Hướng dẫn cách chuyển bàn thờ, bát hương từ nhà cũ đến nhà mới – Chuyển Nhà 24H

Khi chuyển nhà ngoài việc chuyển dọn tất cả đồ dùng thì chuyển bàn thờ về nhà mới cũng là việc vô cùng quan trọng, vậy bạn đã biết cách chuyển bàn thờ và bát hương từ nhà cũ sang nhà mới chưa?
Trong quá trình dọn chuyển nhà cho rất nhiều gia đình, chúng tôi nhận thấy hầu hết các khách hàng đều hay bối rối trong cách chuyển bàn thờ về nhà mới như nào cho đúng lễ.  Vì vậy, Dịch vụ Chuyển Nhà 24H sẽ hướng dẫn Quý khách hàng chi tiết cụ thể cách để xử lý bàn thờ bát hương cũ và thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới.
Đối với một quốc gia có tín ngưỡng thờ cúng phổ biến như Việt Nam, thì bàn thờ là nơi có vị trí quan trọng trong nhà. Hầu như mỗi gia đình đều có bàn thờ như: bàn thờ gia tiên, phật, thần linh… Thông qua hình thức cúng, đốt hương hay hầu đồng… để tưởng nhớ, tỏ lòng hiếu thuận, biết ơn của con cháu đối với gia tiên. Hoặc cầu sức khỏe, bình an và may mắn cho những người đang sống. Chính vì tầm quan trọng ấy của bàn thờ nên khi chuyển nhà mới các bạn cũng cần phải biết một số thủ tục để làm một cách cẩn thận, chu đáo.
Tìm hiểu rõ một số thủ tục để việc di dời bàn thờ được tiến hành tốt đẹp.

Thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới, dọn bàn thờ tại nhà cũ

1. Xử lý bàn thờ ở nhà cũ

Bước 1: Xem ngày tốt để xin dọn hạ bàn thờ chuyển đi
Bước 2: Sắm lễ hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, tiền vàng, rượu… (nên cúng đồ chay)
Bước 3: Bày lễ & thắp hương khấn :
Bài văn khấn bỏ bát hương cũ
“Con Nam mô a di đà phật (3 lần)
Con sám hối, con lạy chín phương Trời, mười phương Phật và chư Phật mười phương.
Con sám hối, con lạy các quan Thần Linh,Thổ Công, Thổ Thần, Thổ Địa, Thần Hoàng Chúa Đất,Táo Quân,Tiền chủ hậu chủ tài thần.
Con sám hối, con xin phép Gia tiên tiền tổ họ …., bà Cô, ông Mãnh họ…
Hôm nay, ngày ……., nhân ngày lành tháng tốt. Xin phép cho con được chuyển Bàn Thờ, bát hương về nơi cư ngụ mới để con thờ phụng chu đáo đến nơi đến chốn.
Con xin bà Cô, ông Mãnh phù hộ độ trì cho con được công việc thuận lợi, trôi chảy, thông đồng bến giọt, được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Con Nam mô a di đà phật (3 lần)!”
Bước 4: Tàn hương thì bái tạ rồi mang các món đồ thờ cúng trên bàn thờ xuống (bát hương, khay để hoa quả, chén nước, bộ ngũ sự…)
Không vất bàn thờ, bát hương cũ ra nơi công cộng, ao hồ gây ô nhiễm môi trường
Tùy vào mỗi gia đình có sử dụng lại bàn thờ hay bát hương cũ hay không. Lúc đấy ta có các phương pháp xử lý các đồ tâm linh sao cho đúng cách. Chúng tôi có khảo sát rất nhiều người lớn tuổi về cách bỏ bát hương thì đều nhận được câu trả lời tương tự nhau như sau:
Bỏ bát hương cũ có 3 cách:

  • Mang thả sông, hồ cho mát mẻ
  • Mang gửi lên chùa
  • Mang chôn xuống đất hoặc để ở gốc cây

Bỏ bàn thờ cũ nên mang ra bãi đất trống đốt sạch sẽ rồi quét hót tro mang thả xuống ao hồ, hoặc mang ra bãi rác. Không vất bàn thờ trực tiếp xuống ao hồ gây ô nhiễm mỗi trường và cảnh quan sống.
Có thể mang bàn thờ ra bãi đất trống để hỏa thiêu
Tham khảo ý kiến sư trụ trì tại chùa Thiên Phúc tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Chúng tôi nhận được câu trả lời của sư thầy cho cách bỏ bát hương cũ tốt đẹp nhất, không ảnh hưởng đến môi trường là đập vỡ vụn rồi đem chôn xuống đất. Cũng không nên quá phức tạp hóa vấn đề này.
So với cách của sư thầy chúng tôi thấy đúng hơn cả, bởi mang thả sông mà gặp những khúc sông nhiều rác ô nhiễm thì mát mẻ làm sao được, mang lên chùa sẽ không có ai nhận bát hương vất đi, còn vất ở gốc cây thì có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ và gây ô nhiễm môi trường.
"Vứt bát hương, đồ thờ cúng xuống sông là một niềm tin sai lầm" - theo Thượng tọa Thích Nhật Từ.
Theo chia sẻ của Thượng tọa Thích Nhật Từ – Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Giáo Hội Phật giáo Việt Nam kiêm Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam
“Vứt bát hương, đồ thờ cúng xuống sông là một niềm tin sai lầm”

2. Cách xử lý bàn thờ tại nhà mới

Trường hợp 1: Vẫn dùng bàn thờ cũ, bát hương cũ
Cần lau rửa sạch sẽ trước khi chuyển qua nhà mới, nhớ đánh dấu từng bát hương tránh sau này để nhầm vị trí.
Trong trường hợp nào thì nên làm như thế này:

