Bàiviếtvề Huyền Không Học Là Gì, Huyền Không Học Là Gì

Nói tới Huyền Không, hình ảnh tiên phong người ta nghĩ tới là một Tinh Bàn 9 ô, với những số lượng từ 1 tới 9, gọi là Phi Tinh. Tinh Bàn là “ hạ tầng cơ sở ” của Huyền Không. Không có Tinh Bàn thì chẳng có gì để nói. Cũng vậy, Người muốn xâm nhập vào nghành Huyền Không mà không nắm vững tinh bàn thì coi như chưa biết gì. Đang xem : Huyền không học là gì

Giải thích về 2 chữ Huyền Không, Thẩm trúc Nhưng (tác giả bộ “Thẩm thị Huyền Không học”) viết: “Huyền giả nhất dã” ( tức Huyền là một ), lời giải thích này khá rõ ràng. Nhưng đến chữ Không thì rất khó giải thích. Bởi vì “KHÔNG” không có nghĩa là trống không hoàn toàn, mà trong cái “KHÔNG” lại bao hàm cái “CÓ”.

Các học giả Thiên Trúc ( Ấn độ ) xưa luận giải như sau : Sắc bất dị không Không bất dị sắcSắc tức thị không Không tức thị sắc Thụ tưởng hành thứcDiêc phục như thị

(Nghĩa là: Vật không khác gì “không”,”Không” không khác gì vật. Vật tức là “không”,”không”tức là vật. Những điều con người cảm thụ và suy nghĩ được cũng vậy).Như vậy “KHÔNG” bao hàm cả “khiếu” (tức mấu chốt của sự vật). Mà “Khiếu” thì có 9 cái nên gọi là “Cửu khiếu“, cũng là nói hai chữ “Huyền Không” bao hàm từ 1 tới 9. Nhưng đây không phải đơn thuần là số đếm, mà còn là mấu chốt để định vị không gian và thời gian chứa đựng sự vật.Vì vậy mới dùng hai chữ Huyền Không để làm đại biểu.Nói một cách khác, Huyền Không là dùng các con số từ 1 tới 9 để biểu thị, quan sát mọi sự thay đổi, biến hóa của sự vật.

Như chúng ta đã biết, mọi vật thể, cũng như vũ trụ đều được cấu trúc bằng những hạt nhân nguyên tử, hay những hành tinh di chuyển theo một quỹ đạo hình tròn. Còn 9 con số của Huyền Không, khi biểu thị sự biến hóa của sự vật, sẽ di chuyển theo một quỹ đạo nhất định. Quỹ đạo này được gọi là vòng “Lường thiên Xích”.Bàn về vòng Lường thiên xích, sách “Trạch vận tân án” có viết:Thùy đắc Lường thiên Xích nhất chi,Bộ lường trung, ngoại cổ kim thi,Tử sinh đắc thất tùy thám sách,Quá hiện vị lai liễu liễu tri Tạm dịch: Nếu đã nắm được vòng Lường thiên Xích,Có thể đo lường mọi chuyện trong, ngoài xưa nay,Tìm hiểu được sự sống chết và được mất,Biết rõ quá khứ, hiện tại và tương lai.Cho nên Huyền không học là môn Phong thủy dựa vào sự di chuyển của 9 con số, theo quỹ đạo của vòng Lường thiên Xích trên đồ hình Bát quái mà đoán định sự cát – hung, được – mất của từng căn nhà (dương trạch) hay phần mộ (âm trạch).

Nhưng tại sao lại phải dựa trên đồ hình Bát quái?

Đó là vì ngay từ thời xa xưa, cổ nhân đã biết phác họa ra Bát quái để thu tóm mọi biến chuyển của Trời (thiên văn), Đất (địa lý) vào đó. Theo “Lục kinh đồ”, phần “Ngưỡng quan thiên văn đồ” thì “Phục Hy quan sát thiên văn mà vẽ ra Bát quái. Do đó, phàm những gì thuộc về thiên văn như vòng vận hành của mặt trời, mặt trăng, tinh tú, ngày, tháng, bốn mùa.. . không gì mà Bát quái không thu tóm”. Còn sách Phủ Sát địa lý thì viết “Cúi xuống xem xét địa lý mà vạch ra 8 quẻ, cho nên phàm những gì liên quan tới lý lẽ của Đất (địa) như bốn phương chín châu, điểu,thú.thảo mộc,mười hai chi sở thuộc.không gì mà Bát quái không cai quản”Như vậy, Bát quái chính là sự thu tóm những biến chuyển của Trời, Đất, sự di chuyển của 9 con số (còn được gọi là Cửu tinh) theo vòng Lường thiên Xích chính là những biến hóa, thay đổi của sự vật. Kết hợp những yếu tố này với nhau, tức là đưa sự vận hành của Cửu tinh theo vòng Lường thiên Xích vào trong đồ hình của Bát quái để thu tóm mọi biến chuyển của Trời, Đất và sự vật chung quanh, tức là những yếu tố khách quan bên ngoài có tác động, ảnh hưởng tới một căn nhà, hay một ngôi mộ thì đương nhiên sẽ biết được vận khí tốt, xấu của căn nhà hay ngôi mộ đó theo từng thời gian nhất định. Đây chính là nguyên nhân của sự hình thành và phát triển của trường phái Phong thủy mang danh là “Huyền không học” (hay Huyền Không Phi tinh).Về lai lịch của Phái Huyền Không , tuy không ai có thể xác định được chính xác nó được hình thành từ lúc nào, hoặc do ai sáng lập, nhưng hầu hết những nguyên lý căn bản của phái này, đều được trích dẫn từ những tác phẩm về Phong thủy nổi tiếng của Dương quân Tùng (một Phong thủy sư lỗi lạc thời tàn Đường)

