ chức triển khai vào những buổi chiều ( luyệnTiếng Việt ) học sinh đã viết, trình diễn bài chính tả ðúng và ðẹp, không còn bị bỡngỡ do không phải là giáo viên chủ nhiệm đọc chính tả. Học sinh tự tin khi viếtvà làm bài. Từ việc khám phá, điều tra và nghiên cứu và vận dụng một số ít giải pháp nêu trên vàovào thực tiễn giảng dạy phân môn chính tả ở lớp Một, bản thân tự rút ra 1 số ít bàihọc kinh nghiệm tay nghề sau : + Giáo viên phải tự rèn chữ viết cho mình luôn có ý thức viết chữ và trìnhbày bảng khoa học. + Giáo viên chủ nhiệm phải đi sâu, đi sát lớp, nhận xét chữa bài thườngxuyên, nắm được đối tượng người tiêu dùng học sinh lớp mình và nắm được chất lượng chữ viếtcủa học sinh trong từng quy trình tiến độ viết chữ để có hướng khắc phục và đề raphương pháp giáo dục tốt nhất so với từng đối tượng người dùng học sinh nhằm mục đích nâng caochất lượng dạy và học. + Phối hợp ngặt nghèo với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinhnói chung và rèn chính tả cho học sinh nói riêng. + Phát động trào lưu vở sạch chữ đẹp trong nội bộ lớp trường. Thườngxuyên khen thưởng, động viên học sinh có thành tích cao hay có văn minh trongphong trào vở sạch – chữ đẹp. + Phối kết hợp rèn chữ viết trong toàn bộ những môn học. + Một trong những điều quan trọng để dạy chính tả đạt hiệu suất cao là giáoviên cần phải giúp học sinh hiểu công dụng của việc rèn chính tả. Từ đó học sinhchủ động, tự giác trong việc rèn chính tả. + Một số đề xuất kiến nghị : Việc rèn chữ viết cho học sinh là một việc làm rất là quan trọng. để nângcao hơn nữa chất lượng dạy học môn chính tả cho học sinh lớp Một tôi có mộtsố đề xuất kiến nghị sau : * Đối với nhà trường. – Cần chỉ huy những tổ trình độ thực thi một cách hàng loạt ( từ khối 1 đến khối 5 ) về viết chính tả. Tổ chức những cuộc thi trong những buổi ngoại khoádưới những hình thức khác nhau để rèn cho học sinh những kiến thức và kỹ năng : nghe – đọc – nói – viết. 20 – Đèn điện đủ sáng cho học sinh viết bài trong những ngày đông rét, tốitrời. – Hằng năm Tổ chức Hội thi “ viết chữ đẹp ” cho học sinh những khối lớp tạođộng lực thi đua của học sinh. * Đối với cha mẹ học sinh. – Phụ huynh cần chăm sóc hơn nữa đến việc học tập của con trẻ mình. Cầnđảm bảo góc học tập của những em tương thích theo độ tuổi, bảo vệ đủ ánh sáng … tạo cho những em ngồi học tự do. – Kết hợp với nhà trường đơn cử là giáo viên chủ nhiệm để rèn kiến thức và kỹ năng viếtchính tả cũng như những kỹ năng và kiến thức khác cho con trẻ mình. Trên đây là một số ít kinh nghiệm tay nghề của tôi nhằm mục đích “ Giúp học sinh lớp Mộtviết đúng chính tả ” mặc dầu đã vận dụng vào thực tiễn giảng dạy ở lớp mình và cókết quả tốt. Song không hề tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vậy mong hộiđồng khoa học những cấp cùng những bạn đọc góp ý kiến thiết xây dựng để đề tài thêm hoànchỉnh hơn, có năng lực thực thi cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬNCỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ …. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …. … … … … … … … … … … … … … … …. … … … … … … … … … … … … … … …. … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Hưng Lộc, ngày 10 tháng 3 năm 2017T ôi cam kết ràng buộc đây là sáng tạo độc đáo kinhnghiệm của mình viết, không sao chép củangười khác. Người viếtMai Thị Oanh21TÀI LIỆU THAM KHẢO1 / Dạy chính tả ở trường Tiểu học : Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo. 2 / Phương pháp dạy Tiếng Việt 1 : Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê HữuTỉnh, Đặng Kim Nga. 3 / Phương pháp dạy Tiếng Việt 1 : Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê HữuTỉnh, Đặng Kim Nga. 4 / Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 1 Tập 2.5 / Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Tập 1.6 / Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Tập 2.7 / Vở bài tập Tiếng Việt lớp 1 Tập 2.22 DANH MỤCCÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNGĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁCCẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊNHọ và tên tác giả : Mai Thị OanhChức vụ và đơn vị chức năng công tác làm việc : Giáo viên – Trường Tiểu học Hưng Lộc 2TTT ên đề tài sáng tạo độc đáo kinhnghiệmBồi dưỡng học sinh giỏi chuyênđề “ Các bài Toán về tính tuổi ” Phương pháp dạy học “ Một sốdạng Toán về tính tuổi ” cho họcsinh lớp 4M ột số giải pháp giúp học sinhlớp Một viết đúng chính tảCấp đánhgiá xếp loại ( Phòng, Sở, Tỉnh, … ) Kết quảđánh giáxếp loại ( A, B hoặc C ) Năm họcđánh giáxếp loạiTỉnh2008 – 2009H uyện2012 – 2013H uyện2014 – 20152324

Source: https://mix166.vn
Category: Thuật Ngữ

Xổ số miền Bắc