Julian Baggini: Bạn có thật sự là bạn không?

Bạn có thật sự là bạn không?
Điều này với bạn có vẻ
là một câu hỏi ngớ ngẩn.
Bởi vì, bạn có thể hỏi
làm sao tìm ra chính mình,
làm sao biết
bạn thật sự là gì?
Vân vân.
Nhưng hiển nhiên rằng
bạn phải có một con người thật.
Nếu có bất cứ điều gì
thật sự tồn tại trên thế giới, đó là bạn.
À, tôi không chắc lắm.
Ít nhất, phải tìm hiểu
rõ hơn điều đó nghĩa là gì.
Tôi nghĩ rằng có rất nhiều điều
trong văn hóa quanh ta
củng cố khái niệm
rằng trong mỗi chúng ta,
có một loại cốt lõi, một bản chất.
Ý nghĩa của việc bạn là ai
giúp xác định con người bạn
và điều đó giống như là
cố định và không đổi.
Cách thô sơ nhất mà chúng ta có
là những thứ như bói toán.
Con người rất gắn bó
với những thứ này. Thật đấy.
Họ đưa chòm sao của mình lên Facebook
như thể chúng rất có ý nghĩa
bạn có thể biết
cả tử vi Trung hoa của mình.
Ngoài ra, cũng có nhiều
phiên bản khoa học
mô tả các loại tính cách,
ví dụ như bài kiểm tra
Myers-Briggs.
Tôi không biết
bạn đã làm nó bao giờ chưa.
Nhiều công ty sử dụng
nó để tuyển dụng.
Bạn trả lời nhiều câu hỏi,
và nó sẽ tiết lộ
điều gì đó về tính cách cốt lõi của bạn.
Dĩ nhiên, rất nhiều người
yêu thích những thứ này.
Trong các tạp chí như vầy,
bạn sẽ thấy,
cột bên trái dưới cùng,
luôn có quảng cáo bắt mắt về
mọi vấn đề kiểu như
tính cách cá nhân.
Và nếu cầm một trong số tạp chí này lên
thật khó cưỡng lại, phải không?
Làm kiểm tra để tìm ra
phong cách học tập,
cách yêu hoặc phong cách làm việc
của bạn là gì?
Bạn là loại người này hay kia?
Vậy tôi nghĩ, chúng ta có
một khái niệm thông thường
rằng có một loại cốt lõi
hoặc một bản thể
cần được khám phá,
Điều đó là sự thật không đổi
về chúng ta,
xuyên suốt cuộc đời.
Vâng, đó là ý tưởng
mà tôi muốn thách thức.
Phải nói rằng,
tôi sẽ nói về nó lát nữa đây,
tôi không thách thức điều này
chỉ để cho vui,
vấn đề này đã có từ rất lâu
và có một lịch sử lâu dài và khác biệt.
Đây là khái niệm thông thường
Đó là bạn.
Bạn là cá thể
và có loại cốt lõi này.
Dĩ nhiên là trong cuộc sống của mình,

bạn tích lũy những kinh nghiệm khác nhau.
Vậy nên, bạn có kí ức,
và những kí ức sẽ giúp tạo nên bạn.
Bạn có mong muốn,
có thể là mong muốn một cái bánh quy
có thể là một mong muốn
thầm kín, khó nói
vào lúc 11h sáng
ở trường.
Bạn sẽ có niềm tin.
Đây là biển số
của một người Mỹ nào đó.
Tôi không biết có phải
nó viết là “Chúa cứu thế 1”,
cho thấy rằng người tài xế
tin vào Chúa cứu thế,
hay chính họ là Chúa cứu thế.
Dù sao đi nữa, họ đều có niềm tin
vào Chúa cứu thế.
Chúng ta có kiến thức.
Chúng ta cũng có cảm giác và kinh nghiệm.
Không chỉ là những điều
thuộc về trí tuệ.
Do vậy, tôi nghĩ
đây là kiểu mô hình thông thường
để miêu tả một người.
