Hướng dẫn mẫu văn tế lễ, cúng giỗ – Họ Trương Quang

Hướng dẫn mẫu văn tế lễ, cúng giỗ

Văn chữ hán hầu hết mở đầu bằng chữ duy đặt trước niên hiệu, năm tháng rồi đến ngày. Duy chỉ đặt trước niên hiệu văn cúng tế lễ, duy đứng riêng không có nghĩa.
Tiếp đến là địa điểm làm lễ tỉnh huyện trước, xã thôn sau. Con cháu cúng tế lễ tổ tiên cúng giỗ ông bà cha mẹ khi thời đồng cư thì không cần địa danh.
Tiếp đến người chủ tế tự xưng danh là cô tử (nếu mồ côi bố) ai tử (nếu mồ côi mẹ) và cô ai tử ( nếu mồ côi cả bố lẫn mẹ).
Trưởng nam con trai trưởng trong phần lễ thường đứng chủ lễ không phải chú hai chú ba, dẫu rằng cháu còn nhỏ tuổi chưa biết cúng lễ cũng phải nhân danh cháu mà khấn.
Tồn tằng (chắt cụ) huyền tôn ( chít cúng kỵ hay can), viễn tôn hay hậu duệ tôn (cháu xa đời tự xưng với tổ tiên), trưởng tộc hay chi trưởng (trong lễ tổ); Tín chủ (trong lễ gia thần); Tang chủ (lễ gia thần trong phần tang lễ). Nếu mẹ người chủ lễ còn sống thì độc thêm câu “cung thừa chư thúc mệnh”, nếu lễ là người cao tuổi nhất trong gia đình thì bỏ đoạn đó đọc tiếp “hiệp dữ bào đệ tỷ muội nội ngoại tử tôn hôn tế” (con cháu dâu rễ).

Tư nhân (hoặc kim vị, hoặc tư thích…) chi tiết hoặc (húy nhật); nay nhân ngày lễ, tết …(xem bảng ghi ngày lễ ngày tế bằng âm hán điền vào) hoặc ngày giỗ của ai thì trước chữ “húy nhật”
“Cân dị … chi nghi” cung trần phi lễ (bạc lễ): Kính cẩn sắm các lễ vật gồm: hương đăng (hương đèn nến), trà tỉu (chè rượu), phù lưu (trầu cau), phù tỉu (trầu rượu), thành chước (nước trong), quả phẩm (hoa quả), kim ngân minh y (vàng mã), hàm âm (gà), trư nhục (thị lợn), ngưu nhục (thịt bò), lý ngư (cá chép), tư thành (xôi), tinh quả (bát tái), diêu soạn thứ tư (cổ bàn các thứ), trai bàn (cổ chay).

Tiếp đến kính cao, kính thỉnh, kính kỵ, … (kính cáo, kính mời, kính mời thếm, …).
Hiển : ……………………………………….
Vị tiền (mộ tiền, tọa tiền…): trước linh vị (mộ, linh tọa) của ……………………..(“Hiển” là tử tôn xưng tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất, hoặc những vị có uy vong đặc biết)
Tiếp đó chữ “viết” (thưa rằng) hoặc cụm từ như: “Cung di” (trộm nghĩ rằng); “Cảm kiền”, “Cảm cung” hoặc Cảm minh cáo vu (kính cẩn thưa rằng); “Cung văn” (trộm nghe)
Tiếp đến “kính cao” đối với gia thần, “kính thỉnh” đối với gia tiên bậc cao, “kính kỵ” kính mời thêm đối với gia tiên bậc thấp hơn người được cúng giỗ hoặc (phụng vị thương vong).
Kết thúc bài văn thường dùng chữ “Cẩn Cáo” hay “Thượng hưởng” hay “Phục di thượng hưởng”.

Ghi chú: Theo phong tục cách lập linh vị tổng số chữ phải chia hết cho 4 hoặc chia 4 dư 3, kiêng dư 1 dư 2. (Quí cốc linh tính: Đếm từ đầu đến chữ cuối cùng không trùng với chữ quỉ với chữ cốc)

Nguồn tin:

Ban biên tập

Xổ số miền Bắc