  • Bát Hương cũ không ghi địa chỉ nhà cũ ở tờ hiệu
  • Ban thờ cũ vẫn còn dùng tốt không cần thay mới

Cần tham khảo thầy Cúng (nhà Phong thuỷ) xem hướng, vị trí đặt bàn thờ hợp với chủ nhà tại nhà mới và mời thầy làm lễ cúng

  • Lắp đặt, kê lại bàn thờ cũ tại nhà mới
  • Xem ngày giờ tốt để tiến hành làm lễ nhập trạch
  • Sắm lễ: hoa quả, bánh kẹo, trà thuốc, trầu cau, rượu bia, nước lọc, nước ngọt, mã, tiền vàng, xôi gà, mâm cơm…
  • Mời các sư chùa hoặc Thầy cúng đến lễ. Mỗi sáng thay nước, thắp hương liên tục trong 100 ngày tại nhà ở mới.

Trường hợp 2: Dùng bàn thờ cũ, bốc bát hương mới
Trong trường hợp nào thì nên làm như thế này:

  • Bát hương có ghi địa chỉ nhà cũ ở tờ hiệu thì khi chuyển về nhà mới phải bốc lại bát hương và thay tờ hiệu mới. Bạn có thể ham khảo “cách bốc bát hương nhà mới“.
  • Ban thờ cũ vẫn sử dụng tốt chưa cần thay mới

Cách xử lý bát hương cũ: Không đập vỡ rồi vất lung tung có thể gây tai nạn cho người khác. Mang chôn dưới gốc cây
Tham khảo thầy Cúng (nhà Phong thuỷ) xem hướng, vị trí đặt bàn thờ hợp với chủ nhà tại nhà mới và mời thầy làm lễ cúng.

  • Lắp bố trí lại ban thờ cũ tại nhà mới
  • Xem ngày giờ tốt để làm lễ nhập trạch
  • Sắm lễ: hoa quả, bánh kẹo, trà thuốc, trầu cau, rượu bia, nước lọc, nước ngọt, mã, tiền vàng, xôi gà, mâm cơm….mua bát hương mới và tro mới hoặc nhờ thầy mua luôn
  • Thầy cúng sẽ bốc bát hương, cúng lễ. Mỗi sáng thay nước, thắp hương liên tục trong 100 ngày tại nhà mới.
  • Cúng xong đốt mã tiền vàng và tro thả sông hồ, hạ lễ.

Trường hợp 3: Sử dụng ban thờ mới, bát hương mới
Để phù hợp với nơi ở tại nhà mới bạn muốn thay thế hết toàn bộ đồ thờ cúng, khi chuyển dọn nhà cần xử lý ban thờ và bát hương như sau:
Cách xử lý bát hương cũ:  Tốt nhất là nên mang chôn xuống đất trống, hoặc trôn dưới gốc cây.
Cách xử lý ban thờ cũ: đốt ở bãi đất sạch hoặc mang ra bãi rác, không vất xuống ao hồ có thể gây ô nhiễm môi trường cảnh quan.
Cần tham khảo thầy Cúng (nhà Phong thuỷ) xem hướng, vị trí đặt bàn thờ hợp với chủ nhà tại nhà mới và mời thầy làm lễ cúng.

  • Bố trí sẵn bàn thờ tại nhà mới
  • Hỏi thầy cúng xem ngày giờ tốt làm lễ nhập trạch và đồ lễ cần sắm.
  • Sắm lễ: hoa quả, bánh kẹo, trà thuốc, trầu cau, rượu bia, nước lọc, nước ngọt, mã, tiền vàng, xôi gà, mâm cơm….mua bát hương và tro mới hoặc nhờ thầy sắm luôn
  • Thầy cúng sẽ bốc bát hương, cúng lễ nhập trạch. Mỗi sáng thay cần nước, thắp hương liên tục trong 100 ngày tại nhà mới.
  • Cúng xong đốt mã tiền vàng và tro thả sông hồ, hạ lễ.

Lưu ý: Cần chú ý nơi đặt bát hương theo thứ tự để tránh đặt nhầm. Sau khi đặt lên bàn thờ thì không di dời tùy tiện theo quan niệm thì sẽ có biến động xấu trong cuộc sống. Vì thế vị trí đặt bát hương cần phải bất di bất dịch, nếu như bạn đã chọn vị trí đặt thì trong quá trình thờ phụng tuyệt đối không nên chuyển dời và động chạm vào. Chỉ đến cuối năm vào ngày 23 Tháng chạp, gia đình mới được làm lễ xin phép được dọn dẹp vệ sinh bát hương cho sạch sẽ.
Hy vọng với nội dung chi tiết của bài viết trên Chuyển Nhà 24H phần nào sẽ giúp bạn có thêm thông tin hưu ích cho việc thực hiện các thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới một cách tốt đẹp và thuận lợi. Bên cạnh đó bạn có thể liên lạc với Chuyển Nhà 24H nếu có nhu cầu về chuyển dọn nhà, chúng tôi luôn mang đến dịch vụ chuyển dọn nhà tiện lợi, tiết kiệm và chất lượng nhất dành cho bạn!

Câu Hỏi Thường Gặp:

Có nên chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới?

Nên chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới bởi đây là nơi thờ cúng tổ tiên.

Xử lý bát hương cũ nên làm gì?

Xử lý bát hương cũ nên làm theo 3 cách sau: mang thả sông, hồ cho mát mẻ, mang gửi lên chùa, mang chôn xuống đất hoặc để ở gốc cây.

Xổ số miền Bắc