Một người có tất cả những điều
để tạo nên kinh nghiệm sống của chúng ta.
Nhưng hôm nay, tôi muốn
đề xuất với các bạn là
có điều gì đó cơ bản
không đúng với mô hình này.
Tôi có thể cho bạn thấy
chỉ với một cú nhấp chuột.
Đó là: “bạn” không thật sự
là trung tâm của tất cả trải nghiệm này.
Suy nghĩ lạ, phải không?
Có lẽ không.
Vậy thì có gì ở đó?
Vâng, rõ ràng, có kí ức,
ước muốn, ý định, cảm giác,
vân vân.
Vấn đề là
những điều này đều tồn tại
và dường như tích hợp với nhau,
chồng chéo lên nhau,
kết nối với nhau bằng nhiều cách.
Chúng kết nối một phần,
và có thể là phần lớn,
bởi chúng thuộc về
một cơ thể và một bộ não.
Mỗi chúng ta đều có
một câu chuyện để kể về mình
các kinh nghiệm có được
trong quá khứ.
Chúng ta làm những điều này
vì những điều khác.
Điều ta mong ước
là một phần kết quả của những gì ta tin
và điều chúng ta nhớ
thông báo cho ta những gì ta biết.
Vậy nên thực sự,
tất cả những điều
như đức tin, mong ước,
cảm giác, kinh nghiệm,
đều liên quan đến nhau,
và đó chính là bạn.
Trên vài phương diện, có sự khác biệt nhỏ
so với hiểu biết thông thường.
Trên vài phương diện khác,
đó là sự khác biệt lớn.
Đó là bước chuyển biến giữa
suy nghĩ về bản thân
như một đối tượng có tất cả
những trải nghiệm về cuộc sống,
và suy nghĩ về bản thân
đơn giản là tập hợp
của tất cả các kinh nghiệm
trong cuộc sống.
Bạn là tổng thể các bộ phận
của chính mình.
Những bộ phận này, dĩ nhiên,
bao gồm những phần cơ thể,
não, thân thể, chân tay và vân vân,
nhưng chúng thực sự
không quá quan trọng.
Nếu được ghép tim,
bạn vẫn là bạn.
Nếu được cấy ghép bộ nhớ,
bạn có là mình nữa không?
Nếu được cấy ghép đức tin,
bạn có còn là mình?
Nào, khái niệm mà
ta hiểu về bản thân
không phải như là những thực thể
cố định sở hữu trải nghiệm
mà là tập hợp những trải nghiệm,
nghe có thể xa lạ đối với bạn.
Nhưng tôi thật sự không nghĩ
nó lạ lùng.
Ở một khía cạnh, nó là
khái niệm thông thường.
Bởi tôi chỉ mời các bạn
suy nghĩ, bằng cách so sánh,
suy nghĩ về hầu hết mọi thứ khác
trên thế gian,
có thể loại trừ
các thế lực cơ bản.
Lấy ví dụ như nước.
Kiến thức khoa học của tôi
không được giỏi cho lắm.
Ta có thể miêu tả
nước có 2 nguyên tử hydro
và một nguyên tử oxy đúng không?
Chúng ta đều biết điều này.
Hy vọng không ai trong
khán phòng này sẽ nghĩ rằng,
có một thứ gọi là nước
và gắn liền với nó
là nguyên tử hydro và oxy
và đó gọi là nước.
Dĩ nhiên, ta không nghĩ thế
mà hiểu đơn giản
và rõ ràng
rằng nước chỉ là
phân tử hydro và oxy
liên kết với nhau một cách phù hợp.
Mọi thứ khác trên thế gian
cũng như vậy.
Không có gì bí ẩn
về đồng hồ của tôi, chẳng hạn.
Ta nói đồng hồ có một mặt và hai kim,
phần cơ khí và một pin.
Nhưng điều ta muốn nói là,
ta không nghĩ có thứ
gọi là đồng hồ đeo tay
rồi gắn các thứ này lại
để tạo thành nó.