Tuy nhiên, vì những nguyên lý của Huyền Không vào các thời đại đó đều được giữ gìn hết sức bí mật, nên ít có ai biết hoặc hiểu về Huyền Không, trừ khi được chân truyền.

Xem thêm : Không Hề Vay Tiền Fe Không Trả Khi Nào Bị Tội Không ? Vay Tiền Fe Credit Không Trả Có Bị Ngồi Tù Không

Mãi đến cuối đời nhà Thanh, khi Thẩm trúc Nhưng cho công bố tác phẩm “Thẩm thị Huyền không học” thì những bí mật của Huyền Không mới được làm sáng tỏ. Từ đó đến nay, sức ảnh hưởng của Huyền Không phái ngày càng lan rộng trong đại chúng, nhất là đối với những người yêu thích Phong thủy, hoặc muốn sử dụng Phong thủy để cải tạo nhà cửa, mồ mả cốt làm cho cuộc sống gặp được nhiều thuận lợi, may mắn hơn.

Cái hạ tầng cơ sở đó được xây dựng trên một nền móng, gồm 3 yếu tố: Lạc Thư, Lường Thiên Xích và Khung thời gian “ gọi là Tam Nguyên Cửu Vận”. Muốn thông tường giá trị của Huyền Không, trước tiên chúng ta phải hiểu một cách thấu đáo hạ tầng cơ sở này.

Học giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói, “ Người ta không hề tìm ra được một cái đúng, từ một cái sai ”

*** LẠC THƯ

Nguồn gốc của Lạc Thư cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn lớn, cho dù người ta nói nhiều về nó suốt một thời gian dài, tính bằng thiên niên kỷ. Nó thực sự đại diện cho cái gì, cũng chẳng ai biết rõ. Người ta chỉ thấy Lạc Thư khác với Hà Đồ ở chỗ hai cặp số 2-7 và 4-9 hoán đổi vị trí cho nhau.

Trong cái mớ bừa bộn lý thuyết/ giả thuyết đó, chúng ta thấy có một số lớn học giả cho rằng Hà Đồ là “thể” còn Lạc Thư là “dụng.” Thể của Hà Đồ vận động theo chiều “tương sinh” của ngũ hành, còn dụng của Lạc Thư vận động theo chiều “tương khắc” của ngũ hành. “ Lạc Thư vận hành theo vòng tương khắc, Hà Đồ vận hành theo vòng tương sanh của Ngũ Hành.”

Tương truyền vua Đại Vũ, khi xưa đi trị thủy trên sông Lạc thì gặp rùa thần nổi lên, trên sống lưng có hình Cửu tinh ( ? ). Vua Đại Vũ cho sao chép lại và gọi đó là Lạc thư. Khẩu quyết của Lạc thư là :

**

“ Đới Cửu, lý Nhất ; tả Tam, hữu Thất ; Nhị-Tứ vi kiên ; Lục – Bát vi túc ; Ngũ cư trung vị ”. Có nghĩa là : Trên đội 9, dưới đạp 1 ; bên trái 3, bên phải 7 ; 2 vai là 2 và 4 ; 2 chân là 6 và 8 ; còn 5 nằm chính giữa.

Do đó, ta có được phương vị của Cửu tinh trong Hậu thiên Bát quái như hình bên:

Đây chính là những vị trí “ nguyên thủy ” của Cửu tinh trong Lạc thư ( hay Hậu thiên bát quái ). Xem thêm : công ty sàn chứng khoán đài loan

Nhưng khi có những thay đổi về không gian và thời gian, thì Cửu tinh cũng sẽ thay đổi hoặc di động theo một qũy đạo nhất định. Quỹ đạo đó được gọi là vòng Lường thiên Xích. 

Source: https://mix166.vn
Category: Thuật Ngữ

Xổ số miền Bắc