Ta hiểu rõ, thu thập từng bộ phận
của cái đồng hồ
ráp chúng lại,
và tạo thành đồng hồ đeo tay.
Nếu tất cả mọi thứ trên
thế gian cũng như vậy,
thì tại sao chúng ta lại khác biệt?
Tại sao ta nghĩ rằng mình
không phải là tổ hợp
tất cả những bộ phận của chính mình
mà là một thực thể cố định và riêng biệt
sở hữu những bộ phận đó.
Quan điểm này thật ra
không có gì mới.
Nó có nguồn gốc từ rất lâu.
Bạn có thể tìm thấy nó
trong Phật giáo,
trong triết học thế kỷ thứ 17-18,
cho đến ngày hôm nay,
từ những học giả như Locke và Hume.
Nhưng thú vị rằng, quan điểm này
đang dần được lắng nghe
và củng cố bởi khoa học thần kinh.
Đây là Paul Broks, nhà nghiên cứu
tâm lý thần kinh lâm sàng,
và ông ấy nói:
“Chúng ta có trực giác
rằng có một cốt lõi,
một bản thể hiện hữu ở đó,
và rất khó để rũ bỏ,
có lẽ là không thể rũ bỏ,
đó là điều tôi nghi ngờ.
Nhưng thực tế, khoa học thần kinh
đã chỉ ra rằng não không có trung tâm
để mọi thứ có thể tập trung lại.”
Thế nên, khi nhìn vào bộ não,
và cách mà bộ não khả thi
tạo nên cái tôi,
bạn nhận ra rằng
não không hề có tâm điểm.
Không hề có trung tâm,
nơi mọi thứ xảy ra.
Có rất nhiều quy trình
trong bộ não
và chúng hoạt động
một cách độc lập.
Nhưng nhờ cách mà chúng
liên kết với nhau
mà ta có thể cảm nhận được
cái tôi trong chúng ta.
Từ mà tôi dùng để miêu tả
trong sách gọi là mưu mẹo của cái tôi.
Nó giống như một trình tự.
Không phải chúng ta không tồn tại,
nhưng mưu mẹo này làm ta
cảm thấy rằng trong ta,
có điều gì đó độc nhất
hơn cả những gì thật sự có ở đó.
Bạn sẽ nghĩ rằng khái niệm
này rất đáng lo ngại.
Bạn sẽ nghĩ rằng nếu khái niệm
này đúng,
trong mỗi chúng ta, không hề
có một cái tôi cốt lõi,
không hề có một bản thể cố định.
Thế điều đó có thật sự mang ý nghĩa
rằng cái tôi là ảo giác?
Rằng
chúng ta không hề tồn tại?
Bạn không có thật.
Rất nhiều người đã nói về
ảo giác này.
Có 3 nhà tâm lý học,
Thomas Metzinger, Bruce Hood,
Susan Blackmore,
Có rất nhiều người như vậy nói về
ngôn ngữ của ảo giác.
Cái tôi là một ảo giác,
là một điều hư không
Nhưng tôi không nghĩ
đó là cách hữu ích để nhìn vào vấn đề.
Quay lại với đồng hồ đeo tay.
Nó không phải một ảo giác,
chỉ vì nó không là gì hơn
một tập hợp các bộ phận.
Tương tự,
chúng ta không phải là ảo giác.
Chúng ta chỉ là một tổ hợp
rất phức tạp ở một vài khía cạnh,
một tổ hợp sắp xếp theo
một trật tự nhất định,
không có nghĩa là ta không có thật.
Tôi có thể lấy
một ẩn dụ nho nhỏ để giải thích.
Ví dụ như thác nước.
Đây là thác nước Iguazu ở Argentina.
Nhìn vào một thứ như thế này,
bạn có thể biết rõ rằng,
trên thực tế,
không có gì là cố định ở thác nước này.
Chắc chắn là nó luôn thay đổi.
Những dòng nước luôn tạo ra
các con kênh mới
với những thay đổi từ
thủy triều và thời tiết,
một số thứ khô cạn đi,
một số thứ mới được hình thành.
Và dĩ nhiên lượng nước
chảy qua dòng thác
thay đổi theo từng khoảnh khắc
nhưng không có nghĩa là
thác Iguazu là một ảo giác,
không có nghĩa là nó không có thật.
Nó có nghĩa là chúng ta phải hiểu rằng
nó là một thứ có lịch sử,
có một số thứ nhất định
kết hợp lại với nhau,
nhưng là một quá trình, một thể lỏng
và nó sẽ mãi mãi thay đổi.
Tôi nghĩ, đây chính là kiểu mẫu
để hiểu về bản thân chúng ta
và là một kiểu mẫu rất tự do.
Vì nếu nghĩ rằng bạn có
một bản chất cố định và không đổi,
dù điều gì xảy ra,
nó vẫn luôn cố định,
theo một nghĩa nào đó,
bạn như bị mắc kẹt.
Bạn được sinh ra với một bản chất
và đó là bạn cho tới khi bạn chết,
nếu tin vào kiếp sau,
có thể bạn sẽ tiếp tục sống.
Nhưng nếu nghĩ về bản thân
như một thực thể,
không hẳng là vật thể,
mà như một quá trình,
một thứ luôn thay đổi,
tôi cho rằng
đó là một suy nghĩ rất tự do.
Bởi vì không như thác nước này,
ta có khả năng tự kiến tạo
hướng phát triển của chúng ta
ở một mức nhất định.
Chúng ta phải thận trọng ở đây.
Nếu xem quá nhiều X-Factor
bạn sẽ tin vào khái niệm rằng
tất cả chúng ta có thể trở thành
bất kì điều gì ta muốn.
Điều đó không đúng.
Sáng nay, tôi đã nghe nhạc
của một số nhạc sĩ tuyệt vời
và tôi tin rằng
tôi không thể nào bằng họ,
tôi có thể chăm chỉ tập luyện
và có thể chơi giỏi
nhưng tôi không có
tài năng bẩm sinh.
Luôn có giới hạn cho những gì
ta có thể đạt được,
những gì ta có thể làm được
cho bản thân.
Nhưng chúng ta có khả năng,
theo một nghĩa nào đó,
tự hình thành bản thân
bản thân thật sự,
như người ta hay nghĩ
không phải là một cái gì đó
ở đó chờ để được khám phá,
bạn không nhìn vào tâm hồn của mình
và tìm thấy con người thật.
Những gì bạn làm một phần nào đó,
ít nhất,
tạo nên con người thật của bạn.
Tôi nghĩ điều này rất
rất quan trọng
đặc biệt ở giai đoạn
mà bạn đang sống.
Bạn sẽ nhận thức được sự thật
bạn đã thay đổi bao nhiêu
trong những năm gần đây
nếu có bất kì video nào về bản thân,
3 hay 4 năm về trước,
bạn chắc sẽ cảm thấy xấu hổ,
vì không nhận ra mình.
Thế nên, tôi muốn truyền đạt thông điệp,
những gì nên làm
là nghĩ về bản thân mình
như những thứ có thể được tạo hình,
kiến tạo và thay đổi.
Theo Đức Phật:
“người làm giếng điều khiển nước,
người làm nỏ bẻ cong mũi tên,
thợ mộc bẻ cong khúc củi,
người khôn ngoan
tạo ra phong cách cho bản thân.
Và đó chính là khái niệm
tôi muốn gửi đến các bạn,
con người thật không phải
là thứ bạn phải đi tìm để thấy
như là đi tìm một điều bí ẩn,
và có thể không bao giờ tìm thấy được.
Trong một mức độ nào đó,
bạn có một bản chất thật,
thứ mà bạn
một phần khám phá
và một phần sáng tạo ra,
và điều đó, theo tôi,
là một viễn cảnh tự do và truyền cảm hứng.
Cám ơn các bạn rất nhiều.

Source: https://mix166.vn
Category: Thuật Ngữ

Xổ số miền Bắc